Giáo Dục Tinh Thần Lạc Quan, Yêu Đời, Yêu Cái Đẹp


minh chứng về phẩm chất, nghị lực phi thường của thế hệ trẻ SV Việt Nam. Hàng trăm, hàng nghìn thủ khoa các kỳ thi cao đẳng, đại học là những tấm gương sáng cần cù thông minh vượt khó vươn lên.

Khiêm tốn theo quan niệm chung là tính nhã nhặn, biết sống một cách khiêm nhường, luôn hướng đến một kết quả cao hơn. Người vốn có đức tính khiêm tốn thường răn mình phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa và luôn nỗ lực vươn lên. Quan điểm biện chứng về lịch sử và vai trò của các Vĩ nhân đã chỉ ra rằng: “Quần chúng nhân dân là bộ phận có chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định” [42, tr.97-103]. Như vậy bất cứ thành quả của một cá nhân dù xuất chúng đến mấy cũng là hệ quả xuất phát từ tiền đề chung, từ mọi người, cơ sở vật chất, tư tưởng tri thức của toàn xã hội, không phải của mình anh ta. Hồ Chí Minh đã từng dạy các cháu thiếu nhi “Học tập tốt/ Lao động tốt/ Khiêm tốn, Thật thà, Dũng cảm” và bản thân người chính là tấm gương sáng về phẩm chất đó.

Trung thực là thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Khi phê bình mình cũng như phê bình người khác phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người” [47]. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ, nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân. Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ.

Giản dị là gốc của cái đẹp, của hạnh phúc của con người. Giải thích từ ngữ thì Giản dị là chân chất, không phô trương về hình thức, không cầu kỳ về nội dung, là cốt cách bình dị, dễ gần, dễ mến lời nói đi đôi với việc làm. Theo


V.I.Lênin, biểu hiện của “Sống giản dị là không xa hoa lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài[42]. Bác Hồ là mẫu mực về tấm gương sống giản dị “Cả cuộc đời vĩ đại của Hồ Chủ tịch là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị” [3]. Như vậy có thể nói Giản dị phải xuất phát từ ý thức, nhận thức của con người về chính bản thân mình, xem xét các điều kiện hoàn cảnh xã hội xung quanh với con mắt khách quan, từ đó hình thành hành vi phù hợp với xã hội, bản thân tạo điều kiện để người khác dễ gần, dễ hiểu, thông cảm và noi theo.

Giáo dục đức tính cần cù sáng tạo, trung thực, khiêm tốn, giản dị là rất cần thiết cho quá trình hình thành, phát triển NCSV. Cần có phương pháp tư duy khoa học giáo dục phù hợp với một hiện thực khách quan về hình tượng lịch sử, thực tiễn minh chứng và là tấm gương để SV học tập, noi theo. Sinh viên ngày nay cần nhận thức được mọi thứ trong thế giới tự nhiên, đầy biến hóa này đều có mặt trái của nó. Trái ngược với đức tính cần cù sáng tạo, khiêm tốn, giản dị, trung thực trong cuộc sống là lối sống lười nhác, buông thả, giả dối, thích khoa trương, đua đòi, luôn muốn thể hiện mình trước đám đông. Vì vậy cần lên án, phê phán những con người như thế để họ kịp nhận ra giá trị của một lối sống đã đi vào truyền thống của dân tộc việt.

2.3.5. Giáo dục truyền thống hiếu học

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người. Trong suốt ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”. Nhưng nếu Nho giáo coi hiếu học và cầu thị là hai phẩm chất quan trọng của một người trí thức thì quan niệm của dân gian lại là học ăn, học nói, học gói, học mở. Nhà văn hóa Nguyễn Trãi đã chỉ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.


ra rằng, sự học là nguồn cội của tất thẩy những thành công dù đó là nghề gì, dù người ấy là ai, “nên thợ, nên thầy vì có học, có ăn có mặc bởi hay làm”.

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 9

Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững... Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Bởi sự học như chiếc thang không nấc chót và cũng như người đi trên con thuyền ngược dòng, chỉ có tiến lên phía trước mà không được phép dừng lại vì dừng lại đồng nghĩa với tụt hậu. Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học.

Như thế đủ thấy ý nghĩa của việc hiếu học và tầm quan trọng của hành vi ham học đối với việc thành đạt của một con người. Nếu yêu nước là truyền thống ra đời và phát triển mạnh mẽ và thể hiện rõ nhất khi Tổ quốc lâm nguy, thì hiếu học là phẩm chất gắn với sự phát triển của đất nước trong những năm tháng hòa bình. Trong thế giới “phẳng” hiện nay, muốn đồng hành cùng nhân loại, dân tộc Việt Nam không thể không phát huy truyền thống hiếu học. Để trở thành công dân quốc tế mỗi người Việt Nam không thể không ham học. Bởi sự học chính là cái gốc, là căn cốt, là kế sâu rễ bền gốc, là quốc sách để quốc gia phát triển bền vững, là con đường để mỗi gia đình hạnh phúc, ấm no. Đối với mỗi con người có kiến thức tức là có nội lực. Nội lực chính là thực lực để con người tự trọng và tự tin cạnh tranh một cách lành mạnh, không cần phải chiêu trò, dối trá, khuất tất. Tài năng của mỗi cá nhân được tỏa sáng, có cơ hội để họ thỏa ước mơ của mình. Đúng như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.

Truyền thống hiếu học của dân tộc cần được kế tục và phát huy bởi thế hệ trẻ nói chung và của SV nói riêng. Hiếu học thể hiện thái độ của người học đối với việc học, sự học. Đó là trách nhiệm, là tự nguyện, biểu hiện đạo lý làm người. Cuộc đời là sự học không ngừng, học ở trường, học ở lớp, học ở nhân dân, ở xã hội, từ Internet, học ở bạn bè “học thầy không tày học bạn” là vậy. Học phải có phương pháp, phải kiên trì, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh khó khăn để học tập tiến bộ và có động cơ học tập đúng đắn. Chỉ có say mê trong sự học, không bị đòi hỏi mà vẫn học, dốc lòng dốc sức theo đuổi tiến bộ


thì khát vọng thành công mới trở thành sự thật. Lênin dạy rằng: Học - Học nữa - Học mãi!. Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng là một điều vô cùng cần thiết. Như vậy Hiếu học là bản sắc văn hoá, là những giá trị của tinh hoa Việt cần được gìn giữ và phát huy trong xã hội học tập hiện nay.

Đối với giáo dục truyền thống hiếu học, bên cạnh việc tuyên truyền tinh thần ham học, đề cao sự học tập, cần có thái độ phê phán những hiện tượng phản văn hóa, những hành vi quá đề cao vật chất, chỉ thích hưởng thụ ngay trước mắt. Phải để cho SV nhận thấy được cái chân lý ngàn đời: Muốn trở thành người tử tế phải rèn luyện và chịu khó lao động, chăm chỉ học hành. Bởi, những cái gì dễ dãi, chẳng bao giờ bền lâu.

2.3.6. Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp

Tinh thần lạc quan là một phẩm chất quý báu của dân tộc Việt Nam. Đó là một dân tộc luôn ngẩng cao đầu, không chịu khuất phục trước mọi sự đe dọa. Họ luôn tìm thấy trong mọi sự việc hằng ngày những lý do để sống có ý nghĩa, có ích. Bản tính đó của người dân Việt rất đáng quý, trong gian khó họ không bi lụy, trong đói kém họ vẫn san sẻ cho nhau sự yêu thương. Họ sống trong tình cảm hòa đồng và luôn lạc quan hướng đến một tương lai tươi sáng. Cuộc đời chẳng có gì mà phải ưu sầu, buồn tủi cứ hãy sống với những tâm niệm tốt, sống đúng với bản chất thì không lo gì khốn khổ mãi “ai giàu ba họ, khó ba đời”. Con người Việt luôn có một ý chí, một nghị lực, một sức sống kì diệu để vượt qua tất cả những trở ngại, gian nguy không bao giờ khuất phục “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Dù nghèo khó nhưng họ luôn lạc quan, lấy phẩm chất, đạo đức để sống với nhau với tâm niệm tiền bạc là phù du, có đó rồi mất, chỉ có tình nghĩa mới còn mãi.

Lạc quan, từ này trong tiếng Việt nghĩa là một thái độ có tính chất triết lý xã hội và nhân sinh dựa trên một nhận thức nhất định về cuộc sống. Theo đó, Lạc quan là nhận định chủ quan về một kết quả trong tương lai dựa trên những tri thức, tư duy logic của một chủ thể đánh giá, nhưng kết quả theo chiều hướng tốt đẹp, có lợi cho đối tượng đang được xem xét. Con người lạc


quan là con người biết vượt lên chính mình, vượt lên những phản ứng nóng giận tự nhiên, những ganh ghét đố kị, bỉ ổi tầm thường. Thái độ lạc quan có thể dễ dàng đưa con người xích lại gần nhau hơn, khi đó, những gì là nhỏ nhen, ích kỷ sẽ bị loại bỏ. Những gì là đẹp đẽ, cao thượng sẽ được tôn lên.

Giá trị tinh thần trong ca dao, dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam qua hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội mà còn phản ánh một thế giới quan của người lao động luôn tràn ngập tiếng cười, tràn ngập tình nhân ái và tinh thần lạc quan, yêu đời. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã rất có lý khi coi: Ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Nó phản ánh những phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên tươi đẹp, về con người đầy sức sống và rất Việt Nam.

Tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp là một phẩm chất quý báu của người Việt Nam. Do vậy, giáo dục tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết. Điều kiện cần để có các phẩm chất đó là có tính hướng thiện, hướng về cái đẹp, cái tốt vì vậy cần giáo dục đạo đức, tính nhân bản, khơi dậy lòng lương thiện trong con người SV. Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp là giúp SV có thể tự tin, hòa đồng, nỗ lực vươn lên trong những điều kiện khó khăn về mọi mặt. Giáo dục cho SV nhận thức và phát huy vai trò trách nhiệm của bản thân trước gia đình, nhà trường, xã hội và tích cực hoàn thiện NC của mình.

Kết luận chương 2

Các giá trị văn hóa tinh thần được truyền lại cho các thế hệ đời sau thì gọi là các GTVH tinh thần TTDT. Các GTVH tinh thần TTDT Việt Nam là nền tảng, gốc rễ, sức mạnh để dân tộc ta đồng hành cùng nhân loại. Vì vậy vai


trò tác động, ảnh hưởng của giáo dục GTVH tinh thần TTDT đến việc hình thành, phát triển nhân cách SV Việt Nam ngày nay là một tất yếu khách quan.

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, nhân cách. Theo đó, nhân cách của SV được hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa xã hội một cách gián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục.

Hiệu quả của giáo dục nhân cách SV phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng vận dụng những giá trị truyền thống vào hoàn cảnh xã hội mới để đạt mục đích đề ra. Nghiên cứu nhân cách và tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách SV có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc xác định nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT góp phần nâng cao nhận thức cho SV trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đó trong hoàn cảnh lịch sử mới, khắc phục những quan điểm, thái độ lạc hậu, sai trái đối với các GTVH tinh thần TTDT đang tồn tại trong một bộ phận SV nước ta hiện nay.

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT góp phần tích cực trong việc truyền lại cho SV là thế hệ đang trưởng thành những giá trị đặc sắc mà các thế hệ trước tạo ra. Đó là: Chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hòa bình; Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; Lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; Đức tính cần cù, khiêm tốn, giản dị và trung thực; Truyền thống hiếu học; Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp, sáng tạo trong cuộc sống. Trên cơ sở đó giúp nhận ra chân GTVH tinh thần TTDT, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong xã hội hiện đại và giúp hình thành, phát triển nên NC tốt đẹp cho SV Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


Chương 3

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY


3.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN

Sự phân biệt nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan cũng chỉ có tính chất tương đối. Tiêu chí để phân biệt các nhân tố này cũng không phải là cái gì nhất thành, bất biến. Điều này tùy thuộc vào cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trong luận án của mình NCS xác định những nhân tố chủ quan tác động trực tiếp đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT bao gồm các chủ thể giáo dục: Nhà trường, Tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, gia đình và đối tượng giáo dục là SV. Những nhân tố khách quan tác động đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT bao gồm: Lịch sử, truyền thống Việt Nam, môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam và hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa. Do giới hạn của đề tài, tác giả không đi sâu nghiên cứu mối quan hệ đa chiều, biện chứng của các nhân tố tác động mà chỉ sử dụng phương pháp thâu tóm, phổ quát để đạt mục đích đặt giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành và phát triển NCSV Việt Nam hiện nay vào đúng vị trí của nó.

3.1.1. Những nhân tố chủ quan tác động đến giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên

3.1.1.1. Vai trò của chủ thể giáo dục: Nhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và gia đình

Nhà trường,một nhân tố chủ thể đặc biệt quan trọng, trước hết thể hiện ở triết lý đào tạo, tư tưởng - giá trị cốt lõi có tác dụng chỉ đạo và định hướng toàn bộ các hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung, đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT nói riêng. Đó là sự cam kết của nhà trường trước


SV và xã hội về lý do tồn tại và phát triển của nhà trường, phản ánh trách nhiệm của nhà trường để hiện thực hóa và khẳng định các giá trị ấy trong thực tế. Quan trọng hơn, các giá trị ấy mang lại niềm tin và sự tự hào của SV với tư cách là thành viên trong cộng đồng nhà trường. Một môi trường thuận lợi bao hàm cả triết ý đào tạo, hiện thực hóa các giá trị đó để có chất lượng đào tạo như: Sự gương mẫu của cán bộ, giảng viên, công chức nhà trường, cơ sở vật chất, sự quan tâm đến SV, quan tâm đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Chính điều này, có tác động đáng kể trong việc động viên tinh thần, nâng cao ý thức và phát huy tính tích cực của SV trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Các trường cao đẳng, đại học có vai trò rất quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho SV. SVcó thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa và có định hướng nhất định. Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện SV về mặt phẩm chất, đạo đức nhân cách để SV không chỉ có kiến thức mà còn có lối sống, cách ứng xử văn hóa. Hơn nữa, người thầy luôn là nhân tố hàng đầu tác động đến nội dung, phương pháp, chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Sản phẩm của giáo dục không thuần túy là tri thức được trang bị mà là cả NC con người SV trưởng thành bước ra trường đời.

Tổ chức Đoàn và Hội sinh viên cùng với nhà trường là những nhân tố chủ thể quan trọng tác động trực tiếp đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò “trường học Xã hội chủ nghĩa” của thanh niên Việt Nam. Hiệu quả giáo dục con người được tổ chức Đoàn coi là thước đo khả năng thể hiện vị trí, vai trò của Đoàn trong thanh niên và trong xã hội. Với chức năng này, Đoàn phải thông qua các nội dung, phương thức hoạt động khác nhau, với nhiều loại hình giáo dục khác nhau để đoàn kết tập hợp, giáo dục thanh niên. Thực hiện tốt chức năng này có nghĩa là Đoàn đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc định hướng các giá trị sống cho tuổi trẻ. Hội Sinh viên là tổ chức chính trị - xã hội của SV Việt Nam, đoàn

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí