Phương Pháp Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình Việt Nam Hiện Nay

thực, thẳng thắn,…Ngày nay, trong gia đình Việt Nam, nội dung giáo dục đạo đức dựa trên những giá trị đạo đức tốt đẹp ấy vẫn đang tồn tại, đồng thời tiếp thu những giá trị đạo đức của gia đình hiện đại trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Giáo dục sự kính trọng, lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Đây là chuẩn mực đạo đức truyền thống được quan tâm giáo dục nhiều nhất trong các gia đình hiện nay. Sự kính trọng, lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một nguyên tắc, một quy chuẩn đạo đức của người làm con trong gia đình. Sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ vốn là một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, được truyền từ đời này sang đời khác. Sự hiếu thảo, kính trọng với ông bà cha mẹ còn được viết qua bài ca dao:

Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ em đã lớn khôn thế này: Cơm cha, áo mẹ, công thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. Nuôi con cho được vuông tròn,

Mẹ thầy dầu dãi, xương mòn gối long. Con ơi, cho trọn hiếu trung,

Thảo ngay một dạ, kẻo luống công mẹ thầy.

Qua bài ca dao trên, chúng ta thấy rằng công ơn sinh thành nuôi dưỡng của ông bà cha mẹ chúng ta không thể nào diễn tả hết. Vì vậy, mỗi con người chúng ta được lớn lên trong vòng tay chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, do vậy không được phụ công sinh thành nuôi dưỡng đó.

Lòng hiếu thảo của con cái không phải là đức tính tự nhiên mà phải nhờ được giáo dục ngay từ bé mới hình thành được. Ngày nay khi kinh tế gia đình ngày càng được nâng lên thì việc cha mẹ lo cho con cái có một cuộc sống no đủ sung túc là điều hợp lý. Chẳng hạn: cha hay mẹ đưa đón con cái đến trường mỗi ngày, lo cho con ăn mặc và có tiền tiêu xài để khỏi thua kém

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

chúng bạn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ cho con mặc sức ăn chơi và không đòi chúng cộng tác làm việc nhà thì cần phải xét lại. Vì sự cưng chiều, bao bọc thái quá sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng và lạm dụng tình thương nơi chúng. Nhiều cha mẹ vừa phải kiếm sống cho gia đình, lại vừa phải lo toan mọi việc nhà, lẽ ra phải phân công cho con, tập cho chúng cộng tác theo lứa tuổi và khả năng, để qua đó giáo dục chúng về lòng hiếu thảo và ý thức trách nhiệm phải góp phần lo cho gia đình.

Lòng hiếu thảo cần được cha mẹ giúp hình thành và phát triển dần dần bằng việc dạy dỗ con cái của cha mẹ, bằng lời nói và thông qua bố trí công việc trong gia đình. Chẳng hạn khi con còn bé, cha mẹ phải dạy con biết nói “cám ơn, xin lỗi”, biết “đi thưa về trình”, biết “mời cơm” ông bà cha mẹ, biết chào hỏi vâng lời, biết năng nói câu: “Con yêu bố, yêu mẹ nhất trên đời”…. Khi chúng có lỗi cha mẹ phải uốn nắn sửa dạy vào khuôn phép. Khi con lớn khôn, cha mẹ phải tập cho chúng ngoài việc học hành còn biết giúp cha mẹ làm các việc nhà như: quét nhà, lau chùi bàn ghế. Sau bữa cơm, biết thu dọn chén đĩa từ bàn ăn xuống bồn rửa và cùng rửa chén bát với anh chị em hay người giúp việc. Những việc làm trên dần dần hình thành thói quen “nghĩ đến người khác” và sau này chúng sẽ biết chu toàn bổn phận hiếu thảo với cha mẹ. Ngay cả khi nhà có thuê người giúp việc, cha mẹ cũng đừng bắt người giúp việc phải làm mọi công việc xứng với đồng lương phải trả, mà cha mẹ yêu cầu con cái phải cộng tác để giáo dục lòng hiếu thảo và giúp con hình thành nhân cách. Cha mẹ nên dạy con cái ý thức rằng: Bất kể gia đình mình giàu có cỡ nào, thì một ngày nào đó cha mẹ cũng sẽ phải già yếu không thể tiếp tục làm việc, và con cái sẽ phải thay thế lo cho gia đình. Dù con cái chúng ta có thể làm việc nhà một cách vụng về, nhưng cha mẹ vẫn phải đòi chúng hoàn thành công việc và sau đó sẽ giúp chúng khắc phục nhược điểm. Cha mẹ tránh làm thay con và cần sửa dạy nếu chúng không hoàn thành nhiệm vụ.

Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 4

Giáo dục lòng yêu nước:

Là một lĩnh vực đặc trưng cho nhân tính, đạo đức rất nhạy cảm trước tác động của hội nhập quốc tế cũng như các yếu tố khác ngoài xã hội. Với thanh niên, đạo đức chính là nền tảng để từ đó có thể xây dựng nên những con người trẻ có đầy đủ trí tuệ, tài năng cũng như phẩm chất cần thiết đáp ứng được sự đòi hỏi của mở cửa hội nhập hiện nay. Quá trình hội nhập quốc tế thực chất là quá trình đưa đất nước ta từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu đó đồng nhất với mục tiêu của chủ nghĩa nhân đạo là làm cho mọi người có cuộc sống ấm no, xây dựng nên một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay, Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế nhưng cũng rất chú trọng đến vai trò của đạo đức. Đảng luôn khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người và vai trò chủ đạo là tầng lớp thanh niên. Chú trọng vai trò đạo đức cũng với sự khẳng định tầm quan trọng của tầng lớp thanh niên đồng nghĩa với việc đòi hỏi tầng lớp thanh niên phải là những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Trong đó, đạo đức phải là một động lực tinh thần to lớn thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước của thanh niên. Có như vậy, thanh niên mới hăng say lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến kỹ thuật, làm việc có chất lượng và hiệu quả cao, đóng góp công sức của mình cho quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Đất nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên xã hội chủ nghĩa, khó khăn lớn nhất là lực lượng sản xuất lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nàn. Hồ Chí Minh cho rằng, nghèo nàn, lạc hậu là một kẻ địch to lớn, chiến đấu và chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu còn khó khăn, gian khổ hơn nhiều thắng giặc ngoại xâm. Trong lực lượng vĩ đại của toàn dân, Bác đã dành một vị trí rất quan trọng cho thanh niên. Những lời Hồ Chí Minh dạy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, khi đất nước ta đang trong quá trình hội

nhập quốc tế thì thanh niên là lực lượng giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo. Quá trình hội nhập quốc tế thành hay bại được quyết định nhiều nhất ở vai trò của thanh niên. Xây dựng nên một thế hệ thanh niên có tài năng và đặc biệt có đầy đủ phẩm chất đạo đức chính là sự đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Giáo dục tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái: Ngoài tinh thần yêu nước, tinh thần yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, thanh niên cần bồi đắp cho mình những phẩm chất đạo đức căn bản khác. Đó chính là lòng nhân ái, khoan dung, yêu thương con người, là tinh thần tương thân, tương ái, là ý thức trách nhiệm đối với gia đình cũng như xã hội. Đó chính là những tình cảm và giá trị đạo đức cao đẹp của con người Việt Nam. Dựa trên những giá trị đó, mọi tài năng sáng tạo, mọi nguồn lực to lớn của thanh niên sẽ được tập hợp và phát huy để hướng vào mục tiêu thực hiện quá trình hội nhập quốc tế, đưa nước ra trở thành một nước chủ nghĩa xã hội phồn vinh, văn minh, sánh vai với các nước phát triển trên thế giới.

Là lực lượng xung kích, đi đầu trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, tầm quan trọng của thanh niên cần được thể hiện hơn bao giờ hết. Thanh niên ngày nay cần phải chứng tỏ được năng lực, trí tuệ cũng như phẩm chất đạo đức của mình. Việc xây dựng đạo đức thanh niên có vai trò định hình một tầng lớp thanh niên mới có lý tưởng sống cao đẹp, giàu lòng yêu nước, biết đặt lợi ích của nước nhà lên trên hết và có tâm nguyện, khát khao cống hiến cho Tổ quốc thân yêu. Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi cả tài lẫn đức ở người thanh niên. Trong đó, đạo đức luôn giữ vai trò chủ đạo. Có đạo đức trong sáng, có lý tưởng kiên định vững vàng, thanh niên mới có thể vượt qua được những cám dỗ vật chất của đời thường, tránh xa những cạm bẫy xấu xa của đời sống xã hội như ma túy, mại dâm, thói ham danh lợi, chạy theo đồng tiền mà quên đi đạo lý. Có đạo đức, thanh niên mới có thể chấp nhận hi sinh gian khổ, không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng cống hiến tài sức

cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Có đạo đức, thanh niên mới có thể có được một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, văn minh, có kỷ cương và an toàn trật tự. Đạo đức thanh niên chính là động lực sâu xa thôi thúc họ góp tâm sức của mình vào quá trình hội nhập hiện nay.

Giáo dục tinh thần học tập: Đất nước ta đã phải trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử với bao mất mát, hi sinh. Từ một đất nước với nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu chuyển mình lên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cả một bước ngoặt lịch sử. Quá trình đó đòi hỏi cần có sự chung tay, đồng lòng, góp sức của cả dân tộc Việt Nam, trong đó lực lượng thanh niên luôn giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo và là lực lượng đi đầu. Giáo dục đạo đức thanh niên, định hình cho mỗi thanh niên những giá trị đạo đức tốt đẹp, chính là cách tốt nhất để phát huy nguồn lực đất nước. Sẽ không quá khi nói rằng: Vai trò của việc giáo dục đạo đức thanh niên sẽ là chiếc chìa khóa mở ra thành công cho công cuộc xây dựng, đổi mới của đất nước ta. Nó sẽ góp phần đắc lực, thôi thúc mỗi thanh niên đem hết khả năng của mình cống hiến cho đất nước, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước đã giao phó, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển, giàu đẹp, văn minh, sánh vai cùng bạn bè thế giới.

Giáo dục tính trung thực, khiêm tốn: Trong các tiêu chuẩn đánh giá phẩm hạnh của con người, trung thực được đặt lên hàng đầu. Thiếu trung thực sẽ dẫn đến sự suy thoái về đạo đức, trong xã hội. Trung thực, khiêm tốn là một đức tính cần thiết đối với mỗi con người và làm nên bản chất của con người Việt Nam.

Ai cũng biết rằng, người Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ như: tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực và lòng tự trọng.... Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đang có. Trong cuộc sống hàng ngày, đức tính trung

thực được thể hiện rõ nhất qua từng hành động của con người Việt Nam như câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng”.

Giáo dục đạo đức trong gia đình được hiểu một mặt là giáo dục lẫn nhau trong gia đình, giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình và cộng đồng xã hội khác; mặt khác, đó còn là quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện và tự tu dưỡng các phẩm chất đạo đức của các thành viên trong gia đình, giúp đỡ trẻ biết lựa chọn và noi theo các giá trị, các khuôn mẫu từ những người lớn.

Như vậy, việc giáo dục đạo đức của cha mẹ dành cho con cái có thể hiểu ở nội dung và phương pháp giáo dục. Nhận thức đúng đắn những yếu tố tác động đến giáo dục đạo đức trong gia đình góp phần làm rõ những thay đổi về nhận thức, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay.

1.1.3.2. Phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình là phương pháp hoạt động phối hợp thống nhất giữa cha mẹ với con cái, nhằm đạt được mục tiêu hình thành và phát triển, hoàn thiện nhân cách cho con cái theo yêu cầu của cha mẹ và xã hội đặt ra. Phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình đa dạng phong phú tùy theo từng điều kiện và hoàn chảnh mà cha mẹ có thể vận dụng các phương pháp giáo dục khác nhau.

Thứ nhất, phương pháp phân tích, giảng giải: đại đa số các bậc cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình Việt Nam đã dùng lời nói để tác động đối với con cái để nhằm phân tích, giảng giải hoặc giải thích về một vấn đề đạo đức hay một chuẩn mực xã hội nào đó để giúp con cái hiểu về nó, củng cố niềm tin và có hành vi chuẩn mực đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội. Phương pháp phân tích, giảng giải giúp con cái hiểu nội dung và ý nghĩa của các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội, các quy tắc đạo đức.

Hình thành ở con cái niềm tin vào các chuẩn mực xã hội trên cơ sở hình thành hành vi và thói quen tương ứng một cách tự giác. Muốn thực hiện tốt

phương pháp này đòi hỏi ông bà, cha mẹ cần lưu ý thực hiện tốt các yêu cầu sau: Cha mẹ phải nắm được đặc điểm và tính cách của con cái để có những lời lẽ phân tích, giảng giải phù hợp. Đặc biệt cha mẹ phải có thái độ ân cần, thông cảm sâu săc đối với con cái và phải có thiện chí đối với con cái trong mọi tình huống giáo dục; Cha mẹ có thể kết hợp phân tích, giảng giải bằng lời nói với việc sử dụng những tấm gương trong cuộc sống hay những câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục thuyết phục con cái; Cha mẹ cần lưu ý tránh nói dài dòng, ám chỉ hoặc chỉ trích, cần phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa cha mẹ và con cái.

Thứ hai, phương pháp nêu gương: nhiều gia đình Việt Nam cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình đã dùng những tầm gương tiêu biểu trong học tập, lao động và rèn luyện …để kích thích con cái học tập, và làm theo hoặc cũng có thể dùng các tấm gương phản diện để nhắc nhở, giáo dục con cái tránh những hành vi tương tự như vậy. Nêu gương là phương pháp có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho con cái, nhằm giúp con cái phát triển năng lực phê phán và năng lực đánh giá hành vi của người khác từ đó rút ra những kết luận thiết thực đối với bản thân mình.

Để nêu gương có hiệu quả cha mẹ cần lưu ý một số điều sau: Cha mẹ phải nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, nắm vững đặc điểm, tính cách và trình độ nhận thức của con cái để lựa chọn những tấm gương sáng hay những tấm gương phản diện cho phù hợp; Những tấm gương đưa ra phải gần gũi với cuộc sống thực tế, phải có tính điển hình, cụ thể ; Những tấm gương đưa ra phải toàn diện, chứa đựng nhiều khía cạnh phong phú, tránh đơn điệu nghèo nàn; Những tấm gương đưa ra có tính khả thi tránh qúa lý tưởng, khó làm theo được; Cha mẹ phải kích thích con cái tự nêu gương, đồng thời cha mẹ và con cái phải luôn là tấm gương sáng cho con cái học tập và làm theo.

Thứ ba, phương pháp khen thưởng và trách phạt: phương pháp này nhằm đánh giá hành vi của con cái trong gia đình đồng thời kích thích thúc

đẩy hành vi tốt, kìm hãm hành vi xấu của con cái, củng cố và phát triển những hành vi tốt đã hình thành ở con cái. Phương pháp khen thưởng là phương pháp cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hành vi ứng xử đúng đắn của con cái nhằm khích lệ, động viên để cho con cái phát triển những hành vi ứng xử đẹp đẽ đó.

Để phương pháp khen thưởng đạt hiệu quả, cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình cần quan tâm chú ý những điều sau: Phải căn cứ vào hành vi thực tế của con cái để tiến hành khen thưởng; Khen thưởng phải khách quan, công bằng; khen thưởng phải kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ; cần phải phối hợp giữa khen thường xuyên với khen quá trình, cần kết hợp nhiều hình thức khen thưởng như: tỏ thái độ, dùng lời khen, tặng thưởng bằng quà…Khen thưởng có tác dụng làm tăng thêm sự khẳng định giá trị và ý nghĩa của những hành vi tốt và luôn luôn lôi cuốn con cái trong gia đình làm theo những hành vi tốt.

Phương pháp trách phạt là phương pháp cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình biểu thị sự phản đối, sự phê phán những hành vi sai trái của con cái so với các chuẩn mực xã hội và gia phong của gia đình. Trách phạt có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục con cái, nó có tác dụng tạo cơ hội buộc trẻ mắc lỗi lầm trong ứng xử phải ngừng ngay sai trái một cách tự giác đồng thời kích thích họ nâng cao ý thức tự kiềm chế để trong tương lai không mắc phải những hành vi tương tự như vậy. Thông qua phương pháp trách phạt cha mẹ nhắc nhở con cái không nên vi phạm các chuẩn mực xã hội, không rơi vào những hành vi sai trái như những hành vi đã bị phạt.

Để trách phạt có hiệu quả, cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình cần lưu ý một số điều sau: khi trách phạt cần căn cứ vào loại hành vi sai lệch, tính chất của hành vi để trách phạt; phải khách quan công bằng; phải làm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023