Những Công Trình Nghiên Cứu Về Tác Động Của Toàn Cầu Hoá Đến Đời Sống Của Đồng Bào Dân Tộc Tây Nguyên Nói Chung Và Thanh Niên - Sinh Viên Tây Nguyên

22

con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các công trình khoa học đã làm rõ khái niệm toàn cầu hóa, sự tác động tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đến các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Làm rõ biểu hiện các giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế thị trường: quá trình thay đổi các giá trị trong cuộc sống, biểu hiện lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người, lối sống thực dụng đề cao đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân đang làm băng hoại đạo đức xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, các công trình cũng đã đưa ra các giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của toàn cầu hóa tới đạo đức xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng đạo đức mới - đạo đức cách mạng ở nước ta. Trong luận án chúng tôi kế thừa khái niệm toàn cầu hóa, kết quả nghiên cứu xu thế tất yếu với những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đối với đời sống xã hội và sự biến đổi các giá trị đạo đức. Nhưng các công trình trên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa, mà chỉ đề cập đến sinh viên cả nước nói chung. Đây là điểm mới của luận án, nghiên cứu sinh tập trung khai thác để làm rõ vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÂY NGUYÊN NÓI CHUNG VÀ THANH NIÊN - SINH VIÊN TÂY NGUYÊN NÓI RIÊNG

13.1. Các công trình nghiên cứu về tác động của toàn cầu hoá đến đời sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên

Các công trình nghiên cứu sự tác động của toàn cầu hóa đối với cả nước nói chung là rất đa dạng, được các nhà khoa học luận giải dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhưng nghiên cứu sự tác động của toàn cầu hóa đến một khu vực nhất định, chẳng hạn như khu vực Tây Nguyên, cho đến hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn.

23

Khai thác văn hóa Tây Nguyên thời kỳ hoang sơ, đầy bản sắc, tác giả Nguyễn Tấn Đắc trong “Văn hoá, xã hội và con người Tây Nguyên” [38] đã đề cập một cách toàn diện về văn hoá, con người, xã hội Tây Nguyên trước năm 1975, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị để phát triển vùng đất Tây Nguyên trong quá trình đổi mới, hội nhập. Đề cập rõ nét hơn về phong tục của người Tây Nguyên, Lâm Tâm - Linh Nga Niêk Đam trong cuốn sách “Một số nét đặc trưng của phong tục các dân tộc Tây Nguyên” [119] bước đầu đã làm rõ những đặc trưng, phong tục của các dân tộc thiểu số trên vùng cao nguyên đất đỏ. Những phong tục đó, một mặt níu kéo con người Tây Nguyên trở về với cuộc sống buôn làng, mặt khác, chính những giá trị phong tục đó đang cùng đồng bào hoà nhập vào cuộc sống mới hôm nay.

Đi sâu tìm hiểu những biến động, xáo trộn của của văn hóa Tây Nguyên trong quá trình hội nhập, tác giả Lưu Hùng trong cuốn sách “Văn hoá cổ truyền Tây Nguyên” [83] đã chỉ ra sự đa dạng, huyền bí của văn hoá cổ truyền người dân tộc Tây Nguyên: nhà Rông, rượu cần, lễ ăn trâu, nhà mồ, tượng mồ, lễ chúc sức khoẻ, đánh cồng chiêng, đàn t’rưng, đàn K,lôngpút, già làng, sử thi, Vua lửa Pơtao Pui, Vua nước Mơtao Ya, ma lai...Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức mà văn hoá cổ truyền Tây Nguyên đang gặp phải trên con đường phát triển và hội nhập. Trong những năm gần đây, thiết chế xã hội buôn làng truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên chịu sự va đập, biến động mạnh, khiến động lực và tính năng động của nó bị suy giảm, thậm chí bị triệt tiêu, ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa ở nơi đây. Các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nghe già làng kể về những câu chuyện sử thi anh hùng trong nhà Rông, nhà Dài đang vắng bóng dần.

Quá trình toàn cầu hóa đã tác động làm biến đổi những quan hệ dân tộc trong đời sống đồng bào Tây Nguyên. Điều đó được tác giả Trương Minh Dục đề cập đến trong cuốn sách: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên” [26]. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày tình hình dân tộc, xu hướng vận động của quan hệ dân tộc ở Tây

24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Nguyên trong những năm gần đây, đánh giá một cách cơ bản những mặt làm được và chưa làm được trong việc thực hiện chính sách dân tộc. Từ đó, cuốn sách nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra và đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên trong giai đoạn mới.

Khai thác giá trị đoàn kết của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dưới sự tác động của toàn cầu hóa, tác giả Trương Minh Dục đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên” [27], trong đó tập trung phân tích và làm rõ truyền thống đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên qua các thời kỳ lịch sử. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra quá trình xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên trong cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là thời kỳ đổi mới. Đồng thời công trình khoa học đã phân tích những xu hướng biến đổi trong quan hệ dân tộc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 4

Trước âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng chính sách mở rộng quan hệ quốc tế để nhằm mục đích thiết lập khu vực Tây Nguyên thành khu tự trị, Lê Văn Đính, đã thực hiện đề tài cấp bộ: “Một số giải pháp góp phần bảo đảm ổn định chính trị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên” [40]. Công trình đã đề cập đến sự biến đổi tình hình kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên trong những năm gần đây. Đặc biệt là sự biến động về mặt chính trị tư tưởng trong đời sống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên do các thế lực phản động kêu gọi, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Từ đó, tác giả đưa ra các quan điểm định hướng và giải pháp để làm ổn định tình hình Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

Đề cập đến tầng lớp thanh niên ở khu vực Tây Nguyên, tác giả Lê Văn Đính đã đi tìm “Giải pháp tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay” [41]. Công trình đã phân tích thực trạng công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện

25

nay. Tác giả đưa ra những nhân tố tác động đến sự thay đổi trong văn hoá, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự tác động của toàn cầu hóa làm biến đổi lối sống của thanh niên Tây Nguyên theo những chiều hướng khác nhau. Từ sự biến đổi các giá trị văn hóa, tác giả đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác đoàn kết thanh niên các dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay.

Năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia có xuất bản cuốn sách “Một số vấn đề về văn hoá - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” [86], đề cập đến việc nghiên cứu, nhận diện những nhân tố đã, đang và sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sự phát triển văn hoá - xã hội nói riêng ở khu vực Tây Nguyên. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra sự tác động của toàn cầu hóa đã làm thay đổi những giá trị văn hóa, các thiết chế buôn làng được thiết lập từ nhiều đời nay của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Công trình đã đề cập đến những thành tựu đạt được của vùng đất Tây Nguyên, đồng thời cũng nên lên tính đặc thù của vùng đất này: kinh tế - xã hội có điểm xuất phát thấp, luôn bị các thế lực thù địch chống phá. Vì vậy, ở Tây Nguyên công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cần được đầu tư, quan tâm giải quyết của Đảng và Nhà nước, cùng với sự chung tay, góp sức của đồng bào cả nước. Từ vấn đề đó, cuốn sách đề ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất Tây Nguyên hiện nay.

Quan tâm tới sự phát triển bền vững của vùng đất Tây Nguyên, tác giả Bùi Minh Đạo trong công trình:“Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững” [37] đã làm rõ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng đất Tây Nguyên hiện nay. Tác giả dựa trên cơ sở nguyên tắc, nguyên lý phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững vùng lãnh thổ nói riêng, bằng góc nhìn đồng đại kết hợp lịch đại, khảo sát, nghiên cứu, làm sáng tỏ thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo vệ môi trường Tây Nguyên những thập niên qua. Để Tây Nguyên phát triển bền vững, tác giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần phát triển vùng đất này trong những thập niên tới.

26

Các công trình nghiên cứu sự tác động của toàn cầu hóa đến vùng đất Tây Nguyên chỉ mới dừng lại ở sự tác động đối với văn hóa - kinh tế - xã hội nói chung. Chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến sự tác động của toàn cầu hóa đối với những giá trị đạo đức truyền thống cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trong luận án, nghiên cứu sinh tập trung luận giải các nhân tố ảnh hưởng tới giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và sinh viên nói riêng.

1.3.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng, giải pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên

Vấn đề thực trạng và giải pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên cho đến hiện nay, chỉ mới dừng lại ở các báo cáo của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên.

Ban chấp hành Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị “Báo cáo tình hình thanh niên khu vực Tây Nguyên và một số nhiệm vụ, giải pháp tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc Tây Nguyên” [46], làm rõ những tác động của toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường tới đời sống của thanh niên Tây Nguyên. Những tác động đó, đã làm biến đổi các giá trị của cuộc sống, trong đó có sự đoàn kết của thanh niên, sinh viên khu vực Tây Nguyên. Báo cáo đã đề ra những giải pháp để tăng cường đoàn kết thanh niên, sinh viên dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay.

Công trình khoa học “Giải pháp tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay” [41] đã nêu lên thực trạng đoàn kết của thanh niên Tây Nguyên nói chung, sinh viên Tây Nguyên nói riêng. Từ đó, tác giả đề ra những giải pháp để tăng cường khối đoàn kết thanh niên Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong công trình chỉ mới đề cập được một giá trị đạo đức truyền thống đó là đoàn kết, chưa làm rõ được các giá trị đạo đức khác.

27

Tác giả Bùi Minh Đạo trong cuốn sách “Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững” [37] đã đề cập đến sự tác động và biến đổi toàn diện của vùng đất Tây Nguyên dưới tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường. Trong đó, có sự xung đột giữa giá trị đạo đức của các đồng bào dân tộc bản địa và các dân tộc mới đến sinh sống. Còn về vấn đề đạo đức, nhân cách tác giả cũng chỉ đề cập một cách chung chung, chưa khai thác vấn đề nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên, chưa đưa ra các giải pháp về giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách con người Tây Nguyên.

Như vậy, thực trạng đạo đức, giải pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong các công trình khoa học chỉ mới được đề cập một vài giá trị tiêu biểu, cũng chưa đưa ra được các giải pháp để xây dựng nhân cách, đạo đức sinh viên khu vực này trong thời gian tới. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt dưới góc độ triết học về nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Tây Nguyên một khu vực đang tiềm ẩn nhiều điều “mới mẻ” ngay chính trong các điều kiện sống, không gian sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng của đồng bào dân tộc nơi đây. Vấn đề tuy đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhưng vẫn chưa khai thác hết chiều sâu của nó, đặc biệt là vấn đề đạo đức, nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên. Các công trình khoa học đã tiếp cận con người và mảnh đất Tây Nguyên từ chính sách dân tộc, văn hóa tộc người, điểm nóng chính trị, sự phát triển bền vững dưới góc tác động từ kinh tế. Văn hóa Tây Nguyên được các công trình khoa học làm rõ quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa trong điều kiện ở nơi đây đối diện với di cư cơ học sau năm 1975 cho đến nay. Sự xáo trộn thành phần cư trú, dân số tăng nhanh đã làm cho văn hóa Tây Nguyên biển đổi theo xu hướng Kinh hóa và Tây hóa. Từ đó, các giá trị đạo đức truyền thống, sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bị biến đổi có phần bị mai một; sự hoang sơ huyền bí đang được thay dần vào đó là các giá trị chuẩn mực hiện đại. Các công trình khoa học nêu trên là

28

cơ sở để tác giả luận án kế thừa, phân tích những biến động văn hóa, xã hội - con

người Tây Nguyên nói chung và sinh viên nơi đây nói riêng.

Tiểu kết chương 1

Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về giá trị truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, quá trình hình thành nhân cách, sự biến đổi nhân cách, điều đó đã được thể hiện ở trên các tạp chí chuyên ngành, ở nhiều cuốn sách, nhiều cuộc hội thảo cấp quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các kết quả nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở giá trị văn hoá truyền thống của con người Việt Nam nói chung. Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, khai thác dưới góc độ triết học về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên. Chính vì vậy luận án cần tiếp tục giải quyết các vấn đề sau:

Một, góp phần làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Hai, khảo sát, điều tra vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

Ba, xác định tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách sinh viên Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

29

Chương 2

NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH SINH VIÊN, TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY


2.1. NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM

2.1.1. Khái nhiệm nhân cách

Trước khi đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển nhân cách, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm có liên quan như con người, cá nhân. Các khái niệm con người, cá nhân, nhân cách vừa có điểm tương đồng vừa có sự khác biệt nhất định.

Trước C.Mác, vẫn chưa có một sự lý giải khoa học thỏa đáng về con người. Quan điểm duy tâm quy đặc trưng bản chất của con người vào lĩnh vực tư tưởng, hoặc xem bản chất con người được quy định sẵn từ những lực lượng siêu nhiên. Các nhà duy vật theo quan điểm duy vật siêu hình, coi bản chất con người là cái vốn có, trừu tượng, bất biến, quy về bản chất tự nhiên; các quan điểm “sinh vật luận” hay “ tự nhiên luận” lại tuyệt đối hóa yếu tố sinh vật, nhấn mạnh bản năng sinh vật của con người.

Khác với các quan điểm trên, triết học Mác - Lênin cho rằng con người

là một thực thể sinh vật - xã hội, mang bản chất xã hội.

Con người trước hết là một thực thể sinh vật, một sinh vật sống với tất cả những đặc điểm sinh lý, cấu trúc cơ thể và những nhu cầu tự nhiên. Về mặt tự nhiên, con người chịu sự chi phối của quy luật sinh học: quy luật về sự phù hợp giữa cơ thể với môi trường, trao đổi chất, biến dị và di truyền, đồng hoá, dị hoá… Là một thực thể tự nhiên - sinh vật, con người cũng tồn tại với những bản năng tự nhiên và những nhu cầu tự nhiên: ăn, uống, ở, đi lại, duy trì nòi giống.

Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong quá trình tồn tại đã có những hoạt động cộng đồng như lao động, giao tiếp, thông qua đó mà một hệ

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí