Đồng thời hoạt động GDPL còn nhằm nâng cao ý thức, bồi dưỡng niềm tin và tình cảm pháp luật cho học sinh.
Giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật, làm biến chuyển thái độ đối với pháp luật, rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề pháp luật
Bên cạnh đó, GDPL còn hướng tới hình thành ở các em động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật. Đặc biệt, GDPL rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhằm ứng xử đúng pháp luật những tình huống trong đời sống xã hội, nhờ đó phát triển năng lực giúp các em hành động trong hành lang pháp lý, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ mình và lựa chọn, quyết định cho mình cách ứng xử tích cực trước muôn nẻo đường của cuộc sống [17]. Mục đích này có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Makarenco, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã khẳng định: “Giáo dục thói quen là công việc khó khăn hơn cả giáo dục ý thức” [1].
1.3.1.2. Vai trò của giáo dục pháp luật cho học sinh THPT
Thứ nhất, thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức pháp luật, hình thành phát triển nhân cách học sinh THPT. Trước hết GDPL giúp các em hiểu được điều hay lẽ phải, nhận biết được những chuẩn mực tốt đẹp về lòng nhân ái, sự công bằng, bình đẳng dân chủ, lòng khoan dung, biết yêu cái đẹp, cái chân chính, biết đấu tranh với cái xấu và trong những tình huống cụ thể các em biết nên và cần ứng xử như thế nào cho phù hợp với đạo lý làm người. Bên cạnh đó GDPL tạo cơ hội cho các em tham gia các hoạt động xã hội, từ đó phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân, đồng thời giúp học sinh biết định hướng đúng và trân trọng những giá trị của cuộc sống.
Thứ hai, GDPL góp phần phòng chống hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong nhà trường và ngoài xã hội. Bằng việc trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống pháp luật, GDPL cho học sinh THPT giúp học sinh biết và hiểu được ý nghĩa tích cực của hành vi pháp luật từ đó tự giác thực hiện nghiêm minh pháp luật đồng thời xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và trách nhiệm của các em trong việc đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong nhà trường và xã hội.
Thứ ba, GDPL góp phần bảo tồn, sáng tạo và phát triển văn hóa và văn hóa pháp lý. Điều đó thể hiện trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, hình thành ý thức, thúc đẩy hành vi văn hóa pháp lý cho các em học sinh. Giáo dục pháp luật giáo dục học sinh cách thức sàng lọc, lựa chọn các giá trị văn hóa tiến bộ phù hợp với các chuẩn mực pháp luật, loại bỏ những hành vi sai trái, đi ngược với những giá trị pháp luật, qua đó phát triển văn hóa pháp lý trong nhà trường. Đặc biệt, GDPL còn nâng cao năng lực tiếp cận công lý cho các em học sinh.
1.3.2. Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
Trong những năm qua, công tác giáo dục pháp luật ở các nhà trường tuy có đạt được những kết quả tốt đẹp, đáng ghi nhận, song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trên thực tế nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục pháp luật trong nhà trường đôi khi cũng chưa được coi trọng và quan tâm, nhiều nơi chương trình giáo dục pháp luật vẫn mang nặng tính hình thức, bị động, chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục không cao, tình trạng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất và hậu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó có sự hạn chế, bất cập của hoạt động giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức trong nhà trường.
Giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; Là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, nhằm xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật của các cá nhân, nhóm xã hội và toàn xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên - 1
- Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên - 2
- Biện Pháp Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
- Thực Trạng Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Ở Các Trung Tâm Gdtx, Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Về Nội Dung Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Tại Các Trung Tâm Gdtx Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, cần phải rà soát lại toàn bộ chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật trong nhà trường, đặc biệt là về mặt nội dung. Nội dung GDPL cho học sinh THPT bao gồm:
Một là, GDPL cung cấp những kiến thức mang tính lý luận về nhà nước và pháp luật. Hai là, giáo dục những chuẩn mực cơ bản của pháp luật như: Dân chủ, công bằng, bình đẳng, công lý, tự do…Ba là, những kiến thức pháp luật cơ sở thuộc những lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần, lao động và học tập của học sinh. Bốn là, những kỹ năng thực hiện những chuẩn mực pháp luật. Đặc điểm nổi bật về nội dung GDPL cho học sinh trong trường THPT so với các cấp học khác là kiến thức pháp luật mang tính đại cương gắn với đặc điểm tâm lý tuổi mới lớn và phù hợp với yêu cầu của xã hội, kiến thức mang tính gợi mở, kích thích tư duy và hướng tới không chỉ hình thành, củng cố mà còn phát triển những phẩm chất cơ bản của một công dân mẫu mực. Trên nền tảng đó công tác giáo dục pháp luật thực hiện nhiệm vụ cung cấp phương pháp tiếp cận nội dung pháp luật cụ thể cho học sinh khi các em có nhu cầu [17]. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh cần phù hợp với chương trình giáo dục pháp luật chính khóa, cụ thể:
Với học sinh trung học phổ thông: Những nội dung liên quan đến đạo đức, kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật cơ bản.
Phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh cần tập trung những quy định pháp luật cơ bản, cần thiết liên quan tới học sinh như: Quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, pháp luật về thanh thiếu niên; chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy và tệ nạn mại dâm, giáo dục giới tính và phòng chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, biện pháp chăm sóc sức khỏe vị thành niên, bảo vệ môi trường; Phổ biến các nội dung Luật Biển Việt Nam, về chủ quyền biển, đảo và chiến lược biển của Việt Nam, pháp luật về cư trú, pháp luật về lao động và việc làm, hôn nhân và gia đình, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật về lao động và an toàn lao động, Luật phòng cháy chữa cháy, các hiểu biết nhất định về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, các quy định pháp luật có liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự, nếp sống văn minh đô thị và quy định của chính quyền địa phương đối với học sinh cư trú trên địa bàn.
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục có liên quan đến học sinh như: Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009, các quy chế, quy định liên quan trong công tác giáo dục và đào tạo, công tác học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nội quy, quy chế quy định của nhà trường, thông tin liên quan đến chủ trương tín dụng, chế độ chính sách ưu đãi cho học sinh, những nội dung trọng tâm của năm học, các quy định khác của ngành giáo dục.
cách Hồ Chí Minh; Giáo dục chuẩn mực đạo đức công dân cho học sinh [17].
Tập trung có chiều sâu và hiệu quả các nội dung trọng tâm của ngành như: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong
1.3.3. Phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh THPT
Phương pháp giáo dục là cách thức, biện pháp tổ chức quá trình giáo dục, thực hiện mục đích GDPL... phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn đến kết quả GDPL. Với cùng một nội dung, nếu sử dụng phương pháp phù hợp sẽ thu được kết quả cao hơn, đạt được mục đích nhanh hơn và ngược lại.
GDPL trong trường THPT có những phương pháp sau:
- Phương pháp thuyết phục
Đây là nhóm phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm của học sinh để hình thành cho các em ý thức, thái độ tích cực với cuộc sống qua khuyên giải, tranh luận, nêu gương.
- Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động
Đưa học sinh vào các hoạt động thực tiễn, thông qua việc phân tích xử lý tình huống cụ thể để tập dượt, hình thành ở học sinh thái độ, hành vi và thói quen tuân thủ pháp luật.
- Nhóm phương pháp kích thích hành vi
Là nhóm phương pháp tác động vào động cơ, tình cảm của học sinh nhằm tạo nên tính tích cực hoạt động và khả năng điều chỉnh hành vi, khắc phục những hạn chế, sai lệch trong hành vi pháp luật. Nhóm này gồm khen thưởng, trách phạt, thi đua.
- Hệ thống phương pháp dạy học môn giáo dục công dân
Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân chủ yếu là phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp động não, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án.
1.3.4. Hình thức GDPL cho học sinh trung học phổ thông
Đa dạng các hình thức thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh, trong đó tập trung vào một số hình thức như:
- Tuyên truyền miệng: Theo tinh thần Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền miệng về pháp luật cho từng đối tượng học sinh.
- Thông qua các môn học: Những nội dung GDPL cho học sinh THPT do Bộ GD&ĐT quy định các quyền và nghĩa vụ công dân và nâng cao nhận thức của học sinh về trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện các quyền của công dân thông qua môn GDCD. Ngoài ra, GDPL cho học sinh cũng được lồng ghép qua hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên và các môn khoa học xã hội khác trong nhà trường. So với hình thức GDPL nói chung và hình thức GDPL cho các đối tượng cụ thể khác như cán bộ công chức, phụ nữ, nông dân... nói riêng thì hình thức GDPL cho học sinh THPT phong phú, sâu sắc, đặc biệt GDPL qua dạy học môn giáo dục công dân là hình thức mang tính đặc thù, chỉ có thể được thực hiện trong trường học.
- Giáo dục pháp luật thông qua tài liệu tuyên truyền: Phân loại nhóm tài liệu tuyên truyền, giáo dục pháp luật đưa vào thư viện sách của nhà trường và tổ chức sắp xếp khoa học, hợp lý, tiện dụng; Lập kế hoạch thu hút học sinh sử dụng thư viện sách có hiệu quả; Tổ chức ngày hội đọc sách pháp luật và tuần giới thiệu sách pháp luật theo chủ đề, chuyên đề; khuyến khích, tạo điều kiện khích lệ học sinh cùng cha mẹ được tham gia đóng góp sách, tài liệu pháp luật cho thư viện sách của nhà trường.
- Giáo dục pháp luật thông qua tư vấn, trợ giúp pháp lý: Phát triển mạnh mẽ các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trực tiếp, xây dựng phòng tư vấn, hỗ trợ pháp lý hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, trang mạng xã hội, các trang tìm kiếm nổi tiếng; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý lưu động cho các học sinh được trợ giúp; tăng cường hình thức trả lời, giải đáp, tư vấn của cơ quan nhà nước đối với những thắc mắc về pháp luật, về quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh bằng nhiều hình thức.
- Giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Xây dựng trang thông tin điện tử (website) phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố, địa phương và của ngành; nhà trường xây dựng chương trình phát thanh được cập nhật thường xuyên các thông tin pháp luật mới, gần gũi, thiết thực; Tổ chức đưa tin về pháp luật, các chuyên đề, chuyên mục pháp luật phù hợp với chương trình giáo dục đạo đức, giáo dục công dân; Giành vị trí phù hợp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên bản tin, website của nhà trường; thử nghiệm hình thức xây dựng trang thông tin điện tử, lập hộp thư điện tử tư vấn để cung cấp các văn bản pháp luật, chú ý những vấn đề gắn liền với cuộc sống, học tập của học sinh, chú trọng phổ biến, giáo dục các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ môi trường; Tổ chức cho học sinh được xem các phiên tòa xét xử tại địa phương, trên truyền hình Việt Nam….
- Triển khai giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Các hoạt động giáo dục, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đợt sinh hoạt chính trị, tuần sinh hoạt công dân, nói chuyện chuyên đề, hội thi do nhà trường tổ chức như: Tổ chức báo cáo chuyên đề về pháp luật, phát huy hiệu quả các hình thức thi viết, vẽ tranh, kể chuyện, sáng tác cốt
chuyện, thi qua hình thức sân khấu những tình huống pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật truyền hình tương tác trên internet, xem phim tư liệu. Các hoạt động này nhằm hỗ trợ, bổ sung cho hình thức chính thức nhằm củng cố, mở rộng và khơi sâu thêm sự hiểu biết của học sinh về pháp luật, quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hình thành thói quen tuân thủ pháp luật. Trong hình thức này đối với học sinh THPT cần chú trọng hoạt động hướng nghiệp để thông qua đó giáo dục về nhận thức và ý thức pháp luật.
- Thông qua hình ảnh trực quan sinh động: Sử dụng triệt để, vận dụng có hiệu quả các hình ảnh thực tiễn về chấp hành pháp luật của địa phương, cơ quan ban ngành trong địa phương, trong cuộc sống xung quanh học sinh đang diễn ra hàng ngày vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật (truy tố, xét xử, kiện tụng, tranh chấp, trốn thuế, tham nhũng, vi phạm luật lệ an toàn giao thông, vi phạm các tệ nạn xã hội, an ninh trật tự...).
- Phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa thông qua các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
GDPL cho học sinh THPT phụ thuộc trực tiếp vào một số các yếu tố sau đây:
1.3.5.1. Gia đình
Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lúc mới lọt lòng. Ông bà, cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ từ cách nói năng, chào hỏi, đi đứng. Lớn lên một chút thì ý thức pháp luật của các em thường xuyên chịu sự tác động trực tiếp về ý thức pháp luật của các thành viên