Đánh Giá Của Học Sinh Về Mức Độ Sử Dụng Các Hình Thức Giáo Dục Pháp Luật Tại Trung Tâm

hình ảnh trực quan sinh động, thông qua các đợt phát động thi đua chưa được quan tâm đúng mức và vận dụng hiệu quả. Chúng được thể hiện rõ trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 2 4 Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng các hình thức giáo 1

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng các hình thức giáo dục pháp luật tại Trung tâm

Về phía giáo viên: Tác giả sử dụng câu hỏi 2 - Phụ lục 2 để khảo sát và thu được kết quả sau:

Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng các hình thức giáo dục pháp luật tại Trung tâm

STT

Hình thức

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Tuyên truyền miệng

75

83,3

2

Thông qua các môn học

77

85,5

3

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua

tài liệu tuyên truyền

40

44,4

4

Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua tư

vấn, trợ giúp pháp lý

30

33,3

5

Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các

phương tiện truyền thông đại chúng

74

82,2

6

Triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật

thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

80

88,9

7

Thông qua hình ảnh trực quan sinh động

55

61,1


8

Thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh

hoạt Đoàn thanh niên

44

48,9

9

Thông qua các đợt phát động thi đua

65

72,2

10

Thông qua hoạt động thể dục, thể thao

39

43,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2 5 Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng các hình thức 2

Biểu đồ 2.5: Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng các hình thức giáo dục pháp luật tại Trung tâm

Theo ý kiến của các thầy cô giáo thì hiện nay công tác giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trung tâm GDTX tập chung chủ yếu vào các hình thức như: Tuyên truyền miệng (83,3 %), thông qua các môn học (85,5 %), triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp (88,9 %), Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông đại chúng (82,2

%). Còn một số hình thức khác như: Thông qua tư vấn, trợ giúp pháp lý, thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn thanh niên.... cũng đã được triển khai nhưng chưa tích cực.

Chính vì vậy một giải pháp đặt ra là cần tăng cường, mở rộng các hình thức giáo dục, phổ biến pháp luật. Đặc biệt là hình thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các đợt phát động thi đua. Thông qua đó, các em học sinh vừa có thêm động lực tiếp thu các kiến thức pháp luật vừa tăng tình đoàn kết tập thể.

Ngoài ra, các trung tâm cần lồng ghép giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, tội phạm, HIV/AIDS trong chương trình giảng dạy các bộ môn. Coi công tác tuyên truyền, giáo dục là nhiệm vụ cơ bản và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tổ chức triển khai công tác tư vấn học đường, giáo dục

pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống, giáo dục phòng, chống tệ nạn mại dâm cho học sinh, tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong năm học như: Vẽ tranh, viết báo tường, thi văn nghệ tìm hiểu về Luật phòng chống ma tuý, Luật phòng chống HIV/AIDS... lập hòm thư, phát động phong trào tố giác, vận động tự giác khai báo về tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trong cán bộ, viên chức, trong học sinh, sinh viên. Ngoài ra, các đơn vị, trường học cần thành lập đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích, tăng cường công tác kiểm tra phát hiện học sinh có nghi vấn liên quan tới ma túy, tội phạm để có biện pháp giáo dục kịp thời. Tăng cường quản lí giáo dục học sinh có biểu hiện nghi vấn hoạt động tội phạm và tệ nạn xã hội.

* Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn học sinh và giáo viên các trung tâm GDTX về việc triển khai các phương pháp và hình thức GDPL và thu được kết quả sau:

Kiến nghị của học sinh:

- Ý kiến thứ nhất: Thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa GDPL

- Ý kiến thứ hai: Hàng năm nên tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông.

- Ý kiến thứ ba: Lồng ghép giáo dục pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn thanh niên.

- Ý kiến thứ tư: Giảm bớt lý thuyết môn học giáo dục công dân

- Ý kiến thứ năm: Lồng ghép giáo dục pháp luật vào các môn học khác như: Sinh học, địa lý, văn học.....

Ý kiến của cán bộ giáo viên Hạn chế:

- Chưa lồng ghép GDPL vào các môn học chính khóa

- Chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh

- Chưa tổ chức được những buổi thảo luận chuyên đề về GDPL

Nguyên nhân:

- Số lượng học sinh và giáo viên trong các trung tâm ít nên rất khó tổ chức các hoạt động phong trào.

- Chưa có cán bộ giáo viên phụ trách riêng về công tác pháp chế mà phần lớn là giáo viên kiêm nhiệm.

- Kinh phí của các trung tâm ít: Chưa có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2.2.4. Thực trạng về kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên

Theo đánh giá của thầy (cô) giáo tại các trung tâm GDTX về mức độ hiểu biết của các em học sinh. Tác giả sử dụng câu hỏi 6 - Phụ lục 2, thu được kết quả sau:

Bảng 2.10. Đánh giá mức độ hiểu biết pháp luật của học sinh tại các trung tâm GDTX

STT

Mức độ

Ý kiến CBGV

Tỷ lệ (%)

1

Cao

0

0

2

Trung bình

40

44,4

3

Thấp

30

33,3

4

Rất thấp

20

22,2


Biểu đồ 2 6 Đánh giá mức độ hiểu biết pháp luật của học sinh tại các 3

Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức độ hiểu biết pháp luật của học sinh tại các trung tâm GDTX

Trong số 90 giáo viên được khảo sát, có 44,4 % ý kiến đánh giá hiểu biết pháp luật của học sinh ở mức trung bình, có 33,3 % ý kiến đánh giá hiểu biết pháp luật của học sinh ở mức thấp, 22,2 % ý kiến đánh giá ở mức rất thấp.

Vậy có thể nhận thấy mức độ hiểu biết pháp luật của các học sinh tại các trung tâm GDTX chỉ ở mức trung bình và thấp, dẫn đến tình trạng thiếu hụt những kiến thức liên quan đến chuẩn mực pháp luật, quyền và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, quyền và nhiệm vụ của học sinh, kỹ năng tự bảo vệ trước hành vi bạo lực, buôn bán trẻ em, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích còn khá phổ biến, ý thức pháp luật hạn chế, thiếu tin tưởng vào pháp luật.

2.2.5. Thực trạng xếp loại hạnh kiểm học sinh các trung tâm GDTX, tỉnh Thái Nguyên

Qua khảo sát thực trạng giáo dục pháp luật tại các trung tâm GDTX, nhìn chung đa số học sinh có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của Trung tâm. Và để đánh giá thực tế về vấn đề này tác giả đã phân tích hồ sơ học sinh và thu được kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh 3 trung tâm GDTX trong năm học 2014-2015, cụ thể như sau:

Bảng 2.11. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trung tâm GDTX năm học 2014 - 2015

TT

Hạnh kiểm

Tốt

Tỷ lệ

(%)

Khá

Tỷ lệ

(%)

TB

Tỷ lệ

(%)

Yếu

Tỷ lệ

(%)

1

TT GDTX Sông Công

53

88,3

7

11,7





2

TT GDTX huyện Đại Từ

28

46,7

27

45

5

8,3



3

TT GDTX huyện Đồng Hỷ

27

45

25

41,7

8

13,3



60

53

50


40


30

28 27

27 25

20

T t

h

T ung nh

u

10 7

5

8

0

0

3

0

0

TT GDTX Sông Công

TT GDTX huyện Đại Từ

TT GDTX huyện Đồng Hỷ


Biểu đồ 2.7. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trung tâm GDTX năm học 2014-2015

Qua biểu đồ cho thấy: Xếp loại hạnh kiểm của học sinh 3 trung tâm GDTX không giống nhau.

Trung tâm GDTX Sông Công: Xếp loại hạnh kiểm tốt: 53 em (chiếm 88,3

%), khá: 7 em (chiếm 11,7 %), không có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình. Tuy số lượng học sinh ít, nhưng phần lớn các em đều ngoan, không có tình trạng học sinh vi phạm pháp luật hay vi phạm nghiêm trọng nội quy trung tâm.

Trung tâm GDTX huyện Đại Từ: Xếp loại hạnh kiểm tốt: 28 em (chiếm 46,7) %, khá: 27 em (chiếm 45 %), trung bình: 5 em (chiếm 8,3 %). Vẫn còn tình trạng học sinh xếp loại trung bình, nhưng số lượng ít không gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trung tâm, không có học sinh vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Trung tâm GDTX huyện Đồng Hỷ: Xếp loại hạnh kiểm tốt: 27 em (chiếm 45 %), khá: 25 em (chiếm 41,7 %), Trung bình: 8 em (chiếm 13,3 %). So với trung tâm GDTX Sông Công thì học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình vẫn còn khá nhiều.

*Phỏng vấn cán bộ giáo viên về kết quả giáo dục pháp luật trong trung tâm thu được kết quả sau:

- Ý kiến thứ nhất: Mức độ hiểu biết về pháp luật của học sinh còn thấp

- Ý kiến thứ 2: Ý thức chấp hành pháp luật của học sinh còn kém, còn rất nhiều học sinh vi phạm.

Nguyên nhân:

- Số lượng học sinh và giáo viên trong các trung tâm ít nên rất khó tổ chức các hoạt động phong trào.

- Chưa có cán bộ giáo viên phụ trách riêng về công tác pháp chế mà phần lớn là giáo viên kiêm nhiệm.

- Kinh phí của các trung tâm ít: Chưa có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Do học sinh chịu ảnh hưởng quá nhiều các tác động tiêu cực từ bên ngoài: Mạng internet….

2.2.6. Thực trạng các biện pháp GDPL cho học sinh các trung tâm GDTX Tỉnh Thái Nguyên

Đối với toàn ngành giáo dục nói chung và đối với các trung tâm GDTX nói riêng muốn nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của công tác giáo dục pháp luật, làm cho Ngày Pháp luật trở thành đợt sinh hoạt chính trị pháp lý sâu rộng, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; Góp phần tạo chuyển biến mới về chất trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến nhà giáo, người học, cán bộ quản lý trong ngành giáo dục thì việc đề ra các biện pháp giáo dục pháp luật là hết sức quan trọng. Để tìm hiểu về vấn đề này tác giả đã sử dụng câu hỏi 7, phụ lục 2 và thu được kết quả:

Bảng 2.12. Những biện pháp nâng cao chất lượng GDPL


STT

Biện pháp

Ý kiến CBGV

Tỷ lệ (%)

1

Thành lập tổ pháp chế trong Trung tâm

80

88,9

2

Nâng cao trình độ cho giáo viên dạy GDCD

89

98,9

3

Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội

trong việc GDPL cho học sinh

85

94,4

4

Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDPL

88

97,8

5

Đổi mới về nội dung GDPL cho học sinh

87

96,7

6

Đa dạng hóa các hình thức GDPL cho học sinh

90

100


Biểu đồ 2 8 Những biện pháp nâng cao chất lượng GDPL Qua biểu đồ 2 8 cho 4


Biểu đồ 2.8. Những biện pháp nâng cao chất lượng GDPL


Qua biểu đồ 2.8 cho thấy: Các thầy (cô) giáo tại các trung tâm GDTX đã nhận thức được vai trò của việc triển khai đồng bộ các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật. Cụ thể: Đa dạng hóa các hình thức GDPL cho học sinh (100 %), nâng cao trình độ cho giáo viên dạy GDCD (98,9 %), tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác GDPL (97,8 %), đổi mới về nội dung GDPL cho học sinh (96,7 %), phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc GDPL cho học sinh (94,4 %), thành lập tổ pháp chế trong Trung tâm (88,9 %).

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí