Phương Pháp Giáo Dục Hành Vi Văn Hóa Vệ Sinh Cho Trẻ Mẫu Giáo Bé Ở Trường Mầm Non

tóc cho suôn từ gốc đến ngọn tóc và dần dần có thể hướng dẫn các thao tác yêu cầu cao hơn như biết buộc và cài kẹp cho gọn gàng).

* Hành vi giữ gìn quần áo sạch sẽ:

Trẻ biết được: Tại sao cần mặc quần áo sạch sẽ (để quần áo đẹp và luôn mới, không bị ngứa, hôi...); Khi nào nên mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo (lúc thời tiết lạnh hơn hoặc nóng hơn, khi vận động nhiều, trước và sau khi tắm rửa...); Trẻ biết được cách thay quần áo (cởi quần áo theo thứ tự từ cởi cúc, tháo từng ống chân, ống tay; mặc theo thứ tự: mặc từng ống chân, ống tay và cài cúc). Trẻ phải luôn có ý thức giữ gìn quần áo sạch sẽ, không bôi bẩn lên quần áo, không lấy áo để lau miệng, lau mũi...

b. Giáo dục hành vi ăn uống có văn hóa vệ sinh

Việc ăn uống không những nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí của cơ thể mà còn có khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ. Hành vi ăn uống có văn hóa vệ sinh là thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh và người phục vụ. Vì vậy, trẻ mẫu giáo bé cần nắm được các quy định về ăn uống như:

- Trước khi ăn: Biết rửa mặt, rửa tay sạch sẽ, lấy ghế và ngồi vào đúng vị trí của mình, biết mời mọi người xung quanh.

- Trong khi ăn: Trẻ biết sử dụng các dụng cụ ăn uống, (cầm thìa bằng tay phải, bát bằng tay trái; cách giữ thìa, bát...) biết nhai và biết nuốt đồ ăn, khi nhai phải ngậm miệng, nhai kĩ, vừa nhai vừa nuốt từ từ, biết tiết kiệm, quý trọng đồ ăn thức uống (không để thừa thức ăn, không làm rơi vãi, nếu có cơm rơi phải nhặt vào đĩa và lau sạch tay), chỉ ăn thức ăn ở bát của mình, không xúc cơm sang bát của bạn, không nói chuyện, đùa nghịch trong giờ ăn.

Sau khi trẻ ăn: cần tập cho trẻ để bát, thìa, bê ghế cất đúng nơi quy định; biết tự dùng khăn lau miệng, rửa tay, uống nước súc miệng và đi vệ sinh.

c. Giáo dục hoạt động có văn hóa vệ sinh

Thói quen hoạt động có văn hóa vệ sinh: Trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động có tính cá nhân, tập thể (học tập, vui chơi, lao động và các sịnh hoạt khác) trẻ thể hiện hành vi của trẻ khi tham gia vào các hoạt động: luôn luôn thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

hiện có ý thức tôn trọng bản thân, làm việc có sự hợp tác với các bạn khác. Có ý thức giữ gìn vệ sinh đồ dùng, đồ chơi. Có ý thức bảo vệ môi trường.

Yêu cầu đối với trẻ khi tham gia hoạt động:

Giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé các trường mầm non thành phố Thái Nguyên - 5

- Biết giữ gìn ngăn nắp nơi chơi, nơi học, lao động và sinh hoạt.

- Biết đạt mục đích cho hoạt động.

- Biết lập kế hoạch .

- Biết tổ chức thực hiện.

Thể hiện phẩm chất của người lao động: hứng thú, tích cực, kiên trì đạt mục đích, qúy trọng thời gian.

d. Giáo dục giao tiếp có văn hóa vệ sinh

Thói quen giao tiếp có văn hóa: thể hiện trẻ phải nắm được một số qui định về giao tiếp của trẻ với người lớn, với các bạn cùng lứa tuổi; biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hành vi của trẻ phải được điều chỉnh bằng sự tôn trọng mọi người xung quanh.

Một số hành vi của trẻ khi giao tiếp có văn hóa: chào hỏi mọi người khi gặp, thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu, thể hiện sự quan tâm khi nguời khác cần; biết nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi khi cần thiết.

1.3.4. Phương pháp giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non

Quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non cũng được thực hiện thông qua các phương pháp giáo dục nói chung như: Giảng giải, đàm thoại, trực quan, luyện tập, trò chơi, kể chuyện, nêu gương, khen thưởng…tuy nhiên khi giáo viên sử dụng các phương pháp này ở trường mầm non sẽ có sự vận dụng linh hoạt để phù hợp với đặc trưng giáo dục ở trường mầm non cũng như phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non.

i. Phương pháp giảng giải

* Khái niệm: Giảng giải là phương pháp trong đó giáo viên dùng ngôn ngữ nói để giải thích, minh hoạ, chứng minh nhằm giúp trẻ nắm được ý nghĩa,

nội dung và quy tắc thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh theo đứng chuẩn mực mà xã hội đã quy định.

* Ý nghĩa: Trẻ có cơ hội để lĩnh hội những tri thức về các hành vi văn hóa vệ sinh như, ý nghĩa của việc thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh, cách thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh theo chuẩn mực mà xã hội đã quy định, qua đó trẻ sẽ hình thành được những kiến thức, kĩ năng, thái độ đúng đắn đối với các hành vi văn hóa vệ sinh.

* Yêu cầu khi sử dụng phương pháp:

Để phương pháp đạt hiệu quả giáo viên cần lưu ý:

- Chuẩn bị chu đáo nội dung giảng giải. Cụ thể, giáo viên cần trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi như: Tại sao? Bao gồm những nội dung nào? Thực hiện nó theo quy tắc nào?

- Khi giảng giải cần đặc biệt lưu ý:

+ Dùng lời nói rõ ràng, dễ hiểu, khúc triết và ngắn gọn;

+ Lập luận chính xác theo một trình tự nhất lôgic;

+ Có thể minh hoạ bằng tranh ảnh, hoặc lấy ví dụ thực tế;

+ Tạo điều kiện để trẻ cùng tham gia vào quá trình giảng giải.

ii. Phương pháp đàm thoại

* Khái niệm: Đàm thoại là phương pháp trò chuyện giữa giáo viên với trẻ về các chủ đề có liên quan đến các hành vi văn hóa vệ sinh bằng một hệ thống câu hỏi do GV chuẩn bị trước.

* Ý nghĩa:

- Giúp GV giải thích, đánh giá về những hành vi văn hóa vệ sinh, cách thực hiện những hành vi cụ thể...từ đó rút ra được những kết luận bổ ích.

- Giúp trẻ khắc sâu và phát triển cũng như hệ thống hoá những vấn đề có liên quan đến các hành vi văn hóa vệ sinh, từ đó củng cố được nhận thức cũng như hình thành vững chắc các hành vi văn hóa vệ sinh ở trẻ.

- Hình thành và phát triển được niềm tin, thái độ tich cực của trẻ khi thực hiện các hành vi văn hóa vệ sinh.

* Yêu cầu khi sử dụng phương pháp:

GV cần chú ý những điều sau đây:

- Chuẩn bị đàm thoại:

+ Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung đàm thoại

+ Xây dựng hệ thống những câu hỏi (chính và phụ) phù hợp với chủ đề, mục tiêu, nội dung đàm thoại đã được xác định, có tác dụng kích thích tích cực tư duy của trẻ

+ Thông báo trước để trẻ chuẩn bị tinh thần học tập.

- Tổ chức đàm thoại:

+ Nêu lại chủ đề, mục tiêu, nội dung đàm thoại và nêu câu hỏi đàm thoại

+ Tổ chức trò chuyện với trẻ, tổ chức cho trẻ phát biểu ý kiến với nhau đồng thời phát biểu ý kiến với GV và GV nghe ý kiến của trẻ, lật đi lật lại ý kiến kích thích trẻ suy nghĩ liên tục, phát biểu ý kiến liên tục cho đến khi hoàn thành mục tiêu của chủ đề đàm thoại.

- Kết thúc đàm thoại:

+ Gv định hướng để trẻ rút ra những kết luận cần thiết

+ GV tổng kết, đánh giá chung.

iii. Phương pháp trực quan

* Khái niệm: là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, hay tổ chức cho trẻ quan sát một hoạt động, hiện tượng cụ thể trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh cho trẻ.

* Ý nghĩa:

Huy động được sự tham gia của nhiều giác quan vào quá trình nhận thức của trẻ, phát triển ở trẻ óc quan sát và năng lực quan sát, kích thích hứng thú của trẻ trong quá trình lĩnh hội các tri thức về hành vi văn hóa vệ sinh.

* Yêu cầu khi sử dụng phương pháp:

- GV cần lựa chọn các phương tiện, hình ảnh trực quan phù hợp với mục đích của tiết học.

- Giải thích rõ ràng, trình bày các phương tiện theo một trình tự nhất định tùy theo nội dung bài giảng.

- Cần chuẩn bị các phương tiện trực quan một cách chu đáo, giải thích một cách rõ ràng qui trình thực hiện hành vi, kết quả thực hiện...

- Đảm bảo cho tất cả học sinh được thực quan sát một cách rõ ràng, kết hợp hợp lý giữa các phương tiện và lời nói của GV.

iv. Phương pháp luyện tập

* Khái niệm: Phương pháp tập luyện là phương pháp GV tổ chức cho trẻ thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch các hành vi văn hóa vệ sinh nhằm biến những hành vi đó thành thói quen văn hóa vệ sinh.

Kinh nghiệm thực tiễn chứng tỏ rằng, phương pháp tập luyện đặc biệt có hiệu quả trong thời kì đầu của quá trình giáo dục nhằm phát triển những thói quen hành vi đúng đắn ở trẻ.

* Ý nghĩa:

Hành vi phải được thực hiện lặp đi lặp lại thường xuyên mới trở thành thói quen, đối với trẻ mẫu giáo bé tính tự giác, chủ động còn hạn chế vì vậy khi GV sử dụng phương pháp tập luyện sẽ giúp trẻ củng cố được các hành vi để hành vi này trở thành nhu cầu, thói quen của trẻ.

* Yêu cầu khi sử dụng phương pháp: Để thực hiện phương pháp luyện tập có hiệu quả, GV cần chú ý những điểm sau đây:

- Giúp trẻ nắm được quy tắc hành vi, hình dung rõ các bước thực hiện hành vi để trẻ tự tập luyện.

- Trong những trường hợp cần thiết, có thể làm mẫu cho trẻ về những hành vi cần tập luyện.

- Tạo cơ hội cho trẻ tập luyện theo quy tắc hành vi, theo mẫu hành vi đã được giới thiệu.

- Khuyến khích trẻ tập luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại những hành vi đã được tập luyện qua quá trình thực hiện chế độ sinh hoạt và các hoạt động.

- Tiến hành kiểm tra, uốn nắn thường xuyên đồng thời, khuyến khích trẻ tự kiểm tra, tự uốn nắn hành vi của mình.

v. Phương pháp kể chuyện

* Khái niệm: Kể chuyện là phương pháp GV dùng lời nói, điệu bộ, nét mặt để thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục.

* Ý nghĩa: Phương pháp này rất có ưu thế trong giáo dục trẻ mầm non, tạo cơ hội cho GV thông qua nội dung truyện kể và cách thức kể chuyện sẽ hình thành và phát triển được những xúc cảm tích cực, và niềm tin đúng đắn, học tập được những gương tốt và tránh những “gương phản diện” nêu trong truyện kể với óc phê phán, nhận xét, đánh giá.

* Yêu cầu khi sử dụng phương pháp. Để kể chuyện đạt kết quả giáo dục cao, GV cần chú ý:

- Chuẩn bị:

+ Lựa chọn truyện kể: Xác định chủ đề truyện kể theo mục tiêu giáo dục cụ thể; Lựa chọn (hoặc xây dựng) truyện kể đáp ứng chủ đề và mục tiêu đã định; Đảm bảo cho nội dung truyện kể phong phú, hấp dẫn, chứa đựng những tình huống giáo dục cần thiết (Ví dụ: giáo dục hành vi văn hóa vệ sinh thân thể, hành vi ăn uống có văn hóa vệ sinh, giao tiếp có văn hóa...). Xác định khối lượng của truyện kể phù hợp với thời gian kể chuyện cho phép và nhất là phù hợp với đặc điểm sinh - tâm lí cũng như trình độ nhận thức của trẻ.

+ Chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng hỗ trợ: tranh, ảnh, vật, mô hình, phim nhựa, phim đèn chiếu, con rối. Định hướng cách sử dụng đồ dùng, ptiện với ngôn ngữ kể.

+ Tập kể trước khi thực hiện bài giảng cho trẻ.

- Kể chuyện:

+ Giới thiệu truyện kể, các nhân vật, ý nghĩa và giao nhiệm vụ cho trẻ khi nghe kể chyện.

+ Khi kể chuyện phải dùng lời nói sinh động và kết hợp với cử cử chỉ, thái độ ... cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng tình tiết trong câu chuyện, tính cách của từng nhân vật.

+ Làm nổi bật những chi tiết, những tình huống cơ bản của chuyện.

+ Nếu có thể được cần kết hợp với tranh, ảnh để minh hoạ.

+ Theo dõi nét mặt, sự nhận thức của trẻ để điều chỉnh tốc độ, nhịp độ kể cho phù hợp.

- Sau khi kể chuyện: GV nêu một số câu hỏi để cùng trao đổi, bàn bạc với trẻ.

vi. Phương pháp nêu gương

* Khái niệm: GV dùng những tấm gương điển hình (sáng- tích cực hoặc xấu - phản diện) của cá nhân hay tập thể nào đó để kích thích trẻ làm theo hoặc cảnh báo trẻ không làm theo.

* Ý nghĩa của phương pháp:

- Phát triển được năng lực phê phán, biết đánh giá đúng hành vi của người khác, từ đó rút ra được kết luận bổ ích cho bản thân.

- Trẻ học được những gương tốt, tránh được những gương xấu.

- Hình thành được niềm tin đối với những chuẩn mực mà xã hội đã quy định.

* Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp:

+ GV căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục cụ thể, đặc điểm tâm lý, sinh lý, trình độ được giáo dục của trẻ mà lựa chọn tấm gương cho phù hợp.

+ Những tấm gương phải thoả mãn những điều kiện sau: Gần gũi với cuộc sống; Có tính điển hình; Chứa đựng những nội dung giáo dục phong phú; Có tính khả thi đối với trẻ.

+ GV phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

+ Không nên quá lạm dụng những gương xấu.

+ Cho trẻ liên hệ với thực tế.

+ Cho trẻ phân tích, đánh giá những tấm gương đã được học và tự rút ra những kết luận.

+ Yêu cầu trẻ tự xây dựng mình thành tấm gương.

vii. Phương pháp khen thưởng

* Khái niệm: Khen thưởng là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực của G đối với việc trẻ thực hiện đúng các hành vi văn hóa vệ sinh.

* Ý nghĩa:

- Khẳng định hành vi được khen thưởng của trẻ là đúng đắn, là phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội;

- Giúp cho trẻ tự khẳng định những hành vi tốt; củng cố và phát triển được niềm tin về các chuẩn mực xã hội có liên quan đến những hành vi tốt mà trẻ đã thực hiện. Kích thích trẻ tiếp tục duy trì và phát triển những hành vi tích cực; đồng thời tránh được những hành vi tiêu cực không phù hợp. Khi một trẻ được khen thưởng sẽ có ý nghĩa giáo dục đối với những trẻ khác khác, kích thích những trẻ khác có nhu cầu học tập và làm theo.

* Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp:

Để tiến hành khen thưởng đem lại hiệu quả giáo dục cao, GV cần quan tâm những yêu cầu cơ bản sau đây: Đảm bảo khen thưởng khách quan, khen thưởng trên cơ sở những hành vi thực tế của trẻ; Đảm bảo khen thưởng công bằng; Đảm bảo khen thưởng kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ; Đảm bảo kết hợp khen thưởng thường xuyên với khen thưởng quá trình; Đảm bảo gây được dư luận đồng tình của tập thể trẻ với việc khen thưởng.

viii. Phương pháp giao việc

* Khái niệm: Phương pháp giao việc là phương pháp lôi cuốn trẻ vào hoạt động đa dạng phong phú với những công việc nhất định, với những ý nghĩa xã hội

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí