Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Lạng Giang

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang

Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thực hiện có hiệu quả đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn huyện Lạng Giang”. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lượng xã hội (các đơn vị chính trị, kinh tế, văn hóa, sản xuất, kinh doanh...) trên địa bàn huyện cùng với các trường Trung học cơ sở nói riêng và các trường phổ thông nói chung thực hiện có hiệu quả các nội dung của đề án trên và hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất giúp các trường Trung học cơ sở có đủ điều kiện thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hỗ trợ, giúp đỡ các trường Trung học cơ sở liên kết phối hợp với các lực lượng giáo dục khác phối hợp thực hiện hoạt động hướng nghiệp tại các trường phổ thông. Chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động hướng nghiệp mang tính địa phương một cách thống nhất trên địa bàn huyện. Xây dựng đề án Giáo dục hướng nghiệp dành riêng cho học sinh Trung học cơ sở ở các trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và chỉ đạo thực hiện. Hỗ trợ kinh phí cho các trường Trung học cơ sở thực hiện hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo

2.3. Đối với Ban giám hiệu và giáo viên các Trường THCS huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Ban giám hiệu các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang cần bồi dưỡng nhận thức và năng lực tổ chức, quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, tăng cường trách nhiệm quản lí và đổi mới quản lí hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên học tập, bồi dưỡng nhận thức, năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở tất cả các khâu xác định mục tiêu, thực hiện

nội dung, lựa chọn phương thức và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động hướng nghiệp của học sinh.

Giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Lạng Giang cần có kế hoạch tự bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp phải bám sát mục tiêu, lựa chọn nội dung, vận dụng các phương thức tổ chức và kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Vân Anh (1982), "Một số ý kiến của N.C.Krupskaia về hướng nghiệp", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2.

2. Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, Nhà xuất Văn hóa thông tin.

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết Số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám.

4. Nguyễn Trọng Bảo (1985), Giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo dục hướng nghiệp qua giáo dục nghề phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, Hà Nội, tháng 12.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh cấp trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018.

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.

11. Phạm Tất Dong (1982), "Nhân cách và hướng nghiệp",Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2.

12. Phạm Tất Dong và Nguyễn Như Ất (2002), Sự lựa chọn tương lai (Tư vấn về nghề nghiệp), Nhà xuất bản Thanh Niên Hà Nội.

13. Phạm Tất Dong (2006), "Đề xuất một số giải pháp cụ thể về công tác hướng nghiệp trong giai đoạn 2005- 2010", Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 2.

14. Nguyễn Tiến Đạt (2007), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tập 1,2.

15. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Minh Đường (2009), "Liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp - Một xu thế thời đại", Tạp chí Khoa học giáo dục, số 50, trang 6-8.

17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (2003), Đổi mới mạnh mẽ nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí giáo dục số 50.

19. Nguyễn Thị Thu Hằng (2008), Một số kinh nghiệm phối hợp nhà trường với cha mẹ học sinh để làm tốt công tác hướng nghiệp, Kỷ yếu hội thảo Khoa học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học phổ thông nhằm góp phần đào tạo giáo viên, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, số 8.

21. Cù Nguyên Hanh (2002), Nhà trường phổ thông với giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

22. Trương Thị Hoa (2014), Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông khu vực Hà Nội quan tham vấn nghề, Luận án tiến sĩ, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

23. Nguyễn Thị Minh Hòa (2007), “Hướng nghiệp cho học sinh và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực”, Tạp chí khoa học giáo dục, số 24, tháng 9, tr.49-50.

24. Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2002), Một số cơ sở lý luận về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

25. Bùi Văn Hưng (2013) "Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động", Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

26. Nguyễn Tiến Hùng (2010), “Lý luận và thực tiễn phát triển hệ thống chịu trách nhiệm giáo dục”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 60.

27. Phạm Văn Khanh (2012), Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học phổ thông khu vực Nam Trung Bộ, Nhà xuất bản Đại học Huế.

28. Đặng Bá Lãm và Nguyễn Tiến Hùng (2012), Quản lý giáo dục ở nước ta trong bối cảnh phát triển kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, Tập bài giảng dành cho nghiên cứu sinh, Hà Nội tháng 5.

29. Nguyễn Văn Lê và Hà Thế Truyền (2004), Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

30. Nguyễn Văn Lê (2008), Kinh nghiệm về hướng nghiệp ở một số nước trên thế giới và một số vấn đề đặt ra đối với công tác hướng nghiệp ở nước ta, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 8.

31. Phùng Đình Mẫn (chủ biên) (2005), Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục.

32. Nguyễn Thị Nhung (2009), Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông miền núi Tây Bắc, Luận án tiến sỹ, Đại học sư phạm Hà Nội.

33. Bùi Việt Phú (2009), Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông theo tinh thần xã hội hóa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, tập 1, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TW1, Hà Nội.

35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 8, ngày 28/11.

36. Huỳnh Thị Tam Thanh (2009), "Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh bổ túc Trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên theo định hướng phát triển nhân lực", Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011.

38. Thủ tướng Chính phủ(2015), Quyết định số 404/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Hà Nội, ngày 27/3.

39. Thị Thu Trà (2016), Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

40. Mạc Văn Trang (2005), Giáo dục thái độ nghề nghiệp, một vấn đề cấp bách trong đào tạo nguồn nhân lực, Tạp chí Giáo dục số 8.

41. Phạm Thị Hoàng Yên (2016), Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 01

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên)


Kính thưa các thầy cô giáo!

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lí hoạt động hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề cụ thể sau (đánh dấu x vào những nội dung tương ứng phù hợp với ý kiến của đồng chí). Những câu trả lời của các đồng chí chỉ nhằm cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu khoa học, không nhằm mục đích khác.

Câu 1: Đồng chí đã tiến hành giáo dục hướng theo chương trình giáo dục phổ thông mới thông qua các con đường nào sau đây?


STT


Các con đường

Mức độ

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao

giờ

1

Thông qua các môn học cơ

bản






2

Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp






3

Thông qua hoạt động ngoại

khóa






4

Thông qua dạy học môn kỹ thuật và lao động sản xuất







5

Tổ chức cho học sinh tham quan các làng nghề và các cơ sở sản xuất







6

Các giờ học môn giáo dục hướng nghiệp






7

Thông qua tham vấn nghề






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 12

Câu 2: Theo đồng chí, hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở nhằm thực hiện những mục đích nào?

STT

Mục đích giáo dục hướng nghiệp

Lựa chọn

1

Hình thành ở học sinh năng lực định hướng nghề nghiệp


2

Dạy nghề cho học sinh giúp học sinh có kỹ năng lao động một số ngành nghề cụ thể; có thể tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp


3

Giúp học sinh nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân


4

Giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học và lựa chọn con đường tiếp tục học Trung học phổ thông


5

Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội



6

Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, các ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu; lựa chọn được hướng đi sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở



Câu 3: Theo đồng chí, hoạt động hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông mới mới gồm những nội dung nào và trường Trung học cơ sở nơi đồng chí đang công tác đã thực hiện những nội dung giáo dục hướng nghiệp ở mức độ nào?


STT

Nội dung hoạt động hướng nghiệp

Lựa chọn

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ


1

Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp





Tìm hiểu một số nghề truyền thống

ở Việt Nam





Tìm hiểu một số nghề truyền thống

ở địa phương





Tìm hiểu những nghề phổ biến

trong xã hội hiện đại





Tìm hiểu những nghề nghiệp mà

học sinh quan tâm






2

Hoạt động rèn luyện phẩm chất,

năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp





STT

Nội dung hoạt động hướng nghiệp

Lựa chọn

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ

Khảo sát hứng thú nghề nghiệp, khảo sát năng lực, phẩm chất của học sinh và đánh giá sự phù hợp đối với nghề nghiệp mà các em

quan tâm





Rèn cho học sinh các phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng

nghề nghiệp





Đánh giá những phẩm chất và năng lực của học sinh liên quan

đến nghề mà học sinh quan tâm





Định hướng học sinh xây dựng kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu định hướng nghề

nghiệp






3

Hoạt động lựa chọn nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo

định hướng nghề nghiệp





Xây dựng các nhóm môn học ở phổ thông liên quan đến nghề mà

học sinh quan tâm





Xây dựng kế hoạch học tập hướng

nghiệp cho học sinh





Tư vấn, định hướng việc lựa chọn

nghề hướng đi cho học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở







Một số nội dung GDHN khác:.......................................................................................

.........................................................................................................................................

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 27/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí