Khái Quát Về Truờng Cđsp Savannakhet Nuớc Chdcnd Lào

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SAVANNAKHET

NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


2.1. Khái quát về truờng CĐSP Savannakhet nuớc CHDCND Lào

Trường CĐSP Savannakhet nuớc CHDCND Lào là một trường Cao đẳng sư phạm lớn nhất nước Lào, là trường trọng điểm, một trường có bề dày truyền thống về đào tạo giáo viên gần 70 năm qua. Đã có rất nhiều thế hệ giáo viên kì cựu, kinh nghiệm của nước Lào trưởng thành từ đây. Đây là trường Cao đẳng sư phạm của miền Trung nước Lào, đào tạo giáo viên chủ yếu cho tỉnh Savannakhet, Khăm Muộn.

Sứ mạng của trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học (liên kết đào tạo) cho hệ thống giáo dục khu vực miền Trung nước Lào. Trường có vai trò là một trong những trường nòng cốt cho hệ thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, tham gia vào việc phát triển các chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, cho các bậc học.

Hiện nay trường có 4 khoa : Khoa Mầm non - Tiểu học, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Xã hội, Khoa Tự nhiên và 6 phòng ban trực thuộc: Phòng Quản lí sinh viên, Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Phòng Đào tạo và Quan hệ quốc tế, Phòng Kiểm định chất lượng, Phòng Tổ chức, Phòng hành chính tổng hợp. Trường có các trường phổ thông trực thuộc là trường thực hành từ mầm non đến trung học cơ sở. Điều kiện tổ chức, phân bố này cũng có thuận lợi cho việc tiến hành trải nghiệm và GDKNM ở đơn vị trường khi có một hệ thống đào tạo khép kín như vậy.

Hiện nay trường có hơn 213 cán bộ, giáo viên, trong đó số 111 là cán bộ nữ. Hơn một nửa số GV có học vị Thạc sĩ đúng chuyên ngành trong đó có 3 người là tiến sĩ và hiện nay có tới 20 người đang tham gia học Cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Số còn lại đều có bằng đại học, một số đồng chí đang hoàn thiện đại học chuyên ngành. Một lực lương GV trẻ khá sôi nổi và có thể thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới trong dạy học.

- Sinh viên của trường năm học 2017- 2018 là 1652 sinh viên chính quy và khoảng 1000 sinh viên tại chức:

+ Khoa Ngoại ngữ có 6 lớp chính quy và có 133 sinh viên (nữ 79- nam

52) hệ đại học ( 12+4).

+ Khoa Xã hội có 6 lớp chính quy và có 150 sinh viên ( nữ 101- nam 49): Lịch sử 4 lớp hệ chính quy đại học ( 12+4); Ngôn ngữ và Văn học có 2 lớp hệ chính quy đại học ( 12+4).

+ Khoa Tự nhiên có 21 lớp chính quy và có 710 sinh viên ( nữ 472- nam

238) : Công nghệ thông tin 7 lớp hệ chính quy đại học (12+4); Vật Lí 2 lớp hệ chính quy đại học (12+4); Hoá học 6 lớp hệ chính quy đại học (12+4); Toán học 6 lớp hệ chính quy đại học ( 12+4).

+ Khoa GD Tiểu học - GDMầm non có 6 lớp chính quy và có 659 sinh viên ( nữ 554 - nam 105):

GD Tiểu học gồm 1 lớp hệ chính quy (12+ 2); 5 lớp hệ chính quy (12+ 4); 6 lớp hệ chính quy (9+ 3).

GD Mầm non gồm 6 lớp hệ chính quy (12+ 2); 3 lớp hệ chính quy

(12+ 4).

Có thể nói số sinh viên với các hệ, khoa khác nhau là một lực lượng rất mạnh cho công tác thanh niên và các hoạt động phong trào của trường. Đào tạo của trường CĐSP Savannakhet còn có khoảng 50 sinh viên là các nhà sư của Phật giáo ở chùa và các con chiên ở nhà thờ Thiên chúa giáo theo học tất cả các khoa từ Ngoại ngữ, Tự nhiên, Xã hội, Tiểu học. Sự đa dạng và phong phú của văn hoá, tôn giáo tạo nên một nhà trường hướng tới cộng đồng và gần gũi cuộc sống của xã hội.

Sinh viên trường CĐSP Savannakhet mang đặc trưng của lối sống, sinh hoạt chủ yếu của người Lào miền Trung và Miền Nam. Với tính cách sôi nổi, hoà đồng, thích sinh hoạt văn hoá cộng đồng, thích dã ngoại và khám phá tự nhiên, tính cách sôi nổi nhưng cũng rất trang trọng trong các nghi thức lễ hội và sự kiện văn hoá. Đây cũng là những điểm mạnh của sinh viên và giáo dục ở giảng đường trường sư phạm cần phải biết khơi dậy, phát huy trong GDKNM cho sinh viên.

Trường CĐSP Savannakhet là một trong những trường cao đẳng có cơ sở vật chất và thiết bị khá tốt trong hệ thống các trường cao đẳng, đặc biệt là so với các trường sư phạm cả nước.Với hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng nghiệp vụ, thư viện, sân vận động, nhà thi đấu đa năng, trường thực hành, các phương tiện kỹ thuật đang ngày được nâng cấp. Ký túc xá sinh viên được mở rộng và nâng cấp, cảnh quan và môi trường sư phạm ngày càng đổi mới, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường sư phạm.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Savannakhet nước CHDCND Lào

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng giáo dục KNM cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Savanakhet, Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNM nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức về KNM và giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet

- Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Bao gồm: 50 giảng viên và 150 sinh viên trường CĐSP Savannakhet

2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát

2.2.4.1. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin về nhận thức, phương pháp, hình thức và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet.

2.2.4.2. Xử lý kết quả khảo sát

- Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo cách là đếm số lượng, tính theo tỷ lệ % và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc. Thông qua các số liệu thu được, chúng tôi có sự phân tích và tìm hiểu rõ nét thực trạng giáo dục KNM cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet nước Cộng hòa DCND Lào.

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên Trường CĐSP Savannakhet về khái niệm kỹ năng mềm, giáo dục kỹ năng mềm

Nhận thức là nền tảng của thái độ và hành vi của con người. Nhận thức đúng sẽ tạo tiền đề cho thái độ tích cực và hành vi, hoạt động đúng đắn. Chúng tôi đưa ra các quan điểm khác nhau về kỹ năng mềm, giáo dục kỹ năng mềm, tiến hành điều tra nhận thức của sinh viên và giảng viên trường CĐSP Savannakhet về các khái niệm này và thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2 1 Nhân thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng mềm Qua biểu đồ 1

Biểu đồ 2.1: Nhân thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng mềm

Qua biểu đồ, chúng ta nhận thấy khái niệm kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả được nhiều lựa chọn nhất (đạt tỷ lệ 41.24%). Khái niệm kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ

dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả cao được 36.36% sinh viên lựa chọn (xếp thứ 2). Tuy nhiên, từ những số liệu trên cho thấy không có sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ lựa chọn giữa các quan điểm, nghĩa là có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng mềm mà chưa có sự thống nhất chung trong nhận thức của sinh viên.

Trên cơ sở tìm hiểu nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng mềm, chúng tôi tiếp tục điều tra nhận thức của sinh viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm và thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2 2 Nhận thức của sinh viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm Từ 2

Biểu đồ 2.2: Nhận thức của sinh viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm


Từ biểu đồ trên ta thấy 59.39% sinh viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là việc hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp. 27.88% sinh viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch các dạng hoạt động nhằm hình thành khả năng thích ứng và hòa nhập trước các yêu cầu của cuộc sống. Chỉ có 12.73% sinh viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành các kỹ năng gắn liền với cuộc sống thực tiễn của cá nhân. Như vậy, sự nhận thức của sinh viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm đã có sự thống nhất tương đối cao.

Cùng với việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm, chúng tôi đồng thời tìm hiểu nhận thức của giảng viên về các khái niệm trên và thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2 3 Nhận thức của giảng viên về khái niệm kỹ năng mềm Qua biểu 3

Biểu đồ 2.3: Nhận thức của giảng viên về khái niệm kỹ năng mềm

Qua biểu đồ trên ta thấy đa số giảng viên đều cho rằng kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt hiệu quả cao (đạt 66.67% sự lựa chọn). Có 20.37% số giảng viên được điều tra cho rằng kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả. Còn một số ít giảng viên (chiếm 12.96%) cho rằng kỹ năng mềm là những là những kỹ năng mà con người có được ngoài yếu tố chuyên môn và sự chuyên nghiệp xét trên lĩnh vực công việc. Từ những số liệu điều tra cho thấy dù vẫn có những nhận định khác nhau, tuy nhiên giảng viên trường CĐSP Savannakhet có sự đồng thuận rất cao trong nhận thức về khái niệm kỹ năng mềm.

Biểu đồ 2 4 Nhận thức của giảng viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm 4


Biểu đồ 2.4: Nhận thức của giảng viên về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm


Qua số liệu của biểu đồ cho thấy 55.56% giảng viên được điều tra cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch các dạng hoạt động nhằm hình thành khả năng thích ứng và hòa nhập trước các yêu cầu của cuộc sống; 25.93% giảng viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là việc hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp; 18.52% giảng viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành các kỹ năng gắn liền với cuộc sống thực tiễn của cá nhân. Như vậy, đa số giảng viên đã nhận thức đúng đắn, phù hợp với cơ sở lý luận của đề tài về khái niệm giáo dục kỹ năng mềm.

Để các quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet đạt hiệu quả cao thì trước hết cần sự nhận thức đúng đắn về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm của giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy nhận thức của giảng viên và sinh viên hoàn toàn đúng đắn và khớp với nhau. Điều này thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: So sánh nhận thức của giảng viên và sinh viên trường CĐSP Savannakhet về kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm


Stt


Khái niệm

Giảng viên

Sinh viên

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%


Kỹ năng mềm






1.1

Kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi

và đạt được hiệu quả cao


36


66.67%


60


36.36%


1.2

Kỹ năng mềm là những là những kỹ năng mà con người có được ngoài yếu tố chuyên môn và sự chuyên nghiệp xét

trên lĩnh vực công việc


7


12.96%


37


22.40%


1.3

Kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một

cách hiệu quả.


11


20.37%


68


41.24%


Giáo dục kỹ năng mềm






1.4

Là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành các kỹ năng gắn

liền với cuộc sống thực tiễn của cá nhân


10


18.52%


21


12.73%


1.5

Là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và

các kỹ năng thích hợp


14


25.93%


98


59.39%


1.6

Là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch các dạng hoạt động nhằm hình thành khả năng thích ứng và hòa nhập

trước các yêu cầu của cuộc sống


30


55.56%


46


27.88%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí