Một Số Giải Pháp Marketing Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Tây Âu Đến Thành Phố Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hóa

gian gần đây. Thành phố đã chủ động triển khai các hoạt động phát triển du lịch và tập trung vào các sản phẩm du lịch nổi bật, tạo chuỗi dịch vụ liên kết. Các sản phẩm du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng, theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, thân thiện. Thành phố đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực và thu hút đầu tư phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của du khách cũng như yêu cầu hội nhập. Nhiều dự án hạ tầng tại các khu du lịch được đầu tư phát triển, chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao theo hướng chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt cho du khách và dần khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch. Cụ thể,du lịch Sầm Sơn đã đạt được những thành tựu:

- Về cơ bản, số lượng khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn tăng đều qua các năm, thu nhập từ hoạt động du lịch cũng góp phần làm thay đổi đời sống của cư dân địa phương. Số lượng khách du lịch đến với thành phố năm 2019 là trên 4,9 triệu lượt vượt qua dự kiến của thành phố 12,2%

- Thành phố đã định hướng chọn sản phẩm lõi là du lịch biển đảo. Đây là thị trường mục tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế sẵn có, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ du lịch tại tại thành phố.

- Đã có đầu tư và định hướng trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh trên trên các trang mạng xã hội, website. Thông tin về thành phố đã được quảng bá tại các hội chợ du lịch, lễ hội của địa phương và các tỉnh lân cận.

- Đã xây dựng kế hoạch cụ thể,bài bản trong việc dào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa nói chung và thàng phố Sầm Sơn nói riêng.

Điều đó cho thấy du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa.

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch Sầm Sơn còn nhiều hạn chế

cần khắc phục:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Đối với chiến lược định vị và xây dựng thương hiệu: Thực tế hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng lượng khách đến Sầm Sơn vẫn chủ yếu là khách nội địa. Khách quốc tế đến Sầm Sơn còn ít, chỉ chiếm gần 10% trong tổng lượng. Sầm Sơn không phải là một diểm đến du lịch được nhiều khách quốc tế biết đến đặc biệt là các nước Tây Âu (số lượng khách du lịch Tây Âu chỉ chiếm 20-25%). Chưa nhiều khách du lịch có thể định vị và xác định được điểm đến do thành phố Sầm Sơn chưa có câu định vị sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, du lịch tỉnh Thanh Hóa nói chung và Sầm Sơn nói riêng cũng chưa có biểu tượng (logo). Điều này gây trở ngại lớn cho việc nhận diện diểm đến đối với nhóm khách tiềm năng như Tây Âu.

- Đối với chiến lược con người: Lao động trong ngành du lịch và dịch vụ du lịch của thành phố qua đào tạo còn thấp, trình độ nghiệp vụ và đặc biệt kiến thức ngoại ngữ còn yếu, chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu. Điều này gây trở ngại lớn trong việc giao tiếp,phục vụ khách du lịch quốc tế và gây khó khăn trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến với các nước hiện đại như Tây Âu. Bên cạnh đó, tình trạng chèo kéo, đeo bám khách tại các địa điểm du lịch vẫn tồn tại.

Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 8

- Đối với chiến lược phát triển sản phẩm: Sản phẩm du lịch còn đơn điệu,việc phát triển các sản phẩm du lịch chưa có tính cạnh tranh,chưa có nhiều các sản phẩm du lịch mới, dịch vụ du lịch còn nhỏ lẻ. Thiếu các tour - tuyến du lịch hấp dẫn đối với nhóm khách lưu trú dài ngày như thị trường khách du lịch Tây Âu, chưa tạo được sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động văn hoá, thể thao nhằm thu hút du khách.

- Về mặt văn hóa - xã hội, quản lý và khai thác tài nguyên du lịch còn hạn chế, một số tài nguyên du lịch quan trọng, chưa được quan tâm đầu tư khai thác. Một số di tích, danh thắng chậm đầu tư, tái tạo nên nhanh xuống cấp.

Những điểm này đã hạn chế hiệu quả phát triển du lịch của thành phố Sầm

Sơn,tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt là gây khó khăn cho Sầm Sơn trong việc thu hút thị trường khách du lịch tiềm năng đến từ khu vực Tây Âu.

Tiểu kết chương 2

Ở chương 2 của đề tài, tác giả đã phân tích và đánh gía vị trí địa lý; tài nguyên du lịch; đặc điểm văn hóa – xã hội ; cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật và thực trạng hoạt động du lịch cũng như hoạt động marketing du lịch của thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa. Qua đó, có thể thấy rõ được tiềm năng phát triển du lịch của thành phố, mà điểm nhấn về tiềm năng phát triển đu lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, thông qua số liệu đã được phân tích cụ thể về thực trạng hoạt động du lịch của thành phố Sầm Sơn, số lượng khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch và thực trạng hoạt động marketing của thành phố trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, khóa luận đã phân tích rõ được điểm mạnh, điểm yếu, cũng như cơ hội, thách thức đối với ngành du lịch Sầm Sơn,Thanh Hóa trong thời gian tới.

Bên cạnh đặc điểm vị trí khá thuận lợi, tài nguyên biển hấp dẫn cùng tài nguyên văn hóa, lịch sử đặc trưng khách thì du lịch Sầm Sơn có nhiều điểm yếu về cơ sở hạ tầng đô thị và hạ tầng du lịch, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như công việc quảng bá sản phẩm đặc trưng và đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch còn thiếu chuyên nghiệp.

Những phân tích thực trạng trên đây là cơ sở để đưa ra những giải pháp khắc phục và cải thiện trong Chương 3. Bước sang Chương 3, đề tài sẽ đưa ra một số giảipháp marketing thu hút khách du lịch Tây Âu đến với thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóa.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TÂY ÂU ĐẾN THÀNH PHỐ SẦM SƠN- TỈNH THANH HÓA

3.1 Định hướng phát triển du lịch tại thành phố Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hóa

3.1.1 Quan điểm phát triển

Sau 3 năm thực hiện Quyết định số 209-QĐ/TU ngày 27/5/2016 về “Chương trình phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2020” và Quyết định số 1554/QĐ- UBND ngày 11/5/2017 của UBND tỉnh về “Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, du lịch Thanh Hóa đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, thực sự là khâu “đột phá” trong phát triển kinh tế của tỉnh và đã đạt được những kết quả tích cực đáng ghi nhận.

Trên cơ sở các quan điểm chung theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; căn cứ các đặc điểm riêng của vùng Bắc Trung Bộ và tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu tổng quát đối với phát triển du lịch Thanh Hóa gồm:

-Phát triển Thanh Hóa trở thành một trong những trong điểm du lịch của cả nước, trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ:

Với tiềm năng về tài nguyên du lịch đặc biệt là thành phố Sầm Sơn và lợi thế so sánh cùng với những cơ hội phát triển , Thanh Hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ vào những năm 2030 và trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước sau những năm 2030.

- Phát triển du lịch Sầm Sơn-Thanh Hóa tập trung thu hút đông đảo khách quốc tế (đặc biệt là khách du lịch Tây Âu với sản phẩm nghỉ dưỡng biển)

Với những tiềm năng du lịch sẵn có cùng với sự phát triển hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng hiện đại. Thành phố Sầm Sơn hoàn

toàn có khả năng thu hút đông đảo thị trường khách du lịch quốc tế. Đặc biệt với sản phẩm du lịch chính là du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển là lợi thế của thành phố để thu hút nhóm khách du lịch Tây Âu.

-Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương tỉnh Thanh Hóa và vùng Bắc Trung Bộ nói chung:

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển Thanh Hóa trở thành điểm đến hàng đầu của Việt Nam về du lịch lịch sử - văn hóa. Tập trung đầu tư xây dựng cụm Thành nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lương trở thành trọng điểm du lịch hấp dẫn của vùng Bắc Trung Bộ; TP. Sầm Sơn trở thành trung tâm du lịch gắn với đô thị giàu bản sắc văn hóa tầm cỡ trong vùng; và các tổ hợp dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế.

Du lịch Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung phấn đấu trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo tiền đề trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh sau những năm 2030, góp phần tích cực đảm bảo an ninh, quyền chủ biên giới của đất nước. Đến năm 2045, phát triển du lịch từ vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trở thành ngành kinh tế trụ cột chính.

3.1.2 Định hướng về phát triển hoạt động du lịch của thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa

Du lịch là ngành kinh tế chủ yếu, có lợi thế lớn ở Sầm Sơn, vì vậy cần tập trung phát triển ngành kinh tế này theo hướng chuyên nghiệp, tăng về chất lượng và bảo đảm phát triển bền vững. Thu hút đồng thời cả khách nội địa và khách quốc tế, sớm xây dựng Sầm Sơn thực sự trở thành đô thị du lịch nghỉ dưỡng biển hiện đại của khu vực và của cả nước.

- Định hướng phát triển hạ tầng du lịch:

Tập trung xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch gồm: hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, các khu văn hóa, thể thao, hội nghị, hội chợ

- triển lãm, khu thương mại, công viên giải trí, các phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở sản xuất, bán hàng lưu niệm và các công trình dịch vụ khác…đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Hoàn thành quy hoạch chi tiết các bãi tắm ở khu vực nội thị (các bãi A, B, C, D), mở rộng khuôn viên bãi biển, tiến hành quy hoạch sắp xếp lại các khu nhà nghỉ, nhà trọ của tư nhân và các cơ quan TW, các cơ sở dịch vụ…tại khu vực gần bãi tắm (từ phía Đông đường Nguyễn Du ra biển), tạo lập một khuôn viên bãi tắm hoàn chỉnh, có cảnh quan đẹp phù hợp với một đô thị du lịch hiện đại.

Xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang các cơ sở lưu trú, các loại hình dịch vụ ở 3 phường nội thị theo hướng khuyến khích đầu tư chiều sâu, nâng cấp chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó, mở rộng không gian du lịch ra phía Bắc (Quảng Cư) để tổ chức du lịch sinh thái, kết hợp cải tạo sông Đơ, thành lập các khu dân cư mới ven sông gắn với du lịch vườn, câu cá, hội trại, bơi thuyền...Mở rộng không gian du lịch về phía Nam Sầm Sơn gắn với đầu tư khai thác du lịch sinh thái – văn hoá lễ hội và tham quan, vãn cảnh núi Trường Lệ.

- Định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch:


Tiếp tục phát triển các loại hình, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách,đặc biệt là các nước hiện đại khu vực Tây Âu . Phát triển du lịch Sầm Sơn trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về tự nhiên và về xã hội hiện có theo hướng du lịch tắm biển, nghỉ mát, điều dưỡng phục hồi chức năng, vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái, xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, bền vững.

Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, thương mại gắn kết chặt chẽ giữa

văn hóa và du lịch nhằm tạo môi trường an toàn tuyệt đối cho du khách, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng không gian du lịch, thu hút ngày càng đông du khách về Sầm Sơn tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển.

Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm về an ninh trật tự, an toàn cho du khách, vệ sinh môi trường, phát hiện và chủ động ngăn chặn kịp thời các vụ việc có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường du lịch trên địa bàn của địa phương. Rà soát thường xuyên các dịch vụ kinh doanh du lịch như lưu trú, vận chuyển, ăn uống, các hoạt động vui chơi, giải trí.

Chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu lắp đặt các hệ thống biển báo cho hợp lý. Yêu cầu tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch niêm yết giá công khai trên cơ sở giá đã được các cơ quan quản lý phê duyệt, kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, số lượng, trọng lượng và công nhận các cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn quy định. Kiên quyết xử lý những hành vi gây ảnh hưởng đến khách du lịch.

Đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin tại địa phương cho du khách qua các phương tiện truyền thông và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch. Có biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi cướp giật, bán hàng rong, ăn xin, tranh giành khách, ép mua, ép giá, đeo bám gây phiền hà cho khách du lịch để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt các hành vi trên.[9]

=> Với định hướng phát triển du lịch như trên, nhiệm vụ đặt ra đối với du lịch Sầm Sơn là: Trong giai đoạn 2020-2030, tập trung hoàn thiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển trên địa bàn thành phố nói riêng.

Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng đồng bộ hệ thống du lịch dịch vụ để khai thác tài nguyên du lịch hiện có. Nâng cấp khu du lịch nội thị, đồng thời phát triển các khu, điểm du lịch mới (du lịch sinh thái Quảng Cư, văn hoá – sinh thái núi Trường Lệ, du lịch vườn và du

thuyền dọc sông Đơ, du lịch Nam Sầm Sơn), các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú có sức hấp dẫn cao đối với du khách, nhất là khách quốc tế.

Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng hình ảnh hấp dẫn về du lịch Sầm Sơn trong nước và quốc tế. Phấn đấu đưa Sầm Sơn trở thành trung tâm du lịch dịch vụ văn minh, giàu đẹp và hiện đại.

3.2 Những cơ hội và thách thức về việc thu hút khách du lịch Tây Âu đến thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa

3.2.1 Cơ hội


- Môi trường nhân khẩu học:

Năm 2019, dân số tỉnh Thanh Hóa là 3.640.128 người.Với số lượng đông lượng dân cư khá cao của tỉnh, tập trung với phần đông có trình độ và tri thức cao, nhận thức về du lịch của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch được nâng cao rõ rệt và đời sống nhân dân càng ngày càng cải thiện, nhu cầu gia tăng chính là những cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển những hoạt động kinh doanh du lịch của thành phố.

- Môi trường kinh tế:

Trong những năm gần đây, cùng với những thế mạnh du lịch của thành phố Sầm Sơn-Thanh Hóa, lượng khách du lịch đến thành phố ngày càng tăng. Với sự gia tăng của nhu cầu du lịch của khách du lịch đến với tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng, tronng những năm tới ngành du lịch có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục hồi cảnh quan môi trường, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển các loại hình dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố Sầm Sơn-Thanh Hóa.

- Môi trường tự nhiên:

Sầm Sơn là điểm du lịch có vai trò bậc nhất của tỉnh Thanh Hoá và là một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2023