Giáo Dục Trung Học Chuyên Nghiệp Và Dạy Nghề 86758

mềm Kidsmart ở 2 trường mầm non An Hữu (Cái Bè) và Lê Thị Hồng Gấm (Mỹ Tho). Phần mềm này sử dụng trong tổ chức các hoạt động giáo dục, sáng tạo thêm đồ dùng dạy học và khai thác các ý tưởng của chương trình giúp nâng cao hiệu quả học tập tích cực cho trẻ, ngoài ra các trường còn ứng dụng phần mềm Nutrikid trong xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn thuận lợi, đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm.

Bên cạnh đó, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non của tỉnh được mở rộng như: trang bị máy vi tính, cài đặt chương trình cho 100% lớp lá và có 1 phòng máy riêng (thực hiện ở các trường mẫu giáo Sao Sáng, Hùng Vương và trường Mầm Non Tỉnh).

Bên cạnh đó, các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Chợ Gạo, Thị xã Gò Công cũng đã trang bị máy vi tính cho 100% trường mẫu giáo. Chương trình vi tính hóa đã tạo được sự hấp dẫn đối với trẻ, tuy nhiên các trường đã ấn định và quản lý thời gian trẻ ngồi máy tối đa chỉ là 25 phút.

Như vậy, trong giai đoạn 1996 - 2006, các trường mầm non ở Tiền Giang đã từng bước thực hiện tốt chương trình giáo dục theo qui định và các chuyên đề trọng tâm trong công tác chuyên môn như:

-Nâng cao chất lượng giáo dục, dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng làm quen với Toán, Văn học, chữ viết.

-Đổi mới hình thức chăm sóc, đầu tư nhiều biện pháp để chăm sóc tốt sức khoẻ cho trẻ, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngày càng giảm, chất lượng các bữa ăn trong nhà trường được cải thiện, từ đó nâng dần số cháu được ăn tại nhà trẻ (98%), mẫu giáo (65%).

-Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, không để xảy ra dịch bệnh, ngộ độc, tai nạn trong các cơ sở giáo dục.

Các trường còn thực hiện tốt các nội dung lồng ghép trong giáo dục các cháu mầm non như: giáo dục lễ giáo, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục an toàn giao thông.

Ngoài ra, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ còn thực hiện thông qua các phong trào thi đua tổ chức riêng cho bé và cô như:

- Cho bé: Thi bé khoẻ bé ngoan, bé khéo tay, bé thông minh, gia đình người công dân tí hon, bé tìm hiểu về an toàn giao thông.

- Cho cô: Thi cấp dưỡng giỏi, giáo viên chăm sóc giỏi, liên hoan gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ…

Qua đó, chất lượng của bậc học này ngày càng cao, công tác tuyên truyền trong xã hội về giáo dục mầm non ngày càng sâu rộng.

3.3.1.2. Giáo dục phổ thông

Đối với ngành học này, số lượng và chất lượng giáo dục gia tăng hàng năm:

- Năm 1990 - 1991, Tỉnh có 208 trường tiểu học, 95 trường trung học cơ sở, 26 trường trung học phổ thông thì đến năm 2000 - 2001 con số này là 228 trường tiểu học, 111 trường trung học cơ sở, 8 trường phổ thông cơ sở (Cấp I và II), 30 trường trung học phổ thông và 8 trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp phục vụ hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho các trường trung học trên địa bàn. (69, 6).

- Năm học 2005 - 2006, trên toàn tỉnh có 232 trường tiểu học, 118 trường trung học cơ sở và 2 trường phổ thông cơ sở, 33 trường trung hoc phổ thông (trong đó có 10 trường bán công và 1 trường dân lập), 8 trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, 10 trung tâm giáo dục thường xuyên, 109 trung tâm học tập cộng đồng. [74, 3]

Việc huy động học sinh ra lớp:

- Ở giai đoạn 1996 - 2000, bậc tiểu học đã huy động số học sinh trong độ tuổi đến trường chiếm tỉ lệ khá cao (đạt 97,6%), tỉ lệ tốt nghiệp cao và ổn định (99.8%), hiệu quả đào tạo đạt 79.5% và có xu hướng phát triển tốt.

- Đến năm học 2005 - 2006 bậc học này huy động được 135.928 học sinh, đạt tỉ lệ 104,2% so với dân số trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi. [74, 6].

Điểm đáng lưu ý, từ khi ngành giáo dục – đào tạo Tỉnh mở rộng việc giảng dạy Tin học - Ngoại ngữ cho bậc tiểu học cũng đã góp phần làm cho chất lượng giáo dục bậc học này có những chuyển biến mới.

Học sinh trung học cơ sở tăng bình quân hàng năm là 5,2%, học sinh trung học phổ thông tăng nhanh tỉ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở đạt 78,3% so với dân số trong độ tuổi (11 đến 14), tỉ lệ học sinh trung học phổ thông đi học trong độ tuổi (15 đến 17) đạt 38%.

Đến năm học 2000 – 2001 do số lượng học sinh tăng nên số trường học cũng tăng lên đáng kể. Số trường đầu năm học này được thống kê qua bảng dưới đây:

Bảng thống kê số trường đầu năm học 2000 - 2001


STT

Huyện(thành, thị)

PTCS

THCS

TH 2-3

THPT

1

H. Cái Bè

3

18

3

2

2

H. Cai Lậy

2

28

1

3

3

H. Tân Phước

2

1

1


4

H. Châu Thành

1

18

4

1

5

Tp. Mỹ Tho


6

2

2

6

H. Chợ Gạo

1

11

3


7

H. Gò Công Tây

1

9

3


8

Tx. Gò Công


5

1

1

9

H. Gò Công Đông

1

8

2



Cộng

11

104

20

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới 1986 - 2006 - 8

Nguồn :Sở Giáo dục – Đào tạo Tiền Giang,tài liệu lưu trữ.

Trong đó, tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy năm học này là 391 giáo viên phổ thông cơ sở, 3.294 giáo viên trung học cơ sở, 1.085 giáo viên TH 2 - 3, 339 giáo viên trung học phổ thông, với 110.991 học sinh cấp 2, 11.709 học sinh cấp 3.

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia của bậc giáo dục phổ thông ở Tiền Giang nói chung ngày càng được đẩy mạnh. Nếu như giai đoạn 1996 -2000 chỉ có 14 trường được công nhận (ở cả 3 cấp học) thì đến năm học 2003 -2004 số trường đạt chuẩn quốc gia là 28 trường (đạt tỉ lệ 10,20% so với tổng số trường học của cả tỉnh) gồm:

+ 2 trường mầm non

+ 24 trường tiểu học

+ 2 trường trung học cơ sở

Ngoài ra, để tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hoá trường lớp theo quyết định 159/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, ngành giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã tập trung nguồn kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất trường học để sữa chữa, xây mới phòng học, nhà vệ sinh; phấn đấu hoàn thành mục tiêu kiên cố hoá, hiện đại hoá trường lớp. Cuối năm học 2005 - 2006, cả tỉnh có 33 trường đạt chuẩn quốc gia gồm: 2 trường mầm non (chiếm tỉ lệ 1,7%), 30 trường tiểu học (chiếm tỉ lệ 12,76%) và 1 trường trung học phổ thông. [72, 5]

Việc tách cấp II ra khỏi trường THCS tiến hành và hoàn thành vào năm 2002, phấn đấu được 0,8 trường THCS/xã, phường vào năm 2005, đồng thời mở rộng mạng lưới trường trung học phổ thông và ổn định đến năm 2010.

Tỉ lệ giáo viên được chuẩn hoá đạt 100% vào năm 2001, 20% giáo viên trung học cơ sở đạt trên chuẩn năm 2005, tỉ lệ giáo viên trung học phổ thông cũng được chuẩn hoá 100% vào năm 2001.

Phát huy thành quả đạt được của giai đoạn 1990 - 1996, công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được các cấp chính quyền và nhân dân Tiền Giang thực hiện quyết liệt ở giai đoạn thứ hai (1997 - 2000). Toàn Tỉnh đã thực sự quán triệt mục tiêu chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở của Tỉnh đến năm 2000 thông qua các văn kiện mang tính pháp lý của Tỉnh như:

- Quyết định số 44 ngày 30.11.1996 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở.

- Chương trình hành động số 02 ngày 23.04.1997 của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000

- Chỉ thị 23 ngày 13.10.1997 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở đến năm 2000 và 2010.

So với thời điểm tháng 11.1996 khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận Tiền Giang là tỉnh đạt chuẩn quốc gia, sau 4 năm (năm 2000), toàn tỉnh có:

- 97,3% số người từ 15 đến 35 tuổi đạt chuẩn chống mù chữ (số người 15 đến 35 tuổi đã biết chữ là 627.437/654.910 trong diện phải chống mù chữ) - tăng 2,3%.

- 90,3% số trẻ 14 tuổi đạt phổ cập giáo dục tiểu học (số trẻ 14 tuổi đã tốt nghiệp tiểu học là 30.203/33.446 độ tuổi phải phổ cập) - tăng 4,6%.

- 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về chống mù chữ (163/163) - tăng 7 xã.

- 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về phô cập giáo dục tiểu học - tăng 10 xã.

- 9/9 huyện, thành thị đạt chuẩn Quốc gia về chống mù chữ - phổ cập giáo dụ tiểu học

- tăng 1 huyện (là huyện Tân Phước).

Về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 11, toàn Tỉnh có 54/163 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn, đạt tỉ lệ 33%. Trong đó, Thành phố Mỹ Tho là đơn vị đầu tiên của Tỉnh đạt chuẩn tại thời điểm tháng 11.2000 [51, 5]. Dưới đây là bảng thống kê kết quả đã nói ở trên:

Bảng thống kê kết quả chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học Năm 2000


TT


Đơn vị

Chuẩn CMC

Chuẩn PCGDTH


TS

xã đạt

TS 15-

35t biết chữ

Đạt

%

(năm 2000)

%

năm 1996


TS xã đạt

Trẻ 14t TNTH

Đạt

%

(năm 2000)

%

năm 1996

1

Cái Bè

24/24

106.259

96.8

94.3

24/24

4.999

88.0

84.2

2

Cai Lậy

28/28

124.453

95.8

94.4

28/28

5.972

85.5

85.0

3

Tân Phước

13/13

18.118

96.3

91.3

13/13

849

89.6

63.7

4

Châu Thành

25/25

102.472

97.6

95.3

25/25

4.630

90.3

85.0

5

Tp. Mỹ Tho

13/13

60.428

98.5

96.8

13/13

2.241

96.8

92.8

6

Chợ Gạo

19/19

75.670

98.0

96.4

19/19

3.529

93.0

91.3

7

Gò Công Tây

16/16

64.698

97.5

95.8

16/16

3.343

92.2

90.6

8

Tx. Gò Công

8/8

19.604

99.8

97.7

8/8

760

97.2

93.6

9

Gò Công

Đông

17/17

65.735

98.5

93.3

17/17

3.880

92.6

83.1


Cộng

163/163

637.437

97.3

94.9

163/163

30.203

90.3

85.7

Nguồn: UBND Tỉnh - Sở Giáo dục – Đào tạo Tiền Giang, tài liệu lưu trữ.

Về công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tiếp tục được củng cố một cách vững chắc. Năm 2005 -2006 có 169/169 xã, phường, thị trấn được tỉ lệ đạt chuẩn quốc gia cao, an toàn ; 9/9 huyện, thị xã, thành phố phấn đấu được tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào tháng 12.2006.

Song song đó, Ủy ban nhân dân Tỉnh có Chỉ thị 23 ngày 13.10.1997 về nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở với mục tiêu phấn đấu là hoàn thành việc này vào năm 2010. Lộ trình thực hiện chia làm 3 giai đoạn:

- Từ năm 1997 - 2000, triển khai phổ cập giáo dục trung học cơ sở thí điểm ở 48 xã, phường, thị trấn. Kết quả có 32 đơn vị đạt chuẩn (chiếm 20% số xã, phường, thị trấn trong Tỉnh).

- Từ năm 2000 - 2005 có 60% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn.

- Dự kiến giai đoạn còn lại (2005 - 2010) sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong toàn Tỉnh.

Nhìn chung, giáo dục phổ thông được chú ý toàn diện và ngày càng đạt tỉ lệ cao về chất lượng giáo dục. Năm 2004, Tiền Giang đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, năm 2006 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Công tác giáo dục thường xuyên, các trung tâm học tập cộng đồng cũng có những đóng góp đáng kể cho hoạt động giáo dục – đào tạo tỉnh nhà. Trong những năm gần đây, loại hình đào tạo này đã phần nào đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương.

Từ năm 1996 - 2000, cấp Bổ túc trung họccc cơ sở hàng năm có sự tham gia của khoảng 1.600-1.700 học viên, cấp Bổ túc THPT khoảng 2.400-2.500 học viên, tỉ lệ tăng 12- 15% mỗi năm [52, 8]

Đến năm học 2005 - 2006, các lớp bổ túc trung học cơ sở trong toàn tỉnh đã huy động được 6.000 lượt học sinh ra học (tăng hơn 1.400 học sinh so với năm trước đó), huy động 5.920 học viên bổ túc trung học phổ thông (so với năm trước tăng 1.506 học viên). Trong đó có trên 50% là cán bộ, công chức, viên chức các cấp; đặc biệt có trên 600 học viên là cán bộ chủ chốt cấp xã được huy động theo kế hoạch 939/ KH - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về bổ túc văn hoá cho cán bộ, công chức cấp xã đến năm 2007.

Tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh số người theo học tại chức, học từ xa với trình độ đào tạo đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm từ 1.600 đến 1.800 người.

Các trung tâm học tập cộng đồng xã cũng đã tổ chức được nhiều lớp học cho đủ mọi thành phần tham gia góp phần nâng cao ý thức người dân trên địa bàn trước các vấn đề văn hoá - xã hội và đời sống. Năm 2006, có 1.326 lớp học với 26 loại chuyên đề được tổ chức thu hút 43.834 lượt người tham gia học tập.

Như vậy có thể nói, loại hình đào tạo không chính qui này đã góp phần đáng kể trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, giúp đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn hoá, chuyển đổi nghề nghiệp và nâng cao tỉ lệ người lao động có qua đào tạo của Tỉnh.

3.3.1.3. Giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

- Về cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp, trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang có:

+ 1 trường Trung học y tế, qui mô đào tạo trung bình 400 học viên/năm.

+ 1 trường Trung học văn hoá nghệ thuật, qui mô đào tạo trung bình 200 học viên/năm.

+ Hệ trung học trong trường Cao đẳng Sư phạm, có qui mô đào tạo trung bình 400 học viên/năm.

+ 1 trường Trung học nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam bộ (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), qui mô đào tạo trung bình từ 600 đến 800 học viên/năm.

Các trường trung học chuyên nghiệp này đào tạo những chuyên ngành thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, kỹ thuật nông nghiệp, thuỷ lợi và văn hoá thông tin tuyên truyền. Cơ sở vật chất của các trường tương đối tốt đáp ứng được yêu cầu đào tạo của Tỉnh.

Đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp tương đối ít nhưng hầu hết đều đạt trình độ chuẩn và có kinh nghiệm giảng dạy:

Năm 2000, có 126 giáo viên (trong đó 5 người có trình độ sau đại học),

Năm 2005 có 148 giáo viên (trong đó 13 người có trình độ sau đại học), trên 80% có trình độ đại học.

- Đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học:

Từ năm học 1997 - 1998, hai trường Trung học sư phạm và Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang đã sáp nhập thành trường Cao đẳng Sư phạm đa chức năng, đào tạo giáo viên và cán bộ quản lí chủ yếu cho Tỉnh.

Như vậy, Tiền Giang có 2 trường Cao đẳng là Cao đẳng Sư phạm: đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu cho ngành giáo dục – đào tạo, và trường Cao đẳng Cộng đồng (thành lập năm 2000). Hai trường Cao đẳng này có 148 giáo viên, giảng viên (năm 2000), năm 2005 có 164 giáo viên và giảng viên; trong đó, có 63 người có trình độ trên đại học. Ngoài ra còn có một chi nhánh đào tạo đại học từ xa và một cơ sở đào tạo đại học tại chức.

Trong công tác chuyên môn, trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang đã thực hiện liên kết với trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo các môn nhạc, hoạ đáp ứng yêu cầu về các môn này của Tỉnh. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục – Đào tạo Tiền Giang đã liên kết với trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp đào tạo giáo viên trung học phổ thông tại trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang, từ năm 1999 đến 2007 đào tạo được khoảng 1000 giáo viên. Sở Giáo dục – Đào tạo còn liên kết với trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang, Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế, Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng chuẩn hoá và trên chuẩn cho giáo viên tiểu học, trung học cơ sở.

Ngày 6 tháng 6 năm 2005, Trường Đại học Tiền Giang được thành lập theo Quyết định 132/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất 2 trường Cao đẳng Sư phạm và Cao đẳng Cộng đồng. Năm 2006 có 3.474 học sinh học tại 4 trường trung cấp chuyên nghiệp và hệ trung cấp trong trường Đại học Tiền Giang. Đây là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và là trường đại học công lập, đa cấp, đa lĩnh vực, đào tạo liên thông theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Trường trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, chịu sự quản lí nhà nước về chuyên môn của Bộ Giáo dục – đào tạo. Với phương châm “thiết thực - hiệu quả”, đại học Tiền Giang đã và đang đào tạo nguồn nhân lực đa dạng, có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và hội nhập quốc tế.

Số lượng học sinh của tỉnh tham gia đào tạo bậc đại học, cao đẳng hàng năm khá cao, năm cao nhất đến 2.600 em. Số cán bộ công chức được đi học sau đại học hàng năm từ 8 đến 12 người…Nhìn chung, những nguồn đào tạo này rất dồi dào đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao của Tỉnh.

- Về đào tạo nghề, Tiền Giang có:

+ 1 Trường dạy nghề công nghiệp - xây dựng,

+ 1 Trường dạy nghề giao thông,

+ 2 Trung tâm dịch vụ việc làm và 1 Trung tâm dạy nghề có chức năng đào tạo nghề

+ 8 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trong đó có 3 Trung tâm tham gia đào tạo nghề (Mỹ Tho, Thị xã Gò Công, Cai Lậy).

Ngoài ra trên địa bàn Tiền Giang còn có 2 trường dạy nghề do Trung ương quản lí là trường Trung học dạy nghề và phát triển nông thôn Nam Bộ và trường Bưu điện 3.

Nguồn giáo viên được đào tạo chủ yếu từ các ngành học Sư phạm kỹ thuật, Tin học và công nhân kỹ thuật các ngành: cơ khí, rèn, tiện, sửa chữa ô tô, may công nghiệp, điện tử, xây dựng…Năm 2000, các trường đã đào tạo hơn 2.400 lao động. Đến năm 2006, sau khi trường Dạy nghề Tỉnh được xây dựng và đi vào hoạt động, qui mô đào tạo đã từng bước mở rộng đồng thời đào tạo các nghề có công nghệ kỹ thuật cao với số lượng học viên trở thành công nhân kỹ thuật từ năm 2004 là 3.500 người. Bảng thống kê sau đây nói lên năng lực đào tạo nghề của Tỉnh trong 5 năm cuối của giai đoạn 1996 – 2006.

Bảng thống kê năng lực đào tạo nghề giai đoạn 2001 – 2005

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023