Tình Hình Chung Của Hoạt Động Giáo Dục – Đào Tạo Tiền Giang Thời Kỳ Đổi Mới

1980

Nguồn: tài liệu lưu trữ tại Sở Giáo dục Tiền Giang

Ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, năm 1985 số phòng học tăng gấp 1,7 lần, số giáo viên tăng 2,2 lần, số học sinh tăng 1,3 lần so với năm 1975. Riêng cấp trung học phổ thông, so với năm 1975, năm 1985 số lớp tăng 2,2 lần, số giáo viên tăng 3,5 lần và số học sinh tăng gấp 2,4 lần.[50, 971].

Nhìn chung, chất lượng giáo dục đạt khá tốt, trong đó, cấp trung học phổ thông đã có học sinh giỏi cấp quốc gia; tỉ lệ học sinh lớp 9 lên lớp 10 ở các vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt.

Hưởng ứng chủ trương cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 1981 - 1982, toàn tỉnh đã tiến hành thay sách cải cách giáo dục từ cấp I đến cấp III; song song đó tiến hành điều chỉnh cải cách giáo dục cấp I và cấp II đưa chất lượng dạy học ngày càng lên cao.

Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của Bộ Giáo dục, Phân viện khoa học Giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh, ở Tiền Giang công tác nghiên cứu khoa học giáo dục tiên tiến, tổng hợp sáng kiến kinh nghiệm, áp dụng trong thực tế giảng dạy ngày càng phát triển sâu rộng, vững chắc đã động viên được nhiều cán bộ, giáo viên trong ngành tham gia với nhiều sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục có giá trị.

Từ năm 1980 - 1985, toàn ngành giáo dục tỉnh nhà có 611 bài viết đạt kết quả tốt, trong đó có 4 sáng kiến kinh nghiệm đạt loại xuất sắc được báo cáo ở cấp Bộ và các tỉnh phía Nam.

Từ tháng 8.1975, việc xoá mù chữ được triển khai trong toàn tỉnh. Tháng 6.1976, có 1/3 số người mù chữ được xoá dốt, Tỉnh đã phát động chiến dịch thi đua “Phất cao cờ Ấp Bắc, quét sạch giặc dốt và đẩy mạnh bổ túc văn hoá”. Hưởng ứng chiến dịch này, lần lượt các xã: Long Bình, Vĩnh Bình (Gò Công), Tân Hoà Tây (Cai Lậy), Tân Mỹ Chánh, Phường 1 (Mỹ Tho) đã công bố hoàn thành xoá mù chữ.

Công tác xoá mù chữ và bổ túc văn hoá luôn được quan tâm. Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và toàn ngành giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã quyết tâm ra quân diệt giặc dốt. Phong trào được tiến hành qua hai giai đoạn trước và sau Chỉ thị 221 của Ban chấp hành trung ương Đảng về xoá mù chữ. Ngày 3.2.1977 tỉnh đã công bố hoàn thành cơ bản công tác xoá mù cho 132.500 người (đạt 96,4%). Sau tổng kết, Tiền Giang là một trong những tỉnh

hoàn thành kế hoạch sớm nhất thuộc khu vực các tỉnh phía Nam (đứng thứ hai, sau Long An) về xoá mù chữ [36, 971].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tiếp nối thắng lợi của việc xoá mù chữ, toàn ngành tiếp tục phát động phổ cập lớp 2,3 với nhiều hình thức học phong phú như :

- Học tập trung ở các trường Bổ túc văn hoá tỉnh, huyện.

Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới 1986 - 2006 - 4

- Học dân chính ban đêm

- Học tại chức cơ quan

- Học định kì

Các hình thức học tập này đã thu hút đông đảo thanh niên, cán bộ, công nhân viên các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã, bộ đội, công an và nhân dân vào học.Tính đến tháng 3.1978, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành phổ cập lớp 2 với tỉ lệ 80,8%, trở thành tỉnh dẫn đầu các tỉnh phía Nam về phổ cập văn hoá lớp 2. Đặc biệt, đến tháng 4.1978, thành phố Mỹ Tho đã hoàn thành phổ cập lớp 3, trở thành đơn vị cấp huyện phổ cập lớp 3 đầu tiên ở phía Nam.

Từ 1975 đến 1985, ngành học giáo dục Bổ túc ở Tiền Giang đã xoá mù chữ cho

142.000 người, trong đó có 5.400 người tốt nghiệp Bổ túc văn hoá trung học, gần 200 người đi học các trường Đại học trong nước, 350 người học các trường Đảng Trung ương tỉnh, 1.800 học viên là giáo viên cấp I và mẫu giáo; số còn lại là cán bộ nòng cốt của các cấp, các ngành trong tỉnh. Từ năm 1981 trở đi, Tiền Giang luôn là tỉnh ở phía Nam có số học viên thi hết cấp III cao thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh [34, 65].

Từ năm học 1983 - 1984, trên cơ sở những thành tích đạt được, Tiền Giang được Bộ giáo dục lựa chọn làm đơn vị thí điểm “Chương trình cải cách bổ túc văn hoá cấp II và cấp III”. Nhiều giáo viên và học viên đã tham gia giảng dạy và học tập chương trình thí điểm cải cách này. Nội dung học do Bộ Giáo dục biên soạn dưới dạng chuyên đề giành cho đối tượng là cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã, ấp của đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình này đã thực nghiệm thành công, được nhà nước nghiệm thu và triển khai rộng rãi cho các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói đây là đóng góp rất có ý nghĩa của đội ngũ giáo viên bổ túc văn hoá tỉnh Tiền Giang cho ngành học bổ túc văn hoá các tỉnh phía Nam.

Trong vòng 10 năm (1975 - 1985), đã có 500.000 lượt người theo học các trường Bổ túc văn hoá tập trung, tại chức; 10.400 lượt người theo học cấp 3 bổ túc văn hoá. Kết quả là

142.000 người được xoá mù chữ và tiếp tục nâng cao trình độ văn hoá; người ít nhất nâng lên 1 lớp, người nhiều nhất nâng lên 8 lớp.

Về giáo dục chuyên nghiệp:

Ngay sau ngày Tiền Giang giải phóng, ngành giáo dục đã tổ chức tiếp quản, cải tạo Trường Sư phạm cộng đồng Mỹ Tho thành Trường Trung Học Sư phạm chuyên đào tạo giáo viên chính qui cho các trường cấp I trong tỉnh.

Ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà còn củng cố đội ngũ cán bộ, giáo viên trường sư phạm vùng căn cứ cũ; ngành giáo dục chuyên nghiệp đào tạo tập trung và tại chức cấp tốc giáo viên cấp I hệ 9+3 tháng và hệ 12+1 tháng nhằm đáp ứng kịp thời qui mô phát triển trường lớp ở các vùng sâu trong tỉnh.

Tại tuyến huyện, ngành giáo dục đã kịp thời mở các lớp tập huấn giáo viên mẫu giáo ngắn hạn. Cuối năm 1976, Trường sư phạm trong vùng căn cứ và trường Trung Học Sư Phạm đã sáp nhập, đào tạo tập trung và tại chức giáo viên cấp I hệ 9+1, 9+2, 9+3 và 12+1 (năm). Từ năm học 1980 - 1981 Trường Trung Học Sư Phạm còn làm thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên mẫu giáo chính qui hệ 9+1, 9+2, 9+3 và 12+1 [26, 1139].

Từ năm học 1982 - 1983, trường Bồi dưỡng giáo dục ở các huyện trong tỉnh lần lượt ra đời, nhưng sau đó do nhiều yếu tố khách quan, cả tỉnh chỉ còn trường Bồi dưỡng giáo dục Thành phố Mỹ Tho. Tuy nhiên, sự ra đời của các trường này đã góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng tại chỗ và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên; giải quyết nhiều vấn đề thực tế trong quá trình thực hiện yêu cầu cải cách giáo dục, nâng cao hiệu quả dạy và học trong tình hình mới.

Có thể nói, với nhiều nổ lực, bằng nhiều biện pháp thích hợp; ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn (kể cả ở những vùng sâu vùng xa của tỉnh). Các ngành học, cấp học tăng lên đều đặn, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như giai đoạn trước có nhiều xã trắng về giáo dục thì đến năm học 1979 - 1980, xã nào cũng có Trường tiểu học, Trường trung học cơ sở, huyện nào cũng có Trường trung học phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong Tỉnh.

Tổng kết 10 năm, từ 1975 - 1985, ngành giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã có:

- 83.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở, trong đó có 63% vào học các trường trung học phổ thông, còn lại vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, đi nghĩa vụ quân sự hoặc tham gia sản xuất.

- 24.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, hàng năm có 8 đến 10% đậu Đại học, Cao đẳng (tỉ lệ và số lượng cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long).

- Hơn 5.400 học viên tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hoá.

Trên thực tế, thành quả trên góp phần thiết thực nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ, nhân viên, thanh niên và nhân dân trong tỉnh; đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh.

Ngoài ra, ngành giáo dục - đào tạo Tiền Giang còn giúp đỡ chuyên gia, cơ sở vật chất, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức bộ máy giáo dục cho tỉnh Pursat của nước bạn Campuchia. Để làm tròn nhiệm vụ chi viện đó ngành đã phải cố gắng rất nhiều trong điều kiện tỉnh nhà còn thiếu thốn.

Tóm lại, trong hoàn cảnh bộn bề khó khăn của những năm đầu giành độc lập, thống nhất đất nước; ngành giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã tập trung mọi nổ lực nhằm giúp thầy và trò nhận thức đầy đủ thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam, hiểu biết về chủ nghĩa xã hội để tích cực góp phần xây dựng đất nước dưới góc độ nhiệm vụ của mỗi đơn vị, mỗi cá nhân. Ngoài ra, những cán bộ lãnh đạo có nhiệm vụ quản lý ngành phải biết kết hợp nhuần nhuyễn, bám sát mục tiêu của từng ngành học, từng cấp học; từng bước gây dựng làm cho nhà trường có những chuyển biến về chất lượng giáo dục và đào tạo.

Với ý nghĩa đó, hoạt động giảng dạy có nhiều cải tiến rõ ràng và cụ thể:

- Ở bậc mầm non đã đưa các chuyên đề làm quen với toán, làm quen với chữ cái, hướng dẫn vui chơi, tập thói quen vệ sinh cho các cháu…

- Ở bậc phổ thông, các hoạt động chuyên môn mới được đưa vào áp dụng như sử dụng lực lượng giáo viên và một số học sinh biên soạn chương trình 10% thời lượng mà Bộ dành cho địa phương (lịch sử, địa lí..)

Kết quả đáng ghi nhận trong giai đoạn này là ngành giáo dục Tiền Giang đã hoàn thành một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất là xoá mù chữ cho nhân dân trong Tỉnh chỉ 2 năm sau ngày giải phóng (1977). Đây được xem là nền tảng cơ bản để ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà đẩy mạnh giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng cho hoạt động giáo dục – đào tạo ở những chặng đường tiếp theo.


Tiểu kết chương 1:

Là một tỉnh thuần nông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hai sương một nắng lại trải qua 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Thời kỳ chống Pháp và cả chống Mỹ, Tỉnh nhà đặt dưới sự quản lý của 2 hệ thống chính quyền khác nhau do đó cũng hình thành 2 hệ

thống quản lý giáo dục khác nhau. Hệ thống giáo dục kháng chiến (thời chống Pháp) và hệ thống giáo dục cách mạng (thời chống Mỹ) vừa làm nhiệm vụ nâng cao dân trí vừa bồi dưỡng tinh thần cách mạng, cung cấp cán bộ cho phong trào cách mạng tạo nên sức mạnh của 2 cuộc kháng chiến.

Sau khi nước nhà thống nhất, hậu quả của nền giáo dục cũ để lại rất nặng nề nhưng cán bộ và nhân dân tỉnh nhà vẫn từng bước khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục với nhiều kết quả và thành tích rất đáng tự hào:

- Chỉ 2 năm sau ngày tỉnh nhà hoàn toàn giải phóng, ngày 3/2/1977 Tiền Giang là một trong những tỉnh hoàn thành kế hoạch xoá mù chữ sớm nhất thuộc khu vực các tỉnh phía Nam (chỉ sau Long An).

- Tháng 4/1978, thành phố Mỹ Tho hoàn thành phổ cập lớp 3, trở thành đơn vị cấp huyện phổ cập lớp 3 đầu tiên ở phía Nam.

- Từ năm 1981 trở đi, Tiền Giang luôn là tỉnh phía Nam có số học viên bổ túc văn hoá thi hết cấp III cao thứ 2 (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh).

- Từ năm học 1983 – 1984, Tiền Giang được Bộ Giáo dục lựa chọn thực hiện thí điểm cải cách bổ túc văn hoá cấp II và III. Mô hình thực nghiệm đã thành công, được nhà nước nghiệm thu và triển khai cho tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Kết quả đạt được nêu trên tạo cơ sở bước đầu để giáo dục - đào tạo Tiền Giang tự tin bước vào thời kỳ đổi mới với nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn.

Chương 2

GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TIỀN GIANG TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 – 1996)

- SỰ VẬN HÀNH ĐỒNG BỘ VÀ BƯỚC ĐẦUPHÁT TRIỂN


2.1.Tình hình chung của hoạt động giáo dục – đào tạo Tiền Giang thời kỳ đổi mới

Bối cảnh chung của Việt Nam những năm cuối thập niên 80 chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, trong đó, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn đầu ở Việt Nam cũng như ở một số nước khác trên thế giới đều không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Vì thế, điều chỉnh sửa đổi để khắc phục là điều hiển nhiên và cần thiết.

Trên thế giới, lần lượt Liên Xô tiến hành cải tổ, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách và nước ta giữa những năm 1980 tình hình đòi hỏi cũng phải thực hiện đổi mới để vượt qua khó khăn, kiên định con đường đã chọn.

Từ Đại hội VI (12.1986), nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá thị trường. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã giúp xã hội Việt Nam trở nên năng động, tích cực và dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế; khắc phục những khuyết điểm sai lầm trước đó, tạo cơ sở và niềm tin để cả nước tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện.

Hiến pháp Việt Nam năm 1992 ở điều 35 đã nêu rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu, bên cạnh đó Quốc hội cũng ban hành các luật về giáo dục như:

- Luật Phổ cập giáo dục tiểu học

- Luật giáo dục năm 1998, sau có sửa đổi bổ sung bằng Luật giáo dục năm 2005.

Với các chủ trương xã hội hoá, đa dạng hoá giáo dục, dân chủ hoá trường học theo tinh thần đổi mới; nhà nước đã tạo ra những điều kiện mới thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ.

Quán triệt phương hướng và xác định nhiệm vụ của hoạt động giáo dục thời đổi mới, nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Tiền Giang nói riêng đã tìm kiếm, lựa chọn con đường, vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Trên con đường đã chọn, nhân dân Tiền Giang coi giáo dục quốc gia như một điểm nút, quyết định sự đi lên của toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển tiếp giữa cái cũ và cái mới hay còn gọi là thời kì quá độ, ngành giáo dục - đào tạo Tiền Giang cũng đã không tránh khỏi những biến động,

khó khăn, lúng túng…Tập thể cán bộ, giáo viên toàn ngành đã cố gắng tự điều chỉnh, áp dụng những giải pháp tình thế để thích ứng và dần tạo được sự ổn định trong hệ thống giáo dục.

Qui mô giáo dục – đào tạo từng bước được củng cố; hầu hết các ngành học, bậc học, sau một thời gian khó khăn, lúng túng đã đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Trong 5 năm đầu đổi mới, do hậu quả của chiến tranh và những sai sót chủ quan trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế, xã hội đã ít nhiều ảnh hưởng đến giáo dục. Những thiếu sót chủ quan trong tổ chức, điều hành và quản lí làm cho giáo dục – đào tạo Tiền Giang nói riêng, ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung những năm đầu của quá trình đổi mới bị sa sút, bất ổn định về qui mô phát triển, cũng như hiệu quả và chất lượng giáo dục.

Phải từ năm 1991 trở đi, giáo dục - đào tạo Tiền Giang mới dần khôi phục và phát

triển.

2.2. Những thành tựu của giáo dục – đào tạo Tiền Giang (1986 - 1996)

Trong những bước đi đầu tiên của công cuộc đổi mới, ngành giáo dục – đào tạo Tiền Giang như một con tàu lần đầu lăn bánh, nó tiếp cận đường ray một cách thận trọng, từ tốn; trong đó sự vững vàng của đầu tàu đã giúp cả con tàu vận hành một cách thông suốt, dừng đổ đúng ga, phân đoạn đúng đích. Có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò định hướng của đầu tàu. Đó chính là những chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Chính quyền Tỉnh.

2.2.1. Chủ trương chỉ đạo và định hướng phát triển về giáo dục

* Chủ trương và chỉ đạo chung.

Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngành giáo dục – đào tạo đã đề ra 10 tư tưởng chỉ đạo đổi mới:

1. Xác định vai trò, vị trí của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, trường học là công cụ chuyên chính của nhân dân.

3. Kế hoạch phát triển giáo dục là một bộ phận của kế hoạch kinh tế - xã hội, duy trì củng cố ổn định trường lớp.

4. Phát triển theo vùng, phổ cập và nâng cao, đại trà và mũi nhọn.

5. Chất lượng và hiệu quả, trước mắt và lâu dài, kịp thời và đón đầu.

6. Giáo dục toàn diện

7. Hệ thống giáo dục đa dạng, linh hoạt

8. Thầy ra thầy, dạy ra dạy, trường ra trường, lớp ra lớp

9. Tăng cường nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm giáo dục tiên tiến

10. Đổi mới quản lí giáo dục

Quán triệt tư tưởng xem giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, ngành giáo dục - đào tạo Tiền Giang đã từng bước chủ động khắc phục những khó khăn bằng các biện pháp cụ thể:

- Nâng cấp cơ sở vật chất, xóa bỏ các trường lớp tạm bợ bằng tre, lá trước đây.

- Hạn chế tình trạng thiếu giáo viên, học ca ba và học sinh bỏ học…

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (6.1991), Đảng đã chủ trương tập trung đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khẳng định: “Nhân tố con người giữ vai trò quyết định”. Sau đó đến Đại hội VIII (1996) Đảng vẫn tiếp tục coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là động lực nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.

Trên cơ sở thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tích cực chỉ đạo sâu sát ngành giáo dục đồng thời ban hành nhiều chỉ thị, biện pháp để phát triển giáo dục tỉnh nhà như:

- Chỉ thị 04/CT.UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh,

- Nghị quyết Trung ương IV (khoá VII)

- Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII)…

Về tổ chức, năm 1987, Ty giáo dục tỉnh đổi thành Sở Giáo dục. Sau đó, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Ban giáo dục chuyên nghiệp tỉnh sáp nhập vào Sở Giáo dục. Năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập, từ đó Sở và các Phòng giáo dục của tỉnh đổi thành:

- Sở Giáo dục và Đào tạo (thuộc tỉnh)

- Phòng Giáo dục và Đào tạo (thuộc huyện, thị xã).

* Định hướng giáo dục – đào tạo và những mục tiêu cụ thể:

Trên cơ sở chỉ đạo về định hướng chung, ngành giáo dục – đào tạo tỉnh Tiền Giang đã:

- Tích cực vận động các gia đình đưa trẻ đến trường

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí