Tình Hình Giáo Dục- Đào Tạo Tiền Giang Từ Sau Ngày Giải Phóng Đến Những Năm Trước Đổi Mới (1975 - 1985)

- Giai đoạn đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (5.1965 - 10.1968).

- Giai đoạn kiên cường bám trụ, đánh bại các cuộc phản kích, góp phần làm thất bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (11.1968 - 30.4.1975).

Trước 30.4.1975, Tiền Giang bao gồm hai đơn vị hành chính cấp tỉnh của Mỹ - ngụy (tỉnh Định Tường, tỉnh Gò Công) cũng là địa bàn Mỹ - ngụy âm mưu thông qua hệ thống giáo dục phản cách mạng tìm mọi cách giành giật, lôi kéo thế hệ trẻ và mọi tầng lớp nhân dân.

- Hệ thống giáo dục ở vùng tạm chiếm.

Bộ máy giáo dục của chính quyền Sài Gòn được tổ chức trên nền tảng tổ chức giáo dục của Pháp dần dần có sự cải tiến theo mô hình Mỹ. Tại Tiền Giang từ sau 1954 có Ty Tiểu học Định Tường, Ty Tiểu học Gò Công do Nha trung học Sài Gòn quản lí chứ không thuộc tỉnh.

Về chương trình, cơ bản áp dụng chương trình Hoàng Xuân Hãn (tên Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ thuật trong chính phủ Trần Trọng Kim) có từ năm 1945. Sau năm 1954, chương trình có nhiều lần cải tiến. Từ năm học 1970 - 1971, các lớp được gọi theo thứ tự số:

- Tiểu học có các lớp 1,2,3,4,5

- Trung học là các lớp 6,7,8,9,10,11,12.

Sự phân chia này áp dụng đến năm 1975. Nội dung giảng dạy được cải tiến cập nhật nhiều lần, bên cạnh giáo dục tri thức còn có giáo dục hướng nghiệp.

Trường lớp bố trí chủ yếu ở thành phố, thị xã, thị trấn, ven trục lộ và các ấp chiến lược. Đội ngũ giáo chức lúc này có 5.230 giáo viên tiểu học, 1.120 giáo viên ở các trường trung học.

Bên cạnh đó, địch thành lập hai trường sư phạm đào tạo giáo viên 12+2 cho các trường tiểu học với qui mô trên dưới 120 giáo sinh một khoá, một Viện Đại học cộng đồng (Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang) đào tạo giáo viên trung học đệ nhất cấp cho các tỉnh Định Tường, Gò Công, Trúc Giang, Tân An, Cao Lãnh với qui mô 150 giáo sinh một khoá.[26, 1134].

Tại Mỹ Tho, Gò Công, Mỹ - Diệm cho xây dựng bộ máy thống trị, đào tạo đội ngũ tay sai, đưa tay chân vào nắm các chức vụ then chốt ở tỉnh, quận, các ngành quan trọng trong đó có giáo dục. Cuối năm 1954, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đưa về Mỹ Tho hơn 30.000 đồng

bào công giáo miền Bắc bị ép di cư vào Nam và một số cha cố bố trí trên các địa bàn xung yếu của Tỉnh như khu vực từ xã Long Định đến chùa Phật Đá xã Mỹ Phước, khu vực từ Xoài Hột đến xã Bình Đức – Châu Thành và nhiều khu vực khác trong thị xã Mỹ Tho làm hậu thuẫn chính trị và công cụ chống phá cách mạng.

Hệ thống giáo dục của chính quyền địch ra sức tô vẽ, tuyên truyền tư tưởng chống cộng, đề cao tư tưởng quốc gia. Sách giáo khoa và chương trình học các bậc học phổ thông có sự thay đổi đáng kể, do các đoàn cố vấn văn hoá giáo dục Mĩ biên soạn. Thông qua nội dung chương trình, chúng tuyên truyền văn hoá, giáo dục chống cộng, truyền bá lối sống Mĩ, tuyên truyền cho mối quan hệ “Việt – Mĩ”, loại bỏ dần ảnh hưởng của Pháp trong thanh niên học sinh.

Ngoài các trường công, Ngô Đình Diệm khuyến khích mở trường tư thục, trường học của đạo Thiên Chúa. Sau năm 1954, giáo dân di cư từ miền Bắc vào đã mở trường tư thục Châu Phúc Liêm, lúc đầu trường đặt cuối đường Hùng Vương, thành phố Mỹ Tho do linh mục Nguyễn Văn Hoà làm hiệu trưởng, trường dạy chương trình văn hoá cấp hai. Sau đó trường Châu Phúc Liêm đổi tên là Rạng Đông và dời về gần cổng chào thành phố hiện nay.

Khi đế quốc Mĩ có mặt ở Mỹ Tho, Gò Công, chúng mua lại khu đất của trường, trường bắt đầu chuyển về phường 5 (khu đất hiện là trường Đại học Tiền Giang - Cao đẳng Sư phạm trước đây) với tên mới là Zoan 23. Trường này được chính quyền địch hết sức nâng đỡ nên cạnh tranh gay gắt với các trường tư thục khác. Lúc mới ra đời trường chỉ có 20 học sinh, khi dời về phường 5 (thành phố Mỹ Tho) có tới hàng ngàn học sinh và tồn tại đến năm 1975.[34, 45-46].

Sau 1954, một số cán bộ kháng chiến về mở lại Trường Trung học tư thục Nguyễn Công Trứ (tại đầu cầu bạch Nha, phường 5, Thành phố Mỹ Tho), trường thường xuyên có khoảng 500 học sinh theo học. Ở các huyện trong tỉnh cũng lần lượt hình thành các trường tư thục như Cai Lậy có 2 trường, giáo viên là các thầy giáo từ vùng kháng chiến trở về hoặc đội ngũ giáo chức về hưu, giáo viên thỉnh giảng từ Mỹ Tho về dạy.

Giai đoạn 1961 - 1965, nhiều trường tư thục mới ra đời như: Đức Trí, Tin Lành, Phục Hưng, Trường bán công Trương Công Định, Trường bán công ban đêm ở Nguyễn Đình Chiểu (trong thành phố Mỹ Tho) và một số trường tư thục ở thị xã Gò Công, thị trấn Cai Lậy, Cái Bè với qui mô trung bình, chịu sự quản lí, kiểm soát của địch, phục vụ âm mưu dồn

quân bắt lính. Ở các trường phổ thông trung học trong toàn tỉnh, địch đưa chương trình huấn luyện quân sự vào học chính khoá.

Tóm lại có thể phục dựng, phác thảo lại hệ thống giáo dục ở vùng tạm chiếm của tỉnh Tiền Giang thời gian này thông qua mạng lưới các cơ sở giáo dục sau:

Tính đến 30.4.1975, tại Tiền Giang có các cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục ở vùng tạm chiếm sau:

Tư thục: 42 trường

Trường và điểm trường: công lập, tỉnh hạt, bán công, phổ thông, nghề có 470 điểm trường được chia ra các cấp học:

+ 6 trường mẫu giáo

+ 273 điểm trường sơ cấp cộng đồng

+ 110 trường tiểu học cộng đồng

+ 51 điểm trường trung học đệ nhất cấp (từ lớp 6 đến lớp 9).

+ 20 điểm trường trung học toàn cấp (cấp 2 - 3).

+ 9 trường nông lâm súc và kỹ thuật và 1 trường dạy nghề.

Trong vùng tạm chiếm, phong trào đấu tranh của giáo viên, học sinh Mỹ Tho - Gò Công ngày càng lên cao. Sôi nổi nhất là các phong trào của học sinh trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu, Trung học Lê Ngọc Hân. Hình thức đấu tranh ngày càng phong phú. Ngày 30.4.1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, học sinh trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu, Trung học Lê Ngọc Hân đã dùng loa phóng thanh gắn lên xe đạp chạy khắp thành phố để thông báo. Cùng khi đó, lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được kéo lên cao giữa sân trường Nguyễn Đình Chiểu - lá cờ cách mạng đầu tiên báo hiệu Mỹ Tho được giải phóng.

- Hệ thống giáo dục cách mạng.

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hệ thống giáo dục cách mạng ở Mỹ Tho, Gò Công là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi hoạt động hợp pháp. Nội dung yêu nước được đưa vào giảng dạy, qua đó giành lại con tim khối óc của học sinh, đồng thời lôi kéo giáo viên ở vùng địch kiểm soát hướng về cách mạng.

Phong trào đấu tranh của học sinh, giáo chức ở Mỹ Tho, Gò Công ngày càng lên cao, mặt khác, do tác động tích cực của hệ thống giáo dục cách mạng và những nhân tố tích cực

tiến bộ trong hệ thống giáo dục địch nên tinh thần cách mạng của nhân dân Mỹ Tho, Gò Công tiếp tục được hun đúc, góp phần tạo nên sức mạnh của cuộc kháng chiến.

Năm 1963, Tiểu ban Giáo dục tỉnh Mỹ Tho thành lập nhằm xây dựng, mở rộng hệ thống trường lớp cách mạng ở vùng giải phóng, nâng cao trình độ cho dân chúng và cung cấp cán bộ cho phong trào cách mạng.

Những năm 1961 - 1965, nền giáo dục cách mạng ở Tiền Giang phát triển khá vững chắc. Ngoài việc ra đời và phát triển ngành học sư phạm, ngành học phổ thông và bổ túc văn hoá đạt nhiều thành tích lớn; góp phần đào tạo nhiều thanh thiếu niên ưu tú cung cấp cho các ngành trong tỉnh, nhiều học viên các trường bổ túc văn hoá đã trở thành những cán bộ chiến sĩ trung kiên của Đảng hay những cán bộ chủ chốt trong các ban ngành của tỉnh, huyện.

Cuối 1965, Tiểu ban giáo dục Khu được củng cố rất vững chắc về chuyên môn và tổ chức. Lúc này, tại rừng Nhum (Long An), Khu đã mở Trường sư phạm trung cấp đào tạo giáo viên cấp II cho các tỉnh. Cuối 1968, trường dời về Tà Nu (biên giới Campuchia) và mở thêm hai khoá sư phạm đào tạo giáo viên cho Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, An Giang. Nhờ vậy, Mỹ Tho, Gò Công có lực lượng giáo viên khá mạnh; góp phần duy trì hoạt động giảng dạy ở các trường, lớp ngay cả những lúc ác liệt nhất.

Từ 1969, phong trào thanh niên học sinh ở Tiền Giang phát triển với chất lượng mới, thành đoàn Mỹ Tho đã đưa được lực lượng thanh niên nòng cốt tham gia vào Ban đại diện học sinh ở các trường lớn trong thị xã. Trường Nguyễn Đình Chiểu lúc này đã thành lập được một Chi bộ Đảng, một Chi đoàn thanh niên nhân dân cách mạng hoạt động tích cực trong các phong trào văn, thể mỹ của Trường.

Trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, địch có nhiều thủ đoạn chống phá cách mạng, nhiều giáo viên dạy ở trường vùng địch vẫn hướng về cách mạng, ít nhiều có những hành động cụ thể để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Tiền Giang.

Những năm 1971 - 1974, công tác giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh. Cuối 1974, toàn tỉnh Tiền Giang có 10.500 học sinh phổ thông, gần 1.000 học sinh bổ túc văn hoá, một số xã ấp cơ bản xoá mù chữ [34, 58].

Tổng kết thành tích giáo dục trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã tặng thưởng ngành giáo dục Tiền

Giang 5 Huân chương chống Mỹ cứu nước, 7 Huy chương chống Mỹ cứu nước và 186 Huân chương, 70 Huy chương chống Mỹ cứu nước cho cá nhân [34, 59].

Tặng thưởng này phản ánh hoạt động tích cực và hiệu quả của giáo dục – đào tạo Tiền Giang trong thời kỳ kháng chiến nhưng đồng thời cũng là điểm tựa, điểm xuất phát vững chắc để giáo dục – đào tạo Tiền Giang tiếp tục phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mình khi đất nước hoà bình, thống nhất.

1.2.2. Tình hình giáo dục- đào tạo Tiền Giang từ sau ngày giải phóng đến những năm trước đổi mới (1975 - 1985)

1.2.2.1. Tình hình chung

Ngày 1.5.1975 Tiền Giang hoàn toàn giải phóng. Chỉ sau một thời gian ngắn, bộ máy giáo dục của Tỉnh đã nhanh chóng hình thành từ tỉnh xuống tận các huyện, xã và đi vào hoạt động song gặp rất nhiều khó khăn:

- Là một tỉnh nông nghiệp nhưng liên tiếp những năm 1978,1979, Tiền Giang bị lũ lớn và rầy nâu tàn phá gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp; hậu quả này còn ảnh hưởng đến nhiều năm sau.

- Ngoài ra, Tiền Giang còn kết nghĩa với tỉnh Pursat của nước bạn Campuchia vì vậy có nghĩa vụ chi viện giúp bạn nhiều mặt trong đó có giáo dục. Trọng tâm của hoạt động chi viện rơi vào những năm 1979 - 1989. Chính vì thế, công tác khôi phục phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, chăm lo phát triển văn hoá, xã hội, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục là việc làm trọng tâm hàng đầu của Tỉnh; thu hút công sức, trí tuệ của các cấp lãnh đạo tỉnh và nhân dân Tiền Giang giai đoạn này.

- Là một tỉnh bị địch tập trung bình định, đánh phá ác liệt trong suốt cuộc chiến tranh, dù Tiền Giang có những nỗ lực rất lớn nhưng cho đến đầu năm 1975, ở những vùng kháng chiến của tỉnh chỉ mới có 8.200 học sinh phổ thông, thiếu sinh quân, trong đó chủ yếu là học sinh cấp I; 195 cán bộ giáo viên và 45 giáo sinh sư phạm ở các xã, ấp vùng sâu, vùng tranh chấp chưa có đủ trường thu hút trẻ từ 6 - 15 tuổi vào lớp, nhiều xã vùng sâu chưa có học sinh cấp II, nạn thất học trầm trọng, giữa năm 1975 cả tỉnh có gần 150.000 người mù chữ trong độ tuổi 15 - 50 [34, 60].

Nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục Tiền Giang sau ngày giải phóng là xoá bỏ cơ cấu tổ chức, nội dung, chương trình sách giáo khoa của chế độ cũ, thay bằng chương trình, nội dung của Bộ Giáo dục hướng dẫn đối với vùng mới giải phóng.

Nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà được cụ thể hoá theo từng năm học. Trong đó, những năm 1975 - 1985, nhiệm vụ bao trùm hơn cả là thực hiện xoá mù chữ, phát triển các ngành học, xây dựng đội ngũ giáo viên và xây dựng cơ sở vật chất.

Nhìn chung, do hậu quả trước đó để lại nặng nề:

- Đồng bào mù chữ còn nhiều

- Trình độ dân trí đa phần còn thấp

- Cơ sở vật chất của xã hội, đặc biệt của giáo dục – đào tạo còn thiếu…

- Ảnh hưởng của văn hoá nô dịch hãy còn phổ biến, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên quen ăn chơi đua đòi, ngại lao động và học hành.

- Đội ngũ giáo viên chỉ có một số ít từ vùng giải phóng trở về, còn lại đại bộ phận giáo viên được lưu dụng lại từ chế độ củ.

Khó khăn là thế nhưng thấm nhuần quan điểm của Đảng không để giáo dục bị gián đoạn, chỉ 10 ngày sau giải phóng, ngành giáo dục Tỉnh đã nhanh chóng tiếp quản tất cả các trường học, bước đầu ổn định hoạt động, phân bố đội ngũ giáo viên bắt tay ngay vào việc dạy và học từ tháng 9.1975. Mùa tựu trường năm ấy đã để lại một ấn tượng khó quên đối với các em học sinh và giáo viên. Lần đầu tiên lễ khai trường diễn ra trong không khí thanh bình của quê hương hoàn toàn giải phóng. Với nhiều cố gắng và nổ lực, thời gian đó giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã đạt nhiều kết quả khả quan.

1.2.2.2 Kết quả của 10 năm nổ lực (1975 – 1985)

Trong 10 năm (1975 - 1985), ngành giáo dục – đào tạoTiền Giang đã đạt những thành tựu quan trọng:

Giáo dục mầm non:

Trước 1975, trong hệ thống giáo dục của chính quyền cũ, ngành học mầm non ở toàn miền Nam nói chung và ở Tiền Giang nói riêng ít được quan tâm. Toàn tỉnh chỉ có 6 trường mẫu giáo, trong đó có 4 trường tư, 2 trường công (Thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho mỗi nơi chỉ có 1 trường mẫu giáo công lập).

Sau 1975, chính quyền cách mạng giải tán 4 trường tư và công lập hoá 2 trường công trước đây (Trường Thiên Mẫu học đường ở Mỹ Tho và Trường Têrêsa ở Gò Công). Còn ở vùng giải phóng của tỉnh, do tình hình chiến sự ác liệt nên chính quyền cách mạng không chủ trương tập trung các cháu mẫu giáo nhằm tránh sự huỷ diệt do chiến tranh gây ra. Vì

vậy, ngành giáo dục mầm non ở Tiền Giang chỉ thực sự bắt đầu hoạt động bởi sự nỗ lực của ngành giáo dục Tiền Giang từ sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước.

Cũng sau năm1975, số lượng giáo viên và học sinh gia tăng không ngừng:

- Chỉ riêng năm học 1975 - 1976, Tiền Giang có 5.200 học sinh mẫu giáo (trước 30.4.1975 tỉnh chỉ có 1.100 học sinh mẫu giáo).

- Đến năm 1985 toàn tỉnh có 145/148 xã phường có trường hoặc lớp học mẫu giáo với tổng số lớp là 892, thu hút 28.057 cháu đến học. So với trước năm 1975 số trong độ tuổi ra lớp đã tăng lên 26 lần, so với tổng số dân đạt tỉ lệ 2,15% [34, 62]. Sau đây là:

Bảng Thống kê quá trình và tốc độ phát triển ngành mầm non


Thời điểm

Số xã,

phường có trường MG

Số trường riêng

Số lớp

Số học sinh

Tỉ lệ so với số trẻ trong

độ tuổi MG

10/1975

31/129

2

132

5.200

6,8%

1980

107/130

3

530

17.000

19,4%

1985

145/148

66

892

28.057

26,1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới 1986 - 2006 - 3

Nguồn: Tài liệu lưu trữ của Sở Giáo dục Tiền Giang

Nguồn giáo viên được giải quyết kịp thời bằng việc mở các lớp đào tạo cấp tốc, kể cả ngắn và dài hạn. Càng về sau, hoạt động giảng dạy càng được tổ chức chặt chẽ và phong phú. Ngoài việc thực hiện chương trình theo chỉ đạo của Bộ, ngành còn chủ động biên soạn tài liệu, cải tiến chương trình, hình thành các chuyên đề nên kết quả đạt được khá tốt, chất lượng ngành học phát triển hơn nhiều.

Giáo dục phổ thông

Đến ngày giải phóng 30.4.1975, tổng số học sinh phổ thông các cấp do cả hai hệ thống giáo dục huy động đến lớp tại tỉnh Tiền Giang là 215.500 học sinh.

Tháng 9.1975, trong hoàn cảnh bộn bề của đất nước vừa mới giải phóng, ngành giáo dục Tiền Giang đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai lực lượng trên qui mô lớn thu hút khá đông học sinh ra lớp. Chỉ sau 4 tháng đã huy động được 215.987 em, con số này tuy không lớn nhưng rất đáng trân trọng bởi sự nỗ lực của ngành giáo dục phổ thông với lực lượng nòng cốt từ vùng kháng chiến trở về. Lực lượng chưa đầy 200 người nhưng đã biết kết hợp sử dụng có tình, có lí lực lượng giáo chức cũ, cùng giáo viên mới đào tạo ngắn hạn, duy trì và bước đầu phát triển giáo dục trên qui mô toàn tỉnh; đưa bậc học phổ thông không ngừng tăng nhanh về số lượng [34, 63].

+ Ở cấp tiểu học:

Giai đoạn trước năm 1981, cấp tiểu học còn giảng dạy theo chương trình cũ, lạc hậu, thiếu thực tế, nội dung còn nhẹ so với tâm lí, lứa tuổi học sinh, chưa theo nhu cầu phát triển của lớp trẻ.

Từ năm 1981, chấp hành chỉ đạo của Bộ, ngành giáo dục Tiền Giang đã đồng loạt triển khai công tác cải cách giáo dục tiểu học. Theo đó đã tiến hành thay sách giáo khoa ở bậc học tiểu học. Việc làm này đã đưa đến kết quả như sau: So với trước năm 1975, năm 1985 tại tỉnh Tiền Giang, học sinh cấp I tăng 1,35 lần, đạt 16,9% (đối chiếu với tỉ lệ dân số) [26, 1138].

+ Cấp Phổ thông cơ sở:

Từ chỗ nhiều xã vùng sâu, vùng kháng chiến chưa có học sinh cấp II, từ năm học 1983 - 1984 trở đi tất cả các xã phường trong tỉnh đều có từ 1đến 2 trường phổ thông cơ sở hoàn chỉnh; một số xã phường có đến 3 trường phổ thông cơ sở.

Năm 1985, ở 947 khóm, ấp trong tỉnh đã có 1.100 điểm, trường học thuận tiện cho việc học tập của học sinh kể cả các vùng sâu. Riêng Thành phố Mỹ Tho và huyện Gò Công Tây đã mở các lớp phổ thông đặc biệt, thu hút học sinh quá độ tuổi hoặc học dở dang vào học tiếp.

Kết quả là, so với trước năm 1975, năm 1985 học sinh cấp II tăng 2,35 lần đạt 5,77% (đối chiếu với 1.399.100 dân) [26, 1138]

+ Cấp Phổ thông trung học:

Từ năm 1982 trở đi, ở các vùng sâu trong tỉnh, học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở có thể tiếp tục theo học phổ thông trung học, tỉ lệ thu nhận vào lớp 10 của tỉnh là 60 - 75%. Năm 1985, toàn tỉnh có 19.628 học sinh phổ thông trung học, so với số dân của tỉnh, đạt tỉ lệ 1,48% (tỉ lệ bình quân cả nước lúc đó là 1,3%, đồng bằng sông Cửu Long là 0,58%, Hà Nội 2,02%). Trong đó, thành phố Mỹ Tho đạt tỉ lệ cao nhất 3,03%, Gò Công Đông 1,52%, Chợ Gạo 1,48% [34, 64]. Thống kê dưới đây cho thấy quá trình phát triển liên tục của bậc học phổ thông trung học từ năm 1975 - 1985

Thống kê tình hình phát triển bậc phổ thông trung học từ 1975 – 1985


Năm

Số

trường

Số lớp

Số học

sinh

1975

9

171

8.100

1985

10

11

201

403

9.188

19.628

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023