Thực Tiễn Và Kết Quả Áp Dụng Pháp Luật Giáo Dục, Đào Tạo Tại Tỉnh Nam Định Ở Cấp Mầm Non Và Các Cấp Học Phổ Thông

– thương binh và Xã hội chọn là 11 tỉnh thực hiện thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, được Bộ đánh giáo là có hiệu quả, triển khai sớm ngay sau khi có Quyết định của Thủ tướng thì UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai, Quyết định phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020, quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện, xây dựng các mô hình điểm để đánh giá, rút kinh nghiệp và nhân rộng; triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia và dạy nghề, Đề án đối mới và phát triển nghề đối với các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

- Trong quá trình áp dụng pháp luật, các cơ quan, người có thẩm quyền biết lựa chọn những điểm nhấn, những mặt mạnh để áp dụng có hiệu quả, đồng thời khi thực hiện các quyết định đó thì làm kiên quyết, biết vận dụng sức mạnh của toàn xã hội để triển khai rộng khắp, tạo sự đồng thuận từ cấp uỷ, chính quyền các cấp đến toàn thể nhân dân

2.3.2. Thực tiễn và kết quả áp dụng pháp luật giáo dục, đào tạo tại tỉnh Nam Định ở cấp mầm non và các cấp học phổ thông

Trong nhiều năm qua, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục đào tạo đã quan tâm đến việc thực hiện pháp luật nói chung, nhất là việc áp dụng pháp luật nói riêng, nên đã đạt được nhiều két quả, cụ thể là

2.3.2.1. Hoạt động áp dụng pháp luật giáo dục mầm non

* Duy trì và mở rộng quy mô trường lớp. Năm 2010, toàn tỉnh có 248 trường mầm non, đến năm 2011 có 256 trường, năm 2012 có 260 trường, năm 2013 có 264 trường, trong đó có 262 trường công lập, 02 trường tư thục, đảm bảo mỗi đơn vị xã, phường, thị trấn có 01 trường mầm non công lập, nhiều xã có 2 trường, các trường đều có dưới 3 điểm trường; các điểm trường thường dặt tại nơi trung tâm và đảm bảo khoảng cách đến trường dưới 1,5km; mỗi điểm trường đều duy trì các nhóm lớp phù hợp với số lượng học sinh theo điều lệ trường Mầm non

Năm 2010, UBND tỉnh có Quyết định số 18A/2010/QĐ-UBND về việc chuyển 237 trường mầm non dân lập sang loại hình trường mầm non công lập

Tỷ lệ huy động trẻ ra nhà trẻ ngày càng tăng, năm 2011 đạt 48,6%, năm 2012

đạt 49%, năm 2013 đạt 49,2%. Đặc biệt, huy động trẻ 5 tuổi ra lớp thuộc diện phổ cập (trừ trẻ khuyết tật không thuộc diện phổ cập) đạt 100%; Năm 2014, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi.

Từ năm 2010 đến nay, đảm bảo tỷ lệ trẻ lên lớp đạt 100%. Số trẻ được học 2 buổi/ngày tăng lên đáng kể, năm 2010 tăng 4,4%, năm 2011 tăng 4,2%, năm 2012

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

tăng 5,5%, năm 2013 tăng 4,9%. Riêng trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ ngày đạt 99,96%

vào năm 2012, tăng 3,96% so với năm 2012; đạt 99,98% vào năm 2013.

Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 9

Công tác xây dựng trường chuẩn theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 và Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được nhà trường và các cấp, các ngành quan tâm. Kết quả là: năm 2010 có 86 trường đạt chuẩn quốc gia, năm 2011 có 102 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, năm 2012 có 114 (đạt 40,4%) trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mức độ 1 là 112 trường, mức độ 2 là 02 trường; năm 2013 có 126 (đạt 47,7%) trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó mức độ 1 là 123 trường, mức độ 2 là 03 trường [19].

* Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

- Việc triển khai chương trình GDMN, đổi mới phương pháp GDMN

100% số trường, lớp mầm non trên toàn tỉnh đã thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Các cơ sở GDMN đã thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn; tích cực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi và tương tác, trải nghiệm với môi trường; có đủ đồ dùng, đồ chơi và hoạt động học tập, vui chơi theo đề tài phù hợp với chủ đề, thực tế, gần gũi cuộc sống thực của trẻ; giáo viên đã tích hợp một cách tự nhiên các kỹ năng cần thiết, giúp trẻ phát huy tính tích cực, sự sáng tạo và sử dụng những kinh nghiệm trong cuộc sống mà trẻ đã được trải nghiệm. Các trường mầm non đã thực hiện nghiêm túc việc đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày, theo chủ đề, theo độ tuổi về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi, kiến thức và kỹ năng của trẻ.

- Công tác chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng

Trong nhiều năm qua, tỉnh Nam Định đã có nhiều biện pháp chỉ đạo các cơ sở

GDMN đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa. Trẻ đến trường được an toàn tuyệt đối về thân thể, tinh thần; được nuôi dưỡng chu đáo, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm, không có hiện tượng bạo hành đối với trẻ.

Toàn tỉnh có 88% trẻ nhà trẻ, 94% trẻ mẫu giáo được nuôi ăn bán trú, Mức ăn của trẻ trung bình từ 8.000 đ – 12.000 đ/ngày/trẻ. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân ở nhà trẻ là 4,9%; ở mẫu giáo là 5,1%. Tỉ lệ trẻ SDD thể thấp còi ở nhà trẻ là 5,5%, ở mẫu giáo là 5,2%. Có 28 cháu nhà trẻ, 226 cháu mẫu giáo có cân nặng cao hơn lứa tuổi.

Các trường mầm non tiếp nhận 18 trẻ nhà trẻ, 290 trẻ mẫu giáo khuyết tật học hòa nhập, trong đó 135/158 trẻ 5 tuổi khuyết tật được giáo dục hòa nhập. Trẻ khuyết tật học hòa nhập được miễn, giảm học phí theo quy định. Những nhóm, lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập được ưu tiên về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và các điều kiện khác. Một số nơi có điều kiện đã đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập thông qua thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, lưu giữ sản phẩm của trẻ, thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ.

- Về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục mầm non

Chỉ đạo triển khai đánh giá chất lượng trường mầm non theo Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, Thông tư 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11/10/2011 quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng trường mầm non và công văn số 8299/BGDĐT ngày 04/12/2012 hướng dẫn tự đánh giá chất lượng trường mầm non theo quy trình rút gọn. Tính đến 31/3/2014, tất cả các trường MN trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc tự đánh giá, trong đó có 38 trường MN được tổ chức đánh giá ngoài.

- Việc chuyển đổi loại hình trường trong hệ thống GDMN

Thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Nam Định đến năm 2015,

UBND tỉnh đã có Quyết định số 18A/2010/QĐ-UBND ngày 01/9/2010 về việc chuyển đổi các trường MN bán công sang công lập, 237/237 trường MN bán công chuyển sang công lập.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học tại các cơ ở GDMN Các trường mầm non đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt

động giáo dục. Hiện tại, tất cả các trường MN của tỉnh đã nối mạng Internet, trung bình mỗi trường có 4,0 máy tính, các nhà trường sử dụng một số phần mềm: Phổ cập, kismarts, nutrikis... 92% cán bộ quản lý; 73% giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, đó là những thuận lợi cơ bản để đội ngũ khai thác thông tin, tìm tư liệu hữu ích trong công tác quản lý và chăm sóc, giáo dục (CSGD) trẻ.

- Việc quản lí các cơ sở GDMN ngoài công lập

Thực hiện Thông tư 28/2011/TT-BGDĐT ngày 15/7/2011 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo QuyÒt ®Þnh sè 41/2008/Q§-BGD§T ngµy 25/7/2008 cđa Bé GD&ĐT, UBND tỉnh chỉ đạo ngành GD&ĐT phối hợp với địa phương quản lý chặt chẽ 02 trường mầm non tư thục và 127 nhóm, lớp MN tư thục độc lập; trong đó có 69 nhóm, lớp đã được cấp phép thành lập và 58 nhóm, lớp chưa được cấp phép thành lập. Toàn tỉnh có 14 cơ sở tôn giáo tổ chức trông coi trẻ, chủ yếu là các cháu tuổi nhà trẻ. Trong các nhóm, lớp đã được cấp phép thành lập, 100% số trẻ được khám sức khỏe định kỳ và được theo dòi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng; 100% các nhóm lớp MN tư thục độc lập có cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ.

Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở 02 trường MN tư thục, 84/127 nhóm, lớp MN tư thục độc lập đã thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do Bộ GD&ĐT ban hành; 100% trẻ tại các nhóm lớp MN tư thục độc lập được học 2 buổi/ngày. Số trẻ được nuôi ăn tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (CSGDMNNCL) là 3.068 trẻ, đạt 98% tổng số trẻ ra lớp tại các CSGDMNNCL.

Sở GD&ĐT có văn bản số 1658/SGDĐT- GDMN ngày ngày 28/12/2013 về việc tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động loại hình tư thục, trong đó yêu cầu các cơ sở GDMN ngoài công lập lắp đặt hệ thống camera theo dòi, ghi lại các hoạt động

của cơ sở; khuyến khích các cơ sở GDMN đặt hệ thống camera trực tuyến để phụ huynh học sinh giám sát các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cơ sở đối với trẻ.

- Việc quản lý, tổ chức chăm sóc trẻ dưới 36 tháng tuổi tại các cơ sở GDMN Trong 264 trường mầm non có 955 nhóm trẻ dưới 36 tháng tuổi, trong đó có

898 nhóm trẻ tách độ tuổi, 57 nhóm sinh hoạt ghép. Trung bình 25,2 trẻ/lớp và 1,99 giáo viên/lớp. 100% số nhóm trẻ dưới 36 tháng tuổi thực hiện chương trình GDMN theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [19].

- Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức thanh tra các trường mầm non theo Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; thường xuyên tổ chức kiểm tra dưới nhiều hình thức; chú trọng kiểm tra công các quản lý và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học trong các nhà trường, kiểm tra nghiệp vụ sư phạm của giáo viên thông qua dự giờ, hồ sơ, sổ sách và chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện quy chế chuyên môn, công tác an toàn trường học; tổ chức thanh tra chuyên ngành một số đơn vị phòng GD&ĐT; tổ chức kiểm tra chéo công tác Phổ cập GDMN 5 tuổi, chất lượng giáo dục theo chương trình GDMN mới; kiểm tra công tác quản lý loại hình tư thục ở tất cả các huyện, thành phố...

Các trường mầm non đã thực hiện nghiêm túc Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GD&ĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, đã dần khắc phục được bệnh hình thức trong GDMN, công khai công tác tuyển dụng, công khai chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, công khai minh bạch trong quản lý tài chính, tài sản...

* Về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Về đội ngũ và chế độ chính sách

Tổng số chỉ tiêu giáo viên mầm non được HĐND tỉnh Nam Định phê duyệt và UBND tỉnh giao năm 2014 là 7.388 giáo viên. Số giáo viên có mặt là 6.725 người trong đó trong biên chế là 1.938, giáo viên hợp đồng là 4.787 người. Việc thực hiện

chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác như sau:

- Giáo viên mầm non trong biên chế

Thực hiện Quyết định 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với giáo dục mầm non và Nghị quyết số 141/2010/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định về phát triển giáo dục mầm non tỉnh Nam Định từ năm 2010 đến năm 2015, trong đó giao mỗi trường mầm non công lập hạng 1 được bố trí 7 biên chế, trường hạng 2 bố trí 6 biên chế; như vậy số biên chế giáo viên mầm non ở 264 trường mầm non công lập năm 2013 được giao 1.938 biên chế. Đến nay số giáo viên này có mặt là 1.938 giáo viên.

Số giáo viên này được hưởng theo ngạch bậc phù hợp với trình độ đào tạo, được nâng bậc lương thường xuyên hàng năm và nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc và các chế độ chính sách khác đối với giáo viên mầm non.

Trong đó có 1.110 giáo viên được tuyển dụng vào biên chế sau ngày 01/01/2012, nhưng tại thời điểm 01/01/2012 là thời điểm tính thực hiện chế độ tiền lương theo Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV, thì số giáo viên này đang có mặt tại các trường mầm non, vì vậy UBND tỉnh đã cho phép chuyển xếp lương theo ngạch bậc và thời gian đóng BHXH đối với số giáo viên này.

- Giáo viên mầm non hợp đồng ngoài biên chế

Chỉ tiêu được giao là 5.450 giáo viên, số giáo viên có mặt là 4.787 người.

Thực hiện thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV, UBND tỉnh đã quyết định chuyển xếp lương theo trình độ đào tạo và thời gian đóng BHXH đối với 4.644 giáo viên hợp đồng. Trong đó:

+ Giáo viên trên 50 tuổi: 324 người

+ Giáo viên hợp đồng được hỗ trợ tiền lương, BHYT, BHXH: 4.264 người

+ Giáo viên nghỉ hưu và giảm khác: 56 người. Với tổng kinh phí như sau:

Năm 2012: Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện: 300.096 triệu đồng

+ Kinh phí đã bố trí trong năm: 104.583 triệu đồng

+ Kinh phí đề nghị Bộ tài chính bổ sung: 195.513 triệu đồng Năm 2013: Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện: 377.383 triệu đồng

+ Kinh phí đã bố trí trong năm: 274.929 triệu đồng

+ Kinh phí đề nghị Bộ Tài chính bổ sung: 102.454 triệu đồng.

- Công tác đánh giá cán bộ quản lí, giáo viên

Các Phòng Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định. Cuối năm học 2012-2013 có 254 Hiệu trưởng được đánh giá, xếp loại, trong đó có 203 người xếp loại xuất sắc (chiếm tỷ lệ 79,9%), 49 người xếp loại khá (chiếm tỷ lệ 19,3%), 2 người xếp loại trung bình (chiếm tỷ lệ 0,8%); 336 Phó hiệu trưởng được đánh giá xếp loại, trong đó 247 người xếp loại xuất sắc (chiếm tỷ lệ 73,5%), 83 người xếp loại khá (chiếm tỷ lệ 24,7%), 6 người xếp loại trung bình (chiếm tỷ lệ 1,8%);

- Về việc đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý GDMN để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN

Từ năm học 2012- 2013 đến nay, đã tổ chức 105 lớp bồi dưỡng cho 12.758 lượt cán bộ quản lý, giáo viên về công tác quản lý tài chính, tài sản, quản lý nhân sự, công tác phổ cập GDMN 5 tuổi, chương trình GDMN, CNTT và các nội dung tích hợp giáo dục trẻ theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, với tổng kinh phí bồi dưỡng 1,529 tỉ đồng. Nhiều cán bộ quản lý đã được học tập nâng cao trình độ chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục. Hầu hết cán bộ quản lí đã ứng dụng CNTT, mạng internet trong công tác quản lý, nhận và gửi văn bản, báo cáo qua hộp thư điện tử, qua website...

Việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã được các nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc: Cuối năm học 2012 – 2013 có 6.519 giáo viên được đánh giá xếp loại, trong đó 3.760 người xếp loại xuất sắc (chiếm tỷ lệ 57,7%),

2.346 người xếp loại khá (chiếm tỷ lệ 36%), 413 người xếp loại trung bình (chiếm tỷ lệ 6,3%).

* Về đầu tư tài chính và cơ sở vật chất

- Cơ cấu đầu tư từ ngân sách nhà nước cho GDMN

+ Năm 2009: 178.241 triệu đồng, chiếm 14,4%/tổng chi NS sự nghiệp GD.

+ Năm 2010: 201.154 triệu đồng, chiếm 15%/ tổng chi NS sự nghiệp GD.

+ Năm 2011: 315.574 triệu đồng, chiếm 17,6%/tổng chi NS sự nghiệp GD.

+ Năm 2012: 366.213 triệu đồng, chiếm 16,7%/tổng chi NS sự nghiệp GD.

+ Năm 2013: 379.686 triệu đồng, chiếm 17%/tổng chi NS sự nghiệp GD.

- Công tác xã hội hóa GDMN theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008:

Công tác xã hội hóa giáo dục được phát huy hiệu quả, giáo dục mầm non nhận được nhiều sự quan tâm chăm lo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, các cá nhân hảo tâm, các bậc phụ huynh học sinh... đã chung tay góp sức, ủng hộ GDMN, tiêu biểu như Tập đoàn dầu khí Quốc gia, Tập đoàn bảo hiểm, ngân hàng Bưu điện Liên Việt, ngân hàng ACB, ngân hàng Công Thương, bà con Việt Kiều... nguồn kinh phí từ xã hội hóa qua các năm như sau:

+ Năm 2009: 19.205 triệu đồng;

+ Năm 2010: 19.882 triệu đồng;

+ Năm 2011: 21.527,1 triệu đồng;

+ Năm 2012: 28.037,3 triệu đồng;

+ Năm 2013: 41.334 triệu đồng.

- Việc thực hiện quy định về tự chủ tài chính trong các cơ sở GDMN theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP

Các huyện, thành phố đang từng bước tiến hành giao tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho các cơ sở GDMN. Hiện tại đã có thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản giao xong tự chủ cho các cơ sở GDMN thuộc đơn vị quản lý, 8 huyện còn lại đang tiến hành giao tự chủ.

- Chính sách ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học

Tỉnh đã giành quỹ đất xây dựng cho 233/264 trường có đủ diện tích theo quy định tại Điều lệ trường Mầm non, còn 31/264 (10,7%) trường chưa đủ diện tích, cần phải bổ sung, điều chỉnh kịp thời quỹ đất trong thời gian tới, phần lớn tập trung ở TP Nam Định.

Thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2008-2012 được phê duyệt tại Quyết định 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2009-2012, các địa phương trong tỉnh đã đầu tư xây dựng 931 phòng học mầm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022