Nâng Cao Nhận Thức Của Bộ Thông Tin, Văn Hóa Và Du Lịch Và Cục Xúc Tiến Du Lịch


trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế du lịch - đó chính là nhân tố con người. Việc Đảng NDCM Lào nhận thức rõ để qua đó đề ra được chủ trương, đường lối, định hướng nhằm góp phần phát huy nhân tố con người là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Do đó, Đảng NDCM Lào cần quán triệt, đề cao việc nhìn nhận, đánh giá và vận động sự tham gia của các đảng viên trong quá trình thúc đẩy, phát huy nhân tố con người nhằm phát triển kinh tế du lịch của đất nước góp phần vào sự nghiệp mà Đảng NDCM Lào đang hướng đến.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của Nhà nước

Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào ngày càng sâu rộng, toàn diện trong quan hệ song phương, đa phương trên các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng cũng như môi trường nhằm hướng đến mục tiêu thiên nhiên kỷ đã ngày càng tác động, thúc đẩy nền kinh tế du lịch phát triển. Do vậy, Nhà nước CHDCND Lào cần quán triệt chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng NDCM Lào về phát triển kinh tế nói chung và con người nói riêng thành chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách này. Điều này đòi hỏi Nhà nước CHDCND Lào cần nhận thức rõ về việc phát huy nhân tố con người nhằm phát triển kinh tế du lịch là yếu tố quan trọng để nước CHDCND Lào tham gia vào chuỗi cung ứng, phân công lao động quốc tế, ngày càng có mối liên hệ xuyên biên giới, cùng với quá trình toàn cầu hóa, chuyên môn hóa rất cao để có thể có được những sản phẩm du lịch có chất lượng.

Từ những điều đó cho thấy, việc nâng cao nhận thức của Nhà nước là giải pháp quan trọng, để qua đó Nhà nước có thể đưa ra được những chính sách, chiến lược, kế hoạch phù hợp với thực tiễn hiện nay của ngành kinh tế du lịch, trên cơ sở ấy đưa ra được khung pháp lý cũng như thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước hướng vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch cũng như thúc đẩy phát huy nhân tố con người đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay. Không những vậy, để Nhà nước nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, đòi hỏi Nhà nước cần chỉ đạo Bộ Thông tin văn hóa và du lịch, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và một số bộ, cơ quan ngang bộ khác cùng nhau phối hợp để giúp thực hiện các chính sách một cách có hiệu quả.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức quần chúng (thanh niên, phụ nữ, công đoàn)


Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức quần chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc:

Là ngọn cờ tập hợp khối đại đoàn kết nhân dân các dân tộc Lào, tạo sức mạnh và tăng cường lực lượng toàn dân; giáo dục, vận động nhân dân các dân tộc Lào tham gia công cuộc giữ gìn, bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước và tăng cường quyền làm chủ trong công tác giữ gìn văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân các dân tộc Lào” [138, tr.3].

Xuất phát từ vai trò này, việc phát huy nhân tố con người nhằm phát triển kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào không thể thiếu sự đóng góp của Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức quần chúng. Và để đạt được hiệu quả trong huy động sự đoàn kết, chung lòng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào cùng nhau thực hiện theo chiến lược phát triển kinh tế du lịch, nhất là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách bảo tồn rừng, chiến lược xây dựng hộ gia đình và bản làng đoàn kết, chính sách đào tạo nghề cho người dân tại các khu vực có tiềm năng du lịch, đòi hỏi Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức quần chúng cần quán triệt cũng như tăng cường công tác truyền thông trong các hoạt động của mình, cũng như khuyến khích cán bộ, thành viên trong tổ chức tham gia đóng góp vào quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Với mục tiêu độc lập, tự chủ, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế nhưng không “hòa tan”, lấy xây dựng và phát huy nội lực trong quá trình phát triển kinh tế là chính, huy động và phát huy ngoại lực là quan trọng, do đó cả hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào cần nhận thức rõ nhiệm vụ phải đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa, gắn với phát triển bền vững, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và toàn vẹn lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại và hội nhập quốc tế.

4.1.2. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội

Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 16

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị để giúp phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, yêu cầu thời gian tới nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này cũng cần phải được chú trọng. Để thực hiện được điều này đòi hỏi cần phải:

Một là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về du lịch và về kinh tế du lịch

116


Để có thể giúp ngành kinh tế du lịch tiếp tục phát triển và đóng góp vào quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế đòi hỏi các cơ quan trong hệ thống chính trị cũng như các cán bộ, người dân trong cả nước cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của ngành kinh tế du lịch đối với đất nước. Với đóng góp vào thu nhập hàng năm luôn đứng từ thứ 2-4 chỉ sau các “ngành công nghiệp nâu” cho thấy vai trò rất lớn của ngành du lịch nói chung và kinh tế du lịch nói riêng đối với nước CHDCND Lào. Do vậy, để thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển trong thời gian tới đạt được hiệu quả thì cần phải có được việc nhận thức đúng đắn về vai trò của ngành kinh tế du lịch và nhận thức được những định hướng, chính sách cần phải thực hiện để góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển ở 18 tỉnh.

Việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về du lịch và về kinh tế du lịch cũng đòi hỏi những đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ kinh tế du lịch cần chủ động mở rộng các mối quan hệ trong ASEAN cũng như quốc tế để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm tạo ra được những sản phẩm phong phú, đa dạng, có sự khác biệt và tận dụng được lợi thế so sánh.

Đối với người dân trong cả nước, nhất là tại các điểm du lịch, cần làm cho người dân hiểu rõ được rằng thông qua hoạt động của kinh tế du lịch, người dân và cộng đồng cũng được giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hóa tiên tiến từ các du khách đến với các địa điểm du lịch. Điều này có nghĩa là người dân nước CHDCND Lào vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình giao lưu văn hóa. Bản thân họ sẽ là người đem những giá trị văn hóa đặc sắc của CHDCND Lào giao lưu với các vùng, các khu vực và các quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng là đối tượng tiếp thu những ảnh hưởng của những nét văn hóa mới được du nhập thông qua hoạt động của kinh tế du lịch.

Đồng thời, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về du lịch và về kinh tế du lịch cũng cần giúp cho mọi người hiểu rõ những lợi thế, những tài nguyên cần được khai thác nhằm phát triển kinh tế du lịch ở các địa phương của nước CHDCND Lào. Và việc phát triển kinh tế du lịch sẽ kéo theo những thay đổi rất lớn đối với toàn xã hội nói chung cũng như giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nói riêng. Nhờ vậy nhân dân các dân tộc có thể cùng tiến bộ, cùng nâng cao dân trí và phát triển đồng đều, bền vững môi trường sinh thái, môi trường xã hội.

Đặc biệt, ngành kinh tế du lịch là ngành tổng hợp, do vậy để phát triển kinh tế du lịch đòi hỏi không chỉ có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các

117


cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp mà toàn xã hội nhất là các cộng đồng trong các địa điểm du lịch cần nhận thức rõ được vị trí, vai trò, trách nhiệm cũng như lợi ích mà mình nhận được từ quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch về thu nhập, về môi trường cũng như tương lai cho các thế hệ mai sau. Do vậy, khi cộng đồng xã hội nhận thức rõ về điều này cũng đòi hỏi mọi người cần hưởng ứng, tham gia vào các phong trào, các hoạt động truyền thông, bồi dưỡng liên quan đến ngành kinh tế du lịch để từng bước nâng cao hơn nữa tri thức cũng như hiểu biết của bản thân nhằm đóng góp phần nào vào sự phát triển bền vững của ngành kinh tế du lịch của đất nước trong bối cảnh mới.

Hai là, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát huy vai trò của nhân tố nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

Cùng với giải pháp về nâng cao nhận thức của toàn xã hội về du lịch và về kinh tế du lịch thì việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát huy vai trò của nhân tố nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng là một giải pháp quan trọng. Điều này đòi hỏi công tác tuyên truyền, truyền thông của các cơ quan báo chí của nước CHDCND Lào cần chú trọng tới các chuyên mục nhằm giúp cho người dân trong cả nước nhận thức rõ rằng chính bản thân người dân Lào sẽ là chủ thể quan trọng tác động lớn nhất đến quá trình phát triển kinh tế du lịch. Dù chủ trương, đường lối của Đảng và Chính sách của Nhà nước có tốt đến đâu nhưng người dân trong nước không nhận thấy vai trò của mình, qua đó tự học tập, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình phát triển các sản phẩm kinh tế du lịch thì hiệu quả phát triển kinh tế du lịch cũng sẽ không thể đạt được như mong muốn.

Bên cạnh đó, hiện nay nhận thức của toàn xã hội về phát huy vai trò của nhân tố nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch vẫn còn chưa đạt được như mong muốn, thể hiện ở việc người trong độ tuổi lao động chưa nhận thức rõ vai trò của việc học tập trong các trường đào tạo nghề nói chung và du lịch nói riêng. Do vậy, tuy Bộ văn hóa Thông tin và Du lịch cùng với Bộ lao động và Phúc lợi xã hội, các cơ quan báo chí của nước CHDCND Lào đã chú trọng truyền thông về vấn đề này, nhưng cần có các cách thức thay đổi nội dung, tần suất, địa điểm và chủ đề phù hợp hơn nhằm giúp cho thanh niên có thể nhận thức rõ rằng việc học tập, đào tạo trong các lĩnh vực thuộc ngành kinh tế du lịch chính là một phần quan trọng trong tổng thể các thành tố để phát huy nhân tố con người nhằm giúp nền kinh tế du lịch của đất nước có thể phát triển.

118


Mặt khác, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng đòi hỏi mỗi gia đình cần chú trọng hơn tới việc định hướng cho thế hệ trẻ về vai trò của bản thân đối với quá trình thúc đẩy kinh tế đất nước đi lên để gia tăng sức mạnh nội tại của quốc gia, tăng cường tính tự chủ cũng như vai trò của đất nước. Để làm được điều này thì mỗi người cần nghiêm túc học tập nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn, cũng như về ngoại ngữ để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế du lịch của đất nước trong thời gian tới.

4.1.3. Nâng cao nhận thức của Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch và Cục xúc tiến du lịch

Ngoài việc nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và của toàn xã hội, trong thời gian tới để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào đòi hỏi cần coi trọng thực hiện giải pháp nâng cao nhận thức của Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch và Cục xúc tiến du lịch. Cụ thể đó là:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch

Đối với CHDCND Lào, những năm qua ngành du lịch đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế, hội nhập, cũng như quảng quá đất nước ra nước ngoài. Do vậy, Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch CHDCND Lào là bộ rất quan trọng, tác động lớn đến sự thành công của nhiều lĩnh vực có liên quan đến các ngành kinh tế. Do vậy, trong thời gian tới để có thể phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, đòi hỏi Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào cần phải nâng cao nhận thức về tình hình thực tiễn hiện nay, về sự tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành kinh tế du lịch nói riêng và phục hồi du lịch nói chung, về yêu cầu của ngành du lịch trong thời gian tới, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của cán bộ trong Bộ cũng như của nguồn nhân lực phục vụ trong ngành kinh tế du lịch.

Ngoài ra, để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, đòi hỏi Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào cần nhận thức rõ phải triển khai nhiều hoạt động phối hợp với các nước ASEAN và các nước trong khu vực, các nước có số khách du lịch đến Lào nhiều những năm qua để có thể phục hồi du lịch bền vững trong thời gian tới, thông qua việc chấp nhận hộ chiếu vắcxin nhằm mở cửa lại thị trường du lịch. Những nhận thức đó sẽ giúp Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào có thể triển khai được các kế hoạch trong thực tiễn để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, cũng như phát huy trình độ, kiến thức, sức sáng tạo của nguồn nhân lực trong

119


ngành du lịch nói riêng và nhân dân Lào nói chung trong quá trình đưa nước CHDCND Lào trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của Cục xúc tiến du lịch thuộc Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào.

Trong các cơ quan chịu trách nhiệm về việc tổng kết, đánh giá, đưa ra dự báo cũng như tham gia vào quá trình hoạch định chính sách du lịch, Cục xúc tiến du lịch thuộc Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào được xem là cơ quan có vị trí, vai trò quan trọng nhất. Do vậy, thời gian tới để phát huy được nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, đòi hỏi trước hết lãnh đạo, các cán bộ và nhân viên trong Cục xúc tiến du lịch thuộc Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào cần nâng cao nhận thức về sự cấp thiết trong việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch để đưa ngành du lịch đóng góp lớn vào tỷ trọng GDP của đất nước như trước khi có đại dịch Covi-19.

Để làm được điều này đòi hỏi bản thân các lãnh đạo của Cục xúc tiến du lịch thuộc Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào cần chủ động đánh giá tình hình, tiếp cận nhanh chóng với chính sách phục hồi du lịch của các nước, để học hỏi và triển khai xây dựng chính sách phục hồi ngành kinh tế du lịch cho đất nước. Đồng thời, các nhân viên trong Cục xúc tiến du lịch thuộc Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào cũng cần thay đổi tư duy, cần chủ động thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về nguồn nhân lực trong báo cáo du lịch hàng năm của nước CHDCND Lào. Trong đó, cần có những tổng hợp, đánh giá, dự báo đa chiều và sâu sắc hơn của các nhân viên trong Cục xúc tiến du lịch thuộc Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào, để qua đó giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp có thể dựa vào đó xây dựng được các chính sách phù hợp đối với việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người. Đặc biệt, điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước. Với sự thay đổi về nhận thức, hành động này, Cục xúc tiến du lịch thuộc Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch Lào sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển nhân tố con người, qua đó phục vụ quá trình phát triển ngành kinh tế du lịch bền vững trong thời gian tới.

Thứ ba, nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên và những người làm công tác du lịch


Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch và Cục xúc tiến du lịch để phát huy được nhân tố con người, chúng ta cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên và những người làm công tác du lịch. Những chủ thể này là những nghười đóng góp trực tiếp vào thành công của việc phát huy nhân tố con người, vì đây là những người trực tiếp tác động đến sự thành công của các hoạt động trong các ngành kinh tế du lịch. Do vậy, trước hết đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên thời gian tới cần được các cơ quan có liên quan tổ chức các hoạt động để truyền thông và cung cấp các thông tin cần thiết về hoạt động du lịch trong nước cũng như quốc tế. Đồng thời, bản thân đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên cũng cần chủ động, tích cực tự tìm hiểu và nâng cao trình độ của bản thân nhất là đối với các kiến thức chuyên ngành về kinh tế du lịch, từ đó giúp cho quá trình nhìn nhận, đánh giá, xử lý các vấn đề sẽ hiệu quả hơn và đem lại nhiều lợi ích đối với hoạt động du lịch hơn. Tất cả những vấn đề trên nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, ban ngành của mười tám tỉnh thành của nước CHDND Lào và đồng thời sẽ giúp phát huy được tính năng động, chủ động, và phát huy được trình độ, khả năng của mỗi người trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra, để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng đòi hỏi cần chú trọng nâng cao nhận thức cho những người làm công tác du lịch trong cả nước. Đây được coi là chủ thể đóng vai trò quan trọng đối với thành công của ngành kinh tế du lịch, vì họ là những người trực tiếp hiện thực hóa chính sách phát triển kinh tế du lịch, và cũng là những người trực tiếp cung cấp các sản phẩm du lịch đến với các khách du lịch trong nước và ngoài nước. Do vậy, các Sở Thông tin, văn hóa và du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành tổ chức các hoạt động, các sự kiện để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nâng cao nhận thức về sự thay đổi nhanh chóng của thị trường du lịch và các hoạt động kinh tế có liên quan. Từ đó giúp những người làm công tác du lịch hiểu rõ được thực tiễn và xây dựng được kế hoạch dài hạn nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao, chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng tốt với các yêu cầu của thực tiễn, nhất là sau sự tác động của đại dịch Coivid-19 đối với các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch ở CHDCND Lào.


4.2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI GIAN TỚI

4.2.1. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

Thực tiễn đã chứng minh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến phát triển kinh tế du lịch. Do vậy, những năm tới đòi hỏi cần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này trong thực tiễn. Trong đó cần tập trung vào những yêu cầu sau:

Thứ nhất, về công tác đào tạo người lao động tham gia vào lĩnh vực kinh tế

du lịch

Những nội dung trong Kế hoạch Phát triển Nguồn Nhân lực đến năm 2025

cho thấy nước CHDCND Lào đã có định hướng rõ hơn và sẽ tiếp tục phát triển nguồn nhân lực theo cách phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa, cho phép ngành giáo dục thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, để qua đó giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên trở thành nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ, kỹ năng trong tương lai ở tất cả các ngành nghề nói chung cũng như là ngành kinh tế du lịch nói riêng. Điều này đòi hỏi công tác đào tạo người lao động tham gia vào lĩnh vực kinh tế du lịch những năm tới cần được coi trọng hơn.

Để xây dựng được nền tảng vững chắc cho ngành kinh tế du lịch đòi hỏi nước CHDCND Lào cần phải thực hiện tốt hơn việc truyền thông, định hướng cũng như tổ chức các hoạt động dạy học kết hợp với dạy nghề về du lịch tại các trường trung học để giúp cho các học sinh cuối cấp có thể nhận thức cũng như định hướng được con đường mà mình sẽ lựa chọn theo đuổi, dấn thân trong sự nghiệp của mình. Khi công tác này được thực hiện tốt, các em học sinh sẽ có nhận thức rõ hơn và sẽ quyết định đi theo con đường học nghề để có thể được đào tạo trực tiếp, được làm việc thực tiễn, các em sẽ không cố chạy theo xu hướng thi vào các bậc học cao hơn mà bản thân các em có thể không thích, không có thế mạnh và cũng như chưa chắc có thể có được công việc ổn định. Nhờ vậy, mới có thể thu hút được nguồn đầu vào dồi dào cho công tác đào tạo nghề liên quan đến ngành kinh tế du lịch ở các trường nghề, học viện trong cả nước.

Ngoài ra, đối với các học viện, các trường dạy nghề tại các tỉnh thời gian tới cần cung cấp nhiều hơn, đa dạng hơn, chất lượng hơn, thiết thực hơn những khóa

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí