học sư phạm. Hệ thống các kỹ năng cần hình thành cho sinh viên sư phạm cũng nằm trong hệ thống các kỹ năng mềm nói chung.
Có nhiểu quan điểm của các tác giả khác nhau phân chí các kỹ năng với cách tiếp cận khác nhau: Đối với người lao động nói chung có 13 kỹ năng để thành công trong công việc và những kỹ năng mềm là trung tâm bao gồm: kỹ năng học và tự học; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn; kỹ năng xác lập mục tiêu/ tạo động lực làm việc; kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp; kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thương lượng; kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả; kỹ năng lãnh đạo. Tài liệu “Kỹ năng hành nghề cho tương lai" xuất bản năm 2002 tại Úc với sự tham gia của nhiều tổ chức chuyên môn thì cho rằng, có 8 kỹ năng mềm sau: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc; kỹ năng quản lý bản thân; kỹ năng học tập; kỹ năng về công nghệ. (dẫn theo [13]).
Ở Việt Nam, năm 2015, nhóm đề tài do Nguyễn Thị Hảo (chủ nhiệm) đã đề xuất hệ thống các kỹ năng cho SV VN [13] bao gồm các kĩ năng sau: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng học tập suốt đời. Hệ thống kỹ năng mềm của do tác giả đề xuất khả thi với điều kiện VN, đã cập nhật những điểm ưu việt của Australia, Hoa Kỳ, Hàn Quốc; Các kỹ năng này cũng đảm bảo nhóm các kỹ năng mềm cần thiết cho SV VN nói chung, tùy từng ngành nghề khác nhau thì các kỹ năng sẽ có mức độ cần thiết, quan trọng khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đối với các kỹ năng mềm cốt lõi cần giáo dục, phát triển cho SV ngành sư phạm nói riêng đã được đề xuất trong đề tài cấp Bộ của Huỳnh Văn Sơn năm 2012 [18]. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài, nhóm tác giả chỉ nghiên cứu sâu 3 kỹ năng giúp họ hợp tác tốt hơn với đồng nghiệp, với người học, quản lý tốt hơn cảm xúc của bản thân nhất
là những cảm xúc tiêu cực và sẽ giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề phát sinh trong quá trình tác nghiệp. Thông qua đó, giáo viên sẽ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy của mình. Theo nhóm tác giả đề tài, đây là những kỹ năng mềm cần phải được quan tâm phát triển trước hết cho SV SP (hay nói cách khác là những kỹ năng mềm cốt lõi), gồm ba kỹ năng sau:
- Kỹ năng làm việc nhóm: “kỹ năng làm việc nhóm là khả năng vận dụng những tri thức và kinh nghiệm đã có về làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm ”. Cấu trúc của kỹ năng làm việc nhóm bao gồm một số kỹ năng bộ phận của kỹ năng làm việc nhóm như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng thảo luận, kỹ năng hợp tác - chia sẻ... và nhiều kỹ năng thành phần khác. Đối với hoạt động học tập ở trường sư phạm, các hoạt động thường được tổ chức theo các nhóm. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng quuan trọng góp phần giúp sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Những kỹ năng này còn được phát huy trong môi trường làm việc su khi sinh viên ra trường. Đó là sự hợp tác để giáo dục học sinh tại nơi công tác.
- Kỹ năng quản lý cảm xúc: “kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng con người tự nhận biết và tự điều khiển, điều chỉnh cảm xúc của bản thân ”. Do cảm xúc của con người có nhiều loại khác nhau. Nếu căn cứ vào tính chất của cảm xúc thì có thể phân chia thành cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Trong phạm vi của đề tài này, kỹ năng quản lý cảm xúc được xem xét chủ yếu dưới góc độ quản lý những cảm xúc tiêu cực hay những cảm xúc âm tính. Cấu trúc của kỹ năng quản lý cảm xúc bao gồm: khả năng nhận biết cảm xúc và khả năng tự điều khiển cảm xúc. Nghề dạy học mà sinh viên theo đuổi là nghề nghiệp đòi hỏi người giáo viên cần có sự kiềm chế tốt cảm xúc của bản thân trước các tình huống sư phạm vô cùng phong phú. Sự quản lí cảm xúc giúp sinh viên có được hành vi ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người học và đồng nghiệp. Đây là một kỹ năng rất cần thiết trong thực tiên hoạt động nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: “kỹ năng giải quyết vấn đề là sự giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày của con người bằng cách tiến hành đúng đắn các thao tác, hành động trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể”. Có bảy giai đoạn của quá trình giải quyết vấn đề nhìn nhận theo tiến trình: Nhận ra vấn đề; Xác định chủ vấn đề; Hiểu vấn đề; Đề ra các phương án giải quyết; Chọn giải pháp tốt nhất; Thực thi giải pháp; Theo dõi và đánh giá giải pháp.
Theo quan điểm của tác giả, nghiên cứu của Huỳnh Văn Sơn đã đóng góp nền tảng cơ sở lý luận khá đầy đủ cho việc giáo dục, phát triển kỹ năng mềm ở SV SP. Tuy nhiên, Khung kỹ năng mềm cho SV SP do nhóm đề tài đề xuất chưa được đưa ra lấy ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, GV cũng như SV trong ngành. Hơn nữa, khi nghiên cứu đề tài này, nhóm tác giả đã giới hạn các kỹ năng mà nhóm đề tài muốn nghiên cứu sâu, nên những kỹ năng rất quan trọng khác đối với SV SP (như kỹ năng giao tiếp) thì không được nhắc tới.
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn hệ thống những kỹ năng sau để giáo dục cho sinh viên sư phạm. Những kỹ năng này được xác định trên cơ sở của những điều kiện học tập và sinh sống của sinh viên trong các trường sư phạm
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm savannakhet nuớc CHDCND Lào - 2
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Về Kỹ Năng Mềm Và Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Ở Lào
- Cơ Sở Lí Luận Về Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Sư Phạm
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Của Sinh Viên Sư Phạm
- Khái Quát Về Truờng Cđsp Savannakhet Nuớc Chdcnd Lào
- Thực Trạng Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Ở Trường Cđsp Savannakhet Nước Chdcnd Lào
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
- Kỹ năng tự nhận thức, làm chủ bản thân
Kỹ năng tự nhận thức và làm chủ bản thân là khả năng mỗi người dự đoán được năng lực của cá nhân mình trong các mối quan hệ hằng ngày. Điều này giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp trong công việc và mối quan hệ của cuộc sống. Đối với nghề dạy học, kỹ năng này có vai trò đặc biệt quan trọng chi phối hành vi ứng xử phù hợp với người học của người giáo viên.
- Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Đây là kỹ năng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác khi lắng nghe họ trình bày quan điểm, cách suy nghĩ của họ về một vấn đề nhất định. Đối với sinh viên sư phạm kỹ năng lắng nghe được thể hiện trong quá trình hợp tác làm
việc trong nhóm học tập. Bên cạnh đó cũng cần rèn luyện và củng cố thường xuyên kỹ năng này phục vụ cho công tác dạy học và giáo dục học sinh sau khi tốt nghiệp bởi yêu cầu đối với người giáo viên là cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh trong học tập và trong sinh hoạt.
Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày quan điểm và suy nghĩ của cá nhân về một chủ đề nhất định. Kỹ năng này cho phép sinh viên thể hiện bản thân mình, bộc lộ những hiểu biết của chính mình để từ đó có được sự thừa nhận và đánh giá từ bạn học và giảng viên. Đây là một kỹ năng nghề nghiệp bậc nhất đối với sinh viên sư phạm.
- Kỹ năng hợp tác
Đây là một kỹ năng rất quan trọng trong xu thế phát triển của xã hội và của công việc. Để hợp tác tốt cần phải: đóng góp cho tập thể những ý tưởng và nỗ lực; thực hiện phần nhiệm vụ của mình để hoàn tất một chương trình; khích lệ đồng đội bằng cách lắng nghe họ, hỗ trợ và chia sẻ “một cách hợp lý” kinh nghiệm về sự thành công của bạn; giải quyết sự khác biệt vì lợi ích tập thể; thách thức một cách có trách nhiệm những thủ tục và chính sách đang tồn tại.
Chấp nhận sự đa dạng của cuộc sống, thích nghi với sự đa dạng về văn hoá: Hợp tác tốt với những người đến từ những dân tộc khác, nền tảng giáo dục khác; hiểu được mối quan tâm của những thành viên thuộc giới tính khác hay dân tộc khác; đánh giá một con người dựa vào hành vi của cá nhân họ chứ không dựa vào những thành kiến đã có; hiểu nền văn hoá của bạn và nền văn hoá của những người khác và sự khác biệt giữa các nền văn hoá này; tôn trọng quyền của những người khác, đồng thời giúp họ có sự điều chỉnh để thích nghi với những nền văn hoá khác nhau khi cần thiế
- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, đó ;à một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi
áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong kỹ năng này còn bao gồm rất nhiều kỹ năng khác. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt, đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình. Trong giao tiếp, kỹ năng nhận diện được đặc điểm tâm lý của bản thân và đối tượng để thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp từ đó biết ứng xử và duy trì các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống.
- Kỹ năng hoạt động xã hội
Kỹ năng hoạt động xã hội là khả năng tham gia vào công tác xã hội và vận động tuyên truyền thu hút người khác cùng tham gia nhằm góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng và đem lại lợi ích chung của toàn xã hội, Kỹ năng hoạt động xã hội là sự vận dụng bước đầu những kiến thức xã hội vào thực tiễn cuộc sống bằng tổng hợp các thao tác đã được quy trình hóa. Từ đó phát triển năng lực hoạt động xã hội là tăng cường thực tế giáo dục, cổ vũ, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đoàn viên thanh niên nắm vững, mở rộng và nâng cao hiểu biết ngày càng đầy đủ các kiến thức xã hội để vận dụng được những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống ngày càng đúng đắn, đầy đủ, hoàn thiện…
- Kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cảm xúc
Con người hiện đại luôn phải chịu những áp lực từ công việc, các mối quan hệ trong cuộc sống, những mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm ... Để có thể giải toả những áp lực đó, con người cần phải biết: sắp xếp công việc một cách hợp lý theo thứ tự ưu tiên giải quyết; nỗ lực giải quyết công việc đã định theo cách “trái tim có thể rất nóng nhưng cái đầu phải lạnh”; phát hiện ra nguyên nhân và lường được những hậu quả của những vấn đề gây áp lực; biết chơi các môn thể thao hoặc các môn nghệ thuật như vẽ, hát...; biết nghĩ ngơi, vui chơi, tham gia các hoạt động giải trí...
Thông qua các hoạt động đó giúp con người thoát khỏi những căng thẳng hiện tại của cuộc sống, điều chỉnh cảm xúc cá nhân theo hướng tích cực từ đó
có hành vi và cách ứng xử nhân văn và phù hợp trong mọi mối quan hệ. Đây là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng đối với cuộc sống hiện đại. Bản thân sinh viên sư phạm cũng là người cần có khả năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân đặc biệt trong mối quan hệ với người học và phụ huynh học sinh sau này.
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Trong cuộc sống không thể tránh khỏi mâu thuẫn với những người xung quanh, sinh viên sư phạm cần biết giải quyết những mâu thuẫn này một cách tích cực thông quan các kỹ năng kiểm soát cơn giận và kỹ năng thương lượng vì sự bình an của cả đôi bên. Mặt khác sinh viên còn cần hình thành kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cho các đối tượng khác. Đó cũng là một đặc trưng nghề nghiệp đòi hỏi người giao viên cần có kỹ năng này.
- Kỹ năng thương lượng
Kỹ năng thương lượng là khả năng trao đổi đàm phán thỏa thuận với 1 đối tượng khác để đi đến một cách thức giải quyết vấn đề theo hướng phù hợp nhất cho quyền lợi của cả 2 bên. Bản thân sinh viên sư phạm không chỉ cần có kỹ năng này trong việc giải quyết các mối quan hệ của bản thân mà còn hỗ trợ học sinh trong giải quyết thường lượng trong một số tình huống nhất định
- Kỹ năng quản lí thời gian
Kỹ năng quản lí thời gian là một trong những kỹ năng giúp cá nhân có thể tổ chức thực hiện công việc học tập và cuộc sống một cách khoa học, hợp lí, giúp họ phát huy tối đa khả năng làm việc và thu được hiệu quả cao trong công việc. Đối với sinh viên sư phạm, kỹ năng quản lí thời gian bắt đầu từ việc quản lí thời gian dành cho hoạt động học tập và vui chơi, cần bằng để việc học tập đạt kết quả tốt. Mặt khác đây cũng là kỹ năng cần thiết đối với hoạt động nghề nghiệp của sinh viên khi tốt nghiệp.
1.3.3. Phương pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm
Khác với các kiến thức và một số kỹ năng nghề cụ thể có thể được hình thành bằng con đường truyền đạt hay cung cấp lý thuyết và mô hình khảo sát.
Kỹ năng mềm không thể hình thành bằng con đường truyền đạt những thông tin lý thuyết hay thậm chí là kinh nghiệm về kỹ năng ấy. Nếu quan niệm rằng đây là kỹ năng thiên về con người, kỹ năng thiên về sự thích ứng và linh hoạt thì chỉ khi chủ thể trải nghiệm một cách đích thực với kỹ năng ấy, với những tình huống chứa đựng kỹ năng ấy, với những thách thức hoặc với một “cung bậc” có tồn tại những thao tác của kỹ năng để chủ thể chiếm lấy bằng hành vi thì kỹ năng mềm ấy mới thực sự bắt đầu tồn tại. Con đường ấy thực chất là sự trải nghiệm một cách đúng nghĩa. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng mềm chỉ bằng một buổi nói chuyện chuyên đề hay các lớp học theo mô hình lý thuyết - không trải nghiệm đúng nghĩa không phải và không thể là biện pháp hiệu quả.
Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm có thể thực hiện với hệ thống các phương pháp sau:
- Phương pháp sắm vai: Phương pháp này khuyến khích sinh viên nhập các vai trong các hoạt động do nhà trường kết hợp với Đoàn và Hội sinh viên tổ chức nhằm thể hiện các kỹ năng tương ứng. Các chủ đề hoạt động ở trường sư phạm luôn gắn với hoạt động nghề nghiệp do vậy đây cũng là phương pháp giúp sinh viên trải nghiệm các kỹ năng của người giáo viên với nghề dạy học.
- Phương pháp giải quyết vấn đề: Đây là phương pháp có thể sử dụng có hiệu quả để giáo dục các kỹ năng của sinh viên trong các hoạt động học tập trên lớp với các môn học có ưu thế để giáo dục các nhóm kỹ năng nhất định.
- Phương pháp dự án: Đây là phương pháp có ưu thế trong triển khai giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm và phù hợp với đặc điểm học tập của trường chuyên nghiệp. Thông qua phương pháp dự án sinh viên hình thành được cá kỹ năng kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng, kỹ năng quản lí thời gian….
- Phương pháp trò chơi: Tổ chức trò chơi ứng dụng nhiều trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Thông qua những hoạt động phối hợp của Hội sinh viên nhà trường sẽ giúp sinh viên có được không gian vui chơi góp phần
phát triển các kỹ năng: kỹ năng giải tỏa căng thẳng và kiềm chế cảm xúc, kỹ năng hoạt động xã hội, kỹ năng giao tiếp…
- Phương pháp sân khấu hóa: Đây là phương pháp thường được sử dụng trong các hoạt động giáo dục ngời giờ của sinh viên nhà trường. Các hoạt ddoogj sân khấu hóa như đóng kịch, dạ hội hóa trang… sẽ góp hình thành ở sinh viên những kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm có hiệu quả, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận diện bản thân và kỹ năng tự chủ….
- Phương pháp khám phá: Học thông qua những hoạt động khám phá chính là cách học tập phát huy tối đa khả năng sáng tạo của người học. Thông qua phương pháp khám phá, sinh viên có thể hình thành được các kỹ năng như: kỹ năng tự nhận thức và làm chủ bản thân, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình trước đám đông….
- Phương pháp làm việc nhóm: Đối với phương pháp này, người học sẽ tổ chức thành một nhóm học tập để chia sẻ những kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm để trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau. Việc tổ chức thảo luận nhóm có thể theo hình thức chính thống hoặc không chính thống; có thể sinh hoạt định kỳ hoặc sinh hoạt vào những thời gian thích hợp với điều kiện về thời gian của các thành viên. Phương pháp học này có ưu điểm là các thành viên có thể linh động về mặt thời gian và học hỏi được sự trải nghiệm của các thành viên khác cũng như không phải tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, nếu không có người thủ lĩnh nhóm đủ uy tín, không có những quy định cụ thể và sự liên kết giữa các thành viên trong nhóm không chặt chẽ thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của mỗi cá nhân.
1.3.4. Hình thức giáo dục KNM cho sinh viên sư phạm
GD kỹ năng mềm cho SVSP được thực hiện một cách đa dạng, để đạt hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm phải được hình thành bằng con đường trải nghiệm đích thực. Vì vậy, trong những hoạt động thường nhật, trong các tình huống khác nhau của cuộc sống, trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp,