Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Trong Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp


Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chương 2: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk


Chương 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP‌

1.1. Một số khái niệm cơ bản‌

1.1.1. Khái niệm viên chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

1.1.1.1. Cách tiếp cận viên chức của các nước

Viên chức công hay viên chức của chính phủ là viên chức gắn liền với hành chính công, chính phủ hay bất cứ một cơ quan nhất định của chính phủ bao gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp. Họ được đưa vào nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau:

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 3

- Thông qua bầu cử;

- Thông qua hình thức tuyển dụng;

- Thông qua hình thức thuê làm việc.

- Khác

Viên chức là một từ đa nghĩa, không sử dụng giống nhau giữa các quốc gia. Cụm từ “offical” trong tiếng Anh được hiểu là viên chức, tuy nhiên, không đồng nghĩa chỉ đơn thuần là người làm việc cho nhà nước. Đó là bất cứ một ai giữ một vị trí nhất định trong một tổ chức không phân biệt tổ chức nhà nước hay tư nhân; doanh nghiệp hay chính trị. Họ thực thi nhiệm vụ và quyền hạn nhất định hoặc tự có, hoặc được cấp trên hoặc người thuê họ trao cho.

Tùy theo từng cách tiếp cận, từ “official” được giải thích khác nhau. Theo quan niệm của Maw Weber, bureaurcatic officials - viên chức là những con người có những đặc trưng sau:

- Là một người được bổ nhiệm vào vị trí trên cơ sở đạo đức;

- Thực thi quyền hạn được trao (ủy quyền) theo những quy tắc vô nhân xưng và thực hiện nhiệm vụ đó một cách trung thành;


- Bổ nhiệm và đặt vào vị trí theo tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật;

- Công việc họ thực hiện là thường xuyên;

- Công việc được trả công theo quy chế và được bảo vệ chế độ làm việc suốt đời [41].

Cụm từ người làm việc cho nhà nước có thể sử dụng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc phân loại người làm việc cho nhà nước lại không có chuẩn mực thống nhất. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại. Với cách thức phân loại đa dạng, không giống nhau nên khi xem xét tên gọi người làm việc cho nhà nước của các nước, cần quan tâm đến nội hàm bên trong của cụm từ đó.

- Công chức và người làm thuê không phải công chức cũng được điều chỉnh bằng pháp luật khác nhau và cũng đang có xu hướng thống nhất;

- Thuê mang tính ngắn hạn đang trở thành xu hướng chung;

- Công chức (civil servants);

- Không phải công chức (Non-civil service employees) được thuê theo luật việc làm nhưng có những điều kiện đặc biệt. Xu hướng gia tăng loại này.

- Người làm việc tạm thời, không thường xuyên;

- Nhà quản lý hay những người đảm nhận chức danh quản lý [42].

1.1.1.2. Cách tiếp cận viên chức ở Việt Nam

Khái niệm viên chức được quy định tại điều 2 của Luật viên chức năm 2010 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[29].

Từ những quy định trong văn bản pháp luật trên, ta có thể hiểu khái niệm về viên chức thông qua một số nội dung cụ thể sau đây:


+ Viên chức là những công dân Việt Nam qua quá trình tuyển dụng theo một quy trình nhất định để vào làm tại các vị trí công việc cụ thể

+ Địa điểm công tác là làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của Nhà nước;

+ Chế độ hợp đồng làm việc của viên chức theo quy định mới nhất tại Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2019 (với nội dung sửa đổi, bổ sung điều 25 trong luật viên chức 2010), có hiệu lực thi hành từ 01/07/2020 là chế độ hợp đồng làm việc có xác định thời hạn.

Mã ngạch viên chức là mã số phân chia viên chức làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp; các chuyên ngành viên chức có thể kể đến như giáo dục, y tế, giải trí… các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác.

Đối với từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành các ngạch khác nhau. Cụ thể viên chức sẽ được chia thành 06 bảng như sau:

- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp

- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên

chính


- Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên:

- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự:

- Ngạch nhân viên

- Mã ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp

Viên chức là một cụm từ để chỉ một nhóm người cụ thể làm việc cho

các tổ chức của nhà nước. Điều này cũng giống như cụm từ công chức. Công chức cũng là một cụm từ để chỉ một nhóm người đặc biệt làm việc cho nhà


nước. Do tính chất tương đối đó nên tùy theo từng điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà cả hai cụm từ viên chức và công chức cũng để chỉ nhóm người làm việc cho các cơ quan nhà nước.

Trong văn bản pháp luật từ 1959 đến giai đoạn 1998, nói chung người làm việc cho Nhà nước không có sự tách biệt để phân chia thành từng nhóm người ở từng loại cơ quan nhà nước khác nhau. Tất cả những ai làm việc cho nhà nước sử dụng cụm từ nhân viên nhà nước. Và “Tất cả các nhân viên cơ quan Nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp, pháp luật hết lòng phục vụ nhân dân” [26].

Cùng với sự thống nhất đất nước, Hiến pháp 1980 ra đời thay thế cho Hiến pháp 1959. Người làm việc cho nhà nước không có những tên gọi khác. Cụm từ “nhân viên Nhà nước” được sử dụng. và không sử dụng cụm từ viên chức. Tuy nhiên, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành văn bản quy định riêng về viên chức và không sử dụng cụm từ nhân viên nhà nước như Hiến pháp sử dụng.

Người làm việc cho nhà nước gọi chung là viên chức được chia thành 3 loại: A,B,C và phân thành 10 nhóm (tướng được với một số nước gọi là ngạch), đánh số từ 0-9.

- Nhóm 9. Viên chức lãnh đạo cơ quan, xí nghiệp.

- Nhóm 8. Viên chức lãnh đạo các bộ phận cấu thành trong cơ quan, xí nghiệp.

- Nhóm 7. Viên chức chuyên môn làm công tác kinh tế và kỹ thuật.

- Nhóm 6. Viên chức chuyên môn làm công tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

- Nhóm 5. Viên chức chuyên môn làm công tác y tế, văn hoá, giáo dục, nghiên cứu khoa học.

- Nhóm 4: Viên chức chuyên môn làm công tác quan hệ quốc tế.


- Nhóm 3: Viên chức chuyên môn làm công tác pháp chế

- Nhóm 2. Viên chức làm công tác hạch toán và kiểm tra.

- Nhóm 1. Viên chức làm công tác hành chính, chuẩn bị tư liệu.

- Nhóm 0. Viên chức làm công tác phục vụ.

Như vậy, giai đoạn này, cụm từ viên chức được sử dụng cho tất cả những ai làm việc cho nhà nước.

Cụm từ viên chức nhà nước xuất hiện trở lại trong văn bản pháp luật nhà nước cao nhất- Hiến pháp 1992. Theo đó “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự quan sát của nhân dân”[27]. Nhưng Hiến pháp không sử dụng cụm từ công chức.

Trong văn bản pháp luật cấp thấp hơn, chưa có văn bản nào quy định cụ thể ai là công chức và ai là viên chức, nhưng văn bản về tiền lương xác định cụ thể: Hệ thống bảng lương các ngạch công chức, viên chức và phụ cấp chức vụ lãnh đạo khu vực hành chính, sự nghiệp. Mặc dù cụm từ viên chức được sử dụng, nhưng không có chuẩn mực riêng.

Cụm từ viên chức được hiểu khi có Luật viên chức (2010). Và từ đây và các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện luật, cụm từ viên chức được xác định cụ thể:

- Điều kiện là công dân Việt Nam ;

- Được tuyển dụng theo vị trí việc làm;

- Chế độ làm việc là hợp đồng;

- Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp công lập;

- Lương được trả từ ngân sách nhà nước và một phần từ nguồn thu.

Như vậy cho đến năm 2010, cách hiểu về viên chức mới được xác lập bằng văn bản pháp luật cao nhất là “Luật viên chức”.Và đây cũng là nét đặc trưng của các phân loại người làm việc cho nhà nước của Việt Nam[29].


Cần chú ý “Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về viên chức và các pháp luật có liên quan và viên chức sẽ được phân loại theo hạng nghề nghiệp”[16]

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Đây chính là cơ sở quan trong để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng viên chức nhằm phần biệt với đào tạo bồi dưỡng công chức như hiện nay.

Tóm lại, viên chức là môt bộ phận người làm việc cho nhà nước, nhưng gắn liền với các tổ chức với tên gọi là “đơn vị sự nghiệp của nhà nước”.

Tùy thuộc vào các quy định loại tổ chức nào thuộc nhóm đơn vị sự nghiệp nhà nước để xác định viên chức. Đồng thời theo pháp luật hiện hành cũng quy định cách thức xếp hạng nghề nghiệp cho viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. tuy thuộc vào từng lĩnh vực sẽ có tiêu chuẩn hạng nghề nghiệp khác nhau.

Và cũng có những giai đoạn, người làm việc cho nhà nước có thể phân biệt thành những nhóm riêng biệt. Pháp luật nhà nước Việt Nam hiện hành (Luật cán bộ công chức; luật viên chức) phân chia người làm việc cho nhà nước thành:

- Cán bộ;

- Công chức

- Viên chức

- Người lao động làm việc cho nhà nước


Trong điều kiện cụ thể của thể chế chính trị Việt Nam, cả bốn nhóm người đó đều có thể luân chuyển, chuyển từ loại này sang loại khác bằng những thủ tục do pháp luật nhà nước quy định.

1.1.2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên [30].

Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

Còn mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;

Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023