Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 2


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 44

Hình 3.1. Bản đồ Bãi Cát Vàng trong “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” 76

Hình 3.2. Đại Nam nhất thống toàn đồ 76

Hình 3.3. Bản Quốc địa đồ 77

Hình 3.4. Lược đồ Việt Nam 81

Hình 3.5. Lược đồ Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng 81

Hình 3.6. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng 81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Hình 3.7. Nguyễn Tri Phương 82

Hình 3.8. Thành Điện Hải sau đợt oanh tạc của Pháp 82

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 2

Hình 3.9. Đường Hồ Chí Minh trên biển 83

Hình 3.10. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và di tích Hòn Hèo 83

Hình 3.11. Thuyền bầu của đội Hoàng Sa cuối thế kỷ XVII và bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816 87

Hình 3.12. Di tích Bến tàu không số Vũng Rô, tỉnh Phú Yên 114

Hình 4.1. Biểu đồ tỉ lệ lần điểm tại các giá trị điểm số của nhóm lớp đối chứng và nhóm lớp thực nghiệm 138


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Các nước đang phát triển như Việt Nam đứng trước những thời cơ, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Do đó, nâng cao khả năng thích ứng và hội nhập của đất nước nói chung, chất lượng nguồn nhân lực nói riêng là một yêu cầu cấp thiết.

Điều 2 Luật Giáo dục Việt Nam 2005 xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [97, tr.2]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) tiếp tục khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân” [47, tr.296]. Có thể thấy, vấn đề giáo dục tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm công dân là một nội dung rất được coi trọng trong mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhất là đối với HS ở các trường phổ thông.

1.2. Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài đến 3260 km. Trong vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam, trên 3000 đảo lớn nhỏ phân bố tập trung thành các quần thể đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Các vùng biển, đảo của Việt Nam giữ vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế và địa - văn hóa hết sức đặc biệt, gắn liền với đời sống của các thế hệ người Việt từ xưa đến nay. Tuy nhiên, những tranh chấp về chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã và đang trở thành điểm nóng chính trị ở khu vực.

Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm củng cố, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, ổn định tình hình chính trị trong nước và giữ vững hòa bình ở khu vực. Do vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là một yêu cầu cấp thiết, thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Đối với thế hệ trẻ, trong đó có lực lượng học sinh THPT - những chủ nhân tương lai của đất nước, việc nâng cao ý thức về chủ


quyền biển, đảo và tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhất là trong công tác giáo dục ở các trường THPT hiện nay.

1.3. Ở trường THPT, Lịch sử là môn học có ưu thế trong việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng. Thông qua những tri thức lịch sử được trình bày có hệ thống, phù hợp với quy luật phát triển của thế giới và dân tộc, bộ môn lịch sử khẳng định vị thế của môn học góp phần đáng kể vào việc giáo dục học sinh. Tác dụng giáo dục quan trọng của Sử học cũng như bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là “giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức và xác định thái độ với cuộc sống hiện tại” [76, tr.207]. Đặc biệt, phần Lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT được trình bày một cách có hệ thống, xuyên suốt qua các thời kì lịch sử không những giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tiến trình lịch sử dân tộc, mà còn tạo xúc cảm lịch sử, thái độ đúng đắn với những trang sử vẻ vang của dân tộc, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong học tập và cuộc sống thực tiễn. Hơn nữa, trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Lịch sử ở bậc THPT đã đưa vào giảng dạy chủ đề “Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông” càng khẳng định sự cần thiết của việc khai thác kiến thức, tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh.

1.4. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong hệ thống giáo dục trên toàn quốc và bước đầu tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh. Tuy nhiên, thực trạng của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử trên cả nước nói chung và các trường THPT thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra như: việc triển khai thiếu đồng bộ giữa các địa phương; chương trình và sách giáo khoa lịch sử thiếu vắng kiến thức về chủ quyền biển, đảo; nội dung giáo dục chưa thống nhất; hình thức và biện pháp giáo dục chưa phong phú, thiếu hấp dẫn học sinh.... Vì vậy, đã đến lúc cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về lý luận, đánh giá đúng thực tiễn, từ đó xây dựng thống nhất nội dung và đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.


Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài không nghiên cứu tất cả các vấn đề về giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT (chương trình chuẩn) qua hoạt động dạy học nội khóa và ngoại khóa, vận dụng chủ yếu ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Không gian khảo sát, điều tra thực tiễn của đề tài bao gồm các trường THPT được lựa chọn theo đặc điểm địa lí và loại hình trên phạm vi cả nước, trong đó, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là chủ yếu.

- Địa bàn thực nghiệm của đề tài chủ yếu ở các trường THPT thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc tìm hiểu những vấn đề lý luận, thực tiễn, nội dung và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói chung, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khẳng định vai trò và ý nghĩa của vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT, Luận án không chỉ xác định nội dung lịch sử Việt Nam có khả năng giáo dục và những nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT, mà còn đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu, hệ thống những vấn đề lý luận về giáo dục tư tưởng, thái độ, ý thức cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng trên cơ sở tài liệu trong và ngoài nước về giáo dục học, tâm lí học, giáo dục lịch sử.

- Tiến hành điều tra và khảo sát thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT để tìm ra nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề cần giải quyết.

- Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa bộ môn lịch sử (chủ yếu phần Lịch sử Việt Nam) và các tài liệu liên quan đến chủ quyền biển, đảo để xác định những nội dung lịch sử cần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.

- Xây dựng bộ tiêu chí và bảng thang đo để đánh giá sự chuyển biến về ý thức chủ quyền biển, đảo của học sinh.

- Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp mà Luận án đưa ra tại một số trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Nghiên cứu lý thuyết:

- Sưu tầm, phân tích, tổng hợp tài liệu giáo dục học, tâm lí học, giáo dục lịch sử về vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức cho học sinh.

- Tìm hiểu các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu lịch sử, sách, báo, tạp chí,… có liên quan đến chủ quyền biển, đảo.

- Tìm hiểu văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam về chủ quyền biển, đảo.

- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THPT (chủ yếu phần Lịch sử Việt Nam); bước đầu tìm hiểu chương trình phổ thông mới để xác định nội dung và đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp.


4.2.2. Nghiên cứu thực tiễn:

- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tại các trường THPT thông qua phiếu điều tra, dự giờ, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, hội thảo…và xử lý thông tin để nắm rõ thực trạng việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử.

- Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần để xem xét tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT mà Luận án đề xuất.

4.2.3. Sử dụng phương pháp toán học thống kê:

Sử dụng phần mềm thống kê trong việc tập hợp và xử lý số liệu điều tra thực tiễn, thực nghiệm sư phạm để phân tích, so sánh, từ đó rút ra nhận xét và kết luận.

5. Giả thuyết khoa học

Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT nếu đảm bảo những nguyên tắc giáo dục, được tiến hành với những nội dung và biện pháp phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

6. Đóng góp của luận án

- Tiếp tục khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

- Phác họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh ở các trường THPT trên cả nước nói chung và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng.

- Xác định nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử; xây dựng những tiêu chí đánh giá học sinh về ý thức chủ quyền biển, đảo.

- Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt khoa học:

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận phương pháp dạy học lịch sử về giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng. Từ đó, đề tài xác định nội dung, tiêu chí đánh giá, đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử hiệu quả và thiết thực hơn, nhất là trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam.


- Về mặt thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tư liệu quý giá nhằm khẳng định thêm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; là cơ sở tư liệu để giáo viên các trường THPT hiểu rõ về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo và biết cách vận dụng vào quá trình dạy học lịch sử, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách và kĩ năng cho học sinh; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những người quan tâm tìm hiểu một vấn đề giáo dục quan trọng hiện nay.

8. Cấu trúc của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết cấu thành bốn chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông - Lý luận và thực tiễn

Chương 3: Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm


Chương 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI‌

Chủ quyền biển, đảo nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng là vấn đề quan trọng được nhiều nhà khoa học và giáo dục quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, chúng tôi tiếp cận theo hai hướng sau đây:

1.1. Những nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo

1.1.1. Tài liệu của các tác giả nước ngoài

Biển, đảo Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sớm được phản ảnh trong các ghi chép, tác phẩm, bản đồ của người Trung Quốc, trực tiếp hay gián tiếp xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thích Đại Sán (tức Hòa thượng Thạch Liêm, người Chiết Giang, Trung Quốc) trong bộ sách Hải ngoại kỉ sự viết từ năm 1696 (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội dịch và xuất bản năm 2016) đã quan sát và ghi chép khá tỉ mỉ về Vạn Lí Trường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa), khẳng định các chúa Nguyễn đã hành xử chủ quyền của mình trên quần đảo này. Các bản đồ của người Trung Quốc vẽ trước năm 1909 và nhiều tư liệu cổ Trung Quốc như Giao Châu di vật chí của Dương Phù, Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát, Phù Nam truyện của Khang Thái, Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn… cũng chỉ xác định giới hạn lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, trong khi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm cách xa vịnh Bắc Bộ về phía Nam, tức thuộc phần lãnh thổ của Việt Nam.

Như vậy, các bản đồ và tư liệu của người Trung Quốc đã trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nguồn tư liệu có tính khách quan cao để khai thác và sử dụng trong dạy học lịch sử nhằm khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh.

Từ những thế kỉ XVII - XVIII, người phương Tây, trong đó có người Pháp đã sớm nghiên cứu và viết về các vùng biển, đảo miền Trung của Việt Nam (thường gọi là Cochinchina hay An Nam). Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nhắc đến với tên gọi là Pracels hay Paracels. Trong bộ Lettres Esdifiantes et Curieuses, xuất bản ở Paris năm 1838 đã tập

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí