Thực Trạng Thu Hút Fdi Vào Lĩnh Vực Dịch Vụ Của Hà Nội


Tuy nhiên, có thể thấy, nhiều địa điểm có thể phát triển dịch vụ du lịch nhưng vẫn chưa được chú trọng đầu tư. Những vùng cơ sở hạ tầng du lịch đã phát triển nay lại càng phát triển hơn, càng thu hút được nhiều FDI hơn, còn những vùng có tiềm năng du lịch nhưng cơ sở hạ tầng du lịch quá kém phát triển thì lại chẳng được nhà đầu tư nào quan tâm đến. Và hậu quả là sự chênh lệch cơ sở hạ tầng giữa các vùng mỗi ngày một tăng. Để du lịch phát triển bền vững, cần thiết phải điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư theo vùng theo hướng khuyến khích đầu tư vào những địa bàn có nhiều tiềm năng du lịch nhưng ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém phát triển.

2.3 .Theo hình thức đầu tư

Hình thức được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Sở dĩ mà doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài chiếm tỷ trọng cao như vậy là do nhà đầu tư đã hiểu thêm về chính sách, luật pháp và phong tục tập quán, cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, hơn nữa, thực tế khả năng của các bên đối tác Việt Nam trong liên doanh thường yếu cả về vốn lẫn trình độ quản lý, dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Từ đó các đối tác nước ngoài có xu hướng rút dần ra khỏi liên doanh, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đứng lên làm chủ toàn bộ doanh nghiệp mình bỏ vốn đầu tư.

Nhìn chung FDI vào ngành dịch vụ đã góp phần khai thác những thế mạnh của ngành này với những ưu thế về độ rủi ro thấp. Tuy nhiên các hoạt động đầu tư trong ngành này thiếu quy hoạch và chiến lược phát triển của ngành dựa trên cơ sở mối quan hệ ổn định với các ngành kinh tế khác. Các chính sách thu hút FDI vào ngành này đang dần được hoàn thiện.

Có thể nói, trong thời gian qua, ngành dịch vụ là ngành phát triển khá mạnh và sẽ thu hút FDI mạnh mẽ từ nay đến năm 2010 khi lộ trình thực thi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mở cửa trong lĩnh vực này. Thực tế, thời gian qua, FDI vào ngành này tập trung ở Hà Nội, TPHCM là chủ yếu và một số nơi có cơ sở hạ tầng tốt. Chính vì vậy, chưa thu hút đựơc nhiều doanh nghiệp vệ tinh và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động Việt Nam. Tuy nhiên, ngành dịch vụ của


Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và tỷ trọng dịch vụ của Việt Nam trong những năm gần đây chỉ chiếm 40%.

3. Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội

Dịch vụ của Hà Nội hiện nay là một ngành mới bước đầu phát triển. Nguồn vốn đầu tư đổ vào ngành này đang ít ỏi.Vì vậy thành phố Hà Nội luôn khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài việc tận dụng các nguồn vốn đầu tư trong nước, Hà Nội còn kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ các nhà ĐTNN. Trong đó, FDI là nguồn vốn quan trọng, đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành này.

3.1. Quy mô vốn đầu tư

Từ năm 1988 đên nay, Hà Nội đã thu hút hơn 2000 dự án đầu tư vào ngành dịch vụ với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 434,648,043,910 USD vốn thực hiện đạt 88,017,529,478 USD. Năm 1991 số vốn thực hiện các dự án FDI của Hà Nội đạt 89,750.000 USD đến năm 2004 con số này là 135.536.493 USD và năm 2007 con số này lên tới 170.100.000 USD. Trong vòng 16 năm số lượng vốn thực hiện dự án FDI tăng gần 1,8 lần. Con số này tăng không nhiều, không đánh giá được mức tăng trưởng FDI vào ngành này bởi giữa giai đoạn này xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của các nước trong khu vực châu Á. Việt Nam tuy không bị ảnh hưởng nặng nề nhưng cũng là một quốc gia nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng hoảng nay nên lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng giảm hẳn. Sau sửa đổi luật đầu tư vào tháng 6/2000 tình hình có chuyển biến và đến khi luật đầu tư nước ngoài ra đời vào năm 2004 thì tình hình thu hút FDI vào Hà Nội có chiều hướng gia tăng ngày càng nhanh. FDI vào lĩnh vực dịch vụ cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Vốn thực hiện tăng, giảm không đều qua các năm. Hàng năm, số dự án được cấp phép biến động khác nhau tuỳ thuộc vào sự biến động chung của kinh tế thế giới, tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam và của Hà Nội - địa phương tiếp nhận vốn đầu tư. Năm 1993, sau khi mở cửa nền kinh tế được 7 năm, vốn FDI vào Việt Nam tăng thấy rõ, có thể thấy cao nhất trong các năm với số vốn


đăng ký là thực hiện là 1.022.749.166 USD và số vốn thực hiện là 681.832.777 USD. Nhìn vào biêủ đồ 2 cho thấy giai đoạn từ 1997-2000, số dự án FDI giảm rõ rệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Sau năm 2000, vốn FDI bắt đầu tăng trở lại đặc biệt năm 2001 số vốn đầu tư thục hiên tăng hơn 7 lần so với năm 2000 do ảnh hưởng tích cực từ việc sửa đổi luật đầu tư. Từ năm 2003 trơ lại đây, số vốn FDI đầu tư thực hiện tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy vốn FDI thực hiện sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.

Biểu đồ 3 : Tổng vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội trong giai đoạn 1995-2007

(chỉ tính các dự án đang thực hiện)

Đơn vị tính: USD


300000000


250000000


200000000


150000000


100000000


50000000


0

1995

1997

1999

2001

2003

2005

2007

(Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đâu tư)

Theo số liệu mới nhất, tính đến tháng 3 năm 2008, cùng với xu hướng vốn FDI ào ào vào dịch vụ, số vốn FDI vào dịch vụ Hà Nội cũng sẽ tăng nhanh. Tổng số dự án xin tăng vốn là 4.500.000 USD, Số vốn đầu tư đăng ký mới là gần 5.000.000 USD.

3.2. Cơ cấu đầu tư


3.2.1 Theo lĩnh vực đầu tư

Về cơ cấu vốn FDI theo ngành nghề, có thể thấy các dự án đang được thực hiện chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Sở dĩ, vốn FDI đổ vào ngành này nhiều, chiếm tỷ trọng lớn vì đây là các công trình lâu dài, có tính chất ổn định cho các dự án đầu tư sau này của các nền kinh tế khác thuộc lĩnh vực dịch vụ. Tài chính, bảo hiểm Việt Nam là những ngành mới phát triển những năm gần đây nên tỷ trọng chiếm không nhiều. Tuy nhiên tiềm năng để thu hút FDI vào những ngành này rất lớn và đây cũng là ngành sẽ được lãnh đạo thành phố chú ý, tạo điều kiện để thu hút FDI.

Bảng 12 : Cơ cấu vốn FD đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội

(chỉ tính các dự án đang thực hiện)


STT

Ngành nghề

Số dự án

Tổng vốn(USD)

1

Phát triển đô thị-hạ tầng kinh tế

4

2.601.356.000

2

KCN-KCX

73

1.018.875.610

3

Bưu chính viễn thông

12

738.934.588

4

Văn phòng

24

596.328.756

5

Khách sạn-du lịch

22

472.490.576

6

Căn hộ

15

355.687.086

7

Vui chơi giải trí

13

303.607.358

8

Tư vấn xây dựng

43

182.190.860

9

Ngân hàng

11

147.000.000

10

Giao thông vận tải

12

35.534.493

11

Siêu thị, nhà hàng

4

34.420.383

12

Bảo hiểm-tư vấn-tài chính-giám định

13

9.130.500

13

Dịch vụ công nghiệp

54

140.423.668

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội - Thực trạng và giải pháp - 9

( Nguồn : http://hapi.org.vn )

Về số dự án thực hiện, trong giai đoạn từ 1991 đến nay, có hơn 300 dự án thuộc các lĩnh vực dịch vụ khác nhau đang được triển khai thực hiện. Ngành nào có thế mạnh và tiềm lực phát triển thì số dự án đang được triển khai càng nhiều như : dự án vào KCN-KCX 73 dự án, tư vấn xây dựng 43 dự án, dịch vụ công nghiệp 54 dự án.

Càng ngày càng có nhiều dự án được triển khai thực hiện. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, công nghiệp phát triển, nhu cầu dịch vụ của người dân ngày


càng tăng, do đó mà các dự án triển khai để phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân cũng tăng lên. Có thể lấy một ví dụ một số ngành như sau : Dịch vụ giao thông vận tải năm 1995-1997, mỗi năm chỉ cấp phép cho một dự án nhưng năm 2003, 2004 mỗi năm có 3 dự án được cấp phép; KCN năm 2001-2004 mỗi năm có 4-5 dự án được cấp phép; Dịch vụ tư vấn xây dựng tăng lên hàng năm, mỗi năm có 4-5 dự án được cấp phép do nhu cầu tư vấn xây dựng đang tăng nhanh.

Số vốn triển khai thực hiện các dự án dịch vụ khách sạn tăng 7 lần chỉ trong 2 năm từ 25.300.000 USD năm 1991 đến 173.513.576 USD năm 1993. Sau 1993 số vốn FDI vào ngành này giảm mạnh và năm 2003 vốn FDI thực hiện của ngành này chỉ còn là một con số khiêm tốn 570.000 USD (Nguồn : Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội). Xu hướng các dự án mới được cấp phép vào ngành này đang tăng lên nhanh chóng với số vốn đầu tư lớn như dự án khách sạn Indochine Hà Nội với tổng vốn đầu tư đăng ký là 10.180.000 USD liên doanh với Singapore, khách sạnh Fortuna Hà Nội với tổng vốn đầu tư 30.000.000 USD và đặc biệt là dự án liên doanh với Malaysia có tổng vốn đầu tư lên đến 79.000.000 USD- dự án có vốn đầu tư cao nhất trong lĩnh vực này từ trước đến nay. Tháng 2/2008 UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý cấp phép thêm 3 dự án khách sạn cao cấp cùng với các dự án khách sạn đẳng cấp thế giới. Theo Sở du lịch Hà Nội, 3 dự án này là khách sạn Marriot gần trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình do công ty Bitexco làm chủ đầu tư, tổ hợp villa, văn phòng ở Đội Cấn, quận Ba Đình và dự án khách sạn, văn phòng ở Trấn Vũ, quận Tây Hồ của Tổng cục du lịch.

Du lịch là dịch vụ có tiềm năng phát triển mạnh. Thành phố Hà Nội đứng thứ hai sau TPHCM về thu hút vốn FDI vào du lịch với 34 dự án và tổng vốn đầu tư hơn 902 triệu USD( chiếm 16% số dự án và 21% vốn đầu tư đầu tư vào du lịch của cả nước). Đi liền với khách sạn,du lịch là các dịch vụ vui chơi giải trí. Những ngày đầu năm 2008, UBND thành phố Hà Nội đã trao giấy chứng nhận cho dự án Xây dựng công viên Yên Sở, vởi tổng vốn đăng ký lên đến 846 triệu USD cho công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam thuộc tập đoàn Gamuda Berhad của Malaysia. Đây là dự án có quy mô lớn, kết hợp cải tạo môi trường


và là tất yếu của quá trình nỗ lực phân đấu liên tục, gạt bỏ những trở ngại, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để càng ngày càng nhiều dự án như thế này đầu tư vào Hà Nội. Ngoài ra Hà Nội mới có các dự án mới như Sân Golf Tả Thanh Oai ở Thanh trì, Sân Golf Phù Đổng ở Gia Lâm, xây dựng trường đua ngựa ở huyện Sóc Sơn.Đồng thời thành phố cũng đang xem xét một số dự án du lịch sinh thái và vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố.

Dịch vụ viễn thông được xem là dịch vụ nền cho các dịch vụ khác của nền kinh tế phát triển. Đây là lĩnh vực đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới, tạo ra nhiều giá trị gia tăngvà tiện ích cho người sử dụng. Tiêu biểu cho các dự án viễn thông tại Hà Nội là dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh mạng thông tin viễn thông di động của Công ty viền thông Hà Nội và Công ty Hutchison Telecommunications (mỗi bên góp 50% vốn). Mục tiêu của dự án là xây dựng , phát triển và kinh doanh mạng thông tin di đọng tế bào và các dịch vụ giá trị gia tăng bằng công nghệ CDMA2000 ở tấn số 800MHz trên toàn lảnh thổ Việt Nam. Trị giá của dự án này là trên 665 triệu USD.

Dịch vụ Ngân hàng có số vốn ít ỏi trung bình mỗi năm đạt 8.945.455 USD. Năm 2001 có 1.100.000 USD vốn FDI thực hiện nhưng năm 2004 lại không có dự án nào được triển khai. Đây là ngành hấp dẫn, có tiềm năng phát triển nhưng hiện tại có thể nói ngân hàng chưa phải là lĩnh vực hấp dẫn nhà đầu tư, Có thể đưa ra những nguyên nhân để giải thích vì sao ngân hàng chưa thực sự hấp dẫn nhà ĐTNN. Thứ nhất,có thể do sự khống chế của nhà nước về số vốn góp cổ phần được đóng góp trong ngân hàng chỉ là 30% nên không xảy ra hiện tượng M&A. Thứ hai, ngày 1/4/2007 các ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới chính thức được đi vào hoạt động tại Việt Nam. Thứ ba, ngân hàng tại Việt Nam chưa phát triển do thị trường tài chính, thị trường vốn của Việt Nam còn non trẻ, phát triển chưa ổn định, luật trong hoạt động ngân hàng chưa rõ ràng khiến các nhà đầu tư lo ngại rủi ro.

Kinh doanh dịch vụ văn phòng hiện là ngành hot ở Hà Nội bởi quỹ đất Hà Nội eo hẹp mà nhu cầu mở công ty, văn phòng đại diện ngày một tăng cao. Từ


năm 2002 đến 2005 số vốn đầu tư cho xây dựng văn phòng tăng 88 lần-một con số đáng kể.

Ngoài ra, Hà Nội vần tiếp tục phát triển những lĩnh vực đã phát triển như KCN-KCX, dịch vụ công nghiêp, tư vấn xây dựng và tiếp tục phát triển các dịhc vụ tiềm năng như tài chính, bảo hiểm, giám định

Xét thấy cơ cấu đầu tư theo ngành hiện nay chưa hợp lý. Điều này sẽ được các nhà quản lý FDI cùng các cấp ngành liên quan của thành phố quan tâm xử lý trong thời gian tới.


3.2.2 Theo đối tác đầu tư

Trong thời gian qua, Hà Nội đã thu hút được nhiều luồng vốn đầu tư từ nhiều quốc gia, lãnh thổ và hàng trăm các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trên thế giới. Mỗi nhà đầu tư đều có thế mạnh và mối quan tâm riêng, có định hướng riêng trong việc quyết định đầu tư vào nước nào, vào thành phố nào, lĩnh vực nào và theo hình thức nào để đảm bảo họ đạt được lợi ích tối đa. Chính vì sự khác nhau về quan điểm đầu tư, thể chế chính trị mà các dự án đầu tư vào Hà Nội của các nhà ĐTNN cũng đa dạng về ngành nghề, phong phú về hình thức.

Hiện nay, các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ các nước châu Á có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore. Các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Anh, Đức, Pháp chưa đầu tư nhiều vào Việt Nam, tại Hà Nội mỗi nước chỉ có rất ít dự án trong nhiều năm qua. Từ năm 1991-2005, Hoa Kỳ chỉ có 3 dự án được triển khai thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội.

Có thể nói, rất nhiều công ty, tập đoàn từ các nước phát triển tại châu Á đã đầu tư vào Hà Nội, Việt Nam nhưng đó chưa phải là những công ty, những tập đoàn lớn nhất của họ, Theo xu thế FDI của thế giới và khu vực, trong thời gian tới, vốn FDI sẽ đa dạng hơn và ngành dịch vụ sẽ thu hút FDI lớn nhất. Dịch vụ Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế đó. Khả năng thu hút vốn từ nước ngoài tăng, dang sách các quốc gia, các tập đoàn, công ty đầu ty lớn trên thế giới


đầu tư vào ngành dịch vụ Hà Nội sẽ tăng lên và quy mô dự án theo đó cũng sẽ được nâng tầm. Để điều đó trở thành hiện thực, thành phố Hà Nội phải không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư, nguồn nhân lực luôn sẵn sàng để thu hút ngày càng nhiều nhà ĐTNN đầu tư vào Hà Nội.


Bảng 13 : Cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nôi phân theo nước chủ đầu tư trong giai đoạn 1991-2007

(Chỉ tính các dự án đang thực hiện)

Đơn vị: USD


STT

Quốc gia

Số dự án

Tổng vốn đầu tư

thực hiện

1

Nhật Bản

69

1.059.589.627

2

Singapore

29

1.747.008.152

3

Hồng Kông

37

296.759.606

4

Đài Loan

12

50.076.031

5

Trung Quốc

18

21.756.794

6

Hàn Quốc

25

350.128.719

7

Malaysia

12

145.666.000

8

Thái Lan

6

280.317.071

9

Pháp

12

135.651.000

10

ÚC

7

50.000.000

( Nguån : http:// www.hapi.org.vn )

Hiện nay, trong lĩnh vực dịch vụ, Nhật là đối tác đầu tư đang giữ vị trí số một về số dự án và đứng thứ 2 về số vốn đầu tư. Nhật Bản đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực nhưng nhiều nhất là đầu tư vào các khu công nghiệp. Dự báo đến năm 2010, Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu tư vào dịch vụ của Hà Nội. Có thể nói như vậy là do hai nước Nhật bản và Việt Nam đang xây dựng quan hệ đối tác chiến lược sau chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10/2006. Chính phủ Nhật Bản đang có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài trong đó coi Việt Nam là

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022