Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Nhân Cách Sinh Viên


còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [46, tr.396]. Trong môi trường xã hội mà SV sống, học tập, bên cạnh những mặt tác động, ảnh hưởng tích cực, cũng không ít tác động tiêu cực. Một khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục, thậm chí có sự đối nghịch giữa nhà trường và xã hội hoặc gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục NC sẽ xuất hiện.

Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên sẽ đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển NC của thế hệ trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho thế hệ trẻ tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của NC. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

Nghiên cứu tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc xác định nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho sinh viên góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị đó trong hoàn cảnh lịch sử mới.

2.2.1.4. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách sinh viên

Nhân cách sinh viên hiện nay, ngoài những đặc điểm chung của nhân cách còn có những biểu hiện đặc thù về phẩm chất và năng lực như sau:

Thứ nhất, nhân sách sinh viên là nhân cách đang hình thành, phát triển

Sinh viên mọi thời đại đều phản ánh một đặc điểm nhân cách chung, đó là nhân cách đang hình thành và đang phát triển bởi tâm lý tuổi trẻ. SV ngày nay do tác động của hoàn cảnh mới, trong điều kiện kinh tế thị trường, hội


nhập quốc tế nên tính nhạy cảm đối với môi trường và thái độ, hành vi ứng xử của những người xung quanh họ nhiều hơn. Họ đang tự biểu hiện và tự khẳng định mình, đang bộc lộ cá tính để dần định hình là một cá nhân mang nhân cách. Cái tôi - cá thể có một bản ngã riêng, độc lập trong quá trình hình thành, có nhu cầu cao về lòng tự trọng và cần được người lớn tôn trọng. SV, do đó rất dễ phản ứng trực diện, bột phát với những sự áp đặt, độc đoán. SV là những người rất dễ bị tổn thương trước những đối xử bất công, không công bằng trong đánh giá, trong xử thế. Họ dễ tin và niềm tin của họ trong sáng, chân thành, hướng thiện, giàu cảm xúc. Do chưa từng trải, chưa có đủ kinh nghiệm và vốn sống, khi trực tiếp chứng kiến những gì xảy ra trong đời, trong quan hệ với con người trái ngược với những điều tốt đẹp mà họ tin yêu, hy vọng… thì họ rất dễ đau khổ, thất vọng. Trạng thái này ở họ thường là cảm xúc mạnh hơn lý trí và thái độ, hành vi phản ứng trở lại của họ mạnh mẽ một cách tự phát, trực tiếp, ít có khả năng kiềm chế. Nhược điểm đó, thật ra cũng từ ưu điểm riêng có ở lớp trẻ mà ra. Đó là sự thành thật của cảm tính, của trực cảm. Cùng với thời gian để trưởng thành, cuộc sống và sự trải nghiệm sẽ mách bảo họ, dạy cho họ có khả năng kiềm chế và điều chỉnh hành vi nhân cách của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Thứ hai, nhân cách sinh viên biểu hiện tính tích cực

SV ngày nay so với các thế hệ SV trước đổi mới có tính thực tế hơn, năng động và sáng tạo hơn. Tính thực tế được biểu hiện ngay ở việc lựa chọn kỹ càng ngành nghề theo học để khi ra trường có thể dễ dàng xin được việc làm, việc làm có thu nhập cao. Tính năng động thể hiện ở phong cách sống nhanh nhẹn, hoạt bát, tiếp cận nhanh thông tin mạng, thông tin kinh tế xã hội, nắm bắt và tiếp cận thị trường, vừa học vừa tranh thủ làm thêm, vừa trải nghiệm vừa có thu nhập. Tính sáng tạo thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp học tập, tham gia nghiên cứu khoa học…

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 7

Đa số SV ý thức được rằng, mình là công dân bình đẳng với mọi công dân khác về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nước. Ý thức được quyền


tiếp nhận một nền giáo dục dựa trên cơ sở phán định của chính mình và tự tìm ra cho mình một đáp án, một hướng đi phù hợp, sáng tạo trong học tập.

Thứ ba, nhân cách sinh viên biểu hiện tính giao lưu

Đặc điểm nổi bật của NCSV biểu hiện ở sự dồi dào các tiềm năng để phát triển, từ thể chất đến trí tuệ, nhạy cảm và dễ thích ứng với đổi mới, có nhu cầu phong phú về văn hóa tinh thần. SV là những người thường thích giao lưu và ham học hỏi cái mới. Sức trẻ đã tiếp thêm niềm tin, nghị lực để họ dám bước vào những con đường thậm chí là chông gai, ghềnh thác. SV luôn đồng hành với những khám phá, không bảo thủ hoặc quá dè chừng trong khi đi tìm cái mới. Họ là những người năng động, nhiệt tình dám nghĩ, dám làm và dám chịu tránh nhiệm. SV là những con người thích ứng nhanh, dễ hòa nhập với hoàn cảnh bên ngoài và những thay đổi của thế giới ngày nay. Xu hướng chấp nhận ganh đua, cạnh tranh, tinh thần vượt khó, vươn lên là những xu hướng mới trong sự phát triển nhân cách của SV [Xem bảng 2 /PL3/ kết quả khảo sát: Những biểu hiện của người sinh viên có nhân cách tốt].

Thứ tư, nhân cách sinh viên biểu hiện tính phát triển không đều.

Quá trình hình thành, nhân cách SV chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố như sinh thể, môi trường, giáo dục, tự giáo dục, giao tiếp xã hội… Mặc dù xu hướng tích cực là chủ yếu, nhưng vẫn còn một bộ phận trong SV ý thức giáo dục, tự giáo dục còn kém nên NC của họ còn có vấn đề. Hành vi nhân cách của họ biểu hiện ở lối sống quá coi trọng giá trị vật chất, tiếp thu thiếu sàng lọc văn hóa ngoại lai, lãng quên các giá trị truyền thống, đề cao cá nhân,… Lý tưởng sống của họ cũng vì thế mà phai mờ. Sinh viên cũng là những người dễ bị kích động, lôi kéo bởi hạn chế của tuổi trẻ thiếu trải nghiệm. Trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, điểm yếu này của SV đã có lúc, có nơi bị chúng lợi dụng.

Tóm lại, nhìn nhận đặc điểm của nhân cách sinh viên phải từ tính phổ quát “con người, nhân cách và đạo đức” cho đến cái bộ phận, xu hướng nhân


cách sinh viên mà ta cần lưu ý. Đó là: tính thực tế; tính năng động; tính cụ thể của lý tưởng; tính liên kết (tính nhóm); tính cá nhân v.v.

2.2.2. Tầm quan trọng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên

2.2.2.1. Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên góp phần hình thành, phát triển nhân cách sinh viên trong hoàn cảnh mới

Hoàn cảnh lịch sử mới đặt ra những yêu cầu mới cho công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ nói chung cho SV nói riêng. SV thường xuyên chịu sự tác động của cả mặt tích cực và mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của mở cửa, hội nhập quốc tế, v.v. Vì vậy, giáo dục GTVH tinh thần TTDT có một tầm quan trọng đặc biệt đối với việc hình thành, phát triển NCSV Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Điều đó được cắt nghĩa bởi:

Thứ nhất, giáo dục GTVH tinh thần TTDT giúp cho SV nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn hơn về các giá trị đó, góp phần điều chỉnh hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Cùng với việc nâng cao nhận thức về GTVH tinh thần TTDT, việc giáo dục này còn góp phần tạo ra những giá trị văn hóa mới, quan niệm sống tích cực cho SV và cho xã hội.

Thứ hai, giáo dục GTVH tinh thần TTDT góp phần tích cực trong việc truyền lại cho SV, thế hệ đang trưởng thành những GTVH tinh thần mà các thế hệ trước tạo ra. Trên cơ sở đó giúp họ nhận ra chân giá trị của các GTVH tinh thần TTDT, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần to lớn trong việc nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội của con người, trong việc hình thành, củng cố những giá trị NC tốt đẹp.

Thứ ba, các GTVH tinh thần TTDT là nền tảng, gốc rễ, sức mạnh của dân tộc ta được ông cha ta hun đúc từ xưa đến nay, không chỉ là bản sắc, sức mạnh nội sinh, mà còn là động lực cho sự phát triển của dân tộc ta lên một tầm cao mới. Do đó, việc giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV là vấn đề cấp thiết, giúp họ nhận ra chân giá trị đích thực và sức sống lâu bền của nó.


Để khắc phục những quan điểm sai trái, lạc hậu trong một bộ phận SV về tiếp thu, kế thừa các GTVH tinh thần TTDT, các chủ thể giáo dục cần:

Một là, giúp SV có kỹ năng thể hiện các GTVH tinh thần TTDT để biết bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị đó trong hoàn cảnh mới.

Hai là, giúp SV biết tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các GTVH tinh thần TTDT nhằm phát huy các giá trị đó trong đời sống xã hội.

Ba là, rèn luyện cho SV có kỹ năng đánh giá, phê phán những việc làm chưa đúng trong việc bảo vệ, giữ gìn các GTVH tinh thần TTDT.

Bốn là, giúp SV rèn luyện kỹ năng phân tích, xử lý khi tiếp cận với một giá trị văn hóa nào đó có thể phản cảm, phản động để ngăn ngừa.

2.2.2.2. Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, định hướng giá trị sống cho sinh viên

Trong cuộc sống, con người nói chung, SV nói riêng đều cần đến một số những giá trị nhất định để tồn tại và phát triển và cũng phải biết sàng lọc để nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống, biết yêu thương và trân trọng những gì mình đang có. Nói như Kalil Gibran: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta được thêm ngày nữa để yêu thương”. Phần lớn trong chúng ta thường chỉ lưu tâm đến những giá trị nổi bật như vật chất, tri thức, sự nghiệp và gia đình. Tuy nhiên, đời sống của con người không đơn thuần chỉ được tạo thành bởi các giá trị đó. Chúng ta còn cần thiết phải sở hữu nhiều giá trị khác nữa như sức khỏe, thời gian, kinh nghiệm sống, quan hệ xã hội,... Mỗi giá trị đều có vai trò quan trọng, góp phần nhất định vào việc hình thành giá trị sống và đó là biện chứng của cuộc sống của con người. Khi thấy được tính chất kết hợp của nhiều giá trị khác nhau chúng ta sẽ có được nhận thức toàn diện hơn, không bỏ lỡ cơ hội phát triển những giá trị khác mà ta thực sự đang cần đến.

Người Việt trọng đạo đức, biết yêu thương, đoàn kết và rất có ý thức cộng đồng; người Việt sống giản dị, khiêm tốn, trung thực, lạc quan trong cuộc sống… là những giá trị cao quý giúp định hướng giá trị sống cho SV.


Việc tu dưỡng và rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho SV là một trong những nỗ lực tích cực để nâng cao giá trị đời sống cho bản thân SV cũng như cho cộng đồng xã hội. Trong mối tương quan với các giá trị tích cực khác, giá trị đạo đức luôn có vai trò thúc đẩy và định hướng. Ví dụ, một con người đạo đức không thể chạy theo những cách kiếm tiền vô đạo đức, cũng không thể phát triển những mối quan hệ xã hội không lành mạnh... Do đó, những giá trị mà người ấy đạt được trong cuộc sống phải luôn phù hợp với những tiêu chí, chuẩn mực đạo đức mà bản thân người ấy cũng như cộng đồng xã hội đã thừa nhận và theo đuổi.

SV cần nhận thức tình thương như một giá trị trong cuộc sống. Cho dù mỗi người đều sẵn có khả năng thương yêu, nhưng không phải tất cả chúng ta đều có cùng một khả năng thương yêu như nhau và điều đó cũng không phải tự nhiên có được. Đây là một giá trị tích lũy qua thời gian, nhờ có sự rèn luyện, tu dưỡng cũng như tác động từ môi trường sống. Nếu con người được sống trong một môi trường ngập tràn sự thương yêu và quan tâm của người khác, thì sẽ rất dễ phát triển khả năng thương yêu của chính mình.

SV cần hiểu ý thức cộng đồng có tính rộng, quan hệ xã hội của cá nhân có tính cụ thể với từng người đều mang một giá trị trong đời sống, vì nó thực sự đóng góp, làm thay đổi đời sống của mỗi người theo hướng dễ dàng hoặc khó khăn hơn. Với nhiều mối quan hệ rộng và tốt đẹp, ta có thể thực hiện công việc dễ dàng hơn. Vì thế, việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp cũng như mở rộng quan hệ xã hội là một cách sống tích cực có thể giúp SV tăng thêm giá trị cuộc sống. Hơn thế nữa, các mối quan hệ đồng cảm còn có giá trị chia sẻ tâm tình, giải tỏa căng thẳng tâm lý và thúc đẩy sự phát triển tinh thần, giúp SV sẽ có một khuynh hướng lạc quan hơn trong cuộc sống.

Kinh nghiệm sống là những giá trị rất riêng của mỗi con người, được tích lũy từ vốn sống, từ sự từng trải của bản thân người đó. Để tích lũy được vốn sống phải có lối sống cầu thị, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan. Kinh nghiệm sống giúp khai thác và vận dụng tốt hơn những giá trị khác


trong đời sống, giúp điều chỉnh những sai lệch trong tri thức hoặc nhận thức và làm cho các giá trị khác trở nên thực sự hữu ích trong đời sống. Vì vậy, từ sự vận dụng các giá trị truyền thống và thời đại đã biết vào đời sống thực tế, SV mới dần dần hình thành và tích lũy được những giá trị sống của riêng mình. Những giá trị này, đến lượt nó lại trở thành những đóng góp tích cực vào giá trị chung cho cuộc sống của SV. Còn nhiều nữa những giá trị sống có thể đem lại cho ta nhiều cảm xúc rung động trước vẻ đẹp con người, những tấm lòng cao thượng, sức sống giữa đời thường, để rồi lắng lại trong lòng một ít và cứ vậy ta sẽ tin vào con người, tin vào cuộc sống tốt đẹp.

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT nhằm nuôi dưỡng tâm hồn, định hướng giá trị sống cho sinh viên đòi hỏi một sự tâm huyết với thế hệ trẻ. Những người có phận sự cần tích cực sống và làm việc cùng thế hệ trẻ, mở rộng tấm lòng bao dung đón nhận, lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của lứa tuổi này. Và nhất là phải luôn tự tìm cách đổi mới chính mình nếu không rất dễ lạc lõng, xa cách, hạn chế kết quả.

2.2.2.3. Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc góp phần khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên Một là, làm cho SV nhận thức được hệ thống các GTVH tinh thần TTDT Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn hoá của các dân tộc khác. Cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị đó chủ yếu bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc. Trải qua thời gian dài như vậy những giá trị truyền thống ấy vẫn không hề bị mất đi mà luôn được bảo tồn và phát huy trong đời sống nhân dân. Điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn vấn đề kế thừa, phát huy các GTVH tinh thần TTDT, tạo tiền đề cho việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức, nhân cách mới phù hợp

với yêu cầu phát triển của xã hội trong hoàn cảnh lịch sử mới.

Hai là, làm cho SV nhận thức được những GTVH tinh thần TTDT Việt Nam rất phong phú, đầy sức sống đã được lưu lại lịch sử và thế giới tôn trọng.


Quá trình toàn cầu hoá đưa lại cho các dân tộc những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng đồng thời cũng đưa đến những mặt tiêu cực, mặt trái của nó. Dân tộc ta có cơ hội để thẩm định lại những giá trị của mình, có điều kiện để tiếp xúc, thử nghiệm và lựa chọn các giá trị văn hoá khác. Kết quả phụ thuộc vào sự nhìn nhận của chủ thể văn hoá - con người Vịêt Nam trước các hiện tượng mới mẻ đầy thách thức của một thế giới đa dạng. Vì vậy, mặc dù xã hội hiện đại đang có những biến đổi to lớn, song những gì của truyền thống dân tộc vẫn cần được lưu giữ lại, bởi những giá trị bản sắc của nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người cũng như của toàn dân tộc vì một sự phát triển bền vững cho tương lai.

Ba là, làm cho SV nhận thức được các GTVH tinh thần TTDT là trí tuệ, bản lĩnh, sức mạnh Việt Nam, qua đó khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Toàn cầu hoá như một dòng thác lớn đang lan truyền khắp hành tinh. Đứng trong đó thì phải bơi theo, có sức mạnh sẽ tự tin, có bản lĩnh sẽ không sợ chết chìm, có trí tuệ sẽ sáng tạo, sẽ tranh thủ được nhiều cơ hội, vượt qua được mọi thử thách. SV phải dám đương đầu, chủ động đón nhận và phấn đấu để có nhiều cơ hội, nhiều dịp may, ít nguy cơ, ít rủi ro. Khi nhìn một thế giới đầy cơ may và cũng đầy hiểm họa thì mới thấy hết tư tưởng dân tộc có vị trí quan trọng như thế nào trong xã hội ngày nay. Theo đầy đủ nghĩa tích cực của nó, chủ nghĩa yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc luôn khơi dậy sức mạnh tiềm tàng cho cả dân tộc đi tới tương lai. Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại dân tộc có thể qua đây mà được giữ gìn, phát huy, phát triển hơn.

Tóm lại, để thành công trong công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT, cần giúp SV nâng cao nhận thức, hiểu biết về các giá trị đó. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của SV thông qua việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Xây dựng môi trường văn hóa học trường lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để SV vận dụng các GTVH tinh thần TTDT vào trong quá trình học tập, rèn luyện, xây dựng nhân cách. Phát huy vai trò của SV trong đấu tranh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022