Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn:
Tất cả các bệnh nhân nữ được điều trị nội trú các bệnh phụ khoa tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ 01/01/2017 đến 30/06/2019 có hồ sơ lưu tại bệnh viện.
Hồ sơ bệnh án có đầy đủ thông tin cần nghiên cứu (Phụ lục)
Tiêu chuẩn loại trừ:
Hồ sơ của bệnh án không đáp ứng tiêu chuẩn trên.
Hồ sơ bệnh án mà bệnh được chẩn đoán không có trong bảng phân loại ICD – 10.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam.
- Thời gian nghiên cứu:
Thời gian làm nghiên cứu: tháng 11/2021 đến tháng 05/2022. Thời gian thu thập số liệu: tháng 03/2022 đến tháng 04/2022.
Thời gian bệnh án được hồi cứu: tháng 01/2017 đến tháng 06/2019.
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu từ bệnh án người bệnh điều trị nội trú của Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2019.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu: toàn bộ các HSBA thỏa mãn các tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian trên.
Cỡ mẫu đã thu thập được là 1459 HSBA.
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu
Phiếu thu thập thông tin về Hồ sơ bệnh án (Phụ lục).
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu
Biến số | Định nghĩa | Phương pháp thu thập | |
Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm chung của các bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019. | |||
1 | Tuổi | Tuổi của người bệnh tính theo năm dương lịch | Hồ sơ bệnh án |
2 | Địa chỉ | Địa chỉ hiện tại của người bệnh | |
3 | Nghề nghiệp | Nghề nghiệp hiện tại của người bệnh | |
4 | Ngày vào viện | Ngày BN khám và nhập viện điều trị nội trú | |
5 | Thời gian điều trị | Thời gian người bệnh nằm viện điều trị | |
6 | Hình thức chi trả | BN thuộc đối tượng sử dụng BHYT hay không sử dụng BHYT | |
Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019. | |||
7 | Phương pháp điều trị | Ngoại khoa/Phẫu thuật | Hồ sơ bệnh án |
8 | Chẩn đoán | Chẩn đoán bệnh chính của BN, mã hóa theo ICD – 10 | |
9 | Kết quả điều trị | Tình trạng BN khi được xuất viện |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 1
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 2
- Các Tổn Thương Lành Tính Khác Của Đường Sinh Dục Dưới
- Kết Quả Điều Trị Của Đối Tượng Nghiên Cứu
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 6
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 7
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
2.3. Sơ đồ nghiên cứu
Bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa phù hợp với
tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ
Ghi nhận mã bệnh theo ICD – 10
Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
Mục tiêu 1
Mục tiêu 2
Thu thập thông tin bằng Phiếu thu thập thông tin từ HSBA (Phụ lục)
2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập và xử lý trên chương trình SPSS.
Các test thống kê y học được dùng: test χ2 để so sánh các tỷ lệ, tỉ suất chênh OR (CI 95%) đánh giá nguy cơ với p < 0,05 có ý nghĩa thống kê.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Công tác học sinh sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép thực hiện nghiên cứu.
Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám đốc bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam cho phép tiến hành thu thập số liệu.
Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, hoàn toàn được giữ bí mật. Số liệu đảm bảo tính khoa học, tin cậy và chính xác.
Chương III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mô tả đặc điểm chung của các bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019
32,9%
67,1%
Thành thị Nông thôn
Biểu đồ 3.1. Phân bố nơi ở (n = 1459)
Nhận xét:
Có 979/1459 đối tượng bệnh nhân đến từ các xã thuộc khu vực nông thôn, chiếm tỷ lệ 67,1%. Còn lại 480/1459 BN đến từ thành phố, huyện thị của tỉnh Hà Nam, chiếm tỷ lệ 32,9%. Tỷ số nông thôn/thành thị là 2,0/1.
Bảng 3.1. Phân bố nghề nghiệp
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Nông dân | 525 | 36,0 |
Công nhân | 505 | 34,6 |
Cán bộ viên chức, văn phòng | 86 | 5,9 |
Nội trợ, tự do, hưu trí | 248 | 17,0 |
Khác | 95 | 6,5 |
Tổng số | 1459 | 100 |
Nhận xét:
Nghề nghiệp chủ yếu của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nông dân và công nhân, chiếm lần lượt là 36,0% và 34,6%. Thấp nhất là cán bộ viên chức, văn phòng, chiếm tỷ lệ 5,9%.
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế (n = 1459)
Nhận xét:
Trong tổng số 1459 trường hợp khám và điều trị nội trú bệnh phụ khoa tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ 01/01/2017 đến 30/06/2019, có 1020 trường hợp người bệnh thuộc đối tượng bảo hiểm y tế, chiếm tỷ lệ 69,9%. Còn lại là 439 trường hợp viện phí, chiếm tỷ lệ với 30,1%.
Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi của người bệnh
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
< 20 tuổi | 26 | 1,8 |
20 – 24 tuổi | 71 | 4,9 |
25 – 29 tuổi | 179 | 12,3 |
30 – 34 tuổi | 279 | 19,1 |
35 – 39 tuổi | 265 | 18,2 |
40 – 44 tuổi | 151 | 10,3 |
45 – 49 tuổi | 122 | 8,4 |
50 – 54 tuổi | 74 | 5,1 |
55 – 59 tuổi | 25 | 1,7 |
≥ 60 tuổi | 267 | 18,3 |
Tổng số | 1459 | 100 |
𝑿̅± SD (GTNN - GTLN) | 35,4 ± 10,1 (15 – 85) |
Nhận xét:
Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nghiên cứu là nhóm 30 – 34 tuổi (19,1%). Nhóm BN 35 – 39 tuổi và nhóm ≥ 60 tuổi có tỷ lệ gần bằng nhau (lần lượt là 18,2% và 18,3%) xếp thứ 2; nhóm đứng thứ 3 là nhóm 25 – 29
tuổi (12,3%); kế tiếp là nhóm 40 – 44 tuổi (10,3%). Nhóm tuổi 55 – 59 tuổi và nhóm dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất tương ứng lần lượt là 1,7% và 1,8%.
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 35,4 ± 10,1 tuổi. Người bệnh nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi và cao tuổi nhất là 85 tuổi.
20,6 %
43,5%
35,9%
6 tháng đầu năm 2019
Năm 2018
Năm 2017
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ người bệnh điều trị nội trú theo năm (n = 1459)
Nhận xét:
Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện trong năm 2017 là 634 trường hợp, chiếm tỷ lệ lớn nhất (43,5%). Năm 2018 chiếm 35,9% (524 trường hợp); 6 tháng đầu năm 2019 chiếm 20,6% (301 trường hợp).
Bảng 3.3. Phương pháp điều trị của đối tượng nghiên cứu
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Ngoại khoa | ||
Phẫu thuật | 572 | 39,2 |
Thủ thuật | 143 | 9,8 |
Nội khoa | 744 | 51 |
Tổng số | 1459 | 100 |
Nhận xét:
Tỷ lệ người bệnh điều trị nội trú bằng phương pháp ngoại khoa là 49% trong đó chỉ định cho phẫu thuật là 39,2% và 9,8% là các thủ thuật. Còn 51% được chỉ định điều trị nội khoa.
3.2. Đánh giá thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019
3.2.1. Mô hình bệnh tật theo chương bệnh
Bảng 3.4. Mô hình bệnh tật theo bảng phân loại ICD – 10
Tên chương bệnh | Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
II | U tân sinh | 350 | 24,0 |
XIV | Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu | 399 | 27,4 |
XV | Mang thai, sinh đẻ và hậu sản | 710 | 48,6 |
Tổng số | 1459 | 100 |
Nhận xét:
Tỷ lệ người bệnh mắc các bệnh lý liên quan bệnh hệ sinh dục, tiết niệu chiếm 27,4%, u tân sinh chiếm 24,0%; mang thai, sinh đẻ và hậu sản (cụ thể CNTC) chiếm 48,6%.
Theo phân loại bệnh tật quốc tế ICD – 10, bệnh thuộc chương II (U tân sinh) và chương XIV (Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu) thuộc nhóm các bệnh lý phụ khoa và các bệnh thuộc chương XV thuộc nhóm sản khoa. Tuy nhiên, tại Việt nam theo phân loại của Bộ Y tế năm 2015 thì chửa ngoài tử cung (chương XV – Mang thai, sinh đẻ và hậu sản) thuộc nhóm các bệnh lý phụ khoa. Vậy nên trong nghiên cứu này chúng tôi đưa chửa ngoài tử cung vào danh mục bệnh lý được khảo sát [29].
Bảng 3.5. Mô hình bệnh tật theo chương bệnh và nhóm tuổi
Chương II U tân sinh | Chương XIV Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu | Chương XV Mang thai, sinh đẻ và hậu sản | ||||
n | % | n | % | n | % | |
< 20 tuổi | 0 | 0 | 10 | 34,5 | 16 | 61,5 |
2 | 2,8 | 15 | 19,7 | 54 | 76,1 | |
25 – 29 tuổi | 6 | 3,4 | 37 | 20,6 | 136 | 76,0 |
30 – 34 tuổi | 11 | 3,9 | 51 | 18,3 | 217 | 77,8 |
35 – 39 tuổi | 28 | 10,6 | 42 | 15,8 | 195 | 73,6 |
40 – 44 tuổi | 47 | 31,1 | 25 | 16,6 | 79 | 52,3 |
45 – 49 tuổi | 90 | 73,7 | 19 | 15,6 | 13 | 10,7 |
50 – 54 tuổi | 47 | 63,5 | 27 | 36,5 | 0 | 0 |
55 – 59 tuổi | 10 | 40,0 | 15 | 60,0 | 0 | 0 |
≥ 60 tuổi | 109 | 40,8 | 158 | 59,2 | 0 | 0 |
Tổng số | 350 | 24,0 | 399 | 27,4 | 710 | 48,6 |
𝑿̅± SD (GTNN - GTLN) | 45,3 ± 7,1 (24 – 71) | 38,6 ± 12,5 (15 – 85) | 32,8 ± 6,3 (16 – 46) | |||
p | 0,001 |