Một Số Tình Trạng Bệnh Lý Ở Phổi

Hình 3 1 Kiểm tra thanh – khí quản bị 1 2 3 Phản xạ ho Khái niệm ho là một 1


Hình 3.1: Kiểm tra thanh – khí quản bị

1.2.3. Phản xạ ho

Khái niệm: ho là một phản ứng bảo vệ của cơ thể để tống các yếu tố g ây kích thích, các vật lạ ra ngoài.

Phản xạ ho mãnh liệt khi viêm thanh quản Bệnh lý:

- Tần số ho:

+ Ho mạnh, tiếng ho trong: viêm thanh quản, khí quản.

+ Ho yếu, ho khan, kéo dài: viêm phổi, phế quản.

+ Ho giật từng cơn, bụng hẹp lại: viêm phổi do ngoại vật (ký sinh trùng), viêm phổi mãn tính, dịch viêm phổi (suyễn heo do Mycoplasma)

- Cường độ ho: Lắng nghe tiếng ho mạnh hay yếu, nhiếu hay ít là xác định tình trạng bệnh của phổi.

- Tính chất tiếng ho: do thanh quản quyết định

+ Tiếng ho ướt: thanh quản khó khè do có dịch viêm.

+Tiếng ho khô khan: bệnh bắt đầu tấn công vào niêm mạc thanh quản, khí quản, phổi.

+Ho đau: yếu tố gây viêm tấn công làm bong tróc niêm mạc đường hô hấp (màng giả).

1.3. Kiểm tra ngực và phổi

1.3.1. Vị trí vùng phổi

Là vùng tam giác được giới hạn của 3 bờ: Bờ trên: dưới trục cột sống lưng 8 – 10cm

Bờ trước: giáp bờ sau xương bả vai.

Bờ sau: là đường vịng cung nối liền 3 điểm:

+ Đường thẳng số 1 kẻ từ u xương hông đi song song mặt đất

+ Đường thẳng số 2 đi qua u xương tọa đi song song mặt đất.

+ Đường thẳng số 3 đi qua khớp xương vai đi song song mặt đất

1.3.2. Một số tình trạng bệnh lý ở phổi

Khi gia súc thở không khí lưu thông qua đường hô hấp, đi từ phổi ra ngoài và từ mũi vào phổi sẽ phát ra âm thanh. Đó là âm thanh sinh lý ( âm bình thường).

Khi gia súc mắc bệnh, do sự hiện diện của dịch nhầy trong đường hô hấp hoặc niêm mạc đường hô hấp viêm làm tróc lớp niêm mạc lót trên bề mặt hoặc do dịch viêm ứ động trong các phế nang làm phế nang giảm sự hoạt động hoặc khi có sự viêm dính giữa lồng ngực và phổi sẽ nghe những âm thanh bệnh lý.

Âm khò khè (âm Rale): do dịch nhầy trong đường hô hấp, do niêm mạc đường hô hấp bị tróc lên cùng với dịch viêm thở ra vào tạo âm khò khè. Tuỳ dịch viêm có ít hay nhiều sẽ nghe âm khò khè to hay nhỏ

Âm bơi: do lồng ngực chứa đầy dịch viêm tiếng khi phổi hoạt động nghe tiếng “ óc ách”.

2. Các bệnh nội khoa thường gặp ở hệ hô hấp

2.1. Bệnh viêm mũi

2.1.1. Nguyên nhân

Do khí hậu, thời tiết khắc nghiệt (lạnh quá, nóng quá)

Do niêm mạc mũi bị kích thích bởi một số khí độc trong chuồng nuôi (H2S, NH3,...)

Do chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc kém và gia súc phải làm việc nhiều

Do tổn thương cơ giới (ngoại vật, thông thực quản không đúng kỹ thuật, ký sinh trùng bám bào)

Do kế phát từ một số bệnh (bệnh cúm, bệnh vi phổi do virus) Do viêm lan từ dưới lên (viêm xoang mũi, viêm họng)

2.1.2. Triệu chứng

Gia súc chảy nhiều nước mũi (nước mũi lúc đầu lỏng và trong sau đó đặc lại và xanh)

Gia súc hắt hơi nhiều và biểu hiện ngứa mũi (do dịch viêm luôn luôn kích thích vào niêm mạc mũi)

Thường có dử mũi bám quanh lỗ mũi

Khi kiểm tra niêm mạc mũi thấy niêm mạc sung huyết hoặc có những mụ nước, mụn mũ như hạt tấm hoặc hạt đậu xanh, thậm chí có cả những nốt loét.

Khi dử mũi nhiều và đặc làm cho lòng lỗ mũi hẹp lại sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Vì vậy trên lâm sàng thấy gia súc khó thở.

Nếu kế phát sang viêm thanh quản, khí quản, họng thì có biểu hiện triệu chứng nặng hơn.

2.1.3. Điều trị

Hộ lý

Chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí Chăm sóc nuôi dưỡng tốt

Dùng thuốc

Dung dịch sát trùng, rửa mũi khi bị viêm: dung dịch thuốc tím, dung dịch Rivalnol, nước muối, phèn chua, natribicarbonat.

Dùng thuốc giảm dịch viêm: MgSO4 1% nhỏ vào mũi, Atropinsulphat 1% tiêm bắp.

Dùng thuốc kháng sinh bôi vào các nốt loét: Tetracyclin, Ampicilin, Kanamycin.

2.2. Bệnh viêm thanh quản màng giả

2.2.1. Đặc điểm bệnh:

Ho là triệu chứng chủ yếu của bệnh.

Thể cấp tính: thú ho dữ dội, sốt cao.

Thể màng giả: sau giai đoạn cấp tính thú sẽ có biểu hiện ho, đau khi ho, thở khó.

Thể mãn tính: thú hết sốt ăn bình thường, ho kéo dài.

2.2.2. Nguyên nhân gây bệnh

- Nguyên nhân không truyền nhiễm: Do thay đổi thời tiết, thú bị lạnh.

Do môi trường nuôi dưỡng kém vệ sinh (bụi và khí độc trong chuồng nuôi: Cl, NH3, H2S, ẩm độ.)

- Nguyên nhân truyền nhiễm:

Nhiễm trùng thanh quản: do Staphylococcus (+), Streptococcus(+), Haemophilus(-), Bordetella(-), Actinomyces(-), Mycoplasma (viêm phổi, CRD gia cầm)…

Khi cơ thể mắc bệnh do hội chứng rối loạn hô hấp - sinh sản trên heo (PRRS), Tụ huyết trùng, cúm, viêm họng.

2.2.3. Cơ chế sinh bệnh

Khi nguyên nhân gây bệnh vào đến thanh quản sẽ kích thích tạo 1 phản ứng viêm, sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Cơ thể sẽ chống lại mầm bệnh bằng cách tiết ra dịch viêm, dịch tiết ra nhiều làm lòng thanh quản hẹp lại, khi không khí đi qua (thở) nghe có tiếng rít. Thú sẽ ho nhiều đôi khi có phản xạ ói mửa đẩy vật lạ ra.

2.2.4. Triệu chứng

Ho nhiều, thanh quản rất nhạy cảm, có thể sưng thanh quản và ói mửa. Sưng hạch hàm dưới làm sưng đến khí quản.

Sốt tùy thể bệnh: + Thể cấp tính sốt cao.

+ Thể màng giả sốt vừa.

+ Thể mãn tính không sốt.

Thở nghe tiếng khò khè

Có thể nghẹt thở do màng giả

2.2.5. Bệnh tích

Bệnh không có bệnh tích điển hình, thể màng giả khi mổ chỉ thấy màng giả.

2.2.6. Tiên lượng

Thể cấp tính: dễ điều trị.

Thể màng giả: thú dễ chết đột ngột do ngạt thở.

Thể mãn tính: thú ho thường xuyên, điều trị kéo dài, chậm lớn, tốn chi

phí.

2.2.7. Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng: ho, sốt cao, thở có tiếng khó khè, sưng thanh quản.

2.2.8. Điều trị

- Thể cấp tính: Hạ sốt: Anagil

Giảm ho: Codeine, Bromhexine Kháng viêm: Dexamethasone Kháng sinh: dùng 3 – 4 ngày.

Penicillin + Streptomycin, Oxytetracycline, Gentamycin Tăng sức đề kháng bệnh: B- complex, vitamin C.

Giữ ấm cho thú

- Thể màng giả: Hạ sốt: Anagil.

Kháng viêm: Dexamethasone.

Kháng sinh:dùng kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, tác động mạnh: Gentamycin + Tylosin, Tiamulin + Oxytetracycline, ceftiofur…

Tăng sức đề kháng bệnh: B- complex, vitamin C.

Cấp cứu bằng Cannuyn nếu thú ngạt thở (đặt ống thông thanh quản). Giữ ấm cho thú.

- Thể mãn tính:

Cải thiện khí hậu chuồng nuôi: làm mát, sạch sẽ chuồng trại.

Hạn chế bụi do thức ăn bằng cách cho ăn dạng ẩm, bổ sung chất béo vào thức ăn.

Tăng sức kháng bệnh bằng vitamin C. Tăng chất lượng khẩu phần ăn.

2.2.9. Phòng bệnh

Cải thiện khí hậu chuồng nuôi gia súc.

Hạn chế bụi do thức ăn bằng cách cho ăn dạng ẩm. Tăng sức kháng bệnh bằng các chế phẩm vitamin Sử dụng các loại vaccine phòng bệnh gia súc:

Bảng 3.1. Vaccin phòng bệnh trên heo


Tên vaccine

Phòng bệnh

Ngày tuổi tiêm

Respisure

Viêm phổi do Mycoplasma

L1: 7

L2: 21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Viêm phổi do

Mycoplasma

21

Tụ huyết trng

Tụ huyết trng

40 – 45



Heo con < 21

PRRS

Tai xanh




Nái, nọc

M+PAC

Sử dụng các loại vaccine phòng bệnh hơ hấp trên gia cầm như:

+ Bệnh dịch tả gà: vaccin dịch tả ( Newcastle chủng F, Lasota)

+ Bệnh cúm gia cầm: vaccine từ các subtype H5N1 cho gà (chủng Re5, Re 6 của Trung quốc) và H5N2 cho vịt.

2.3. Bệnh viêm phế quản – viêm cuống phổi

Viêm phế quản là viêm trên lớp niêm mạc phế quản. Bệnh xảy ra ở các loài gia súc gia cầm, nhưng thường thấy ở ngựa, heo, cừu, trâu, bò, chó. Đặc biệt thường xuất hiện ở gia súc non.

2.3.1. Nguyên nhân

Thú bị cảm lạnh

Thú hít phải bụi trong thức ăn, nấm độc trong cỏ hoặc phấn hoa

Chuồng trại có nhiều khí độc như Amoniac, H2S hoặc các sản phẩm thối rửa

khác

Các vi sinh vật giữ vai trò quan trọng trong bệnh viêm phế quản, ngoài các

vi khuẩn gây viêm kế phát như lao, tụ huyết trùng,.. Các vi sinh vật Streptococcus, Staphylococcus, pneumococcus,...có thể trực tiếp gây viêm phế quản

Điều kiện để các nguyên nhân trên dễ gây bệnh là do dinh dưỡng xấu, thiếu chất đạm, các loại vitamin và làm việc quá mức, sức đề kháng gia súc giảm.

Ở thể mãn tính, phần lớn là kế phát từ thể cấp tính nếu ta chữa không kịp thời hoặc kế phát từ các bệnh như lao, bệnh giun phổi ở heo.

2.3.2. Triệu chứng

-Trường hợp viêm phế quản lớn:

Triệu chứng chung là uể oải, giảm ăn, giảm nhai lại. Trong ác ngày đầu, thân nhiệt hơi tăng nhẹ

Triệu chứng căn bản là ho, ban đầu ho ngắn, khó và đau, khi có dịch thấm xuất (giai đoạn sau) thú ho ướt và giảm đau, ho dữ dội nhất là khi thú vận động, lúc sáng sơm hoặc lúc thú uống nước lạnh.

Nước mũi không nhiều, kiểm tra nước mũi và đờm thấy có nhiều bạch cầu và tế bào thượng bì, bệnh càng ohats triển bạch cầu trong đờm ngày càng nhiều.

Mới bắt đầu bệnh nghe âm phế nang tăng lên toàn bộ phổi, sau 2-3 ngày nghe được âm rale, ban đầu tiếng rale khô kèm theo tiếng rít phế quản do lồng phế quản hẹp, vài ngày sau khi dịch thấm xuất nhiều nghe được âm rale ướt.

-Trường hợp viêm phế quản nhỏ

Bệnh tiến triển nặng hơn:thú rất mệt nhọc, ăn ít hay bỏ ăn hẳn. Thân nhiệt cao hơn bình thường 2-40C

Thở rất khó,tần số nhanh và thở thể bụng

Ho ít nhưng yếu, ngắn và đau sau khó ho, thở khó

Nghe phổi có âm rale khô ở giai đoạn đầu và âm rale ướt ở giai đoạn sau, có những vùng mât âm phế nang vì phổi xẹp do phế quản nhỏ bị tắc.

Ở thể mãn tính: thú sốt ít hoặc không sốt, thỉnh thoảng ho, ho khó và đau, thường chỉ ho khi trời lạnh, lúc sáng sớm hoặc khi vận động. Khi có những yếu tố bất lợi tác động thú sẽ có hiện tượng khó thở.

2.3.3. Bệnh tích

Bệnh tích đại thể

Niêm mạc phế quản sưng to, mô đục có xuất huyết Bệnh tích vi thể

Phế quản chứa dịch thấm xuất Lớp niêm mạc bị sưng

Nhiều tế bào hình cốc, tăng sự tiết dịch

Tổ chức thượng bì tăng sinh, hoại tử và tróc ra Có bạch cầu xuất hiện trong lòng phế quản

2.3.4. Tiên lượng

Viêm phế quản lớn, nếu điều trị tốt sau 1-2 tuần thú sẽ khỏi, viêm phế quản nhỏ thường kéo dài và nặng hơn bệnh có thể chuyển sang viêm phế quản – phổi rất khó điều trị

2.3.5. Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng tổng thể

Cần chú ý phân biệt với viêm phế quản phổi: thú sốt cao, gõ vùng phổi có âm đục. Bệnh viêm thanh quản thú ho rất nhiều, vùng thanh quản rất nhạy cảm.

ở thể mãn tính: thú không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, ho ít nhưng thở rất khó, ngày càng gầy ốm

2.3.6. Điều trị

Chăm sóc tốt

Giảm viêm: xông mũi hoặc dùng tinh dầu xoa

Long đờm: cho uống chlorua amonium, chích dưới da Atropin để làm giãn phế quản, thú dễ thở

Giảm ho: phosphat codein, NaHCO3, nước cất (cho gia súc lớn), chlorua amonium, phosphat codein, đường, nước (cho gia súc nhỏ)

Để tiêu diệt vi sinh vật gây viêm: chlotetrazol,septotril,erythromycine,... Trợ hô hấp và tuần hoàn: dầu long não, cafein, vitamin,...

2.4. Bệnh viêm phổi cata

Là bệnh viêm trên niêm mạc phế quản và từng tiểu thùy của phổi. Trong phế nang chứa nhiều

2.4.1. Nguyên nhân

Do bị cảm lạnh, ăn uống chăm sóc → giảm sức đề kháng → vi sinh vật có thể từ bên ngoài xâm nhập vào hoặc có sẵn trong cơ thể có điều kiện sinh sôi nảy nở gây bệnh.

Ở thú non bệnh này dễ phát ra khi thú bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin.

Do sự lan tràn của bệnh viêm phế quản,nhất là viêm phế quản nhỏ nếu không chữa trị đúng mức.

Nguyên nhân kế phát: từ các bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng.

2.4.2. Triệu chứng

Phụ thuộc vào độ mẫn cảm và sức đề kháng của thú. ở thú non bệnh thường xảy ra dưới thể cấp tính, thú lớn thể mãn tính nhiều hơn.

Ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sức làm việc giảm. Niêm mạc mắt xung huyết

Thân nhiệt tăng từ 2-30C, nhiệt độ tăng từ từ trong 2-3 ngày sau đó xuống (không xuống ở mức bình thường) và tăng trở lại (trong 1 ngày).

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí