Thực Trạng Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Ở Trường Cđsp Savannakhet Nước Chdcnd Lào

Đa số giảng viên cho rằng kỹ năng mềm là là những kỹ năng con người tích lũy được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả cao (chiếm 66.67% giảng viên). Đa số sinh viên lại lựa chọn kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả (chiếm 41.24% sinh viên).

Đa số giảng viên cho rằng giáo dục kỹ năng mềm là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch các dạng hoạt động nhằm hình thành khả năng thích ứng và hòa nhập trước các yêu cầu của cuộc sống (chiếm 55.56% giảng viên). Đa số sinh viên lựa chọn giáo dục kỹ năng mềm là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp (chiếm 59.39% sinh viên).

Theo chúng tôi, sự không khớp trong nhận thức giữa giảng viên và sinh viên về khái niệm kỹ năng mềm và giáo dục kỹ năng mềm chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên và ảnh hưởng tới hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet.

2.3.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet nước CHDCND Lào

2.3.2.1 Thực trạng tần suất và hứng thú tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức của sinh viên Trường CĐSP Savannakhet

Chúng tôi nhận thấy mức độ thành thạo kỹ năng mềm của sinh viên cũng như hiệu quả của các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên phụ thuộc rất lớn vào tần suất và hứng thú tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng mềm của sinh viên. Vì vậy, chúng tôi thiết kế câu hỏi, điều tra vấn đề này và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Tần suất tham gia và hứng thú của sinh viên

Trường CĐSP Savannakhet với các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức‌


Stt


Sinh viên thuộc khoa

Tổng số

Hóa

Ngoại

ngữ

Tin

học

Tiểu

học

Mầm

non

Số

lượng

Tỷ lệ

%


Tần suất








1

Chưa tham gia

0

1

3

0

0

4

2.92%

2

Thỉnh thoảng

15

17

14

10

26

82

59.85%

3

Thường xuyên

11

7

14

11

8

51

37.23%


Hứng thú








4

Không hứng thú với

các hoạt động

0

1

4

0

0

5

3.65%

5

Hứng thú với tùy

từng hoạt động

8

17

22

16

23

86

62.77%

6

Rất hứng thú với các

hoạt động

18

7

5

5

11

46

33.58%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm savannakhet nuớc CHDCND Lào - 8

Bảng số liệu cho thấy có rất ít sinh viên chưa bao giờ tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm (2.92% sinh viên được hỏi), cũng như không có hứng thú với các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm (3.65% sinh viên được hỏi). Đại đa số sinh viên (chiếm 59,85% sinh viên được hỏi) lại chỉ thỉnh thoảng tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức, và có 37.23% sinh viên được hỏi thường xuyên tham gia các hoạt động giáo dục này. Điều này có thể được lý giải bởi có tới 62.77% sinh viên có hứng thú với tùy từng hoạt động do nhà trường tổ chức và có 33.58% sinh viên có hứng thú với tất cả các hoạt động do nhà trường tổ chức. Nghĩa là mức độ tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức của sinh viên không cao. Có nhiều lý do dẫn tới thực trạng này, trong đó có lý do là hứng thú với các hoạt động do nhà trường tổ chức của sinh viên không cao, chỉ tập trung ở một số hoạt động nhất định.

Chúng tôi tiến hành so sánh kết quả tự đánh giá của sinh viên với ý kiến của giảng viên về tần suất tham gia và hứng thú của sinh viên về các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: So sánh đánh giá của giảng viên với sinh viên về tần suất tham gia và hứng thú của sinh viên Trường CĐSP Savannakhet với các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức


Stt


Ý kiến của SV

Ý kiến của GV

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%


Tần suất





1

Chưa tham gia

4

2.92%

1

2.13%

2

Thỉnh thoảng

82

59.85%

35

74.47%

3

Thường xuyên

51

37.23%

11

23.40%


Hứng thú





4

Không hứng thú với các hoạt động

5

3.65%

1

2.13%

5

Hứng thú với tùy từng hoạt động

86

62.77%

32

68.09%

6

Rất hứng thú với các hoạt động

46

33.58%

14

29.79%

Tuy có một số khác biệt trong nhận định giữa giảng viên và sinh viên, nhưng về cơ bản thì có sự tương đồng giữa hai kênh lấy ý kiến đánh giá. Sinh viên trường CĐSP Savannakhet chỉ thỉnh thoảng tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm do nhà trường tổ chức (đánh giá của sinh viên là 59.85% và đánh giá của giảng viên là 74.47%). Và sinh viên không phải lúc nào cũng có hứng thú với tất cả các hoạt động giáo dục đó mà chỉ hứng thú với tùy từng hoạt động (đánh giá của sinh viên là 62.77% và đánh giá của giảng viên là 68.09%).

2.3.2.2. Thực trạng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho của sinh viên của Trường CĐSP Savannakhet

Chúng tôi nhận định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động là những vấn đề cốt lỗi của việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng

mềm cho sinh viên. Từ đó chúng tôi tiến hành lấy thông tin từ 165 sinh viên và 47 giảng viên để làm rõ thực trạng những vấn đề này của Trường CĐSP Savannakhet.

Bảng 2.4: Những kỹ năng mềm thường được Trường CĐSP Savannakhet tổ chức giáo dục cho sinh viên


STT


KNM

Ý kiến của SV

Ý kiến của GV

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

1

Kỹ năng tự nhận thức, làm chủ bản

thân

78

47.27%

42

89.36%

2

Kỹ năng lắng nghe

69

41.82%

30

63.83%

3

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

71

43.03%

34

72.34%

4

Kỹ năng hợp tác

42

25.45%

19

40.43%

5

Kỹ năng giao tiếp

42

25.45%

28

59.57%

6

Kỹ năng hoạt động xã hội

50

30.30%

20

42.55%

7

Kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiểm

soát cảm xúc

28

16.97%

23

48.94%

8

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

41

24.85%

19

40.43%

9

Kỹ năng thương lượng

17

10.30%

6

12.77%

10

Kỹ năng quản lí thời gian

31

18.79%

30

63.83%

Từ bảng số liệu cho thấy theo ý kiến của cả giảng viên và sinh viên, tất cả những kỹ năng mềm được chúng tôi lựa chọn để điều tra đều được Trường CĐSP Savannakhet giáo dục cho sinh viên. Tuy nhiên, có sự khác biệt tương đối rõ về nhân định của hai kênh thông tin.

Theo ý kiến đánh giá của sinh viên, kỹ năng thuyết trình trước đám đông được nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục cho sinh viên xếp thứ nhất, đạt 43.03%; kỹ năng lắng nghe xếp thứ hai, đạt 41.82%; kỹ năng hoạt động xã hội xếp thứ ba, đạt 30.30%; và lần lượt tiếp theo là các kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp (đạt 25.45%), kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (24.85%), kỹ năng quản lý thời gian (18.79%), kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cảm xúc (16.97%) và xếp thấp nhất là kỹ năng thương lượng (10.30%). Từ số liệu cho thấy kỹ năng nào cũng được nhà trường tổ chức giáo dục cho sinh viên, nhưng không phải tất cả sinh viên đều nhận được sự giáo dục tất cả những kỹ năng này.

Theo ý kiến đánh giá của giảng viên, kỹ năng thuyết trình trước đám đông được nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục cho sinh viên xếp thứ nhất, đạt 72.34%; kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng lắng nghe xếp thứ hai, đạt 63.83%; kỹ năng giao tiếp xếp thứ ba, đạt 59.57%; kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cảm xúc xếp thứ tư, đạt 48.94%; kỹ năng hoạt động xã hội xếp thứ năm, đạt 42.55%; kỹ năng hợp tác và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cùng xếp thứ sáu, đạt 40.43%; kỹ năng thương lượng xếp cuối cùng, đạt 12.77%.

Từ kênh thông tin sinh viên, bảng số liệu cho thấy không có kỹ năng nào được trên 50% số lượng sinh viên được điều tra nhận định là được nhà trường thường xuyên giáo dục cho sinh viên (kỹ năng được nhiều ý kiến lựa chọn nhất là kỹ năng thuyết trình trước đám đông - đạt 43.03% lựa chọn). Trong khi từ kênh thông tin giảng viên một số kỹ năng được trên 50% giảng viên nhận định là có được nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục cho sinh viên như kỹ năng thuyết trình trước đám đông (72.34% ý kiến của giảng viên), kỹ năng lắng nghe và kỹ năng quản lý thời gian (đều được 63.83% ý kiến của giảng viên), kỹ năng giao tiếp (59.57% ý kiến của giảng viên). Xét về tỷ lệ đồng ý thì tất cả các kỹ năng được giảng viên đánh giá đều cao hơn so với ý kiến đánh giá của sinh viên.

Nhiều kỹ năng cũng có sự không khớp về số lượng ý kiến nhận định từ hai kênh. Kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiềm chế cảm xúc chỉ có 16.97% sinh viên cho rằng là có được nhà trường thường xuyên giáo dục cho họ (xếp thứ 2 từ dưới lên về số lượng đồng ý) trong khi có 48.94% giảng viên lại cho rằng có được nhà trường thường xuyên giáo dục cho sinh viên (xếp thứ 5 từ dưới lên trên tổng số 10 kỹ năng). Kỹ năng quản lý thời gian chỉ có 18.79% sinh viên cho rằng được nhà trường thường xuyên tổ chức giáo dục (xếp thứ 3 từ dưới lên về số lượng đồng ý) trong khi có 63.83% giảng viên cho rằng có được nhà trường thường xuyên giáo dục cho sinh viên (xếp thứ 8 từ dưới lên trên tổng số 10 kỹ năng).

Và trong hệ thống kỹ năng này, kỹ năng thương lượng đều được rất ít giảng viên và rất ít sinh viên nhận định nhà trường thường tổ chức giáo dục cho sinh viên (đạt tỷ lệ 10.30% ý kiến sinh viên, 12.77% ý kiến của giảng viên).

Theo ý kiến của các thầy cô giáo, những kỹ năng trên không chỉ mang ý nghĩa là những kỹ năng mềm cần thiết cho người sinh viên nói chung mà nó còn là những kỹ năng trong hệ thống năng lực chuyên biệt cần có của người giáo viên như kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lắng nghe... Giáo viên cần có kỹ năng thuyết trình để có thể truyền tải những kiến thức bài học tới học sinh một cách tốt nhất, cần có kỹ năng quản lý thời gian thể hiện ngay từ khâu soạn giáo án cần phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi hoạt động dạy học và giáo dục, kỹ năng lắng nghe để có thể giải quyết được những tình huống trong dạy học và trong giáo dục mà người giáo viên có thể gặp phải bất cứ lúc nào... Và nhà trường, các thầy cô giáo nhận thức được giá trị của những kỹ năng này đối với nghề dạy học nên đã rèn luyện cho sinh viên rất sớm trong từng bài học, từng hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong khi đó, có rất nhiều sinh viên cho rằng phải có những bài dạy cụ thể, những hoạt động giáo dục cụ thể để hình thành từng kỹ năng cụ thể này chứ không lồng ghép vào các hoạt động giáo dục khác, các bài học khác.

Đề giúp sinh viên có được những kỹ năng mềm này thì trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, nhà trường cần phải phối hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng sử dụng các phương pháp trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Thực trạng sử dụng các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet.


STT


Phương pháp giáo dục KNM

Ý kiến của SV

Ý kiến của GV

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

1

Phương pháp sắm vai

69

41.82%

38

80.85%

2

Phương pháp giải quyết vấn đề

39

23.64%

28

59.57%

3

Phương pháp làm việc nhóm

79

47.88%

34

72.34%

4

Phương pháp dự án

14

8.48%

3

6.38%

5

Phương pháp trò chơi

41

24.85%

25

53.19%

6

Phương pháp sân khấu hóa

17

10.30%

3

6.38%

7

Phương pháp khám phá

52

31.52%

22

46.81%

Theo ý kiến đánh giá của sinh viên, phương pháp làm việc nhóm được nhà trường thường xuyên sử dụng nhất để giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên, đạt 47.88%; phương pháp sắm vai xếp thứ hai, đạt 41.82%; phương pháp khám phá xếp thứ ba, đạt 31.52%; phương pháp trò chơi xếp thứ tư, đạt 24.85% và lần lượt tiếp đến là các phương pháp giải quyết vấn đề (23.64%), phương pháp sân khấu hóa (10.30%), phương pháp dự án (8.48%).

Theo ý kiến đánh giá của giảng viên, phương pháp sắm vai được nhiều lựa chọn nhất về mức độ thường xuyên sử dụng để giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên, đạt 80.85%; phương pháp làm việc nhóm xếp thứ hai, đạt 72.34%; phương pháp giải quyết vấn đề xếp thứ ba, đạt 59.57%; phương pháp trò chơi xếp thứ tư, đạt 53.19%; và lần lượt tiếp đến là phương pháp khám phá (46.81%) phương pháp dự án và phương pháp sân khấu hóa xếp cuối cùng (6.38%).

Thứ tự xếp loại mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp trong quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở trường CĐSP Savannakhet giữa hai kênh thông tin là giảng viên và sinh viên là tương đối đồng đều. Tuy nhiên, kênh thông tin từ sinh viên thì không có phương pháp nào được trên 50% sinh viên đánh giá là thường xuyên sử dụng. Trong khi đó, có hơn một phương pháp được trên 50% giảng viên được hỏi đánh giá là thường xuyên

được sử dụng. Sự khác biệt này là do đa số giảng viên được điều tra đều tham gia vào quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên nhưng không phải mọi sinh viên được điều tra đều tham gia vào tất cả quá trình giáo dục kỹ năng mềm của nhà trường.

Từ số liệu cho thấy mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên của Trường CĐSP Savannakhet là không đồng đều và ít có sự phối hợp cùng một lúc nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình giáo dục. Điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục.

Hiệu quả cuối cùng của quá trình giáo dục kỹ năng mềm không chỉ phụ thuộc vào nội dung, phương pháp giáo dục mà còn phụ thuộc rất nhiều vào những hình thức tổ chức của quá trình giáo dục kỹ năng mềm. Hình thức đa dạng sẽ tạo ra nhiều sự lựa chọn cho sinh viên, kích thích hứng thú và tính tích cực tham gia của sinh viên. Hiểu được vấn đề này nên trong quá trình tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Trường CĐSP Savannakhet, chúng tôi tiến hành điều tra, làm rõ những hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Thực trạng hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ở Trường CĐSP Savannakhet


STT

Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNM

Ý kiến của SV

Ý kiến của GV

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

1

Dạy học trên lớp

92

55.76%

43

91.49%

2

Hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh

viên

69

41.82%

26

55.32%

3

Hoạt động đoàn thể của khoa chuyên

môn

24

14.55%

16

34.04%

4

Hoạt động xã hội

31

18.79%

10

21.28%

5

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

32

19.39%

22

46.81%

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí