Năm 1772, chúa Nguyễn Phúc Thuần cho lập đạo Trường Đồn, đây là đơn vị hành chánh đầu tiên ở Tiền Giang.
Đến năm 1779, đạo Trường Đồn đổi thành dinh Trường Đồn. Năm 1781 dinh Trường Đồn đổi thành dinh Trấn Định.
Năm 1792 thành Mỹ Tho được dựng lên tại lị sở của dinh Trấn Định. Năm 1808, dinh Trấn Định đổi thành trấn Định Tường.
Đến năm 1832, trấn Định Tường đổi thành tỉnh Định Tường.
Năm 1861 thực dân Pháp đánh chiếm Tiền Giang. Sau khi hoàn tất quá trình xâm chiếm Nam Kì, thực dân Pháp đã sắp xếp lại các đơn vị hành chính, do đó, năm 1889 Tiền Giang chia làm 2 tỉnh là Mỹ Tho và Gò Công.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công hợp nhất thành tỉnh Tiền Giang.
Trong đấu tranh chống ngoại xâm, nhân dân Tiền Giang đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đó là những chiến công mang đậm dấu ấn của đất và người Tiền Giang như:
-Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII, khi quân Xiêm lợi dụng sự cầu viện của Nguyễn Ánh đã cho 5 vạn quân cùng 300 chiến thuyền tràn vào vùng đất phương Nam của Tổ quốc. Đầu năm 1785, nhân dân Tiền Giang đã dũng cảm đảm nhận sứ mệnh nặng nề cùng khởi nghĩa với nghĩa quân Tây Sơn. Chỉ trong ngày 20.01.1785, toàn bộ chiến thuyền Xiêm đã bị nhấn chìm xuống dòng sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến rạch Xoài Mút. Với thắng lợi này, nhân dân Tiền Giang đã thực hiện một cách trọn vẹn nghĩa vụ bảo vệ độc lập của tổ quốc và thành quả khai hoang của mình.
- Năm 1861, thực dân Pháp xâm chiếm Tiền Giang, ngay lập tức nhân dân Tiền Giang đã cầm vũ khí đứng lên chống lại kẻ thù. Đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó có thành phần sĩ phu, trí thức - kể cả trí thức khoa bảng cao cấp ở Tiền Giang – cũng đã kiên quyết đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đáng trân trọng là các sĩ tử bao năm ăn học đều tạm gác chuyện thi cử, xếp bút nghiên lên đường đánh giặc.
Có lẽ vì thế mà giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, Tiền Giang được xem là một trong những trung tâm kháng chiến mạnh nhất ở Nam Kì - nơi tập trung các cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn như:
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới 1986 - 2006 - 1
- Tình Hình Giáo Dục- Đào Tạo Tiền Giang Từ Sau Ngày Giải Phóng Đến Những Năm Trước Đổi Mới (1975 - 1985)
- Tình Hình Chung Của Hoạt Động Giáo Dục – Đào Tạo Tiền Giang Thời Kỳ Đổi Mới
- Kết Quả Giáo Dục – Đào Tạo Tiền Giang 10 Năm Đầu Đổi Mới (1986 – 1996)
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
- Cuộc khởi nghĩa Trương Định với căn cứ Tân Hoà (1861-1864).
1866).
- Cuộc khởi nghĩa Thủ Khoa Huân với căn cứ Bình Cách - Chợ Gạo (1861-1875).
- Cuộc khởi nghĩa Võ Duy Dương với căn cứ Ba Giồng – Đồng Tháp Mười (1861-
- Cuộc khởi nghĩa Tứ Kiệt ở Cai Lậy (1861-1870)…
Đến khởi nghĩa Nam Kì năm 1940, Tiền Giang đã ghi một dấu son rực rỡ trong lịch
sử chống Pháp của dân tộc vì lần đầu tiên ở nước ta lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện; Tiền Giang từ đó được cả nước xem là quê hương, là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Nam Kì long trời lở đất.
Đuổi Pháp xong, nhân dân Tiền Giang tiếp tục cùng cả nước kháng chiến chống Mĩ. Ngay từ năm 1959, hoà cùng khí thế “Đồng Khởi”, chiến lược “Chiến tranh một phía” của Mĩ - Nguỵ bị nhân dân Tiền Giang giáng những đòn chí tử và đi đến phá sản. Tuy nhiên với bản chất ngoan cố, chúng đã chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, dùng chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” hòng tiêu diệt quân giải phóng miền Nam.
Ngày 2.1.1963 quân dân Tiền Giang đã làm nên chiến thắng Ấp Bắc vang dội, làm rung chuyển cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc của Mĩ. Cũng chỉ trong một ngày, với lực lượng và trang bị kém hơn địch hàng chục lần, quân dân Tiền Giang đã đánh bại chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” mở ra cao trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trong cả nước.
Có thể nói, trên vùng đất nằm ở bờ Bắc sông Tiền, cộng đồng cư dân nơi đây đã tạo nên những trang sử vẻ vang từ buổi đầu khẩn hoang đến quá trình chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tô đậm lịch sử hào hùng của dân tộc. Phát huy truyền thống Rạch Gầm - Xoài Mút oanh liệt, Trương Định, Thủ Khoa Huân kiên cường, Nam Kì khởi nghĩa bất khuất, Ấp Bắc anh hùng, nhân dân Tiền Giang ngày càng chung tay góp sức xây dựng quê hương Tiền Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại. Trong quá trình đó, giáo dục – đào tạo đã đóng góp phần quan trọng.
1.2.Tình hình giáo dục - đào tạo Tiền Giang những năm trước đổi mới 1.2.1.Giáo dục – đào tạo ở Tiền Giang trước giải phóng (1945 – 1975)
1.2.1.1.Tình hình giáo dục của chính quyền thực dân và hệ thống giáo dục kháng chiến (1945 – 1954)
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, vùng Tiền Giang cũng như các tỉnh khác ở Nam Bộ đã hình thành hai khu vực quản lý khác nhau nên có hai hệ thống giáo dục khác nhau:
- Hệ thống giáo dục của chính quyền thực dân.
Hệ thống này giới hạn trong vùng bị địch tạm chiếm ở các thị xã, thị trấn và ven các trục lộ chính do quân đội Pháp và bọn tay sai chiếm đóng. Hệ thống giáo dục này bao gồm các trường công, trường tư thục của người Việt, người Hoa và người Ấn.
+ Trường công lập: gồm hệ thống trường tiểu học và trường trung học.
Số lượng trường tiểu học không nhiều do thiếu giáo viên, thiếu kinh phí nên chỉ có những làng, xã nằm ở ven trục giao thông hoặc ở địa bàn trung tâm mới có trường học.
Trường trung học giai đoạn này vẫn chỉ có Trường Trung học Mỹ Tho (năm 1942, trường có tên Collège Le Myre de Vilers, từ năm 1953, đổi tên thành Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu) đào tạo học sinh trung học đệ nhất cấp (tương đương cấp trung học cơ sở hiện nay) của các tỉnh: Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Cao Lãnh, Sa Đéc, Tân An…
+ Trường tư: gồm có trường của người Việt, người Hoa, người Ấn và trường của đạo Thiên Chúa.
Trường người Việt có trường tư thục của ông Đốc Ngữ, đây là trường tư thục nội trú ra đời trước năm 1945, dạy chương trình trung học đệ nhất cấp theo chương trình của Trường Trung học Mỹ Tho. Các thầy cô giáo của trường đều có tinh thần yêu nước nên họ đã khéo léo đưa nội dung tiến bộ, yêu nước vào giảng dạy các môn khoa học xã hội, tạo ảnh hưởng tốt đến nhận thức và tư tưởng cho học sinh theo học nơi đây.
Bên cạnh đó, còn có Trường tư thục Phật Ân – Vĩnh Tường do phần lớn các giáo viên của Trường Trung học Mỹ Tho về hưu và một số giáo viên từ vùng kháng chiến trở về lập ra sau năm 1950. Ở trường này, tiếng Việt được coi trọng và trở thành ngôn ngữ chính trong giảng dạy và học tập.
Trường tư của đạo Thiên Chúa ở Mỹ Tho ra đời từ trước năm 1945, có tên gọi là Trường Dòng. Lúc đầu, trường dạy chương trình tiểu học rồi trung học đệ nhất cấp. Trường còn có kí túc xá dành cho học sinh có nhu cầu. Sau đó, trường được đổi tên thành Trường LaSan dạy cho học sinh là con em giáo dân, giáo viên là các thầy Dòng người Pháp hoặc người Việt. Về sau, để cạnh tranh với các trường tư thục khác, trường lấy thêm học sinh
không theo đạo Thiên Chúa vào học. Tại thị xã Gò Công, trường đạo cũng ra đời nhưng có qui mô nhỏ hơn Trường LaSan.
Hệ thống các trường tư của Ấn kiều, Hoa kiều cũng xuất hiện ở Mỹ Tho từ trước năm 1945. Do sự ưu đãi của chính quyền thực dân nên các trường này phát triển với số lượng ngày càng đông.
Tại chùa Chà (nay tọa lạc đường Trịnh Hoài Đức, phường 2, Thành phố Mỹ Tho) có mở lớp dạy giáo lí đạo Hồi cho con em Ấn kiều.
Trường của Hoa kiều được thành lập theo từng bang, như ở đường Trịnh Hoài Đức, phường 2, Thành phố Mỹ Tho có trường Tân Dân (nay là Trường trung học cơ sở Phường 2) dành cho con em bang Phước Kiến và bang Triều Châu. Trên đường Phan Thanh Giản có trường Sùng Chính (nay là Trung tâm bồi dưỡng thường xuyên Thành phố Mỹ Tho) dành cho con em bang Hẹ. Mỗi trường là một trung tâm sinh hoạt văn hoá, giáo dục, thể thao của các sắc tộc người Hoa định cư tại Mỹ Tho. Nội dung giảng dạy của các trường này vẫn phải theo chương trình do Bộ Gíao dục của chính quyền Bảo Đại ban hành, ngoài ra còn dạy thêm tiếng mẹ đẻ cũng như khái quát lịch sử văn hoá của dân tộc họ.
Đội ngũ giáo viên các cấp thời kì này còn thiếu nhiều, chỉ có một số ít được đào tạo qua sư phạm. Cụ thể như ở Trường Trung học Mỹ Tho, phần đông giáo viên là người Pháp và có cả một số người ngoài ngành được mời tham gia giảng dạy như: luật sư Nguyễn Văn Huyền dạy tiếng Pháp, luật sư Nguyễn Lâm Sanh dạy Sử Địa..
Chương trình học do Bộ trưởng Giáo dục của chính quyền Bảo Đại ban hành với mục tiêu chủ yếu là giáo dục học sinh có tinh thần “quốc gia” để chống lại ảnh hưởng của nền giáo dục cách mạng.
Tại Mỹ Tho - Gò Công cũng như các tỉnh khác ở Nam Bộ, từ những năm 1940 trở về trước tiếng Pháp được học từ lớp Đồng ấu (học sinh 7 tuổi), lớp Nhì (tương đương lớp 2 hiện nay) trở lên; tiếng Pháp được coi như chuyên ngữ trong nhà trường. Còn tiếng Việt và Văn học dân tộc phải có sự đấu tranh quyết liệt của thầy cô giáo và học sinh mới được đưa dần vào chương trình học, nhưng chỉ thi vấn đáp và điểm thi tính hệ số 1 như một cột điểm kiểm tra bình thường – tức là chưa được coi trọng.
Nói về nội dung đấu tranh này phải kể đến vai trò của một số thày cô giáo và học sinh ở các trường Collège de Mỹ Tho (nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu), trường Nam tiểu học và trường Nữ trung học Lê Ngọc Hân…
Cùng với sự thất thế của Pháp ở Việt Nam, từ khoá học 1951-1952, tiếng Việt mới chính thức thay thế tiếng Pháp trong các trường công thuộc hệ thống giáo dục của địch ở Mỹ Tho. Ngay đến tên trường phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu mặc dù Trường ra đời ngày 17.03.1879 nhưng đến 74 năm sau (22.02.1953), khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào giai đoạn kết thúc, phong trào đòi quyền độc lập tự chủ lên mạnh và phong trào đấu tranh của học sinh phát triển, trường mới vinh dự được mang tên nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (trước đó trường mang tên Thống đốc Nam Kì Collège le Myre de Vilers) [34, 38].
Sau khi thực dân Pháp tái chiếm Nam Kì, tại tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công cũ, các trường công ra đời trước đó được tăng cường củng cố nhằm đào tạo lớp người phục vụ âm mưu chiếm đóng lâu dài đất nước ta.
Nhìn chung, số lượng trường công và trường tư trong vùng địch tạm chiếm còn rất ít , không đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Tình trạng thất học trở nên phổ biến. Đại đa số con em nhân dân lao động đều mù chữ.
Một điểm rất đáng lưu ý là các trường công, tư trong hệ thống giáo dục của chính quyền địch được kiểm soát gắt gao nhưng tại Tiền Giang, dưới nhiều hình thức khác nhau, phong trào yêu nước, cách mạng của học sinh vẫn được duy trì và phát triển. Không ít thầy giáo tuy được Pháp đào tạo nhưng lại có tinh thần yêu nước, có nhân cách tốt, thường ủng hộ phong trào đấu tranh của học sinh. Có thầy, thông qua giảng dạy đã giáo dục lòng yêu nước và nhân cách cho học sinh. Có thầy còn rời thành thị thoát li gia đình vào bưng biền tham gia chống Pháp như thầy Trụ, thầy Nguyên... Các thầy đã nêu tấm gương sáng của người trí thức chân chính.
Đối với học sinh, phần lớn họ tuy sống trong vùng tạm chiếm nhưng đều có lòng yêu nước, sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh chống Pháp và tay sai. Trước và sau năm 1945, tại trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, nhiều học sinh đã bí mật tham gia Mặt trận Việt minh, số khác thoát li tham gia cách mạng.
Đầu tháng 5.1950, hơn 100 học sinh của Mỹ Tho, Cai Lậy và Tân An (Long An) đã rời đô thị vào vùng căn cứ Bao Ngạn - Chà Là (Thạnh Phú, Cai Lậy), để gia nhập bộ đội, chiến đấu chống Pháp. Tuy bị đàn áp khốc liệt nhưng nhiều học sinh trường Collège de Mỹ Tho không ngại hiểm nguy trốn vào bưng biền tham gia kháng chiến, trong đó, tiêu biểu là
các ông Huỳnh Văn Niềm (Bí thư Tỉnh uỷ Tiền Giang), ông Cao Văn Sáu, ông Thái Sanh Hạnh.
Ngày 9.1.1950, hưởng ứng cuộc đấu tranh tưởng niệm học sinh Trần Văn Ơn của trường Petrust Ký bị Pháp bắn chết; học sinh toàn tỉnh mà nòng cốt là học sinh tại Mỹ Tho, bất chấp sự khủng bố đe dọa của địch đã xuống đường biểu tình đấu tranh. Đoàn biểu tình đi từ nhiều hướng đến tập kết tại ga xe lửa (nay là khu vực công viên Thủ Khoa Huân), rồi theo đường Clémenceau (nay là đường 30 tháng 4) đến dinh Tỉnh trưởng đưa yêu sách với nội dung phản đối chính quyền Pháp khủng bố đàn áp học sinh, lên án hành động giết chết học sinh Trần Văn Ơn và đòi nhà cầm quyền xét xử những kẻ giết người. Sau đó, đoàn đi tuần hành trên một số đường phố chính và giải tán tại chợ Mỹ Tho.
Bên cạnh cuộc đấu tranh sôi nổi tại Mỹ Tho, lực lượng học sinh còn cử đại biểu lên Sài Gòn viếng tang học sinh Trần Văn Ơn và tham gia biểu tình cùng hàng ngàn học sinh và quần chúng tại Sài Gòn – Chợ Lớn.
Từ năm 1951-1953, phong trào thanh niên học sinh ở Tiền Giang bùng lên mạnh mẽ có sự liên kết với phong trào học sinh ở Sài Gòn và Cần Thơ tạo nên một làn sóng đấu tranh rầm rộ của học sinh ở các đô thị miền Nam. Tại trường Nguyễn Đình Chiểu, phong trào đấu tranh diễn ra rất sôi nổi, buộc thực dân Pháp Pháp phải chấp nhận một số yêu sách của học sinh.
Thông qua các phong trào đấu tranh, lòng yêu nước của học sinh được khích lệ, nhiều người trong số họ đã bỏ học ra bưng biền hoạt động cách mạng, trong đó có những nữ sinh như Lý Thị Thảo, Trần Tường Châu…
Năm 1954 Pháp thất bại ở Đông Dương, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, phong trào đấu tranh đòi hoà bình, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước phát triển mạnh mẽ trong các trường học trong tỉnh, tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh của học sinh và thầy giáo ở một số trường tại huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Mỹ Tho.
- Hệ thống giáo dục của chính quyền kháng chiến:
Trước tình hình thất học phổ biến trong tỉnh, tại các vùng kháng chiến, chính quyền cách mạng vừa lãnh đạo nhân dân đánh giặc vừa tổ chức xây dựng hệ thống giáo dục kháng chiến từ cấp tỉnh đến xã, ấp vùng sâu nhằm đáp ứng nhu cầu học hành của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, phục vụ cuộc kháng chiến lâu dài. Xuất phát từ quan điểm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” của Bác Hồ, Đảng bộ Mỹ Tho đã chủ trương xoá mù chữ cho nhân dân trong
tỉnh. Các lớp bình dân học vụ ra đời khắp nơi được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt.
Trường tiểu học kháng chiến Phan Lương Trực và trường Bổ túc Văn hoá đã ra đời ở Hậu Mỹ (Cái Bè) đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển của nền giáo dục cách mạng ở Mỹ Tho – Gò Công.
Tại các vùng căn cứ, vùng sâu thuộc huyện Cái Bè, Cai Lậy, trường lớp của ta được dựng lên bằng cây tre, lá dừa; bàn ghế đóng bằng cây hoặc tre ghép lại rất đơn giản nhưng không khí thi đua học tập rất sôi nổi. Thành quả lớn nhất của nền giáo dục cách mạng tỉnh nhà trong thời kì này là việc đẩy mạnh phong trào Bình dân học vụ và Bổ túc văn hoá.
Trong hoàn cảnh chính quyền cách mạng ở Mỹ Tho còn non trẻ, vừa xây dựng vừa củng cố chính quyền vừa lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp, việc đào tạo đội ngũ giáo viên chính qui là điều chưa thể thực hiện ngay được, nhưng Ty giáo dục Mỹ Tho dưới sự lãnh đạo của trưởng Ty Nguyễn Thanh Cần – thời gian đầu - sau đó là Thầy Trần Hữu Khối và phó Ty Bảy Nhơn đã chủ trương nghiên cứu soạn thảo chương trình và kịp thời đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho các trường, lớp kháng chiến. Ty giáo dục Mỹ Tho còn kịp thời mở các lớp tập huấn ngắn hạn ở vùng căn cứ Cái Bè để bồi dưỡng, đào tạo giáo viên phục vụ nền giáo dục kháng chiến tỉnh nhà.
Mặt khác, với chính sách trí vận, một số trí thức yêu nước trong vùng địch tạm chiếm đã được giác ngộ cách mạng, thoát li ra vùng kháng chiến tham gia dạy học. Một số cán bộ, chiến sĩ và thương bệnh binh có trình độ học vấn cũng đã trở thành những người thầy chống giặc dốt. Đây chính là đội ngũ giáo viên cách mạng đầu tiên của tỉnh nhà.
Đồng thời, Sở Gíao dục Nam Bộ đã mở các lớp sư phạm cấp tốc trong năm 1948 và Trường Sư phạm Nam Bộ năm 1949 để đào tạo giáo viên tiểu học và bình dân học vụ cho các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Mỹ Tho – Gò Công.
Trong vùng tranh chấp, ta đã tranh thủ những giáo viên có tinh thần dân tộc hoặc cài người vào bộ máy quản lí nhà trường của địch nhằm đưa những quan điểm tiến bộ về lịch sử, văn hoá, đạo đức để cổ vũ lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh bất khuất của học sinh.
Có thể nói, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, thành quả lớn nhất của nền giáo dục cách mạng ở Tiền Giang là phát triển phong trào Bổ túc văn hoá, Bình dân học vụ trong nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh. Trong hoàn cảnh đầy gian nan, nguy hiểm ngành giáo dục đã góp phần cho sự lớn mạnh của cuộc kháng chiến, sức mạnh ấy làm cho địch phải hoang mang lo sợ. Theo báo cáo của Ty công an tỉnh Mỹ Tho ngày 25.1.1955, địch đã thú
nhận:…Lấy dân làm căn bản cho cuộc đấu tranh chính trị, Việt Minh đã thu được nhiều kết quả khả quan, đáng chú ý hơn hết là việc lãnh đạo phong trào quần chúng, việc thành lập các cơ quan y tế và các lớp bình dân học vụ trong các hương thôn.[26, 1134]
Đội ngũ giáo viên cách mạng trong thời kì này đã nêu những tấm gương sáng vì sự nghiệp giáo dục và giải phóng dân tộc như: Thầy Nguyễn Thanh Cần- Trưởng Ty giáo dục đã có nhiều công lao đặt nền móng cho nền giáo dục cách mạng của tỉnh, thầy bị địch sát hại năm 1954; thầy Phan Lương Trực, Nguyễn Văn Tiếp, Phan Đình Lân đều nêu cao khí tiết anh dũng, tô thắm truyền thống tốt đẹp của nhà giáo tỉnh Mỹ Tho.
Như vậy, trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954), ngành giáo dục Mỹ Tho
- Gò Công đã có những đóng góp to lớn trong việc nâng cao dân trí và bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho nhân dân, nhất là lực lượng thanh niên - học sinh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đánh đuổi thực dân Pháp. Đồng thời tạo điểm tựa để giáo dục – đào tạo tỉnh nhà phát huy, nâng cao hiệu quả gíao dục – đào tạo trong các giai đoạn kế tiếp, đặc biệt là góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.
1.2.1.2. Hoạt động giáo dục ở vùng tạm chiếm và hệ thống giáo dục Cách mạng (1954 – 1975)
Trong giai đoạn 1954 - 1975, ở Tiền Giang tồn tại song song hai hệ thống giáo dục có mục đích, nội dung và chương trình học hoàn toàn khác nhau. Trong đó, hệ thống giáo dục cách mạng mặc dù hoạt động trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nhưng ngày càng phát triển và tác động mạnh đến một bộ phận không nhỏ giáo chức và học sinh trong hệ thống giáo dục thuộc vùng tạm chiếm của Mỹ - ngụy.
Sự vận hành của hai hệ thống giáo dục nhìn chung chịu ảnh hưởng, chi phối của các giai đoạn chiến tranh trong toàn miền và sự chi phối của các thời kì chiến tranh ở Tiền Giang.
Những năm 1954 - 1975, chiến trường Tiền Giang trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn đấu tranh giữ gìn, phát triển lực lượng cách mạng và cao trào nổi dậy (7.1954 - 3.1961).
- Giai đoạn phát động chiến tranh nhân dân, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (4.1961 - 4.1965).