Khái Quát Về Giáo Dục & Đào Tạo Huyện Ninh Giang

Cũng như các huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu Ninh Giang mang tính chất nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều và kèm theo giông bão; mùa đông lạnh và khô hanh, cuối mùa đông, đầu mùa xuân có mưa phùn. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 23-240.

Dân cư trong huyện chủ yếu sống ở nông thôn, làm nghề nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Dân số nông nghiệp chiếm khoảng 80%; huyện còn có một số nghề truyền thống như nghề Mộc (Kiến Quốc); đan lát (Hồng Thái); làm bún, giò, chả (Tân Hương); bánh Gai (Thị trấn Ninh Giang).

Huyện Ninh Giang nằm cách xa trung tâm tỉnh, có 28 đơn vị hành chính (27 xã, 1 thị trấn). Nhân dân Ninh Giang sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp.

2.1.1.2. Khái quát về Giáo dục & Đào tạo huyện Ninh Giang

Toàn huyên có 29 trường THCS, trong đó có 7 trường THCS đã đạt chuẩn

quốc gia, đạt tỉ lê ̣24%.

Học sinh không có điều kiện giao tiếp với các khu trung tâm văn hóa nên nhút nhát, hiền, nhiều em vừa học vừa phải phụ giúp gia đình sản xuất.

Đội ngũ cán bộ GV đủ về số lượng theo định mức của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Đội ngũ học sinh: Tổng số có 8829 học sinh - Nữ: 4319 em, thuộc 4 khối lớp:6,7,8,9.

* Điểm mạnh

- Về giáo viên: Huyện Ninh Giang có đội ngũ GV ổn định, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể: CBGV trong trường tuổi đời bình quân là 40, là đội ngũ GV đang được trẻ hóa, có năng lực, chuẩn hóa 100%. Đội ngũ CBGV có tinh thần đoàn kết, tự giác làm việc, coi trọng kỷ cương và những nguyên tắc nghề nghiệp.

- Về học sinh: Đại đa số học sinh đến trường đúng độ tuổi... Học sinh có ý thức học tập tu dưỡng rèn luyện, có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Các em nhận được sự quan tâm chăm sóc của gia đình nhà trường và xã hội.

* Điểm yếu

- Về GV: Đội ngũ tuy chuẩn hóa về kiến thức song trình độ nghiệp vụ không đồng đều, độ tuổi trung bình trên 40 là trở ngại cho việc tiếp cận CNTT, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng lao động sư phạm. Cơ cấu bộ môn giữa các môn chưa cân đối môn thừa (VD như thừa GV Ngữ văn, Lịch sử) môn thiếu. (VD: Thiếu GV Toán, Sinh, Hóa).

- Về HS: Chất lượng 2 mặt GD chưa cao, nhiều năm gần đây chất lượng hai mặt giáo dục chưa đạt mức bình quân chung của tỉnh.

* Thuận lợi:

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang luôn nhận được sự quan tâm của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Ninh Giang và sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, của cấp uỷ đảng, chính quyền các xã, thị trấn cùng nhân dân trong huyện.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ổn định về số lượng và chất lượng, tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao; đời sống từng bước ổn định góp phần tăng thêm trách nhiệm trong giảng dạy và công tác.

Phong trào xã hội hóa giáo dục được quan tâm và phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học được tăng cường phục vụ cho việc dạy và học.

Có hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể giúp cho việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong năm học kịp thời.

Có định hướng phát triển giáo dục đào tạo của Bộ GD&ĐT: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”

Thầy trò các trường THCS huyện Ninh Giang luôn nhận được sự quan tâm về vật chất và tinh thần của các bậc cha mẹ học sinh

* Khó khăn

Đội ngũ giáo viên tỉ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn cao nhưng năng lực giảng dậy chưa tương xứng với văn bằng đào tạo. Cơ cấu bộ môn gữa các trường chưa cân đối nơi thừa nơi thiếu.

Số lượng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia còn ít; việc xây dựng phòng bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Cơ chế thị trường ảnh hưởng phần nào đến phong trào giáo dục; còn một số gia đình chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em; một bộ phận học sinh còn mải chơi, chưa chịu khó học tập và rèn luyện.

2.1.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng

Nhằm đánh giá thực trạng QL hoạt động DHTH của đội ngũ giáo viên THCS, những biện pháp quản lí hoạt động DHTH của giáo viên THCS, những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lí DHTH ở các trườngTHCS huyện Ninh Giang hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp khả thi nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lí hoạt động DHTH ở trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng DHTH

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng ở các nội dung sau:

- Thực trạng hoạt động DHTH tại các trường THCS hiện nay

+ Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động DHTH

+ Thực trạng về nội dung chương trình DHTH

+ Thực trạng về kết quả DHTH

- Thực trạng quản lý hoạt động DHTH tại các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

+ Thực trạng nhận thức về vai trò của quản lý hoạt động DHTH

+ Quản lí thực hiện chương trình DHTH

+ Quản lí hoạt động dạy của giáo viên.

+ Quản lí hoạt động học của học sinh.

+ Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả nghiên cứu thực trạng

Để thu thập các kết quả nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thống kê toán học.

Để xử lý các kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình cho các phương án trả lời của khách thể điều tra như sau:

+ Đồng ý (thường xuyên, tốt, rất cần thiết, rất khả thi, cao): 3 điểm.

+ Phân vân (đôi khi, bình thường, cần thiết, khả thi): 2 điểm.

+ Không đồng ý (không hợp lý, chưa tốt, không cần thiết, không khả thi, thấp): 1 điểm.

Dựa trên điểm trung bình, chúng tôi phân loại đánh giá theo quy ước:

+ Điểm trung bình dưới 2: mức độ đánh giá thấp.

+ Điểm trung bình từ 2 đến 2,49: mức độ đánh giá trung bình.

+ Điểm trung bình từ 2,5 đến 3: Mức độ đánh giá cao.

Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2016.

2.2.4. Địa bàn và khách thể khảo sát

* Địa bàn khảo sát: 29 trường THCS trên địa huyện Ninh Giang (Trong đó: 02 trường hạng 02; 27 trường hạng 03;).

Bảng 2.1. Các trường Trung học trong địa bàn thực hiện khảo sát


TT

Tên trường

Địa bàn

1

THCS Thành Nhân

Ninh Giang - Hải Dương

2

THCS Thị trấn Ninh Giang

Ninh Giang - Hải Dương

3

THCS Đồng Tâm

Ninh Giang - Hải Dương

4

THCS Hiệp Lực

Ninh Giang - Hải Dương

5

THCS Ninh Thành

Ninh Giang - Hải Dương

6

THCS Vĩnh Hòa

Ninh Giang - Hải Dương

7

THCS Tân Hương

Ninh Giang - Hải Dương

8

THCS Đông Xuyên

Ninh Giang - Hải Dương

9

THCS Ninh Hải

Ninh Giang - Hải Dương

10

THCS Hồng Phong

Ninh Giang - Hải Dương

11

THCS Hồng Dụ

Ninh Giang - Hải Dương

12

THCS Hồng Thái

Ninh Giang - Hải Dương

13

THCS Hồng Phúc

Ninh Giang - Hải Dương

14

THCS Kiến Quốc

Ninh Giang - Hải Dương

15

THCS Hưng Long

Ninh Giang - Hải Dương

16

THCS Hưng Thái

Ninh Giang - Hải Dương

17

THCS Tân Phong

Ninh Giang - Hải Dương

18

THCS Văn Hội

Ninh Giang - Hải Dương

19

THCS Văn Giang

Ninh Giang - Hải Dương

20

THCS Quang Hưng

Ninh Giang - Hải Dương

21

THCS Tân Quang

Ninh Giang - Hải Dương

22

THCS Hoàng Hanh

Ninh Giang - Hải Dương

23

THCS Quyết Thắng

Ninh Giang - Hải Dương

24

THCS Ứng Hòe

Ninh Giang - Hải Dương

25

THCS An Đức

Ninh Giang - Hải Dương

26

THCS Hồng Đức

Ninh Giang - Hải Dương

27

THCS Ninh Hòa

Ninh Giang - Hải Dương

28

THCS Vạn Phúc

Ninh Giang - Hải Dương

29

THCS Nghĩa An

Ninh Giang - Hải Dương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 6

* Khách thể khảo sát: - Cán bộ quản lý các trường THCS: 29.

- Giáo viên các trường THCS: 100

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học tích hợp tại các trường THCS hiện nay

2.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động dạy học tích hợp

Hoạt động DHTH là dạy cho HS biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để bảo đảm cho HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Tuy nhiên, qua khảo sát (phụ lục 1.1. và phụ lục 1.2), có một số ý kiến như sau:

Về phía HS, qua khảo sát (phụ lục 1.1): có 60% số HS được hỏi ý kiến cho rằng dạy học tích hợp có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh; 20% cho rằng DHTH là cần thiết và quan trọng. 20% cho rằng DHTH là không quan trọng không cần thiết.

Về phía GV, qua khảo sát (phụ lục 1.2): có 82% số GV được hỏi cho rằng hoạt động DHTH là rất quan trọng và cần thiết trong viêc hình thành và phát triển năng lực cho HS. 10% cho rằng DHTH là quan trọng và cần thiết. 08 % cho ràng không quan trọng không cần thiết.

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát như trên cho thấy: DHTH là quan trọng và cần thiết cho viêc hình thành và phát triển năng lực cho HS.

2.2.2. Thực trạng DHTH của GV hiện nay

Hoạt động giảng dạy của GV là khâu then chốt, quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong một giờ học, người thầy phải xử lý ba mối quan hệ: Quan hệ người thầy với tri thức của nhân loại thuộc phạm vi giờ học mà người thầy có nhiệm vụ chuyển tải tới HS. Người thầy phải lao động miệt mài để cô đọng được hệ thống kiến thức sao cho kiến thức đó đạt tới các yêu cầu: cơ bản nhất, hiện đại nhất, hữu ích nhất cho HS. Quan hệ của người thầy với quá trình lĩnh hội tri thức của HS. Người thầy phải lao động một cách tinh tế, tổ chức quá trình dạy học hợp lý để HS chiếm lĩnh được kiến thức một cách có hệ thống, có tính mục đích, có tính kế hoạch.

Nhà sư phạm lão thành Nguyễn Cảnh Toàn ở Việt Nam có nói về công việc dạy của thầy và công việc của trò. Người thầy phải căn cứ vào 04 sức của HS mà có kế hoạch dạy hợp lý, đó là: sức chứa của HS; sức hút của HS; sức thấm của HS; sức chế biến của HS. Để đánh giá thực trạng hoạt động DHTH của GV, tác giả dùng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của đội ngũ GV (phụ lục 2.1) ở một số trường THCS về một số bước GV phải thực hiện khi DH TH, kết quả như sau:

Bước 1: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy

Để DH TH, một trong những công việc đầu tiên là GV phải điều tra đối tượng HS của mình.Việc kiểm tra kiến thức nền của người học trước khi học môn học nhằm mục đích đánh giá khả năng học môn học, những khó khăn, thuận lợi mà những người học khác nhau có thể gặp phải trong quá trình học môn học.

Qua khảo sát cho thấy, việc thực hiện bước Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi dạy được tổng hợp ở Bảng 2.2 như sau: 99% GV cho rằng rất cần thiết và cần thiết phải xác định được mức độ năng lực của HS trước khi dạy, nhưng có 44% GV trả lời làm chưa tốt và có 2% GV trả lời chưa làm. 60% GV được hỏi cho rằng việc khảo sát hứng thú học môn học của HS là cần thiết; 65% GV cho rằng việc xác định được phong cách, sở thích của HS là cần thiết. 21% GV được khảo sát cho rằng, trong dạy học chưa tập trung vào sở thích, phong cách học tập của HS; 15 % chưa khảo sát hứng thú học tập của HS. Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy việc khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy của một bộ phận GV còn làm chưa tốt.

Bước 2: Lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầu của HS

Trên cơ sở những thông tin thu được từ việc phân tích nhu cầu của HS, GV sẽ biết tận dụng những kiến thức, kinh nghiệm mà HS đã tích lũy được từ các môn học khác, tạo sự liên kết, vận dụng tổng hòa các kiến thức đó vào học tập cũng như cuộc sống sau này.

Qua khảo sát cho thấy, bước Lập kế hoạch dạy học cho từng đối tượng HS trên cơ sở phân tích vị trí môn học; chuẩn kiến thức kỹ năng; tìm hiểu kiến thức nền của HS trước khi học môn học; nhu cầu học của HS được tổng hợp ở Bảng 2.2 như sau: Các ý kiến được hỏi cho rằng việc này rất cần thiết và cần thiết nhưng có đến 42% GV trả lời chưa làm tốt. 19% GV chưa làm.

Qua đây, chúng ta nhận thấy việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng DH…phù hợp với từng đối tượng HS trước khi giảng dạy của một bộ phận GV còn làm chưa tốt.

Bước 3: Trong giờ dạy GV kết hợp nhiều phương pháp dạy học và lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học

Qua khảo sát cho thấy, Trong dạy học TH,GV cần phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau cũng như những hình thức tổ chức dạy học khác nhau được tổng hợp ở Bảng 2.2 như sau: 54% GV được khảo sát cho rằng, biết sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong một giờ dạy là rất cần thiết; 44% cho rằng điều này cần thiết. Tuy nhiên, có 37% cho rằng việc này chưa làm tốt và 5% cho rằng chưa sử dụng nhiều phương pháp trong giảng dạy.

Về việc phối hợp nhiều hình thức lên lớp, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, HS được tạo cơ hội đối mặt và giải quyết các tình huống thực tiễn: hầu hết GV cho rằng điều này rất cần thiết và cần thiết, tuy nhiên có 50% GV trả lời chưa làm tốt và 2% GV trả lời chưa kết hợp hình thức hoạt động học tập độc lập của HS, hoạt động chung của tập thể và hoạt động nhóm.

Căn cứ mục tiêu dạy học đã được xác định: Theo kết quả tổng hợp ở Bảng 2.2 cho thấy: Các GV được hỏi cho rằng rất cần thiết và cần thiết nhưng có 52% GV đánh giá chưa làm tốt và 3% GV đánh giá chưa làm công việc này khi giảng dạy.

Trong DHTH, căn cứ vào mục tiêu và nội dung dạy học, GV lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Mục tiêu dạy học bậc 1 có thể dùng hình thức tự học, các mục tiêu bậc 2 được dạy trên lớp bằng các phương pháp khác nhau và các mục tiêu bậc 3 được dạy dưới hình thức làm việc nhóm hay xemina. Theo kết quả tổng hợp ở Bảng 2.2 cho thấy: Các ý kiến trả lời công việc này rất cần thiết và cần thiết, nhưng có 52% GV đánh giá chưa làm tốt và 3% GV đánh giá chưa làm.

Về phía HS, qua khảo sát (phụ lục 1.1) cho thấy: có 40% HS trả lời GV chưa thực hiện tốt việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và áp dụng những hình thức tổ chức dạy học khác nhau.

Như vậy: Trong giờ dạy GV đã kết hợp nhiều phương pháp dạy học và lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học, nhưng một số thực hiện chưa tốt.

Bước 4. Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy

Trong DH TH, cần xác định đánh giá tiến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy, tạo nhiều cơ hội để HS thể hiện mình. Theo kết quả tổng hợp ở Bảng 2.1 cho thấy: có 52% GV cho rằng chưa thực hiện tốt việc sử dụng nhiều hình thức để đánh giá, đánh giá liên tục trong quá trình giảng dạy và 3% GV chưa thực hiện dùng

nhiều hình thức để đánh giá HS và đánh giá trong suốt quá trình dạy. Việc HS cần được đánh giá theo những cách khác nhau: chỉ có 3% GV ý kiến cho rằng không cần thiết nhưng có đến 42% GV trả lời chưa làm tốt và 4% GV trả lời chưa làm.

Ngoài ra trong dạy học tích hợp cần xây dựng mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, quan tâm đến tâm tư tình cảm của HS, giúp HS cởi mở, tự tin vào chính mình. Từ đó có khả năng đưa kiến thức đã học trở về thực tiễn cuộc sống.

Theo tổng hợp ở Bảng 2.2: GV và HS chấp nhận và tôn trọng nhau, tạo mối quan hệ dân chủ. Nội dung này hầu hết các ý kiến cho rằng điều này là rất cần thiết và cần thiết, nhưng có trả lời 35%GV trả lời chưa làm tốt.

GV là người giúp HS trở thành người học có năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Nội dung này hầu hết các ý kiến đều cho rằng là rất cần thiết và cần thiết. Tuy nhiên, theo tổng có 49% GV được hỏi cho rằng chưa làm tốt việc này.

Theo kết quả khảo sát của HS về thái độ của GV (phụ lục 1.1): Có 40% trả lời trong giảng dạy GV chưa quan tâm đến tình cảm cá nhân của HS, chưa tập trung vào năng lực, sở thích, phong cách học của HS.

Trong giảng dạy các em đề nghị các thầy cô nên quan tâm đến tình cảm của các em và chú ý đến năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn nhiều hơn nữa.

Nhận xét chung: Qua kết quả khảo sát cho thấy, các trường THCS hiện nay GV đã thực hiện DH TH. Tuy nhiên, việc DHTH của GV ở các trường hiện nay còn một số tồn tại như: GV chỉ DHTH theo kinh nghiệm, một bộ phận CBQL, GV chưa thực sự quan tâm đúng mức đến DHTH.

Nguyên nhân của những hạn chế

Do công tác tuyên truyền về DH TH chưa được chú trọng.

Do áp lực thi cử, bệnh vị thành tích nên trong dạy học nhiều khi GV không thể tập trung vào nhu cầu, năng lực, sở thích…của HS.

Do soạn giáo án cho giờ DHTH rất tốn thời gian, công sức.

Do tổ chuyên môn chưa đi sâu, đi sát, chưa khuyến khích, động viên được GV dạy học tích hợp. Việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy cũng như công tác soạn giảng của GV còn nể nang, nương nhẹ…

Kinh phí hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thực sự hấp dẫn người dạy. Cơ sở vật chất, TBDH chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

Việc đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận GV còn yếu.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí