Giáo trình Bệnh nội khoa Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 9

Trình bày được đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh về rối loạn dinh dưỡng và trao đổi chất ở gia súc.

- Kỹ năng

Thực hiện được việc chẩn đoán, điều trị các bệnh về rối loạn dinh dưỡng và trao đổi chất ở gia súc hiệu quả cao.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Học tập nhiêm túc; áp dụng kiến thức, kỷ năng đã học về các bệnh rối loạn dinh dưỡng và trao đổi chất ở gia súc để chẩn đoán, điều trị các bệnh bệnh rối loạn dinh dưỡng và trao đổi chất ở gia súc hiệu quả và bảo đảm an toàn.

1. Bệnh do mất cân bằng chất đa khoáng

1.1. Bệnh còi xương

Bệnh còi xương là một loại bệnh xuất hiện ở gia súc đang lớn, sau cai sữa với những rối loạn về phát triển bộ xương, kèm theo các rối loạn khác của sự trao đổi chất, bệnh không gây chết gia súc nhưng gây nhiều thiệt hại vì những con thú khỏe mạnh đầu đàn nhạy cảm hơn với các thú còn lại. Khi mắc bệnh, thú chậm lớn, còi cọc, nếu xương đã biến dạng thú mất khả năng sản xuất.

1.1.1. Nguyên nhân

Do thức ăn (hoặc sữa mẹ) thiếu canxi, phospho, vitamin D. Hoặc tỷ lệ giữa Ca/P không thích hợp.

Do chuồng trại thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D.

Do con vật bị bệnh đường ruột kéo dài làm trở ngại đến hấp thu khoáng. Gia sức thiểu năng tuyến phó giáp trạng gây mất cân bằng tỷ lệ canxi,

phospho trong máu.

1.1.2. Triệu chứng

Bệnh thường tiến triển qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn đầu: Con vật thường giảm ăn, tiêu hóa kém, thích nằm, có hiện tượng đau các khớp xương.

Giai đoạn bệnh tiến triển: Con vật hay ăn dở, liếm bậy bạ, mọc răng và thay răng chậm. Đôi khi con vật còn có triệu chứng co giật từng cơn.

Cuối thời kỳ bệnh: Xương biến dạng, các khớp sưng to, các xương ống chân cong queo, sống lưng cong lên hay vặn vẹo, lồng ngực và khớp xương chậu hẹp, xương ức lồi... con vật gầy yếu, hay kế phát bệnh khác (viêm phổi, hoặc phổi viêm ruột).

Nếu không kế phát các bệnh khác thì trong suốt quá trình bệnh con vật không sốt.

1.1.3. Tiên lượng

Bệnh tiến triển chậm, nếu phát hiện sớm chỉ cần điều chỉnh trở lại khẩu phần ăn, cho con vật tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D, con vật có thể khỏi bệnh. Nếu không chữa kịp thời gia súc ngày một gầy yếu, khó chứa và hay kế phát những bệnh khác.

1.1.4. Chẩn đoán

Bệnh lúc đầu khó chẩn đoán, đến giai đoạn xương biến dạng dễ phát hiện. Khi khám bệnh chú ý các triệu chứng lâm sàng, tiến hành điều tra khẩu phần ăn, nếu có điều kiện thì chiếu x – quang để chẩn đoán.

1.1.5. Điều trị

Hộ lý: Cải thiện khẩu phần ăn, bổ sung canxi, phospho và vitamin D, vệ sinh chuồng trại và tăng cường lượng ánh sáng chiếu vào chuồng nuôi. Nếu con vật bị liệt cần lót ổ rơm, cỏ khô và thường xuyên trở mình cho gia súc kết hợp với xoa bóp vùng bị liệt với các loại dầu nóng.

Dùng thuốc điều trị.

Bổ sung vitamin D cho lợn: dùng vitamin ADE. Liều lượng và các dùng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

Bổ sung canxi và phospho trực tiếp vào máu; dùng một trong các chế phẩm sau (canxiclorua 10%, Gluconatcanxi 10%; Canxi – For, Polycan; Magie – Canxi

– For; Calbiron). Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

Dùng thuốc điều trị triệu chứng các bệnh kế phát nếu có.

Dùng thuốc tăng cường trương lực cơ và bổ thần kinh: Strychninsunfat 0,1% kết hợp với vitamin B1, vitamin B12. Tiêm bắp ngày 1 lần. Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

Chú ý:

Không dùng Strychninsulfat 0,1% liên tục quá 10 ngày.

Nơi có điều kiện nên tiến hành chiếu tia tử ngoại cho con vật. Tăng cường khả năng hấp thu canxi cho con cơ thể.

Dầu cá: với liều 5 – 10 ml/con. Cho uống ngày 1 lần.

Vitamin D: với liều 5000 – 10.000 UI/con. Tiêm bắp ngày 1 lần. Trợ sức và làm giảm đau các khớp xương.

Liều lượng

Dung dịch Glucoza 20%

150 – 300 ml

Urotropin 10%

15 – 20 ml

Salycylat natri

0,5g

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Giáo trình Bệnh nội khoa Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 9

Thuốc


Tiêm chậm tĩnh mạch hai ngày một lần.

1.2. Bệnh xốp xương

Bệnh xốp xương là một hiện tượng bệnh lý trên thú trưởng thành. Biện xuất hiện do trong một thời gian dài mất cân đối giữa nguồn cung cấp canxi, phospho so với nhu cầu sản xuất của thú. Kết quả xương trở nên mềm, xốp, dễ gãy.

Do thiếu canxi và phospho mà tổ chức xương không được canxi hóa hoàn toàn nên xương phát triển kém.

Bệnh phát triển vào mùa đông và những nơi có điều kiện vệ sinh, chăn nuôi

kém.

1.2.1. Nguyên nhân

Khẩu phần thiếu calcium hoặc thiếu phospho. Thiếu vitamin D.

Khẩu phần có tỉ lệ Ca/P không cân đối. Thú ở giai đoạn cần nhiều Ca, P .

1.2.2. Triệu chứng

Bệnh thường tiến triển qua 3 giai đoạn. Ăn bậy, thường gặm tường, vách, ăn đất.

Thú ưa nằm, đi đứng cứng nhắc,khó khăn.

Xương biến dạng: gà công nghiệp xương ức vẹo, ngựa bò biến dạng xương

mũi.


Dễ gãy xương khi bị té ngã.

Thú dễ kế phát bệnh tiêu hóa, với các triệu chứng tiêu chảy, phân sống.

1.2.3. Tiên lượng

Bệnh tiến triển chậm, nếu phát hiện sớm chỉ cần điều chỉnh trở lại khẩu phần ăn, cho con vật tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D, con vật có thể khỏi bệnh. Nếu

không chữa kịp thời gia súc ngày một gầy yếu, khó chứa và hay kế phát những bệnh khác.

1.1.4. Chẩn đoán

Căn cứ vào triệu chứng ăn bậy, ưa nằm,làm việc dễ mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, đi đứng khó khăn, đau các xương khớp.

Chụp quang tuyến X.

1.1.5. Điều trị

Bổ sung calci, phospho vào khẩu phần đúng với nhu cầu sản xuất của chúng.

Đồng thời bổ sung thêm vitamin D hoặc cho tắm nắng, vận động nhẹ.

Tiêm tĩnh mạch gluconate calci 10% trong nhiều ngày.

2. Bệnh do mất cân bằng vi khoáng

2.1. Chứng thiếu kẽm (Zn) ở heo (PARAKERATOSIS)

Thiếu kẽm (Zn) là bệnh xảy ra ở heo với biểu hiện viêm da nhiều hơn ở các loài gia súc khác. Heo dễ bị vào giai đoạn 20 – 60 kgP (thời kỳ cho ăn cám khởi động), heo nái, đặc biệt nái chửa kỳ 2, cho ăn cám khô, cho heo ăn nhiều ngô hoặc đạm thực vật, thức ăn quá nhiều canxi.

2.1.1. Nguyên nhân

Bệnh xảy ra trên heo thịt, lứa tuổi dễ mắc bệnh từ 3 tháng đến 6 tháng. Bệnh không làm heo chết, song heo chậm lớn, phụ nhiễm vi trùng và ký sinh trùng ngoài da.

Do khẩu phần ăn thiếu kẽm.

Ngoài ra, lượng kẽm trong khẩu phần đầy đủ nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu kẽm là do trong thức ăn : quá nhiều canxi, acid phytic quá mức (đôi khi có trong protein đậu nành); hàm lượng acid béo thiết yếu thấp. Những yếu tố này đều ảnh hưởng tới lượng kẽm có sẵn trong khẩu phần ăn tạo nên sự cạnh tranh hấp thu hoặc tạo nên phức chất không hòa tan làm cho kẽm không hấp thu được. Ngoài ra, các yếu tố mầm bệnh trong ruột hoặc sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu kẽm.

2.1.2. Triệu chứng

Heo cai sữa và heo hậu bị chậm lớn, giảm ăn, uống nước nhiều.

Bệnh phát ra khi trên da heo xuất hiện các đốm đỏ nhỏ như muỗi cắn, tập trung tại các vùng da mỏng, sau đó sẽ lan dần sang các vùng da khác, với đặc điểm đối xứng qua đường giữa lưng và đường trắng dưới bụng. Các triệu chứng rõ ràng hơn khi ở vùng chân dưới và trên lưng. Ngoài ra các triệu chứng đôi khi

cũng có thể thấy ở các vùng xung quanh mắt, tai, mõm và đuôi, cuối cùng là lan ra toàn bộ cơ thể.

Trong thời gian này do sức đề kháng của da yếu, vi khuẩn, nấm da, cái ghẻ, kí sinh trùng sẽ phụ nhiễm, gây tổn thương các điểm đỏ làm mở rộng các điểm này, tạo nên vùng hoại tử lớn, hoặc rất nhiều vùng hoại tử nhỏ trên da, dịch viêm từ vết thương chảy ra tạo thành lớp vảy, đóng trên da.

Heo bị rụng lông và lở loét mặt ngoài da giống như bị ghẻ, nấm, và viêm da tiết dịch, điểm khác biệt là nó không bị ngứa như bị ghẻ hoặc nấm. Đối với viêm da tiết dịch thì thường xảy ra ở những con heo non hơn, con nhỏ hơn. Nếu bị nhiễm trùng, các nốt loét sinh mủ dày lên thành mảng.

Triệu chứng thiếu kẽm thường gặp ở heo nái là lông dễ rụng, phối nhiều lần không thể đậu thai, trong khi heo vẫn ăn uống bình thường, không bị sốt. Hiện tượng này dễ gặp ở heo nái nuôi tại vùng núi phía Bắc.

Triệu chứng thứ hai là khi heo đang có chửa hay bị viêm da do thiếu kẽm (hiện tượng này thường xảy ra ở heo giống nội), sau khi đẻ xong hiện tượng này hết.

Khi kiểm tra và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng thì những vùng da viêm tự khỏi.

2.1.3. Điều trị

Bệnh rất dễ điều trị, thời gian tương đối ngắn và hiệu quả rất cao.

Bổ sung sulphate kẽm vào thức ăn (1, g cho kg thức ăn) liên tục 4-6 ngày.

Điều trị vết thương trên da: vệ sinh, bôi kháng sinh (pomade tetracyclin), bôi thuốc sát trùng (xanh methylen).

Nếu nghi ngờ phụ nhiễm ghẻ: xịt dipterex 2% lên da và chuồng trại. Tăng cường vitamin.

2.1.4. Phòng bệnh

Không nên sử dụng cám gạo quá 25% trong khẩu phần nuôi heo.

Cân đối Canxi và Phospho hợp lý, không nhiều canxi trong thức ăn nuôi

heo.

Sử dụng các premix vi khoáng có chứa kẽm.

2.2. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt (Fe) ở heo con

Sắt là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong việc tăng trưởng và phát triển của lợn con. -Nhu cầu mỗi ngày là 10-15mg và tăng dần khi lợn lớn. Sữa lợn mẹ cũng có sắt nhưng rất ít chỉ có 1,5-3mg/ngày.

2.2.1. Nguyên nhân

Trên lợn cai sữa nguồn dự trự sắt lúc tiêm vào sơ sinh nhanh chóng sử dụng hết vì tốc độ tăng trưởng nhanh trong khi đó lượng thức ăn ăn vào còn rất hạn chế và sự hấp thu sắt chỉ 3-5% lượng sắt ăn vào được sử dụng.

2.2.2. Triệu chứng

Niêm mạc mắt, miệng, lợi nhạt màu, da vùng cổ và vai phù nề, thở nhanh, thái độ lờ đờ, không lanh lợi.

Tiêu chảy dài ngày, ăn uống kém, chậm lớn so với các con khác cùng đàn. Viêm đường hô hấp cũng là một dạng kế phát của bệnh thiếu máu.

2.2.3. Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Trong phòng thí nghiệm thì kiểm tra hồng cầu, định lượng hàm lượng sắt trong máu heo.

2.2.4. Tiên lượng

Bệnh dễ điều trị nếu phát hiện sớm, lúc chưa kế phát sang viêm ruột tiêu chảy hoặc viêm phổi.

Nếu kế phát sang tiêu chảy, bệnh khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao.

2.2.5. Điều trị

Tiêm IRON DEXTRAN 10% hoặc IRON DEXTRAN COMPLEX-B12 vào

lúc 3 và 10 ngày tuổi.

Kết hợp tiêm VITAVET AD3E, ADE.B.COMPLEX cho heo con.

3. Bệnh do thiếu vitamin

Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể làm cho gia cầm suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc, giám đẻ.

3.1. Nguyên nhân gây bệnh

Do khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Lý do có thể do người chăn nuôi lập khẩu phần ăn bị mất phẩm chất. Các vitamin bổ sung vào khẩu phần tuy số lượng đủ nhưng lại bị mất tác dụng do các yếu tố lý, hóa hay nhiệt độ làm biến đổi chất lượng gây hư hỏng các thành phần khác.

Do khẩu phần ăn không cân bằng theo tiêu chuẩn quy định, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Do pha trộn không đều. Nhất là các nguyên tố khoáng vi lượng và vitamin làm cho việc hấp thu không cân đối.

Khi pha trộn trong thức ăn có những chất đối kháng làm mất tác dụng của nhau như Amprol với vitamin B1, Avidin với Biotin, Linsed với vitamin B6.

Sự hiệnd iện của các tạp khuẩn hay độc tố nấm trong thức ăn.

Sự có mặt của các cầu trùng làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng.

3.2. Triệu chứng bệnh

Sự thiếu hụt dinh dưỡng làm rối loạn tiêu hóa gây cho một số gà hoặc cả đàn (tùy theo mức độ thiếu hụt) biểu hiện triệu chứng:

Xù lông, còi cọc, chậm lớn. Chết phôi và tỷ lệ nở kém.

Nếu thiếu hụt quá nhiều một trong những chất khoáng hay vitamin thì được biểu hiện ở những triệu chứng và bệnh tích riêng biệt cho những bệnh dinh dưỡng kế tiếp sau.

3.3. Bệnh tích

Không có bệnh tích điển hình, chỉ thấy xác gầy ốm.

3.4. Phòng và trị bệnh

Thực hiện theo quy trình chăn nuôi hợp lý về dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng và phòng các bệnh do vi trùng, virus, cầu trùng, ký sinh trùng v.v... Khẩu phần thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng theo từng loại gà và từng lứa tuổi, các nguyên liệu để phối hợp khẩu phần thức ăn phải tốt không nấm mốc, không quá cũ, các nguyên tố vi lượng và vitamin các loại khi bỏ sung vào thức ăn phải còn tốt, không được trộn chung và pha chung với các chất làm mất tác dụng của thuốc.

Lưu ý: Những đặc tính của vitamin khi trộn và pha chế vào thức ăn.

Vitamin A (Caroten) và vitamin D: Bị phá hủy bới tác nhân oxy hóa như kim loại sắt, đồng. Nó được hoạt hóa bởi ánh sáng tím (tia tử ngoại), để thời gian dài ở nhiệt độ cao và bị hủy phân ở pH axit. Nó phải được bảo vệ bởi các chất chống oxy hóa và được bao bọc bởi chất Gelatin và đường (ENDOX chất chống oxy hóa).

Vitamin B1 (Thiamin): Bền vững ở pH thấp (axit) và giảm tác dụng khi tăng pH (kiềm). Vitamin B1 bị phân hủy bởi tác nhân oxy hóa trong môi trường kiềm hoặc trung tính.

Vitamin B2 (Riboflavine): Bị phá hủy bởi ánh sáng và trong dung dịch kiềm, nhất là những chất có tính khử mạnh.

Vitamin B6 (Pyridoxine): Bị phá hủy bởi ánh sáng và trong các dung dịch pha loãng. Chỉ bền trong dung dịch axit và dạng khô.

Vitamin B12 (Cobalamin): Bị phá hủy bởi các tác nhân gây oxy hóa khử. Bị mất tác dụng do ánh sáng, vitamin C và Nicotinamid. Bền vững trong dung dịch axit yếu và kiềm. Bền vững cả trong dung dịch nước muối 9o/oo (nước sinh lý mặn).

Vitamin C (Ascorbic): Bền vững trong điều kiện không khí khô. Bị phá hủy bởi bức xạ, chất oxy hóa trong dung dịch và trong điều kiện ẩm độ. Nó bị phân ly bởi các ion kim loại như sắt, đồng.

Vitamin E (Tocopherol): Bị phá hủy bởi oxy không khí và đặc biệt trong môi trường kiềm. Nó bần vững ở dạng este hay acetat.

Vitamin K: Không bền vững trong môi trường kiềm và ánh sáng mặt trời.

Axit Folic: Không bền vững trong dung dịch axit (pH) và ánh sáng mặt trời. Cũng không bền vững trong premix và thức ăn có chứa Choline chloric và khoáng vi lượng.

Vitamin B5 (Pantothenic): Không bền vững trong dung dịch axit và kiềm.

4. Bệnh Keto

Bệnh này khá phổ biến trong chăn nuôi bò ở nước ta, nhất là bò sữa trong giai đoạn tiết sữa mạnh hay ở cừu cuối giai đoạn mang thai. Bệnh do tích luỹ nhiều thể ketone trong cơ thể, nếu thể ketone tích luỹ nhiều trong máu thì gọi là ketonemia và tích luỹ nhiều trong nước tiểu thì gọi là ketonuria. Thông thường thể ketone tích luỹ nhiều trong máu thì mới thải ra qua đường nước tiểu.

4.1. Nguyên nhân của bệnh

Nguyên nhân chính của bệnh là do con vật không đủ glucose, hàm lượng glucose máu giảm từ 50 mg/100 ml xuống còn 25-30 mg/100ml.

Glucose máu giảm do glucose được huy động vào việc tổng hợp lactose của sữa. Người ta tính rằng một con bò sữa tiết 20 kg sữa mỗi ngày thì đã đưa vào sữa 1kg glucose để tạo lactose. Cần chú ý rằng ở thời kỳ cạn sữa hay tiết sữa bò khẩu phần rất nghèo các loại đường đơn, đặc biệt là glucose. Khi glucose bị huy động mạnh vào sữa thì gây ra thiếu glucose để tạo năng lượng cho các quá trình chuyển hoá và cho hoạt động của não và thần kinh, lúc này cơ thể lấy năng lượng từ nguồn ketone.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023