Con Đường Giáo Dục Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Cho Trẻ Mẫu Giáo Bé Ở Trường Mầm Non

nhất định để trẻ ý thức được ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của những công việc được giao từ đó họ có thái độ tích cực đối với những công việc đó.

* Ý nghĩa: Thông qua phương pháp giao việc giúp trẻ thể hiện được những kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ xã hội đa dạng phong phú, hình thành được những hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu của công việc được giao. Ví dụ: giao cho trẻ sau khi chơi phải tự cất đồ chơi vào đúng nơi qui định, phải giúp cô kê bàn, ghế, thu dọn bàn ghế trước và sau khi ăn, lấy gối chăn khi đi ngủ…

* Yêu cầu khi sử dụng phương pháp:

Khi giao việc cho trẻ giáo viên cần đưa ra những yêu cầu cụ thể, giao việc cho ai? giao những việc gì? và mức độ hoàn thành như thế nào?

GV cần giúp trẻ nhận thức được ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của những công việc được giao. Trên cơ sở đó giúp trẻ ý thức một cách đầy đủ về những nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành, từ đó kích thích trẻ tự giác, tích cực hoạt động.

GV cần căn cứ vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi, đặc điểm giới tính, căn cứ vào năng lực sở trường của trẻ để giao việc cho phù hợp.

GV cần phải đôn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ trẻ để trẻ luôn hoàn thành những công việc được giao.

GV cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá về việc hoàn thành những công việc được giao của trẻ, trên cơ sở đó có những biện pháp động viên khuyến khích để trẻ hoàn thành những công việc được giao.

1.3.5. Con đường giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non

1.3.5.1. Thông qua tổ chức hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chơi là quá trình trẻ học làm người, trẻ được trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các giai đoạn khác nhau. Do vậy, những

yếu tố đạo đức xuất hiện ngay trong bản thân trẻ một cách tích cực chứ không phải dưới lời nói trừu tượng và nó có tác dụng hình thành động cơ đúng đắn cho trẻ. Bất kì trò chơi nào cũng bao gồm hai mặt: kỹ thuật và động cơ chơi. Như vậy, mong muốn được đóng các vai khác nhau sẽ thôi thúc trẻ cố gắng thực hiện tốt vai của mình, nghĩa là thực hiện các ý nghĩa của trò chơi. Tham gia vào trò chơi là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức một cách tự nhiên, không bị ép buộc. Do vậy, khi chơi trẻ có thể lĩnh hội tri thức, kỹ năng, tình cảm, cảm xúc nhất định.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 6

Nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh phụ thuộc vào chủ đề chơi.

Ví dụ: chơi gia đình, chơi cửa hàng bách hóa, trường học, bệnh viện, xây dựng... Dựa vào chủ đề chơi và mức độ hình thành hành vi của trẻ có thể xác định nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh trong trò chơi của trẻ.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh có thể thực hiện lồng ghép theo các bước tổ chức trò chơi như sau:

- Chuẩn bị cho trẻ chơi: Cho trẻ làm quen với đời sống xung quanh thông qua việc cho trẻ đi dạo chơi, tham quan, trò chuyện và trao đổi với trẻ... Trong quá trình đó cần chú ý đến hành động của con người, mối quan hệ của họ kết hợp với giải thích động cơ hành động. Tạo môi trường hoạt động giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh xung quanh để chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi: Cho trẻ được đàm thoại trước khi chơi. Đàm thoại giúp trẻ có cơ hội được độc lập, chuyển tri thức và kỹ năng đã biết để tự đặt mục đích chơi; Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện và Tổ chức những điều kiện cần thiết.

- Tổ chức, điều khiển quá trình chơi của trẻ. Trong bước này, giáo viên cần chú ý đến những vấn đề như tham gia trực tiếp vào trò chơi với trẻ (vì là trẻ mẫu giáo bé), qua đó phát triển mối quan hệ của trẻ trong trò chơi bằng cách mở rộng nội dung chơi, vai chơi, đánh giá vai trong những tình huống cụ thể giúp trẻ kịp thời điều chỉnh hành động đúng hướng.

- Sau khi chơi, giáo viên đánh giá hành động của trẻ với tư cách là người điều khiển trò chơi, giao nhiệm vụ cho trẻ tập luyện trong sinh hoạt hàng ngày.

Ở lứa tuổi này có thể tiến hành cho trẻ chơi các trò chơi với búp bê kết hợp với các dụng cụ vệ sinh để củng cố và rèn luyện các kỹ năng vệ sinh cho trẻ. Khi tổ chức, giáo viên nên chơi cùng trẻ để điều khiển các hành động của trẻ hướng tới mục đích củng cố các thói quen văn hóa vệ sinh. Hoặc cũng có thể sử dụng các trò chơi đóng kịch để rèn luyện các hành động vệ sinh cho trẻ bằng các vở kịch có nội dung ngắn gọn (có thể do giáo viên soạn thảo dựa trên những hành vi đã quan sát được của trẻ). Do nội dung vở kịch gần gũi với cuộc sống chính bản thân trẻ giúp trẻ hào hứng đóng vai những nhân vật trong vở kịch và trong quá trình đó, mức độ hình thành hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ được tăng lên.

1.3.5.2. Thông qua tích hợp vào các hoạt động học tập có chủ đích

Liên hệ, lồng ghép, tích hợp kiến thức vào các hoạt động khác nhau là quan điểm mới trong đổi mới chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Con đường này có hiệu quả cao ở tất cả các mặt giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

Khi tiến hành lồng ghép, tích hợp hành vi văn hóa vệ sinh vào các môn học cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: đảm bảo tính tự nhiên, hợp lý, khách quan của tri thức môn học; đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung hoạt động học tập; đảm bảo tính vừa sức cho trẻ.

Có thể sử dụng các phương pháp như: kể chuyện, trình bày trực quan, giảng giải, nêu gương, xử lý các tình huống, khen thưởng và giao nhiệm vụ... khi lồng ghép tích hợp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Nên tiến hành lồng ghép theo các bước sau:

- Nghiên cứu nội dung, phương pháp tổ chức, phương tiện học tập...

- Xác định nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cần lồng ghép vào môn học: nội dung cụ thể; thực trạng mức độ hình thành thói quen đó ở trẻ; xác định mục đích, yêu cầu.

- Khai thác cấu trúc tiết học để xác định thời điểm lồng ghép các hoạt động có hiệu quả.

Khi bắt đầu môn học có thể tạo ra các tình huống thực để trẻ có cơ hội thể hiện kỹ năng, hành vi đã hình thành ở chúng. Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập của môn học thì việc cung cấp những tri thức mới thường khó lồng ghép nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh nếu tri thức này không xuất phát tự nhiên từ nội dung của hoạt động học tập. Còn việc củng cố tri thức về hành vi vệ sinh có thể được lồng ghép dưới dạng: liên hệ thực tế, gợi lại những điều mà trẻ đã biết, đưa ra tình huống cho trẻ giải quyết... Khi kết thúc môn học cần tạo tình huống cho trẻ luyện tập dưới hình thức trò chơi, bài tập tình huống hoặc giao nhiệm vụ cho trẻ.

1.3.5.3. Thông qua tổ chức cho trẻ rèn luyện học tập trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày

Trẻ đã được cung cấp kiến thức, kỹ năng về các hành động vệ sinh ngay từ những tháng đầu mới đến lớp; tuy nhiên, các kỹ năng ấy sẽ dễ dàng mất đi nếu chúng không được củng cố và nhắc lại thường xuyên. Biện pháp cho trẻ luyện tập trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích biến nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh thành nếp sống hàng ngày của trẻ. Chẳng hạn, giáo viên tổ chức cho trẻ rửa tay và rửa mặt trước và sau khi ăn... một cách thường xuyên, nghiêm túc, có sự giám sát, kiểm tra của giáo viên. Trong giai đoạn đầu cần tạo cho trẻ không khí thoải mái, dễ chịu, môi trường thân thiện giúp trẻ có trạng thái tâm lý tốt để có thể bình tĩnh tiến hành các hoạt động vệ sinh. Trong trường hợp muốn thúc giục trẻ làm, giáo viên cần có biện pháp thu hút sự chú ý của trẻ vào các hành động có mục đích (ví dụ, giáo viên có thể sử dụng biện pháp khen, thưởng trực tiếp).

Tổ chức cho trẻ luyện tập trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày là con đường quan trọng và quyết định đến việc hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ mẫu giáo bé. Thông qua con đường này, trẻ được thực hành, trải

nghiệm và được giáo viên kịp thời uốn nắn sát sao điều chỉnh để có được những kỹ năng đúng ngay từ ban đầu. Tuy vậy, khi tiến hành cần phải có đầy đủ các dụng cụ: vòi nước, xà phòng, khăn lau, tủ đựng giầy dép... Các điều kiện về thời gian, không gian phải thuận lợi và đặc biệt, các hành động làm mẫu của giáo viên phải rất chuẩn xác để những nội dung giáo dục trở thành tiêu chuẩn của cuộc sống, thành yêu cầu của các hoạt động và quan hệ hàng ngày.

1.3.5.4. Phối hợp với gia đình trong việc giáo dục hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ

Việc giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ chỉ thể có đạt hiệu quả cao nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, qua đó nâng cao hiểu biết cho phụ huynh, thống nhất yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục, tạo ra các điều kiện giáo dục cần thiết ở nhà trường và gia đình. Cụ thể:

- Tiến hành trao đổi thường xuyên với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ: Thông báo cho gia đình biết tình hình của trẻ ở lớp và thông qua gia đình để có thể nắm được các hành vi của trẻ ở nhà. Từ đó, tìm ra các biện pháp để tác động có hiệu quả đến trẻ, đồng thời giúp gia đình đưa ra các giải pháp tối ưu trong việc giáo dục trẻ.

- Tổ chức họp phụ huynh vào đầu năm, giữa năm và cuối năm nhằm trao đổi với gia đình về nội dung; biện pháp giáo dục; các yêu cầu đối với trẻ; thông báo về tình hình của trẻ và cùng thảo luận để tìm biện pháp khắc phục, định hướng những nội dung tiếp theo.

1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non

1.3.6.1. Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo bé

Trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo bé không qui định cụ thể về các tiết học giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, mà chỉ được thể hiện thông qua các nội dung về bài học vệ sinh thân thể, tự phục vụ… chính điều này là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ

mẫu giáo bé trong trường mầm non. Hoạt động này không được thiết kế thành các bài học riêng biệt mà sẽ được thực hiện thông qua việc tích hợp, lồng ghép và các bài học có nội dung gần hay các hoạt động, chủ đề có ưu thế để giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. Chương trình chăm sóc, giáo dục sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ đồng thời cũng đòi hỏi giáo viên phải có nhận thức đầy đủ về tâm quan trọng cũng như có các năng lực cần thiết để tổ chức hoạt động này.

1.3.6.2. Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, kinh nghiệm đứng lớp của giáo viên mầm non

Giáo viên ở trường mầm non có vai trò đặc biệt trong quá trình giáo dục, chăm sóc trẻ. Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên mầm non ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành phát triển nhân cách của trẻ cũng như hình thành các hành vi, thói quen cho trẻ. Với vai trò là người điều khiển, định hướng, tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi giáo viên mầm non phải có trình độ chuyên môn vững, có năng lực sư phạm tốt để trẻ có thể tiếp nhận được sự tác động từ giáo viên một cách nhanh nhất.

Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non chính là những kiến thức về giáo dục, chăm sóc trẻ, kiến thức về giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ, kiến thức về vệ sinh trong trường học….năng lực sư phạm là năng lực thiết kế, tổ chức, đánh giá hướng đến mục đích giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ một cách hiệu quả. Như vậy trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non.

1.3.6.3. Vai trò của gia đình trong giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé

Đối với lứa tuổi trẻ mẫu giáo bé, vai trò của gia đình trong việc giáo dục các hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là hết sức quan trọng. Ngoài thời gian ở trường, quỹ thời gian trẻ sinh hoạt ở nhà cùng cha mẹ, gia đình rất lớn. Cha mẹ

và người thân trong gia đình là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành hành vi văn hóa vệ sinh của trẻ. Nếu gia đình coi trọng và có ý thức cũng như cách làm đúng đắn trong việc giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ thì sẽ góp phần củng cố, phát triển thêm các nội dung về hành vi văn hóa trẻ đã được tiếp nhận tại trường học đồng thời giúp trẻ được tập luyện, rèn luyện thường xuyên các hành vi đã hình thành để nó trở thành thói quen vệ sinh văn hóa ở trẻ.

Do đó nhận thức của cha mẹ cũng như các tác động từ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé.

1.3.6.4. Điều kiện cơ sở vật chất, môi trường giáo dục

Mọi quá trình giáo dục muốn được thực hiện có thuận lợi và hiệu quả nó phải diễn ra trong điều kiện và môi trường tốt nhất.

Các trường mầm non cần được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung cũng như quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ nói riêng. Cơ sở vật chất phải đáp ứng được việc dạy của giáo viên và việc học của trẻ cũng như tạo ra không gian lợp lý để giáo dục trẻ.

Đồng thời trẻ phải được học tập trong môi trường có sự quan tâm, chăm sóc nhiệt tình, chu đáo của giáo viên. Những yếu tố này đều ảnh hưởng đến lớn đến quá trình giáo dục quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé.

1.3.6.5. Trình độ nhận thức của trẻ mẫu giáo bé

Trẻ mẫu giáo bé với các đặc điểm tâm lý chưa ổn định, chưa có tính chủ động, tự giác trong hoạt động vì vậy cần có sự kiên trì trong quá trình giáo dục để hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ, mặt khác các hành vi khi hình thành ở trẻ cũng dễ bị mất đi nếu không được giáo viên tổ chức tập luyện thường xuyên. Vì vậy các đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức của trẻ là yếu tố ảnh hướng lớn đến quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ. GV cần dựa vào trình độ nhận thức của trẻ để thiết kế, tổ chức các hoạt động về giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho phù hợp và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục tới đối tượng giáo dục để hình thành ở trẻ nhận thức, thái độ, hành vi văn hóa vệ sinh phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chuẩn mực về vệ sinh văn hóa nhằm giúp trẻ có cuộc sống khỏe mạnh và đạt được những mục đích của quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh là quan trọng và cần thiết đối với trẻ mẫu giáo bé, lứa tuổi đang hình thanh những hành vi, thói quen liên quan trực tiếp đến hoạt động phục vụ cá nhân trẻ. Việc tổ chức giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé hướng đến mục đích: hình thành cho học sinh các thao tác, kỹ thuật vệ sinh có văn hóa, phù hợp với các chuẩn mực, hình thành cho trẻ các biểu tượng về hành vi có văn hóa vệ sinh, giáo dục cho trẻ có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh.

Trong trường mầm non nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ được thể hiện qua các nội dung giáo dục sau: giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống có văn hóa vệ sinh, hoạt động có văn hóa vệ sinh, giao tiếp có văn hóa vệ sinh. Những nội dung giáo dục này được giáo viên thực hiện thông qua nhiều con đường và phương pháp giáo dục khác nhau. Các phương pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ cũng chính là các phương pháp giáo dục nói chung, tuy nhiên khi đưa vào sử dụng được giáo viên thực hiện linh hoạt để phù hợp với đặc trưng giáo dục ở trường mầm non.

Quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ không tách rời và luôn gắn liền với các quá trình giáo dục, chăm sóc trẻ ở trường mầm non. Quá trình này cũng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non; trình độ, năng lực sư phạm, kinh nghiệm của giáo viên mầm non; điều kiện cơ sở vật chất, môi trường giáo dục; trình độ nhận thức của trẻ; thói quen sinh hoạt ở gia đình trẻ….để làm tốt được công tác giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé thì nhà trường cũng như giáo viên cần nhận thức được đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng trên để thiết kế, tổ chức quá trình giáo dục này một cách khoa học và hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục đặt ra.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí