Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Của Sinh Viên Sư Phạm

mỗi SV có thể tích luỹ những kinh nghiệm - giá trị và những yếu tố thuộc về nền tảng của thao tác hay thậm chí là các “thao tác” được điều chỉnh. Trên cơ sở những hoạt động phong trào Đoàn - Hội, những hoạt động ngoài giờ lên lớp, những hoạt động tự học... những kỹ năng mềm sẽ dần dần được phát triển ở SVSP. Tuy nhiên, sự phát triển ấy cũng không hoàn toàn tích cực nếu như thiếu sự tác động có chủ đích của các tổ chức có nhiệm vụ chuyên biệt. Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Phòng công tác - chính trị và hỗ trợ SV, các khoa đào tạo... cần có những định hướng mang tính chất chiến lược và có những kế hoạch cụ thể dựa trên chức năng - vai trò của bộ phận hoặc cá nhân mình để việc phát triển kỹ năng mềm mang một sắc thái mới của sự tác động có chủ đích và đồng bộ, thống nhất.

- Tích hợp nội dung GD kỹ năng mềm vào các học phần liên quan: Đây là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở HS, SV những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục KNM, các trường sư phạm lựa chọn hình thức tích hợp trong các học phần có ưu thế như các học phần thực hành, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên theo chuyên ngành. Thông qua quá trình học tập nội dung của các học phần để rèn các kỹ năng cho sinh viên.

- GD kỹ năng mềm thông qua sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động cộng đồng: Đây là những dạng hoạt động đặc biệt phù hợp với đặc điểm lứa tuổi sinh viên. Thông qua các hoạt động, sinh viên có được điều kiện và môi trường để hình thành được kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thương lượng…

- GD kỹ năng mềm thông qua thực hành, trải nghiệm các chương trình được tổ chức chuyên biệt: Hình thức này khá hiệu quả nhưng thường do các trung tâm, các cơ sở đào tạo kỹ năng mềm bên ngoài nhà trường chiêu sinh để đào tạo, huấn luyện kỹ năng mềm. Các trung tâm, tổ chức Đoàn - Hội trong

trường nên chú ý tới hình thức GD kỹ năng mềm này cho SV và phối kết hợp với các tổ chức, các trung tâm chuyên biệt để tổ chức giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên để phát huy hiệu quả thực sự của các kỹ năng trong thực tiễn học tập và làm việc của sinh viên sau:

- Khi tốt nghiệp trường sư phạm.

- GD kỹ năng mềm bằng cách cung cấp tài liệu cho SV tự nghiên cứu: Đối với phương pháp này, người học sẽ là chủ thể, đóng vai trò chủ động và quyết định trong việc rèn luyện kỹ năng mềm. Từ những kiến thức, lý luận về kỹ năng mềm trong các tài liệu chính thống như giáo trình, sách giáo khoa đến những tài liệu tham khảo trên internet, người học sẽ tiếp cận và tự lĩnh hội, thẩm thấu để biến thành hiểu biết của riêng mình. Trên cơ sở đó, người học sẽ tự tổ chức các hoạt động thực hành để rèn luyện các thao tác kỹ thuật của hành động tương ứng với mỗi kỹ năng. Phương pháp này có ưu điểm là người học có thể được thực hiện vào bất cứ khi nào mà người học muốn, không tốn nhiều chi phí và thời gian học. Đồng thời, nó cũng phát huy được vai trò chủ động, tích cực của người học. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp tự học thích hợp và không đủ sự nỗ lực của ý chí thì kết quả của hình thức học tập này sẽ không được như mong đợi.

- Lồng ghép GD kỹ năng mềm vào các chương trình sinh hoạt và các hoạt động của Đoàn - Hội. Trên cơ sở các hoạt động Đoàn và Hội được tổ chức trong nhà trường sư phạm, có thể lồng ghép để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm. Đây là một hình thức có ưu thế đặc biệt và phù hợp với sở thích được tham gia các hoạt động của các Đoàn viên thanh niên là sinh viên ở trường sư phạm

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng mềm của sinh viên sư phạm

Sự hình thành và phát triển các kỹ năng mềm của sinh viên trong quá trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường sư phạm, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong cá nhân mỗi sinh viên ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên là toàn bộ nhân cách của mỗi cá nhân sinh viên.

Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm savannakhet nuớc CHDCND Lào - 6

+ Nhận thức: Đặc điểm của các quá trình nhận thức có tác động rất lớn tới sự hình thành và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên. Đặc điểm quá trình nhận thức của sinh viên khác hẳn các lứa tuổi học sinh về sự phát triển, về tính chọn lọc cao và tính độc lập sáng tạo.

- Tính chất chọn lọc trong tri giác của sinh viên rất cao. Sinh viên chỉ tri giác những sự vật hiện tượng có liên quan đến hứng thú nhận thức, có ích cho hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên tốc độ tri giác của sinh viên còn chậm.

- Trí nhớ được sử dụng trong tất cả mọi hoạt động của sinh viên. Trí nhớ ngắn hạn được sinh viên sử dụng nhiều trong các hoạt động học tập và có tâm thế hướng vào việc ghi nhớ lâu dài để thi cử và sử dụng các tri thức lĩnh hội được cho hoạt động nghề nghiệp sau này. Nhờ có trí nhớ, sinh viên tích luỹ được những kinh nghiệm, những tri thức, những thông tin, những kỹ năng cần thiết cho hoạt động của mình.

- Tư duy của sinh viên gắn liền với các phẩm chất nhân cách độc lập. Tư duy độc lập của sinh viên biểu hiện ở những dấu hiệu: tự đặt vấn đề; tự tìm các cách giải quyết vấn đề theo nhiều chiều, nhiều phương thức khác nhau; có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng; tự đánh giá kết quả đạt được.

Tư duy sáng tạo của sinh viên biểu hiện ở chỗ họ học tập vượt ra khỏi giới hạn những tài liệu cơ bản, tìm thấy mối liên hệ quan hệ mới giữa các đối tượng. Sinh viên biết huy động rộng rãi, hợp lý các tri thức và kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.

- Đi kèm với các quá trình nhận thức là trạng thái chú ý biểu hiện sức tập trung chú ý cao, khối lượng chú ý lớn và khả năng chú ý tương đối bền vững và lâu dài đã giúp cho các quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao.

+ Nhu cầu: Nhu cầu của sinh viên rất phong phú đa dạng, đặc biệt là nhu cầu giao tiếp và nhu cầu thành đạt.

Sự phát triển của nhu cầu giao tiếp của sinh viên một mặt là sự tiếp nối nhu cầu giao tiếp của lứa tuổi trước, mặt khác do các mối quan hệ được mở rộng, do tính chất nghề nghiệp của hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này... Sinh viên mong muốn thiết lập các mối quan hệ với người khác nhằm trao đổi các tri thức khoa học, kinh nghiệm học tập cũng như những tâm tư, tình cảm của cá nhân …

Nhu cầu thành đạt là sự mong muốn của sinh viên vươn đến kết quả đã được dự định, muốn đạt kết quả cao nhất trong bất kỳ tình huống nào, muốn khẳng định bản thân. Những sinh viên có nhu cầu thành đạt là người kiến trì chịu khó, vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra, họ không thoả mạn với kết quả hiện tại, thường muốn làm việc gì cũng đạt được kết quả cao nhất. Trong học tập, họ là người ham học hỏi, luôn suy nghĩ tìm tòi những phương pháp học tập mới có hiệu quả hơn, họ sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tận dụng sự giúp đỡ của người khác. những sinh viên này có kỳ vọng nghề nghiệp tương lai phát triển mạnh, tính sẵn sàng đối với nghề nghiệp và khả năng độc lập được phát triển cao.

Các nhu cầu này thúc đẩy sinh viên tiến hành hoạt động để nhằm thoả mãn chúng. Khi tiến hành hoạt động, một mặt các kỹ năng được trải nghiệm trong thực tế, mặt khác chúng được hoàn thiện hơn và tăng khả năng linh hoạt trong việc vận dụng các kỹ năng để thực hiện các hoạt động thoả mãn nhu cầu.

+ Xu hướng nhân cách: trong đời sống và hoạt động của con người, mỗi cá nhân bao giờ cũng hướng vào một hay vài mục đích nào đó mà họ cho là có ý nghĩa quyết định với bản thân và vị trí của mình trong xã hội. Những mục tiêu mà cá nhân hướng tới sẽ thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm chiếm lĩnh nó, tâm lý học gọi là xu hướng. Như vậy xu hướng gồm hệ thống những động lực quy định tính lựa chọn của cá nhân đối với những mục tiêu nhất định và làm nảy sinh tính tích cực hoạt động của cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu đó.

Mỗi kiểu xu hướng nhân cách sẽ có những kỹ năng nổi trội tương ứng với loại hoạt động mà nhân cách đó thực hiện một cách thường xuyên. Mỗi kiểu xu hướng nhân cách quy định mục đích, cách thức cũng như thái độ đối với hoạt động của người sinh viên. Do đó, nó quy định tính chất, mức độ, chất lượng của quá trình hình thành và phát triển kỹ năng hoạt động xã hội của sinh viên.

Các yếu tố bên ngoài

+ Nội dung tri thức được lĩnh hội trong trường sư phạm. Trong nhà trường nói chung và trường sư phạm nói riêng, hệ thống tri thức mà người học cần lĩnh hội là hệ thống những kinh nghiệm lịch sử xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản: hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, công nghệ, kỹ thuật và cách thức hoạt động; hệ thống cách thức, quy trình cải biến tự nhiên, xã hội, tư duy; hệ thống kinh nghiệm hoạt động tìm tòi, sáng tạo nhằm giải quyết nhữn vấn đề mới mẻ, đặt ra trước xã hội; hệ thống kinh nghiệm về thái độ cảm xúc- thiết lập giá trị đối với hiện thực. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi và mục đích giáo dục mà hệ thống kinh nghiệm trên được gia công sự phạm chuyển hoá thành nội dung tri thức cần lĩnh hội ở người học.

Hệ thống tri thức mà người sinh viên sư phạm cần lĩnh hội bao gồm: (1) khối các kiến thức về khoa học chuyên ngành; (2) khối các kiến thức lý luận Mác- Lênin; (3) khối các kiến thức về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng; (4) khối các kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Việc lĩnh hội hệ thống tri thức này giúp người sinh viên hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của người giáo viên trong đó có hệ thống các kỹ năng hoạt động xã hội, từ đó có thể thực hiện được những chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên tương lai. Cụ thể khối kiến thức (1) là cơ sở tạo thành năng lực chuyên ngành; khối kiến thức (2) có nhiệm vụ xây dựng thế giới quan, lập trường quan điểm giai cấp; khối kiến thức (3) nhằm hình thành sự hiểu biết và kỹ năng hoàn thiện bản thể sinh học; khối kiến thức (4) hình thành hệ thống tri thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, phản ánh tính chất nghề nghiệp của sinh viên.

+ Phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên. Đây là nhân tố có vai trò rất quan trọng đối với việc lĩnh hội nội dung tri thức nêu trên, hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. “Thày nào, trò đấy”, phương pháp giảng dạy của giảng viên như thế nào sẽ có phương pháp học tập tương ứng của sinh viên và chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng kỹ năng hoạt động xã hội của sinh viên nói riêng thể hiện rõ nhất hiệu quả của các phương pháp đó. Tuy nhiên không thể nói phương pháp này tốt, phương pháp kia không tốt mà mỗi phương pháp có những giá trị nổi trội của nó. Ví dụ, phương pháp thuyết trình giúp sinh viên phát triển kỹ năng nghe, kỹ năng viết, sàng lọc thông tin..., phương pháp trực quan giúp sinh viên phát triển kỹ năng quan sát, khái quát hoá..., phương pháp vấn đáp giúp sinh viên phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng diễn đạt..., phương pháp thảo luận nhóm giúp sinh viên phát triển kỹ năng làm việc với nhóm... Vì vậy trong quá trình giảng dạy, người giảng viên cần biết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để giúp cho sinh viên có thể phát triển toàn diện những kỹ năng của mình.

+ Điều kiện cơ sở vật chất cũng như môi trường giáo dục. Mọi hoạt động của con người đều diễn ra trong những môi trường cụ thể với những điều kiện về phương tiện vật chất cũng như những yếu tố tinh thần. Môi trường góp phần tạo nên động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động của cá nhân, từ đó nó ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trong đó có các kỹ năng hoạt động xã hội của con người. Sự tác động của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người vừa trực tiếp và gián tiếp, vừa tự giác và tự phát.

Trong quá trình đào tạo tại trường sư phạm, sinh viên sư phạm chịu sự tác động của nhiều loại môi trường trong đó chính và chủ yếu là môi trường giáo dục. Môi trường giáo dục là tập hợp không gian, hoạt động xã hội và cá nhân, phương tiện và giao lưu, phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để đạt những kết quả giáo dục có hiệu quả nhất. Tác động của môi trường giáo dục tới

hoạt động học tập của sinh viên mang tính tự giác tức là những tác động có mục đích, có tổ chức và sự điều khiển điều chỉnh những tác động này để “kết quả giáo dục có hiệu quả cao nhất”. Môi trường giáo dục bao gồm cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường, tập thể các nhà sự phạm và mối quan hệ của các nhà sư phạm với nhau, mối quan hệ của các nhà sư phạm với người học, mối quan hệ của người học với nhau... Chúng là điều kiện, phương tiện, là động cơ thúc đẩy sinh viên tiến hành các hoạt động của mình nhằm phát triển nhân cách, phát triển các kỹ năng hoạt động xã hội.

Kết luận chương 1


Hoạt động GD KNM hiện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên đối với đối tượng sinh viên trường Cao đẳng sư phạm ở quốc gia Lào chưa được sự quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng và tường minh. Các công trình nghiên cứu còn ít và rời rạc do vậy hệ thống lí luận về giáo dục kỹ năng sống hầu như chưa có.

GD KNM cho sinh viên cao đẳng sư phạm hướng tới mục tiêu về nhận thức, thái độ và đặc biệt là hình thành hệ thống các kỹ năng tương ứng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và cuộc sống của mỗi sinh viên. Bao gồm hệ thống các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng tự nhận thức, làm chủ bản thân; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng thuyết trình trước đám đông; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng hoạt động xã hội; Kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cảm xúc; Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; Kỹ năng thương lượng; Kỹ năng quản lí thời gian.

Quá trình giáo dục KNM cho sinh viên sư phạm được thực hiện thông qua các phương pháp và hình thức giáo dục như: Phương pháp sắm vai; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp làm việc nhóm; Phương pháp dự án; Phương pháp trò chơi; Phương pháp sân khấu hóa; Phương pháp khám phá; Dạy học trên lớp; Hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên; Hoạt động đoàn thể của khoa chuyên môn; Hoạt động xã hội; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Quá trình GD KNGT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố khách quan và chủ quan. Tùy theo từng đối tượng sinh viên có nhứng ảnh hưởng với mức độ khác nhau. Với những nghiên cứu về lí luận ở trên, nội dung của chương 1 là nền tảng lý luận để tìm hiểu thực trạng và đề xuất biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên CĐSP ở Lào đạt hiệu quả cao hơn.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí