Thực Trạng Về Nội Dung Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Tại Các Trung Tâm Gdtx Tỉnh Thái Nguyên

Vậy ta có thể khẳng định rằng học sinh ở các trung tâm GDTX đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục pháp luật, thấy rõ vai trò của nó trong việc phòng chống hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong nhà trường, ngoài xã hội và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

2.2.2. Thực trạng về nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên

Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nội dung giáo dục pháp luật là một yêu cầu thiết yếu của toàn xã hội, đặc biệt là trong các trung tâm GDTX.

Về phía học sinh:

Tác giả sử dụng câu hỏi 4 - Phụ lục 1 để khảo sát mức độ triển khai nội dung giáo dục pháp luật tại các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá của học sinh về mức độ triển khai các nội dung GDPL


TT

ND GDPL

Thường xuyên

Tỷ lệ (%)

Thỉnh thoảng

Tỷ lệ (%)

Không bao giờ

Tỷ lệ (%)

1

Giáo dục nội quy học sinh

150

83,3

30

16,7



2

Giáo dục ý thức chấp

hành pháp luật

50

27,7

110

61,1

20

11,1

3

Giáo dục phòng chống

bạo lực học đường

89

49,4

91

50,5



4

Giáo dục luật an toàn

giao thông

80

44,4

100

55,5



5

Giáo dục phòng chống tệ

nạn xã hội

118

65,5

62

34,4



6

Giáo dục luật bảo vệ

môi trường

111

61,6

69

38,3



7

Giáo dục sức khỏe, tình

yêu và giới tính

20

11,1

90

50

70

38,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2 1 Đánh giá của học sinh về mức độ triển khai các nội dung GDPL 1


Biểu đồ 2.1: Đánh giá của học sinh về mức độ triển khai các nội dung GDPL


Qua biểu đồ 2.1 cho thấy: Học sinh tại các trung tâm GDTX cho rằng nội dung GDPL được triển khai ở mức độ thường xuyên tập trung vào 3 nội dung chính: Thứ nhất là giáo dục nội quy học sinh, có 150 học sinh (chiếm 83,3%), thứ 2 là giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, có 118 học sinh (chiếm 65,5%), thứ 3 là giáo dục luật bảo vệ môi trường, có 111 học sinh, (chiếm 61,6 %)).

Nội dung GDPL được triển khai ở mức độ thỉnh thoảng tập trung vào 4 nội dung chính: Thứ nhất là giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, có 110 học sinh (chiếm 61,1%), thứ hai là giáo dục luật an toàn giao thông, có 100 học sinh (chiếm 55,5%), thứ ba là giáo dục phòng chống bạo lực học đường, có 91 học sinh (chiếm 50,5%).

Nội dung GDPL không bao giờ được triển khai tập trung vào hai nội dung chính: Thứ nhất là giáo dục sức khỏe, tình yêu và giới tính, 50 học sinh (chiếm 70%), thứ hai là giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, 20 học sinh (chiếm 11,1%).

Về phía cán bộ, giáo viên:

Tác giả sử dụng câu hỏi 1- Phụ lục 2 để khảo sát mức độ triển khai nội dung giáo dục pháp luật tại các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Đánh giá của giáo viên về mức độ triển khai các nội dung GDPL


TT

ND GDPL

Thường xuyên

Tỷ lệ (%)

Thỉnh thoảng

Tỷ lệ (%)

Không bao giờ

Tỷ lệ (%)

1

Giáo dục nội quy học sinh

70

77,7

20

22,2




2

Giáo dục ý thức chấp hành

pháp luật

60

66,7

30

33,3




3

Giáo dục phòng chống bạo

lực học đường

35

38,9

55

61,1



4

Giáo dục luật an toàn giao thông

42

46,7

48

53,3




5

Giáo dục phòng chống tệ nạn

xã hội

75

83,3

15

16,7



6

Giáo dục luật bảo vệ môi trường

27

30

63

70




7

Giáo dục sức khỏe, tình yêu

và giới tính

24

26,7

66

73,3




Biểu đồ 2 2 Đánh giá của giáo viên về mức độ triển khai các nội dung GDPL 2


Biểu đồ 2.2: Đánh giá của giáo viên về mức độ triển khai các nội dung GDPL


Qua biểu đồ 2.2 cho thấy ý kiến giáo viên và học sinh có nhiều điểm khá tương đồng.

Mức độ thường xuyên: Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, Giáo dục nội quy học sinh, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật đều trên 60% ý kiến của cán bộ giáo viên.

Mức độ thỉnh thoảng: Giáo dục sức khỏe, tình yêu và giới tính, giáo dục luật bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống nạn bạo lực học đường đều trên 50 % ý kiến của cán bộ, giáo viên.

Vậy có thể kết luận rằng các trung tâm GDTX đã tiến hành triển khai nội dung GDPL. Tuy nhiên chỉ tập chung chủ yếu vào một số nội dung chính như: Giáo dục nội quy học sinh, ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, còn một số nội dung GDPL khác chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt trong xã hội hiện nay do ảnh hưởng của mạng internet và thiếu hiểu biết về tình yêu, giới tính mà đã xảy ra rất nhiều vụ án nghiêm trọng. Vậy nên, tại các trung tâm GDTX cần kết hợp triển khai đồng bộ các nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên trong công tác phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy, mua bán người trong trường học. Phối hợp cùng các cấp, các ngành và toàn dân phòng ngừa, tiến tới đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhằm xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh; góp phần bảo vệ văn hóa tốt đẹp của dân tộc, danh dự và nhân phẩm của con người, giữ gìn trật an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm giảm thiểu tác hại của tệ nạn ma túy, mua bán người đối với đời sống xã hội.

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ATGT, trên phương tiện truyền thanh, pano, băng rôn, khẩu hiệu… vào thời gian đầu và cuối giờ tan học. Công tác tuyên truyền cần kiên trì, bền bỉ, liên tục để đạt hiệu quả giáo dục cao.

Chú trọng giáo dục giới tính trong các giờ học chính khóa và ngoại khóa, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản Pháp luật về phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy, mua bán người trong trường học.

* GDPL triển khai tại các trung tâm GDTX chủ yếu được lồng ghép thông qua hệ thống các môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân. Để điều tra ý kiến của học sinh về nội dung môn Giáo dục công dân, tác giả sử dụng câu hỏi 3- Phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Đánh giá của học sinh về nội dung môn GDCD


STT

Mức độ

Số phiếu

Tỷ lệ %

1

Dễ hiểu, phù hợp

30

16,7

2

Có nhiều nội dung trừu tượng, khó hiểu

120

66,7

3

Rất khó hiểu

20

11,1

4

Không có ý kiến

10

5,5



Biểu đồ 2 3 Đánh giá của học sinh về nội dung môn GDCD Qua khảo sát có thể 3


Biểu đồ 2.3: Đánh giá của học sinh về nội dung môn GDCD

Qua khảo sát có thể nhận thấy rằng có 120 học sinh (chiếm 66,7%) cho rằng nội dung môn GDCD có nhiều nội dung trừu tượng, khó hiểu, có 30 học sinh (chiếm 16,7%) cho rằng nội dung môn GDCD dễ hiểu, phù hợp.

Về phía giáo viên: Tác giả sử dụng câu hỏi 5 - Phụ lục 2 và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Đánh giá của giáo viên về nội dung môn GDCD


STT

Mức độ

Số phiếu

Tỷ lệ %

1

Dễ hiểu, phù hợp

5

5,5

2

Có nhiều nội dung trừu tượng, khó hiểu

85

94,4

3

Rất khó hiểu



4

Không có ý kiến



Qua bảng 2.6 cho thấy: Đa phần cán bộ, giáo viên đều cho rằng nội dung môn giáo dục công dân có nhiều nội dung trừu tượng, khó hiểu, có 85 ý kiến (chiếm 94,4 %). Cán bộ, giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, là người nắm rõ chương trình môn học, nhưng cũng có ý kiến khá đồng nhất với học sinh.

Chương trình giáo dục pháp luật tích hợp trong môn GDCD hiện nay còn ít chủ yếu kiến thức Triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội....Những kiến thức cuộc sống, nhất là kiến thức đạo đức, pháp luật và kỹ năng ứng xử, đối phó với trường hợp nguy hiểm chưa được quan tâm đúng mức. Dung lượng kiến thức quá lớn so với quỹ thời gian cũng như khả năng học tập của học sinh.

Vì vậy một yêu cầu lớn đặt ra là cần phải đổi mới nội dung chương trình môn giáo dục công dân cho phù hợp với yêu cầu thực tế, với nhu cầu, trình độ của học sinh, ngoài ra cần tích cực giáo dục pháp luật thông qua các môn học khác và các chương trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa.

*Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn giáo viên các trung tâm về hạn chế của những nội dung giáo dục pháp luật và nguyên nhân của những hạn chế đó, thu được kết quả sau:

Hạn chế:

- Nội dung chương trình môn GDCD còn nặng về lý thuyết, có nhiều nội dung khó hiểu, trừu tượng.

- Các nội dung GDPL đã được triển khai nhưng chưa thường xuyên.

- Còn nhiều học sinh chưa nắm được nội quy học sinh

Nguyên nhân:

- Nội dung chương trình giảng dạy trên lớp theo khung phân phối chương trình cho nên rất khó thay đổi, lồng ghép các hoạt động khác.

- Do học sinh chịu ảnh hưởng quá nhiều các tác động tiêu cực từ bên ngoài: Mạng internet…

2.2.3. Thực trạng về phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên

Trong giai đoạn hiện nay, quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm đặt lên hàng đầu, đặc biệt trong ngành giáo dục nói chung và tại các trung tâm GDTX nói riêng việc triển khai các hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật đang rất được chú trọng.

Khảo sát các em học sinh về phương pháp GDPL tại các Trung tâm GDTX, tác giả sử dụng câu hỏi 6 - Phụ lục 1 thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7: Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục pháp luật tại Trung tâm

TT

Phương pháp

Thường xuyên

Tỷ lệ (%)

Thỉnh thoảng

Tỷ lệ

(%)

Chưa sử dụng

Tỷ lệ

(%)

1

Phương pháp thuyết phục,

diễn giảng, thuyết trình

150

83,3

30

16,7




2

Nhóm phương pháp tổ

chức hoạt động: Thảo luận, đàm thoại, tạo tình huống...


40


22,2


130


72,2


10


5,6


3

Nhóm phương pháp kích thích hành vi: Khen

thưởng, trách phạt...


35


19,4


94


52,2


51


28,3

4

Hệ thống phương pháp dạy

học môn giáo dục công dân

165

91,7

15

8,3



Qua bảng biểu cho thấy, các trung tâm GDTX giáo dục pháp luật cho học sinh ở mức độ thường xuyên chủ yếu thông qua hệ thống phương pháp dạy học môn giáo dục công dân: 165 học sinh (chiếm 91,7%), hệ thống phương pháp thuyết phục, diễn giảng, thuyết trình: 150 học sinh (chiếm 83,3%). Ở mức độ thỉnh thoảng tập chung vào nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: Thảo luận, đàm thoại, tạo tình huống: 130 học sinh (chiếm 72,2%), nhóm phương pháp kích thích hành vi: Khen thưởng, trách phạt: 94 học sinh (chiếm 52,2%). Ở mức độ chưa sử dụng tập chung vào nhóm phương pháp kích thích hành vi: Khen thưởng, trách phạt: 51 học sinh (chiếm 28,3%), Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: Thảo luận, đàm thoại, tạo tình huống: 10 học sinh (chiếm 5,6%).

Như vậy, qua kết quả điều tra cho thấy: Các trung tâm GDTX đã sử dụng rất đa dạng hệ thống các phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh. Tuy nhiên, phần lớn vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống như diễn giảng, thuyết trình mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm, chưa kích thích hành vi, sự sáng tạo của học sinh. Mới bước đầu sử dụng một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh như: Khen thưởng, trách phạt...nhưng chưa thường xuyên.

Vì vậy, để công tác giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, các trung tâm GDTX cần phải tăng cường các phương pháp giáo dục nhằm kích thích tính tích cực của học sinh, giảm bớt kiến thức lý thuyết, đảm bảo cho học sinh có đủ thời gian và tinh thần tiếp thu một cách hiệu quả nhất.

Qua khảo sát 180 em học sinh và 90 giáo viên tại các trung tâm GDTX về hình thức giáo dục pháp luật tại trung tâm, tác giả sử dụng câu hỏi 5 - Phụ lục 1 và câu hỏi 2 - Phụ lục 2 thu được kết quả như sau:

Về phía học sinh:

Bảng 2.8: Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng các hình thức giáo dục pháp luật tại Trung tâm

STT

Hình thức

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Tuyên truyền miệng

170

94,4

2

Thông qua các môn học

150

83,3

3

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tài

liệu tuyên truyền

100

55,5

4

Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua tư

vấn, trợ giúp pháp lý

50

27,8

5

Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các

phương tiện truyền thông đại chúng

70

38,9

6

Triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật

thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

80

44,4

7

Thông qua hình ảnh trực quan sinh động

50

27,8

8

Thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh

hoạt Đoàn thanh niên

110

61,1

9

Thông qua các đợt phát động thi đua

60

33,3

10

Thông qua hoạt động thể dục, thể thao

20

1,1

Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng: Học sinh các Trung tâm GDTX đã được phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hầu hết ở các trung tâm đều tập trung vào một số hình thức như: Tuyên truyền miệng, thông qua các môn học, thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn thanh niên. Còn các hình thức như: Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua tư vấn, trợ giúp pháp lý, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua hoạt động thể dục, thể thao, thông qua

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí