Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân

khác trong gia đình. Có gia đình do cha mẹ sống không gương mẫu, cha mẹ ly hôn; Hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường “trăm sự nhờ thầy”… nó ảnh hưởng trực tiếp đến các em học sinh.

1.3.5.2. Nhà trường

Có lúc, có nơi uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo“ bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hóa, thực dụng; có trường hợp người thầy không giữ được tư thế đáng kính trọng trong quan hệ thầy trò; Tình trạng vi phạm dạy thêm, học thêm đã tác động xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học sinh và không ít phụ huynh.

1.3.5.3. Xã hội

Những hạn chế, tác động xấu từ môi trường của thời kỳ “Mở cửa, hội nhập”, những “Tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai”; mặt trái của cơ chế thị trường

…có cơ hội xâm nhập. Đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của “Người lớn” đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong trường học; Tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội thậm chí đánh thầy, gây án, giết người, cướp của … số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách; gây nỗi đau, đáng lo ngại cho các bậc cha, mẹ; Đã tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức (GDĐĐ) học sinh, đến an ninh trật tự xã hội.

Các thế lực phản động: Đang tìm mọi cách chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Với âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng “Tự do, dân chủ, dân quyền, dân tộc, tôn giá,...” để kích động gây rối trật tự, an ninh xã hội, lôi kéo đặc biệt là thanh niên, học sinh …Vì vậy, chúng ta

cần phải tích cực giáo dục cho học sinh nhận thức được âm mưu thâm độc của kẻ thù, đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng; Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh, cho thế hệ trẻ; là vấn đề cấp thiết, đặc biệt chú trọng trong giai đoạn hiện nay.

1.3.5.4. Bản thân người học

Tính tích cực, chủ động của bản thân học sinh có tác động rất lớn tới kết quả của quá trình GDPL, học sinh là đối tượng của quá trình GDPL, vì vậy đây là hoạt động của chính học sinh. Vì vậy, khi tổ chức GDPL, chủ thể GDPL cần phải phát huy được tính tự quản, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Ngoài ra các hoạt động này còn phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nhằm thu hút, hấp dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động do cán bộ giáo viên tổ chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

1.4. Trung tâm giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.4.1. Đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh các trung tâm GDTX Tỉnh Thái Nguyên

Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên - 5

Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi.

Ở độ tuổi này đặc điểm về sinh lí và tâm lý có nhiều biến đổi lớn. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi.

Với đối tượng các em học sinh trung tâm GDTX ngoài những đặc điểm tâm sinh lý chung của tâm lý lứa tuổi, các em cũng mang những nét riêng. Nét riêng này xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện học tập, yếu tố vùng miền….. Thứ

nhất, Có rất nhiều em có tố chất, nền tảng, kiến thức từ các cấp học dưới tốt nhưng do điều kiện kinh tế gia đình không thể theo học THPT ngay hoặc phải vừa đi làm, vừa đi học nên việc học có sự phân tán, không phát huy được hết khả năng của mình. Thứ hai là đối tượng học sinh có nền tảng kiến thức từ các lớp dưới bị rỗng nên thi trượt kỳ thi tuyển sinh ở các trường phổ thông do đó các em mang mặc cảm, tự ti về bản thân dẫn đến cảm thấy chán nản, mất dần hứng thú động cơ học tập, hoạt động.

1.4.2. Vị trí, vai trò của giáo dục thường xuyên

Hiện nay, trên thế giới cũng như các nước trong khu vực, quan niệm về giáo dục thường xuyên còn rất khác nhau, tùy theo bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể của từng quốc gia. Có nước đã có quan niệm rộng về giáo dục thường xuyên (GDTX), trong khi đó một số nước còn có quan niệm hẹp. Việc sử dụng các thuật ngữ còn chưa thống nhất nhưng nhìn chung ba thuật ngữ Giáo dục người lớn” (GDNL), Giáo dục không chính quy” (GDKCQ) và GDTX thường được dùng ở nhiều nước với nghĩa tương đương hoặc gần giống nhau.

Ở Việt Nam, nhiều thuật ngữ đã được sử dụng như “Bình dân học vụ”, Bổ túc văn hóa”, “Giáo dục bổ túc”, “Giáo dục phổ thông người lớn”, “Giáo dục thường xuyên” và gần đây “Giáo dục không chính quy”. Việc sử dụng thuật ngữ khác nhau này phản ánh được sự tiến triển trong quan niệm về GDTX ở Việt Nam và xu thế hòa nhập với các nước trong khu vực. Quan niệm GDTX ngày càng được mở rộng, từ chỗ chỉ quan tâm tới xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, nay đã quan tâm đến nhiều loại hình học tập khác nhau của nhân dân lao động.

Ngày 4/11/1993 Chính phủ đã có nghị định số 90/CP về cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Theo điều I của Nghị định này, cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm 5 phân hệ: Giáo

dục mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục chuyên nghiệp, Giáo dục đại học, Giáo dục thường xuyên.

Còn theo điều 4 của Nghị định này, Giáo dục thường xuyên được thực hiện bằng nhiều hình thức (như không tập trung, không chính quy, tại chức, bổ túc, tự học, từ xa...) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân ở mọi trình độ có thể học tập thường xuyên phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật.

1.4.3. Đối tượng phục vụ của giáo dục thường xuyên

Ngày 20 tháng 4 năm 1994, Bộ Giáo dục & đào tạo đã có thông tư số 03/TT hướng dẫn thi hành Nghị định 90/CP (4/11/1993). Theo thông tư này, đối tượng phục vụ của GDTX là mọi người ở mọi trình độ, bao gồm:

- Những người không có điều kiện học tập trong các nhà trường chính quy của các phân hệ giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học.

- Những người đã hoàn thành chương trình “Đào tạo ban đầu” trong các nhà trường chính quy của các phân hệ giáo dục trên, nay muốn được “Đào tạo tiếp tục” theo các hình thức của GDTX.

1.4.4. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm giáo dục thường xuyên

1.4.4.1. Chức năng của trung tâm GDTX

Chức năng của GDTX là tạo cơ hội học tập cho mọi người (ngoài hệ thống chính quy) để họ có thể học tập suốt đời, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ trực tiếp cho các chương trình kinh tế - xã hội ở địa phương [8].

1.4.4.2. Nhiệm vụ của trung tâm GDTX

Theo điều 4 của Nghị định 90/CP (4/11/1993) của Chính phủ và sự hướng dẫn trong thông tư 03/TT (20/4/1994) của Bộ Giáo dục & đào tạo thì:

Nhiệm vụ chung của giáo dục thường xuyên là cung ứng cơ hội học tập cho mọi người ở mọi trình độ, phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu rất đa dạng về nâng cao trình độ, mở rộng hiểu biết, hiện đại hóa, cập nhật hóa kiến thức, chuyển đổi nghề nghiệp..vv... của người học, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật.

Từ nhiệm vụ chung nêu trên, các nhiệm vụ cụ thể đã được xác định như sau:

- Tổ chức các hình thức học đa dạng nhằm triệt để xóa mù chữ cho những người ở độ tuổi 15-35 đối với các vùng thuận lợi (thành phố, thị xã, thị trấn, vùng đồng bằng, trung du); Ở độ tuổi 15-25 đối với các vùng khó khăn (miền núi, vùng sâu, đồng bằng sông Cửu Long, vùng ngư dân), thu hẹp diện mù chữ ở các độ tuổi khác để tất cả các tỉnh đều đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ.

- Tổ chức các hình thức học cho những người mới biết chữ để củng cố và phát triển các kỹ năng viết chữ, đồng thời cung cấp những kiến thức kỹ năng hành động với mức độ rộng rãi và sâu hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người học và cộng đồng nơi họ sinh sống.

- Tổ chức các hình thức học đa dạng mềm dẻo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của mọi người, ở mọi trình độ sau tiểu học hoặc tương đương.

- Tổ chức các hình thức học nghề nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề hoặc chuyển đổi nghề của thanh niên để giúp họ giải quyết việc làm.

- Tổ chức các hình thức học nhằm cập nhật hóa kiến thức, kỹ năng công nghệ mới, giúp cho người học theo kịp những tiến bộ mới.

- Tổ chức các hình thức học để đào tạo lại hoặc bồi dưỡng cho mọi người lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công chức nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Tổ chức các hình thức học tích hợp để đẩy mạnh phong trào học ngoại ngữ, tin học ứng dụng

- Tổ chức các hình thức học bổ túc tiểu học, bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông và các chương trình giáo dục tương đương khác.

- Tổ chức GDPL cho học sinh thông qua các môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa [8].

1.4.5. Các hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên

- Về nội dung chương trình: Nhiều loại nội dung chương trình đã thực hiện như chương trình xóa mù chữ (XMC) và sau XMC cho các loại đối tượng, các chương trình bổ túc cấp II, III, tại chức tập trung hoặc không tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học ứng dụng, dạy nghề phổ thông. Nội dung chương trình đảm bảo tính phổ thông, thiết thực gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt là chương trình bổ túc văn hóa đã tăng từ 5 môn lên 7 môn. Nội dung chương trình giáo dục bổ túc không ngừng được cải tiến theo hướng dạy văn hóa gắn với dạy nghề và tiếp cận dần với giáo dục phổ thông đồng cấp, tạo điều kiện cho những ai có nhu cầu tiếp tục học lên bậc trên, cấp tr ên.

- Về quy mô: Do đổi mới ngành học, quy mô ngày càng được củng cố và phát triển. Trước hết xét về số lượng, mặc dù chúng ta đã tuyên bố hoàn thành XMC và phổ cập giáo dục tiểu học trong độ tuổi, nhưng để duy trì, củng cố kết quả đó hàng năm chúng ta vẫn huy động được hàng chục vạn người đi học các lớp XMC và tái mù chữ, hàng trăm ngàn người tham gia các lớp sau XMC hay bổ túc tiểu học.

- Về hệ thống, mạng lưới: Từ khi có nghị định 90/CP0 ngày 24/11/1993) Giáo dục thường xuyên được xác định là một trong năm phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân. Có hệ thống tổ chức, quản lý từ trung ương đến địa phương [8].

Kết luận chương 1


Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong quá trình xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, thiết lập một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” việc đưa pháp luật vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế của các chủ thể, nhất là của thế hệ trẻ đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục pháp luật còn là sự hiện thực hóa quyền được thông tin và là nhân tố đảm bảo quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Do đó GDPL trở thành hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội.

Mục đích của công tác GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông trước hết trang bị kiến thức pháp luật cho các em, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhằm ứng xử đúng pháp luật những tình huống trong đời sống xã hội.

Nội dung GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông gắn với đặc điểm tâm lý tuổi mới lớn và phù hợp với yêu cầu của xã hội, kiến thức mang tính gợi mở, kích thích tư duy và hướng tới không chỉ hình thành, củng cố mà còn phát triển những phẩm chất cơ bản của một công dân mẫu mực.

Phương pháp GDPL rất đa dạng như phương pháp thuyết phục, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động, nhóm phương pháp kích thích hành vi, hệ thống phương pháp dạy học môn giáo dục công dân...

Hình thức GDPL bao gồm nhiều hình thức như giảng dạy môn giáo dục công dân, giảng dạy các môn khoa học xã hội, thông qua các hoạt động ngoại khóa, thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên.

Quá trình giáo dục pháp luật chịu sự tác động của một số yếu tố chủ yếu đó là: Gia đình, nhà trường và xã hội. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình GDPL.

Kết quả nghiên cứu lý luận ở chương 1 là cơ sở lý luận để tổ chức khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp GDPL ở chương 2 và chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRUNG TÂM GDTX, TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát chung về khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Vài nét khái quát về các trung tâm GDTX , Tỉnh Thái Nguyên

Có 8 trung tâm GDTX thuộc Tỉnh Thái Nguyên hoạt động dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Tỉnh Thái Nguyên. Trong luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu 3 trung tâm GDTX:

2.1.1.1. Trung tâm GDTX huyện Đại Từ

Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đại Từ được thành lập theo Quyết định số 727/TCCB, ngày 26 tháng 8 năm 1997 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên. Tháng 01 năm 2009 trung tâm GDTX Đại Từ chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý theo Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Trung tâm đặt trên địa bàn thị trấn Đại Từ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là một huyện miền núi với diện tích 577,9km2, gần 17 vạn dân sinh sống, là nơi cư trú của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu. Huyện Đại Từ có 31 xã, thị trấn. Toàn huyện có 33 trường mầm non, 35 trường tiểu học, 30 trường THCS, 3 trường THPT và 01 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, là huyện miền núi nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa và trồng chè, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Huyện Đại Từ là vùng đất có nhiều tiềm năng khoáng sản như than, khoáng sản và đặc biệt là

quặng đa kim Núi Pháo hiện đang được đầu tư khai thác, đây không chỉ là tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà cũng là cơ hội phát triển mô hình giáo dục thường xuyên của huyện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/01/2023