Cơ Sở Lý Luận Của Vấn Đề Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Hiện Nay

đào tạo nhân cách, nhưng kết quả đào tạo đạt được của giáo dục công dân trong nhà trường về vấn đề này ít rõ ràng.

Tại nhiều nước đã rất chú trọng đưa chương trình GDCD, GDPL vào trường học bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú, phù hợp với môi trường giáo dục của từng quốc gia. Có thể dẫn chứng:

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở Macao: Đây là chương trình giáo dục đạo đức nhằm tạo ra thế hệ trung thực mới Hội đồng chống tham nhũng ở Macao khuyến khích những người trẻ nhận biết được tầm quan trọng của tính chính trực qua hoạt động trò chơi và thảo luận. Đặc biệt giáo dục của nước họ, họ đưa thanh niên vào sân chơi được gọi là thiên đường của chính trực hình thức của một buổi học năng động sáng tạo. Mục đích của chương trình để truyền đạt những thông điệp:

- Tính lương thiện và chính trực là giá trị xã hội quan trọng mà nó lên được quý trọng;

- Chống tham nhũng không nên được tha thứ và nó có hại cho mọi người trong xã hội. Từ đó nhận biết được tham nhũng là hành động xấu và chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng của công dân.

Đưa nội dung những bài học anh hùng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục ở Italia:

- Nhà trường ở nước Italia đưa chương trình anh hùng chống tham nhũng vào giáo dục với đề tài: Anh hùng ngày nay...Nhà trường đã đưa chương trình giáo dục đạo đức của tổ chức minh bạch thế giới(TI) và Italia nhằm khuyến khích sự phản ánh cho học sinh về trách nhiệm cá nhân, và tự do suy nghĩ để nhấn mạnh khả năng tư duy, xem xét hành vi cá nhân phù hợp đạo lý và pháp luật quốc gia. Chương trình thực hiện thông qua hội thảo, cứ mỗi tháng 2 lần hội thảo với sự tham gia 151 trường học. Với các cá nhân diễn thuyết uy tín đến từ các chính khách, nhà báo, quan tòa, nhà thầu, vận động viên, những thành viên của tổ chức minh bạch, các diễn giả này là những anh hùng hàng ngày. Qua các chương trình này học sinh tiếp nhận gương anh hùng, tạo ấn

tượng trong tâm lý cho các em, các em thường soi rọi bản thân với tấm gương và liên hệ bản thân mình.

Nghiên cứu các tài liệu ở nước ngoài về giáo dục pháp luật đã cho phép tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Nội dung giáo dục pháp luật của các nước dành cho học sinh rất phong phú, không né tránh những vấn đề của người lớn. Các nước đã quan tâm giáo dục học sinh về những vấn đề lớn lao của tổ quốc, đất nước, những vấn nạn đã được cảnh báo từ khi con người ngồi trên ghế nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Thời gian trong phạm vi giáo dục đạo đức nhà trường dành cho nhiệm vụ này rất đáng kể, chưa tính đến các hoạt động của các lực lượng ngoài cộng đồng... tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh, cũng như tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục luật.

- Phương pháp giáo dục hiệu quả, huy động mọi nguồn lực và sáng tạo nhiều mô hình giáo dục thông minh và coi trọng năng lực thực hành cho học sinh.

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 3

Như vậy, dựa trên các tài liệu trong nước và trên thế giới, căn cứ vào đặc điểm tình hình của giáo dục pháp luật ở nước ta trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là việc giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương và trên toàn quốc, chưa có tác giả nào đề cập đến nhiệm vụ triển khai một cách đồng bộ các biện pháp GDPL và cụ thể là GDLGTĐB với học sinh. Vì vậy tác giả Luận văn mạnh dạn đưa vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn góp sức nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục, nâng cao công tác giáo dục ATGT, việc nắm vững Luật giao thông đường bộ nhằm giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông một cách hiệu quả nhất.

1.2. Những luận điểm khác nhau về GDPL

Qua nghiên cứu các nguồn tài liệu trong nước về quan niệm giáo dục pháp luật và cụ thể là giáo dục luật giao thông đường bộ chưa có một cách hiểu hay quan điểm nhất quán lên đã gây ra khó khăn trong nhận thức cũng như việc

triển khai chương trình, hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục Luật giao thông đường bộ nói riêng.

Từ các tài liệu, có thể nêu lên các quan điểm sau đây:

Quan điểm thứ nhất: Giáo dục pháp luật không phải là một bộ phận độc lập trong hệ thống giáo dục phổ thông. Nó là một nội dung, một bộ phận giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức. Và cụ thể hơn giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh không phải là không phải là môn khoa học, mà là một nhánh nhỏ trong giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức. Một khi giáo dục chính trị, tư tưởng và giáo dục đạo đức được tiến hành tốt thì ý thức tôn trọng pháp luật của mọi người sẽ được nâng lên, ý thức về Luật giao thông đường bộ được nâng cao. Sự hình thành ý thức pháp luật của mỗi người được xem như là một hệ quả hiển nhiên của việc giáo dục chính trị hay giáo dục đạo đức. Vì vậy, không coi giáo dục pháp luật hay cụ thể hơn là giáo dục Luật giao thông đường bộ là một hoạt động độc lập của quá trình giáo dục mà phải coi là một nhánh, một góc của vấn đề giáo dục pháp luật.

Quan điểm thứ hai: Đã đồng nhất GDPL, cụ thể là GDLGTĐB với tuyên truyền phổ biến giải thích luật, kỹ năng tham gia giao thông đường bộ, đó là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách, các phương tiện thông tin đại chúng và cả bộ máy tuyên truyền. Quan điểm này tách rời nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền pháp luật giữa các cơ quan chức năng. Chức năng tuyên truyền và định hướng rất quan trọng nhưng không thể thay thế được chức năng giáo dục, chức năng kiểm tra, giám sát. Giá trị của tuyên truyền của giáo dục là to lớn nhưng không thể thay thế được các biện pháp xử lý của các cơ quan hành pháp.

Quan điểm thứ ba: Ngược lại với quan điểm thứ hai: Cho rằng GDPL đồng nghĩa với dạy học pháp luật ở các nhà trường. Còn việc tuyên truyền phổ biến pháp luật ở ngoài xã hội thì không phải là giáo dục pháp luật. Quan điểm này nhìn giáo dục pháp luật ở một phạm vi rất hẹp trong nhà trường, chưa thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường với xã hội và làm giảm tính phong phú đa dạng của hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.

Có thể nhận xét quan điểm trên còn phiến diện, đơn giản, một chiều, chưa thấy hết đặc thù của sự tác động hoặc giá trị xã hội của pháp luật. Vì vậy các quan niệm ấy đã vô tính hoặc cố ý hạ thấp vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Thực ra, mỗi quan niệm trên đây đã vô tình hoặc cố ý hạ thấp vai trò giáo dục chung của pháp luật đối với nhận thức và hành vi xã hội của cá nhân rộng ra, ở đây vai trò, giá trị xã hội, tính trội lẫn tính phụ thuộc của pháp luật chưa được đánh giá đúng mức.

Do vậy, về mặt lý luận, không chỉ dừng lại ở những luận điểm như trên về GDPL mà cần có hệ thống quan điểm nhất quán, đầy đủ và khoa học về GDPL.

1.3. Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông hiện nay

1.3.1. Một số khái niệm cơ bản

Theo Giáo sư Hà Thế Ngữ, những hoạt động giáo dục cơ bản gồm: vui chơi, học tập, lao động sản xuất, hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể… Các loại hoạt động giáo dục cơ bản trên đây tồn tại xen kẽ nhau, ví dụ trong học tập có vui chơi, trong lao động có học tập, sinh hoạt tập thể có vui chơi, hoặc có tác dụng đối với xã hội. Trong các loại hình đó, hoạt động học tập và lao động sản xuất ra của cải vật chất là hai loại hoạt động cơ bản nhất trong việc giáo dục con người.

Hoạt động có tính hai mặt, mặt ý định trả lời câu hỏi: hoạt động để đạt cái gì? Mặt thực hiện trả lời câu hỏi: hoạt động như thế nào? Theo cách nào? Đó là: động cơ - mục đích và phương tiện - cách thức, đó là những yếu tố cơ bản để một hành động thực sự được tiến hành.

Nghiên cứu hoạt động giáo dục và dạy học căn cứ vào những lý thuyết tâm lí học như lí thuyết hoạt động, lý thuyết phát triển, lí thuyết kiến tạo… Những căn cứ lý thuyết đã xác định con đường cơ bản để tiến hành giáo dục, được áp dụng nhiều trong dạy học, tuy nhiên những quan điểm tích cực cũng đã được áp dụng tổ chức thực hành giáo dục có hiệu quả.

Kết quả mong muốn của giáo dục là nhân cách con người. Ngạn ngữ có câu: “Có thể dắt con ngựa đến máng nước nhưng không thể bắt nó uống”. Như vậy, mặc dù có sự trông đợi khách quan nhưng kết quả lại phụ thuộc vào sự chủ quan tiếp nhận của trẻ em. Trong giáo dục con người, chưa thể khẳng định rằng những biểu hiện hành vi của cá nhân đã phản ánh đầy đủ những phẩm chất mang bản chất nhân cách.

Các khái niệm về quá trình giáo dục, về hoạt động giáo dục dù ở nghĩa rộng hay hẹp đều có một quan điểm chung là quá trình định hướng mục tiêu. Suy cho cùng, giáo dục là một định hướng được xác định bởi các tiêu chuẩn của thời đại, được xã hội thừa nhận không những trong tính lịch sử mà là tính lâu bền, bởi tính tất yếu của xu hướng văn minh.

Khái niệm hoạt động giáo dục được hiểu theo hai cấp độ: là hoạt động có tính chất quá trình, hệ thống của lực lượng giáo dục trong phạm vi môi trường giáo dục ở một giai đoạn nhất định; là một tình huống cụ thể trong ứng xử của người giáo dục và người được giáo dục.

Theo tài liệu của các tác giả Phạm Viết Vượng, Đặng Vũ Hoạt “Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình hai mặt, mặt tác động và mặt tiếp nhận của người được giáo dục. Giáo dục là sự tác động và sự chuyển hóa những yêu cầu từ bên ngoài thành những phẩm chất bên trong của cá nhân”. “Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội”.

Khái niệm hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) là một nội dung quan trọng của lí luận giáo dục nhân cách xã hội chủ nghĩa. Cùng với phạm trù hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục nhân cách góp phần tạo nên quá trình sư phạm tổng thể (quá trình giáo dục theo nghĩa rộng). Tri thức về hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) là một hệ thống những tri thức về đặc trưng cơ bản của hoạt động giáo dục, của quá trình giáo dục, mang nét đặc trưng so với quá trình,

hoạt động dạy học, về các yếu tố của quá trình, hoạt động giáo dục; về các quy luật, mâu thuẫn, động lực, về các nguyên tắc cũng như quá trình giáo dục chuyên biệt. Theo các nhà nghiên cứu về giáo dục học, khái niệm quá trình giáo dục được hiểu là “quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức chung của thầy và trò (hoạt động giáo dục của thầy gắn bó chặt chẽ với hoạt động tự giáo dục của trò) nhằm hình thành cho học sinh những quan điểm, niềm tin định hướng giá trị, lí tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa những động cơ, thái độ, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, luật pháp, thẩm mĩ thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội xã hội chủ nghĩa”.

Tiếp cận khái niệm giáo dục (nghĩa hẹp) theo quan điểm hoạt động, điều đó có ý nghĩa là cần quan tâm đến các yếu tố sau đây:

- Ý đồ (mục tiêu và mục đích) của hoạt động:

- Phạm vi môi trường hoặc phạm vi tình huống;

- Có tổ chức, nội dung và cách thức thực hiện, có đánh giá;

- Có 3 yếu tố không thể thiếu đó là: Giáo viên, học sinh và môi trường.

Theo lí thuyết hoạt động, hoạt động của con người gồm đối tượng, mục đích hoạt động, nội dung hoạt động, phương thức và thao tác, kết quả hoạt động. Trong hoạt động giáo dục, đối tượng là tri thức văn hóa của nhân loại, phương pháp nhận thức sáng tạo, kinh nghiệm xã hội và cách ứng xử xã hội; mục đích hoạt động nhằm giáo dục con người, hoàn thiện nhân cách, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người; nội dung giáo dục là các tình huống cụ thể, các giá trị văn hóa vật chất tinh thần, các chuẩn mực đạo đức và hành vi đạo đức, pháp luật, thái độ và niềm tin đạo đức pháp luật; phương thức giáo dục là khuyến khích tự giáo dục và tổ chức hoạt động, các thao tác chuẩn mực; kết quả giáo dục đọng lại ở niềm tin, thói quen, hành vi, lối sống đạo đức, nhân cách của con người được nâng lên.

Hoạt động giáo dục có những đặc điểm sau đây: Quá trình giáo dục chịu tác động của nhiều nhân tố; là quá trình có mục đích, có tính định hướng giá trị xã hội; quá trình giáo dục đòi hỏi thời gian dài, giáo dục là suốt đời; quá

trình giáo dục diễn ra rất phức tạp và mâu thuẫn; giáo dục theo từng cá nhân,

từng tình huống, diễn ra trong hoạt động sống của con người; quá trình giáo dục mang tính biện chứng cao.

Khái niệm Tổ chức (Orgamizo - tiếng Latin) là một sự sắp xếp tương hỗ và sự liên hệ qua lại giữa các yếu tố trong một phức hợp nào đó, tổ chức được hiểu là một trật tự xác định cả về mặt ý nghĩa chức năng cũ như về ý nghĩa cấu trúc và đối tượng sự vật.

Trong phạm vi luận án này, thuật ngữ tổ chức được dùng để chỉ quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục. Khái niệm tổ chức không dùng với hàm nghĩa tổ chức - quản lí (theo cách tiếp cận của khoa học quản lí giáo dục).

Khi xem xét khái niệm biện pháp giáo dục (dùng trong luận văn) trong mối quan hệ với phương pháp giáo dục. Biện pháp giáo dục được coi là yếu tố hợp thành của phương pháp giáo dục, phụ thuộc vào phương pháp giáo dục (khái niệm biện pháp khi sử được sử dụng ở cấp độ vĩ mô). Mỗi phương pháp giáo dục có thể bao gồm nhiều biện pháp giáo dục (biện pháp được sử dụng ở cấp độ vi mô). Trong từng tình huống cụ thể, phương pháp và biện pháp có thể chuyển hóa cho nhau. Như vậy, khi đề cập đến biện pháp giáo dục là nói đến cách giải quyết một vấn đề giáo dục cụ thể, một tình huống giáo dục cụ thể.

Từ những vấn đề cơ bản của hoạt động giáo dục sẽ chi phối các cách tiến hành giáo dục trong những phạm vi điều kiện môi trường giáo dục cụ thể.

Khái niệm pháp luật được hiểu là tổng hợp các quy tắc ứng xử sự thể hiện ý chí của nhà nước có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra, hoặc thừa nhận ra được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế (Theo tài liệu: Sổ tay pháp lý thông dụng - trang 268).

Pháp luật là những quy tắc chuẩn mực xã hội được ghi thành các điều luật thể hiện trong hiến pháp và các bộ luật của nhà nước, mỗi công dân có nghĩa vụ tuân theo. Pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền trong việc duy trì trật tự xã hội. Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, bao gồm một hệ thống các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, những quy định xác

nhận tính hợp pháp hay không hợp pháp của các hành vi cá nhân hay tổ chức xã hội. Ý thức xã hội là sản phẩm của giáo dục, nội dung gồm:

- Ý thức về nghĩa vụ công dân tham gia xây dựng hiến pháp và các bộ luật;

- Ý thức về nghĩa vụ công dân cùng mọi người tham gia đấu tranh để thực hiện pháp luật công bằng, công khai dân chủ, phấn đấu cho nhà nước pháp quyền;

- Ý thức về nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước;

- Ý thức về quyền lợi của công dân được nhà nước bảo hộ về pháp luật

Giáo dục pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành của chương trình giáo dục, có mục tiêu, phương hướng nội dung và phương pháp tác động luôn gắn liền với những nhiệm vụ chính trị của Đảng trong các giai đoạn lịch sử nhất định.

Mục tiêu của giáo dục pháp luật, về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân… biết sống và hành động đúng những quy định của pháp luật, có ý thức tuyên truyền giúp đỡ mọi người xung quanh thực hiện đúng pháp luật.

Nội dung GDPL cho học sinh gồm: quyền được nuôi dưỡng, giáo dục, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự; quyền được học tập, vui chơi, lao động, tham gia các hoạt động xã hội; nghĩa vụ vâng lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô giáo, và kính trọng mọi người, học tập và phấn đấu vươn lên trở thành công dân có ích cho Tổ quốc; nghĩa vụ tuân theo các quy định của pháp luật.

GDLGTĐB là giáo dục một Luật cụ thể, mà người giáo dục phải có mục tiêu, có phương hướng và phương pháp tác động luôn gắn liền với những nhiệm vụ chính trị của Đảng trong các giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng GDLGTĐB là giáo dục các khái niệm về đường bộ, về phương tiện, về cách tham gia giao thông, các đúng sai khi tham gia giao thông, sai lầm khi sử dụng phương tiện dẫn đến

phạm luât, và viêc nắm vững các quy tắc xử lý các tính huống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023