Quản Lý Phương Tiện, Điều Kiện Hỗ Trợ Hoạt Động Dạy Học

thập và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp HS học tập tiến bộ.

Thông qua việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá HS của GV, người quản lý sẽ nắm bắt được chất lượng dạy và học ở từng GV, HS. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi thực hiện chương trình phân ban, HS phân hoá học các môn KHXH ngày càng ít, một số GV tiếp cận phương pháp đổi mới dạy học còn hạn chế thì việc quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS là một vấn đề rất quan trọng.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong hoạt động dạy các môn KHXH của thầy là hết sức cần thiết đối với người CBQL. Nó tác động trực tiếp đến GV trong việc thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra - đánh giá, đảm bảo sự công bằng, khách quan; thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường. Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập các môn KHXH của HS phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

- Phải thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn trong nhà trường thông qua điểm số, nhận xét, đánh giá chất lượng học của HS và giảng dạy của GV. Từ đó, rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung; giúp cho người quản lý chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn.

- Phải thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn về đánh giá, xếp loại học sinh.

- Phải đánh giá, xếp loại HS một cách công bằng, chính xác, khách quan, tránh những biểu hiện không đúng trong đánh giá, xếp loại HS. Trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng; yêu cầu họ lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá học tập một cách đầy đủ, đánh giá đúng đối tượng HS theo yêu cầu của chương trình. Đồng thời, hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng để đảm bảo mục tiêu đã đề ra nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH.

1.3.4.8. Quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học

Các phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học các môn KHXH là các yếu tố góp phần đưa hoạt động dạy học các môn KHXH mau chóng đạt hiệu quả. Các phương tiện, điều kiện này gồm:

- Các yếu tố đảm bảo về chính trị, xã hội, tâm lý và tổ chức nhằm giúp đội ngũ giáo viên các môn KHXH quán triệt, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tạo động lực làm việc tích cực, hiệu quả của giáo viên.

- Các yếu tố đảm bảo về phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Cung cấp đầy đủ các điều kiện về trường lớp, sân chơi bãi tập để tổ chức các hoạt động ngoại khoá cùng các phương tiện, tài liệu tham khảo, trang thiết bị dạy học nhằm giúp cho GV tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, hứng thú trong học tập các môn KHXH của HS được thuận lợi, tạo cho HS hứng thú học tập, tiếp nhận kiến thức.

Để quản lý tốt phương tiện, thiết bị trong nhà trường, hiệu trưởng cần lập kế hoạch trang bị đủ thiết bị dạy học các môn KHXH theo danh mục tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định, mua tài liệu hàng năm của tổ chuyên môn đăng ký. Đồng thời, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra việc giáo viên sử dụng, bảo quản.

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS

1.3.5.1. Các yếu tố khách quan

- Vai trò, ý nghĩa của các môn KHXH đối với sự phát triển nhân cách của con người.

- Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới mục tiêu giáo dục HS phổ thông.

- Các điều kiện cần thiết: chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc theo quy định của Nhà nước, địa phương cho việc dạy học các môn xã hội.

1.3.5.2. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức của cán bộ quản lý, GV, HS về việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá các môn KHXH không đồng đều.

- Năng lực giảng dạy, năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là năng lực soạn thảo câu hỏi kiểm tra của GV không đồng đều về chuyên môn.

- HS chưa có hứng thú học các môn KHXH, năng lực viết, năng lực cảm thụ, tìm hiểu các vấn đề thực tế của học sinh rất yếu.

Do đó, chất lượng dạy và học các môn này gặp rất nhiều khó khăn.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH, trong đó có những nghiên cứu của các tác giả ở ngoài nước và trong nước, những công trình khoa học đã được công bố và áp dụng rộng rãi, có giá trị khoa học và thực tiễn cao, đã được công nhận.

Luận văn đã nêu và làm rõ hệ thống các khái niệm công cụ có liên quan đến đề tài như: Quản lý; Hoạt động dạy học, hoạt động dạy học các môn KHXH; Quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH nói chung và ở trường THCS nói riêng. Chương 1 cũng phân các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS. Đây là những vấn đề cơ bản, điều kiện cần thiết để Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS. Đó là những cơ sở lý luận quan trọng, làm căn cứ để tác giả xây dựng hướng nghiên cứu cho công tác điều tra thực trạng hoạt động dạy học các môn KHXH và thực trạng quản lý hoạt động động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ở chương 2. Đồng thời đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS ở chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG THCS THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH‌

2.1. Một số nét về giáo dục THCS của Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

* Về quy mô phát triển giáo dục:

Trong 5 năm trở lại đây sự phát triển về quy mô trường lớp giáo dục THCS đã dẫn ổn định. Toàn thị xã có 14 trường THCS, 100% giáo viên có nghiệp vụ sư phạm. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao, 100% các xã, phường được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 và 100% xã, phường được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữa mức độ 2.

Quy mô phát triển giáo dục THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 5 năm trở lại đây:

Bảng 2.1. Quy mô phát triển giáo dục THCS Thị xã Từ Sơn


Thị xã Từ Sơn

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

14 trường

7903

242

8110

247

8465

256

9266

267

9648

272

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội tại các trường trung học cơ sở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - 6

(Số liệu: Phòng GD và ĐT Từ Sơn cung cấp)

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Số học sinh tăng qua từng năm từ 7903 đến 9648; số lớp dao động trong 5 năm qua từ 242 đến 272 lớp; Số trường giữ vững với 14 trường THCS. Như vậy, thị xã Từ Sơn số lượng trường tương đối ổn định nhưng số lượng học sinh và quy mô giáo dục ở các trường trong 5 năm qua tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu do đây là một trong những thị xã có mật độ dân số đông nhất cả nước.

Quy mô phát triển trường lớp THCS Thị xã Từ Sơn đến nay đã tương đối ổn định, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh của tất cả các phường, xã trong thị trấn. Cán bộ quản lý của bậc THCS của huyện có 14 Hiệu trưởng, 18 phó Hiệu trưởng và 590 giáo viên. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo

viên, nhân viên của các nhà trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo thị xã, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, Phòng Giáo dục Thị xã Từ Sơn, do vậy các cán bộ quản lý và giáo viên thường xuyên được học bồi dưỡng nâng chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Về cơ sở vật chất, hiện nay, hầu hết các trường THCS trong thị xã đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tương đối đầy đủ các phòng học nhà cao tầng đủ học một ca, có nhà công vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ở xa ăn ở, sinh hoạt, công tác thuận lợi, có đầy đủ khu giáo dục thể chất, sân chơi, bãi tập. Hiện nay, Thị xã Từ Sơn có 14/14 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, đó là điều kiện rất tốt và cũng là sự thể hiện sự đầu tư cho giáo dục của Thị xã. Hầu hết các trường THCS của Thị xã đã và đang hưởng ứng tích cực phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn thu hút đông đảo học sinh đến trường. Trong những năm vừa qua các nhà trường THCS Thị xã Từ Sơn đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là đã làm tốt công tác duy trì sĩ số để giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng. Hàng năm bình quân đều có từ trên 100 lượt học sinh đạt giải cấp tỉnh ở các muôn thi văn hoá, văn nghệ, TDTT. Trong đó các môn Lịch sử, Địa lý chiếm phần nhiều ở các môn văn hóa.

* Về chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo:

Phát huy truyền thống của quê hương khoa bảng, hiếu học, trong những năm qua được sự tạo điều kiện thuận lợi của gia đình, cộng đồng, tổ chức xã hội chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo học sinh THCS từng bước được nâng cao rõ rệt. Trên toàn địa bàn thị xã có 12 Hội khuyến học xã, phường với 137 chi hội, 315 ban khuyến học. Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng hiếu học ngày càng được nhân rộng. Tính đến năm 2016, toàn Thị xã Từ Sơn có 4530 gia đình hiếu học, 273 dòng họ hiếu học. Phong trào “tiếng trống khuyến học” tiếp tục được nhiều địa phương duy trì và nhân rộng. Phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đề án

xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn 2012 - 2020 được coi trọng. Hội khuyến học các xã, phường, chi hội khuyến học, ban khuyến học dòng họ, gia đình và các hội viên thường xuyên phối hợp với các nhà trường nắm bắt tình hình học tập của học sinh để có giải pháp giáo dục, quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác xây dựng quỹ khuyến học và khen thưởng hàng năm tiếp tục được duy trì , trung bình mỗi năm các cấp hội đã tổ chức khen thưởng cho trên 20.000 lượt học sinh giỏi các cấp và giáo viên đạt thành tích xuất sắc với số tiền từ 1,2 đến 1,4 tỷ đồng. Với những thành tích đạt được, Hội Khuyến học thị xã và nhiều cơ sở xã, phường và dòng họ khuyến học tiêu biểu đã được TW Hội khuyến học Việt Nam và UBND các cấp tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Từ truyền thống và các phong trào cụ thể, thiết thực chất lượng giáo dục học sinh THCS trên địa bàn thị xã từng bước được nâng lên. Kết quả thể hiện ở bảng 2.2, 2.3 như sau:

Bảng 2.2. Xếp loại học lực của học sinh THCS các năm học


Năm học

Số HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2011-2012

7903

1743

2389

2957

345

19

2012-2013

8110

1832

3163

2840

260

15

2013-2014

8465

1862

3365

2923

285

30

2014-2015

9266

2109

3696

3096

350

15

2015-2016

9648

2289

4015

3029

287

28

(Số liệu: Phòng GD&ĐT Từ Sơn cung cấp)

Bảng 2.3. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS các năm học


Năm học

Số HS

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

2011-2012

7903

5474

2131

284

14

0

2012-2013

8110

5750

2096

260

4

0

2013-2014

8465

6258

1979

220

8

0

2014-2015

9266

7005

1986

269

5

0

2015-2016

9648

7408

1981

242

17

0

(Số liệu: Phòng GD&ĐT Từ Sơn cung cấp)

Qua các bảng số liệu trên cho thấy chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh THCS ở Từ Sơn có chiều hướng tăng, biểu hiện ở số lượng học sinh giỏi, khá tăng lên trong các năm học. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh có học lực yếu, kém và hạnh kiểm yếu cần phải có sự chung tay phối hợp của các lực giáo dục nhiều hơn.

Công tác giáo dục chính trị, tư tương, đạo đức, lối sống, pháp luật, phòng chống các tệ nạn xâm nhập học đường được tiến hành thường xuyên đạt kết quả tốt; công tác quản lý học sinh về giáo dục thể chất, giáo dục ngoài giờ lên lớp được chú trọng, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khoẻ học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, Thị xã Từ Sơn không có hiện tượng học sinh nghiện hút, học sinh tham gia mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ chất ma tuý, hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật vẫn có nhưng đã được ngăn chặn kịp thời không gây hậu quả nặng nề.

Bảng 2.4. Kết quả tham gia kỳ thi học sinh giỏi tỉnh về văn hoá, TDTT qua các năm


Năm học

Các môn văn hóa

Thể dục


Giải nhất


Giải nhì


Giải ba

Khuyến

khích

Số lượng

giải thưởng

2013-2014

02

18

18

19

48

2014-2015

02

17

20

12

50

2015-2016

02

03

19

22

42

(Số liệu: Phòng GD&ĐT Từ Sơn cung cấp)


Qua bảng số liệu nhận thấy số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh giảm. Điều này có nguyên nhân từ việc thay đổi nội dung chương trình học tập những năm qua làm cho học sinh THCS chưa kịp thích ứng, dẫn đến kết quả thi giảm.

Bảng 2.5. Tỉ lệ xét tốt nghiệp của HS THCS trong 5 năm qua


Tỉ lệ xét TN THCS

Năm học

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

1875/1895

(98,9%)

1789/1807

(99%)

1747/1765

(98,9%)

2134/2145

(99,4%)

2086/2112

(98,8%)

(Số liệu: Phòng GD&ĐT Từ Sơn cung cấp)

Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn những năm học qua cao và khá ổn định, biên độ dao động giữa các năm nhỏ. Kết quả phản ánh chất lượng giáo dục địa phương khá đồng đều qua các năm học.

* Về đội ngũ cán bộ giáo viên:

Tính đến năm học 2015-2016, bậc THCS Thị xã Từ Sơn có tổng số 590 giáo viên ở tất cả các bộ môn. Trong đó, trình độ Trung cấp: 01 người (0,1%); Cao đẳng: 110 người (19,5%); Đại học: 452 người (75,9%); Thạc sĩ: 28 người (4,5%). Trong những năm qua do quy mô trường, lớp, học sinh tương đối ổn định nên tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên cũng tương đối ổn định. Hàng năm, UBND Thị xã cân đối bổ sung giáo viên ở các môn còn thiếu và thay thế giáo viên nghỉ chế độ. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn và tay nghề song một bộ phận còn non yếu về kinh nghiệm giảng dạy. Trước tình trên, Phòng GD&ĐT đã có nhiều giải pháp chỉ đạo các đơn vị trường học để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy học hiện nay.

Cùng với toàn thể đội ngũ giáo viên trong thị xã, đội ngũ giáo viên THCS cũng đang ra sức thực hiện tốt các cuộc vận động:

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh. Các phong trào:

- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023