Mục Đích, Ý Nghĩa Của Giáo Dục Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Cho Trẻ Mẫu Giáo Bé Ở Trường Mầm Non

về khối lượng vật thể mà trẻ gọi tên và tri giác được; ở tính ý nghĩa và sự tổ chức lại các phương thức tri giác do vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên.

- Trí nhớ: Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào thuộc tính khuất trong trường tri giác. Giữ gìn thông tin: Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được thông tin gây ấn tượng mạnh cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí cả đời người. Quá trình giữ gìn thông tin mang tính chất trực quan hình ảnh, nếu sự kiện, đồ vật… cần nhớ gắn với cảm xúc thì trẻ nhớ được lâu, trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa đơn giản của đồ vật, sự kiện. Việc giữ gìn những âm thanh, ký hiệu bắt đầu phát triển mạnh. Nhận lại và nhớ lại: Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, hành động, ngôn ngữ. Trẻ nhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động.

- Tư duy: Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng cụ thể. Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể. Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc. Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy hành động - trực quan, đồng thời phát triển tư duy hình ảnh - trực quan, mầm móng tư duy lôgic xuất hiện.

- Tưởng tượng: Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng loại và các mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng. Hình ảnh tưởng tượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm tích luỹ được ở lứa tuổi này. Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo.

* Sự phát triển cảm xúc, tình cảm, ý chí:

- Sự phát triển cảm xúc: Theo kết quả của một số nhà nghiên cứu thì trẻ ở độ tuổi 3 - 4 xúc cảm phát triển rất mạnh. Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản ứng với những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận… đặc biệt trẻ phản ứng xúc cảm qua lời nói, sự vận động và điệu bộ, hành vi của trẻ.

- Sự phát triển tình cảm: Tình cảm trí tuệ của trẻ bắt đầu xuất hiện. Qua câu chuyện kể, trẻ thích thú lắng nghe và kể lại nội dung một cách hứng thú, bắt chước hành động và thao tác của người lớn, xúc động thật sự đối với các nhân vật yếu ớt, tự hào, thích thú noi gương các nhân vật anh hùng. Nhiều đối tượng mới lạ đều gây sự tò mò ham hiểu biết đối với trẻ. Trẻ biết kể lại , bắt chước những hành vi của cô giáo, ông bà bố mẹ,…một cách say sưa, tỉ mỉ. Tình cảm đạo đức ở trẻ thể hiện khá rõ, khi mẹ ốm, trẻ biết lo lắng, giúp mẹ lấy nước… biết phân biệt hành vi tốt của mình và trẻ khác. Tình cảm thẩm mỹ được phát triển mạnh qua việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, làm đẹp, làm điệu và biết phủi quần áo khi bị dính bẩn, gọn gàng đầu tóc, rửa tay sạch trước khi đến lớp mẫu giáo. Trẻ biết khen đẹp, chê xấu…Tình cảm thực tiễn: trẻ hoạt động tích cực với đồ vật, với các quan hệ người, ở hành động thực tiễn này khi thành công, thất bại trẻ đều bộc lộ thái độ xúc cảm rất rõ ràng.

- Sự phát triển ý chí: Dấu hiệu ý chí xuất hiện đầu tiên từ khi trẻ 18 tháng tuổi nhưng sau thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ tự khẳng định được mình trong nhóm bạn bè. Ý thức về “cái tôi” được hình thành thì ý chí hình thành và phát triển nhanh. Một số phẩm chất ý chí được biểu hiện trong hành động với đồ vật, hành vi ứng xử với những người xung quanh: Tính mục đích, tính độc lập, tính kiên trì. Tuy nhiên trẻ 3 - 4 tuổi mục đích vui chơi, giao tiếp và động cơ hành vi còn trùng nhau, trẻ chưa nhận thức rõ ràng. Cần tiếp tục xây dựng ý chí cho trẻ qua các hoạt động vui chơi, rèn luyện trong các tiết học.

* Sự xuất hiện động cơ hành vi:

Trong suốt thời kỳ mẫu giáo, ở trẻ em diễn ra những biến đổi căn bản trong hành vi, chuyển từ hành vi bộc phát sang hành vi mang tính xã hội. Đó cũng chính là quá trình hình thành động cơ của hành vi. Tuy nhiên, ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì bước chuyển này cũng ở vào thời điểm khởi đầu. Phần nhiều hành động của trẻ mẫu giáo bé còn giống với trẻ ấu nhi. Thông thường trẻ không hiểu được tại sao mình hành động như thế này hoặc như thế kia. Trẻ

hành động thường do những nguyên nhân trực tiếp, như theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc giục mà không ý thức được nguyên cớ nào khiến mình hành động như vậy.

Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng, đó là sự nảy sinh động cơ.. Lúc đầu động cơ còn đơn giản và mờ nhạt. Khi hành động, trẻ bị kích thích bởi những động cơ sau đây:

+ Những động cơ gắn liền với ý thích muốn được như người lớn. Nguyện vọng này biến thành động cơ, dẫn trẻ tới việc sắm vai trong những trò chơi ĐVTCĐ.

+ Những động cơ gắn liền với quá trình chơi có tác động khá mạnh mẽ thúc đẩy hành vi của trẻ. Trẻ ham chơi không phải là do kết quả của trò chơi mang lại, mà chính quá trình chơi làm cho trẻ thích thú. Có thể nói rằng hành động của trẻ được thúc đẩy bằng động cơ vui chơi. Động cơ này làm toàn bộ hành vi của đứa trẻ mang một sắc thái riêng biệt và đó cũng là một nét độc đáo của tuổi mẫu giáo.

+ Những động cơ nhằm làm cho người lớn vui lòng và yêu mến cũng bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những hành động tích cực.

Vào cuối tuổi mẫu giáo bé, một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội được hình thành, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau.

* Sự hình thành ý thức về bản thân:

Ý thức về bản thân được chớm nảy sinh từ cuối tuổi ấu nhi khi trẻ biết tách mình ra khỏi mọi người xung quanh để nhận ra chính mình, biết mình có một sức mạnh và một thẩm quyền nào đó trong cuộc sống. Nhưng ý thức về bản thân của trẻ cuối tuổi ấu nhi còn mờ nhạt. Cùng với năm tháng qua đi, việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được mở rộng dần ra. Trẻ biết được nhiều điều lý thú trong thiên nhiên, trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới của chính con

người và dần dần khám phá ra được rằng xung quanh có nhiều mối quan hệ chằng chịt giữa người và người. Trẻ mẫu giáo rất muốn phát hiện ra những mối quan hệ ấy, nhập vào đó để học làm người lớn. Trò chơi ĐVTCĐ là một dạng hoạt động đặc biệt giúp trẻ một cách có hiệu quả nhất để thực hiện được điều đó. Khi nhập vào những mối quan hệ trong trò chơi, điều quan trọng là trẻ phát hiện ra mình trong nhóm bạn bè cùng chơi, có dịp đối chiếu, so sánh những bạn cùng chơi với bản thân mình. Trẻ thấy được vị trí của mình trong nhóm chơi, khả năng của mình so với bạn ra sao, cần phải điều chỉnh hành vi như thế nào để phục vụ mục đích chơi chung. Tất cả những điều đó dần dần sẽ giúp trẻ nhận ra được mình.

Trên đây là những đặc điểm phát nổi bật của trẻ mẫu giáo bé, những đặc điểm này là cơ sở để nhà giáo dục tiến hành những tác động đến trẻ cũng như đưa ra chế độ sinh hoạt cho trẻ. Chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non được thực hiện như sau:

THỜI GIAN

HOẠT ĐỘNG

Mùa đông

Mùa hè

6h45 - 8h00

7h - 8h30

Đón trẻ, chơi thể dục sáng

8h00 - 8h35

8h30 - 9h10

Hoạt động học

8h40 - 9h30

9h10 - 10h00

Chơi hoạt động ở các góc

9h30 - 10h20

10h00 - 10h50

Chơi ngoài trời

10h20 - 11h20

10h50 - 11h50

Vệ sinh, ăn trưa

11h20 - 13h50

11h50 - 14h00

Ngủ trưa

13h50 - 14h30

14h00 - 14h40

Vệ sinh ăn phụ

14h30 - 15h40

14h50 - 16h00

Chơi và hoạt động theo ý thích

15h40 - 17h00

16h00 - 17h00

Chơi tự do, trả trẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 4

Các đặc điểm về tâm sinh lý và chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non là cơ sở lý luận để giáo viên, nhà trường tiến hành các hoạt động giáo dục về hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non

* Mục đích của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non

Vệ sinh là một nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện và có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành nhân cách trẻ; tạo cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp, văn minh trong cuộc sống đồng thời có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường và trong tập thể. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cần được bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé và duy trì thường xuyên ở lứa tuổi học sinh cũng như khi trưởng thành. Bởi mục đích của việc giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ có những hành vi ban đầu, để trẻ có được nếp sống văn minh, sạch sẽ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học, có trách nhiệm với bản thân để trẻ có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình để trẻ được sống thoải mái về thể chất và tinh thần - sống khỏe mạnh.

* Ý nghĩa của giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ có ý nghĩa hình thành thói quen lao động tự phục vụ đơn giản được hình thành từ ban đầu ở mỗi đứa trẻ. Vì thế góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện các mặt nhân cách. Cụ thể:

Trong khi tiến hành các hành động vệ sinh thì mọi quá trình xảy ra trong cơ thể như hô hấp, tuần hoàn máu, trao đổi chất...đều được tăng cường. Trẻ sẽ có cảm hứng và vui vẻ hơn khi làm được việc gì đó ngay cả khi điều đó chỉ là phục vụ bản thân trẻ. Sự căng thẳng thần kinh mất đi, tinh thần phấn trấn ăn uống cũng sẽ ngon miệng hơn...và thể chất cũng được phát triển toàn diện.

Trong quá trình hình thành, rèn luyện cho trẻ hành vi văn hóa vệ sinh dần dần ở trẻ sẽ hình thành sự hiểu biết về mục đích công việc; rèn cho trẻ tính kiên trì, nhẫn nại, yêu lao động, yêu bản thân, cố gắng thực hiện công việc mà

mình định làm và yêu thích nó, hiểu biết được công việc đó có lợi ích với mình và với người khác.

Cũng trong quá trình thực hiện các quá trình vệ sinh trẻ được sử dụng trực tiếp các đồ vật bằng nguyên vật liệu khác nhau. Điều đó giúp trẻ nắm được tính chất và công dụng của chúng, nắm được tên nhiều công cụ khác nhau cùng với những tri thức mới. Nó như là cầu nối giúp trẻ tăng cường mối quan hệ với môi trường xung quanh, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết của mình với môi trường tự nhiên xã hội. Thông qua hoạt động này trẻ sẽ nắm được các hình thức sơ đẳng của hoạt động lao động, những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, những hành vi, thói quen cần thiết cho công việc. Dần dần tập cho trẻ biết áp dụng những tri thức đã có vào thực tiễn, đồng thời dạy cho trẻ vượt qua khó khăn, phát huy tính tự lực, có được sáng kiến, sáng tạo trở nên khéo léo từ đôi bàn tay và khối óc của mình.

Quá trình hình thành các hành vi văn hóa vệ sinh còn giúp trẻ phân biệt được cái đẹp, cái xấu, biết việc cần làm và việc không nên làm, làm việc gì, làm ở đâu, làm như thế nào cho có văn hóa. Cái đẹp được thể hiện ở sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, ở sự thể hiện từ động tác chính xác, nhịp nhàng, hợp lí.

1.3.3. Nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non

Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày có rất nhiều loại hành vi khác nhau. Đối với trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ mẫu giáo bé nói riêng, nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh bao gồm:

a. Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh thân thể

Việc giữ gìn vệ sinh thân thể không những nhằm chấp hành những yêu cầu vệ sinh mà còn nói lên mức độ quan hệ của con người với nhau. Bởi vì chính việc thực hiện các yêu cầu vệ sinh thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh. Trẻ mẫu giáo bé phải hình thành được một số hành vi vệ sinh thân thể như: rửa tay, rửa mặt, đánh răng, chải tóc gọn gàng, biết sử dụng khăn khi ho,

hắt hơi phải biết che miệng và quay ra ngoài khi đang ăn cơm hay có người ngồi đối diện; Sau khi đi dạo chơi phải biết rửa tay sạch sẽ và cất giày dép gọn gàng đúng nơi quy định, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi đi ngủ phải làm vệ sinh cá nhân, cởi bớt áo ngoài....

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh thân thể cho trẻ cần chỉ rõ về thời gian, không gian, bối cảnh, giúp trẻ nhận biết được làm việc gì?, ở đâu, làm như thế nào là đúng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ thực hiện các hành vi trên. Dưới đây là một số ví dụ về nội dung giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh thân thể cho trẻ:

* Hành vi rửa mặt:

Trẻ phải biết vì sao cần phải rửa mặt (Rửa mặt để mặt luôn trắng, sạch thơm tho, được mọi người yêu mến và không bị mắc bệnh truyền nhiễm), cách rửa mặt như thế nào (rửa từ những nơi nào cần giữ sạch nhất, rửa theo chều hướng từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, chuyển vị trí của khăn trên ngón tay khi rửa từng bộ phận trên mặt...)

Ví dụ cách rửa mặt (hướng dẫn cho trẻ tự lau):

- Chải khăn trên hai lòng bàn tay, lau hai mắt, dịch khăn lau mũi, miệng.

- Gấp đôi khăn lau trán, má, cằm một bên... Gấp tiếp lau trán, má, cằm bên kia.

- Xếp khăn ngay ngắn vào chậu

* Hành vi rửa tay:

Rửa tay là một động tác đơn giản nhưng rất có tác dụng. Nó đảm bảo giảm nhiễm khuẩn được 30 - 50%. Vì thế, trẻ phải biết được: Tại sao phải rửa tay (để tay luôn sạch sẽ, không giây bẩn ra quần áo, thức ăn và mọi người luôn yêu quý); Khi nào nên rửa tay (rửa trước và sau khi ăn, sau khi học, sau hoạt động góc, ngoài trời, sau khi chơi, tiếp xúc với đất cát, sau khi đi vệ sinh...); Cách rửa tay thế nào cho đúng...

Ví dụ: Cách rửa tay khoa học dành cho trẻ mẫu giáo tự rửa (đối với trường hợp rửa tay bằng nước sạch):

- Xắn cao tay áo;

- Đưa tay dưới vòi nước sạch;

- Úp hai lòng bàn tay vào nhau kì cho thật sạch. Dùng tay này kì cho tay kia theo trình tự lần lượt rửa từ cổ tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, đầu ngón tay. Thực hiện đầy đủ theo các bước

* Hành vi đánh răng:

Cần giáo dục trẻ: Tại sao phải đánh răng (cho miệng thơm tho, răng sạch, trắng, khỏe đẹp, không sâu buốt răng...); Khi nào cần đánh răng (sau khi ăn, sau khi thức dậy buổi sáng); Cách chải răng đúng theo một trình tự và cách thức khoa học để răng vừa sạch, vừa không bị tổn thương lợi. Giáo viên cần giới thiệu cho trẻ biết mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của răng qua mô hình hàm răng giả.

Ví dụ: Cách chải răng đúng

- Rửa bàn chải, lấy thuốc ra bàn chải, súc miệng;

- Chải từng vùng trên hàm răng, lông bàn chải chếch 30 - 400 so với trục răng, mỗi vùng chải 10 lần;

- Chải theo thứ tự hàm trên, hàm dưới, bên phải, bên trái, chải mặt ngoài, mặt trong rồi đến mặt nhai; chải hàm trên theo hướng từ trên xuống, hàm dưới từ dưới lên, mặt nhai đưa bàn chải vuông góc với mặt răng;

- Súc miệng kĩ, rửa sạch, rửa sạch bàn trải, vẩy ráo nước và cất dụng cụ vệ sinh vào nơi quy định.

* Hành vi chải tóc:

Đối với các bé gái thì việc có mái tóc dài, xoắn, rối thì không có gì là lạ, đặc biệt là với các bé mẫu giáo bé trẻ chưa thể chải tóc gọn gàng được vì bàn tay và cánh tay của các con chưa đủ khỏe để tự chải tóc cho bản thân. Chính vì vậy cần giáo dục và dạy cho trẻ cách thức để gỡ rối và có thao tác đúng khi làm công việc này.

Cần giáo dục trẻ nắm được: Tại sao phải chải tóc (để đầu gọn gàng, không có chấy giận); Khi nào nên chải tóc (sau khi ngủ dậy, trước khi đi ra ngoài đường, khi tóc rối); Cách chải tóc như thế nào (gỡ rối rồi cầm lược chải

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí