DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ | Viết tắt | |
1 | Cán bộ giáo viên | CBGV |
2 | Giáo dục công dân | GDCD |
3 | Giáo dục đạo đức | GDĐĐ |
4 | Giáo dục không chính quy | GDKCQ |
5 | Giáo dục người lớn | GDNL |
6 | Giáo dục pháp luật | GDPL |
7 | Giáo dục thường xuyên | GDTX |
8 | Học sinh sinh viên | HSSV |
9 | Trung học phổ thông | THPT |
10 | Xã hội chủ nghĩa | XHCN |
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên - 1
- Biện Pháp Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Nội Dung Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhận thức của học sinh về mục đích GDPL 35
Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh về vai trò của GDPL 37
Bảng 2.3: Đánh giá của học sinh về mức độ triển khai các nội dung GDPL 38
Bảng 2.4: Đánh giá của giáo viên về mức độ triển khai các nội dung GDPL 40
Bảng 2.5: Đánh giá của học sinh về nội dung môn GDCD 42
Bảng 2.6: Đánh giá của giáo viên về nội dung môn GDCD 42
Bảng 2.7: Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng các phương pháp
giáo dục pháp luật tại Trung tâm 44
Bảng 2.8: Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng các hình thức giáo
dục pháp luật tại Trung tâm 45
Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng các hình thức
giáo dục pháp luật tại Trung tâm 46
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ hiểu biết pháp luật của học sinh tại các
trung tâm GDTX 49
Bảng 2.11: Xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trung tâm GDTX năm
học 2014 - 2015 50
Bảng 2.12: Những biện pháp nâng cao chất lượng GDPL 53
Bảng 2.13: Đánh giá của học sinh về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đến GDPL 55
Bảng 2.14: Đánh giá của cán bộ giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến GDPL 56
Bảng 3.1: Ý kiến của cán bộ giáo viên về tính cần thiết của các biện
pháp GDPL 75
Bảng 3.2: Ý kiến của cán bộ giáo viên về tính khả thi của các biện
pháp GDPL 76
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của học sinh về mức độ triển khai các nội
Trang
dung GDPL 39
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của giáo viên về mức độ triển khai các nội
dung GDPL 40
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của học sinh về nội dung môn GDCD 42
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng các hình thức
giáo dục pháp luật tại Trung tâm 46
Biểu đồ 2.5: Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng các hình thức
giáo dục pháp luật tại Trung tâm 47
Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức độ hiểu biết pháp luật của học sinh tại
các trung tâm GDTX 49
Biểu đồ 2.7. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trung tâm GDTX
năm học 2014-2015 51
Biểu đồ 2.8. Những biện pháp nâng cao chất lượng GDPL 53
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay nhằm xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và một “Xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay, Đảng ta đã liên tục khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Quan điểm coi trọng công tác giáo dục pháp luật được thể hiện nhất quán và ngày càng rõ nét. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong xã hội”[4]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đi đôi với công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật đó là: "Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng luật, ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật một cách nghiêm minh"[5]. Thể chế hóa quan điểm do Đảng đề ra, nhiều văn bản pháp luật về giáo dục pháp luật đã được Nhà nước ban hành.
Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi nhóm đối tượng, trong đó có học sinh, sinh viên. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta
là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giáo dục pháp luật trong nhà trường bao gồm hai lĩnh vực: Phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp luật là một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục pháp luật trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật trong trong chương trình giáo dục chính khóa qua các môn học như giáo dục công dân (phổ thông), pháp luật (TCCN, cao đẳng, đại học) hoặc được lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan như đạo đức, tìm hiểu tự nhiên xã hội, sinh học, lịch sử… (phổ thông), Chính trị (TCCN).
Giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức như nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, tọa đàm, hội thảo chuyên đề … Giáo dục luật góp phần củng cố những tri thức được học trong chương trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định.
Thông qua giáo dục pháp luật trong nhà trường trang bị cho các em những tri thức pháp luật, xây dựng, hình thành ở các em lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân. Với vốn kiến thức và ý thức pháp luật được trang bị các em phải dần dần tự điều chỉnh hành vi của mình theo khuôn khổ của pháp luật một cách tự giác. Có thể nói rằng việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên là một yêu cầu khách quan nhằm chuẩn bị một cách có hệ thống cho thế hệ trẻ vào đời, biết sống và làm việc theo pháp luật.
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì vậy Sở GD&ĐT, cũng như các ban ngành đoàn thể trong Tỉnh rất coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm xã hội của học sinh, sinh viên (HSSV).
Đặc biệt hiện nay, tình trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ có nhiều bất ổn, từ thái độ học tập, ý thức chấp hành nội quy kỷ luật của nhà trường, chấp hành pháp luật đến những hành vi tiêu cực trong học tập, thi cử của học sinh và sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào học đường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX), Tỉnh Thái Nguyên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục pháp luật tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng hiện nay góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục pháp luật tại các trung tâm GDTX hiện
nay còn có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thực tiễn giáo dục. Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn thì hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho các em học sinh sẽ được nâng cao, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của các trung tâm trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận giáo dục pháp luật cho học sinh THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trung tâm GDTX Tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh tại các Trung tâm GDTX Tỉnh Thái Nguyên.
5.4. Tổ chức khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
6.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.2.4. Phương pháp chuyên gia
6.3.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh học văn hóa tại các Trung tâm GDTX Tỉnh Thái Nguyên.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục; cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận giáo dục pháp luật cho học sinh THPT
Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Các biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên, tỉnh Thái Nguyên
Kết luận và kiến nghị