Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 2

Trong cuốn “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay: Phân tích các tài liệu nghiên cứu và điều tra về gia đình Việt Nam được tiến hành 15 năm gần đây (1990 - 2004)” [72] của tác giả Lê Ngọc Văn chủ biên đã phân tích tổng hợp về thực trạng gia đình Việt Nam, dự báo những xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong một tương lai gần.

Trong cuốn “Việt Nam phong tục” (1915) của Phan Kế Bính, cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” (1938) của Đào Duy Anh, thông qua những khảo cứu mang dấu ấn dân tộc học, hai công trình nghiên cứu này đã ghi chép và miêu tả các quan hệ vợ - chồng, cha - con, việc giáo dục con trong gia đình Việt Nam truyền thống và những xu hướng biến đổi của nó trước ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu.

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” (Luận án Tiến sĩ Triết học) của Nghiêm Sĩ Liêm đã đề cập đến việc giáo dục cho trẻ một cách toàn diện và đặc biệt chú ý việc giáo dục cho trẻ ngay từ khi mới lọt lòng, khẳng định tính hiệu quả của hình thức giáo dục bằng tình thương chứ không phải bằng roi vọt.

Cuốn “Nho giáo và gia đình” (1995) của Vũ Khiêu đã cung cấp một khối lượng tri thức rất sâu, rộng về văn hóa gia đình, những tác động, ảnh hưởng đậm nét của Nho giáo trong giáo dục gia đình, những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với việc củng cố gia đình, hình thành nhân cách trong gia đình và xã hội.

Khoa học giáo dục con em trong gia đình” năm 1979 do Đức Minh chủ biên đề cập đến một số quan điểm giáo dục trẻ em và những phương pháp giáo dục trẻ em trong gia đình.

Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay” (2001) do Nguyễn Thanh Bình chủ biên đề cập rất nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho con cái trong các gia đình nói chung và gia đình thành phố nói riêng.

Vấn đề hội nhập quốc tế cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu theo các hướng tiếp cận khác nhau như: “Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục: Một chiến lược, hai kịch bản” (Phạm Đỗ Nhật Tiến); “Chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo sau đại học của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” (Luận án tiến sĩ của Chu Trí Thắng năm 2011); “Đổi mới giáo dục và hội nhập các nền giáo dục tiên tiến: Vấn đề nhìn từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” (Huỳnh Công Minh); “Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc” (Bộ Ngoại giao)…

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau về vấn đề giáo dục đạo đức và hội nhập quốc tế. Đồng thời, các tác giả cũng đã làm sáng tỏ phần nào sự tác động hai mặt của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tới sự biến đổi của đạo đức xã hội nói chung và đạo đức gia đình nói riêng ở nước ta trong quá trình đổi mới, đưa ra được một số phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh quá trình xây dựng đạo đức mới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam những năm đổi mới, luận văn đưa ra những yêu cầu giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

- Nhiệm vụ: Luận văn phân tích lý luận chung về giáo dục đạo đức trong gia đình và hội nhập quốc tế. Phân tích giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội quốc tế ở Việt Nam hiện nay thực trạng – giải pháp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 2

- Đối tượng: Nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Luận văn tập trung nghiên cứu giáo

dục của ông bà cha mẹ với con cái, không nghiên cứu giáo dục đạo đức chung trong gia đình.

- Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về không gian: hộ gia đình đang sinh sống ở Việt Nam. Giới hạn về thời gian: từ những năm đổi mới 1986 đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về giáo dục đạo đức trong gia đình và hội nhập quốc tế.

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như: phân tích, tổng hợp, khái quát, lịch sử - cụ thể…

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn làm rõ những yêu cầu đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam hiện nay. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận: Làm rõ giáo dục đạo đức trong gia đình và những yêu cầu của giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, các bậc làm cha mẹ, các thành viên trong gia đình cũng như những người quan tâm tới lĩnh vực đạo đức trong gia đình với hội nhập quốc tế hiện nay.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. Đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam

1.1.1. Đạo đức trong gia đình Việt Nam

- Khái niệm gia đình

Trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ănghen gia đình là tế bào của xã hội, tham gia vào mọi quá trình sản xuất, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, từ việc tái sản xuất ra con người đến việc đào tạo, bồi dưỡng con người đó, từ việc tạo ra sự khác biệt về sở hữu đến chỗ giải quyết vấn đề sở hữu và ngược lại, các quá trình sản xuất, tiêu dùng, cải tiến và sử dụng công cụ lao động, giáo dục và đào tạo…đều tác động trở lại gia đình, củng cố hoặc làm biến đổi hình thức và kết cấu của gia đình.

C.Mác và Ph.Ănghen đã xem xét gia đình với tư cách là một xã hội thu nhỏ, các hình thức lịch sử của gia đình, nhất là gia đình với sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Các ông không chỉ dừng lại ở một khái niệm gia đình thuần túy, mà còn khám phá nguồn gốc gia đình, tác động của gia đình tới xã hội và các ảnh hưởng của những biến đổi xã hội tới gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng của sự biến đổi kinh tế, của tiến trình công nghiệp hóa, thông qua cách mạng kĩ thuật.

Nghiên cứu quan hệ gia đình trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mối quan hệ giữa gia đình và sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong di sản lí luận của Chủ nghĩa Mác không những giúp cho ta thấy được mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - xã hội với sự phát triển của gia đình, đồng thời còn giúp chúng ta nhận thức được vị trí, vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội loài người.

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên

cơ sở hôn nhân và huyết thống. Yếu tố huyết thống và tình cảm là đặc trưng bản chất nhất của gia đình

Kế thừa lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò, vị thế của gia đình. Người nói “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [51, tr. 523].

Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, Đảng ta đã xác định một trong những yếu tố quan trọng nhất quy định sự phát triển bền vững của xã hội là gia đình. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định chủ trương: Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi con người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quan niệm về gia đình căn cứ vào thực tiễn của hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay: Theo tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý thì “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù và liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái. Các mối quan hệ gia đình được gọi là quan hệ họ hàng. Đó là những liên kết ít nhất cũng là hai người dựa trên quan hệ huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi” [37, tr.54].

Theo giáo sư Lê Thi: “Khái niệm gia đình được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó cùng chung sống. Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người tuy không có quan hệ máu mủ nhưng được gia đình nuôi dưỡng” [63, tr20-21].

Theo Từ điển triết học, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002 thì “gia đình là một đơn vị xã hội (nhóm nhỏ xã hội), hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ, chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung”.

Khái niệm gia đình: Theo Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội nước ta thông qua năm 2014 thì “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”.

Dưới khía cạnh xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Các nhà xã hội học đưa ra khái niệm về gia đình như sau: “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính chất tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”.

Như vậy, khi bàn tới khái niệm gia đình còn rất nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu và nghiên cứu. Như trên đã trình bày, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, nhưng khái quát lại chúng ta có thể thống nhất: về cơ bản, gia đình là một nhóm xã hội cơ bản hình thành trên hai mối quan hệ cơ bản; quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống được nhà nước và xã hội thừa nhận.

Kế thừa các quan niệm trên, có thể rút ra một cách khái quát về gia đình như sau: Gia đình là một hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục,…

Từ các cách hiểu trên, có thể đề cập đến gia đình với các đặc điểm sau:

Gia đình là một thiết chế xã hội được hình thành trước hết trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, nó nổi bật trên quan hệ đặc trưng có tính chất là quan

hệ huyết thống. Nó chỉ phát triển tốt đẹp dựa trên cơ sở của tình yêu và hôn nhân chính đáng, hợp pháp. Trong gia đình còn có quan hệ nuôi dưỡng là loại quan hệ giữa chủ thể và đối tượng được nuôi dưỡng.

- Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Nó là sự phản ánh những quan hệ xã hội hiện thực được hình thành trên cơ sở kinh tế. Khi được hình thành, đạo đức có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại tồn tại xã hội.

Theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức sinh ra trước hết là từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất, trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sản phẩm để con người tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội, hệ thống các quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức cũng theo đó mà ngày càng phát triển, ngày càng nâng cao, phong phú, đa dạng và ngày càng phức tạp.

Đạo đức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người. Trong hiện thực, hành vi đạo đức của con người chỉ diễn ra trong các chủ thể đạo đức.

- Khái niệm đạo đức gia đình

Đạo đức gia đình là những giá trị, những chuẩn mực quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của các thành viên trong gia đình để điều chỉnh hành vi của họ nhằm xây dựng gia đình đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Đạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức gia đình. Đạo đức gia đình còn thể hiện qua mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Ở Việt Nam, từ trước đến nay vẫn đề cao việc chăm sóc con cái và con cái có hiếu đối với ông bà, cha mẹ. Đó là nét đặc trưng của văn hóa gia đình Việt Nam, văn hóa gia đình Phương Đông.

- Những đặc điểm gia đình Việt Nam hiện nay

Dù có rất nhiều thay đổi, nhưng với con người Việt Nam, gia đình vẫn là một giá trị cao quý. Đó là nơi mỗi người được sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ, quan tâm chăm sóc, an ủi suốt cuộc đời. Gia đình là nơi chung sống của những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống, các thành viên có chung kinh tế, cùng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Cơ cấu của gia đình Việt Nam có nhiều biến đổi. Gia đình hạt nhân chiếm đa số, mỗi cặp vợ chồng có từ 1 đến 2 con, gia đình chỉ có từ 3 đến 4 người, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đáng kể, tuổi thọ trung bình được nâng cao. Các mối quan hệ trong gia đình mặc dù vẫn giữ được nền nếp, trên dưới, gắn bó mật thiết, nhưng ngày càng dân chủ, bình đẳng và tự do hơn. Những giá trị về tình yêu, hôn nhân vẫn được đề cao. Bình đẳng giới được thực hiện. Phụ nữ có vai trò, vị thế quan trọng trong đời sống gia đình. Các chức năng cơ bản của gia đình như: kinh tế, sinh sản và chăm sóc sức khỏe, giáo dục - xã hội hóa, tâm - sinh lý tình cảm… ngày càng được củng cố và thực hiện tốt hơn. Mặc dù có rất nhiều biến đổi, nhưng nhìn chung gia đình Việt Nam vẫn đang trong quá trình kế thừa, phát huy những giá trị cao quý của gia đình truyền thống và chọn lọc, tiếp nhận những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại. Đang trong bước chuyển quá độ, nên gia đình Việt Nam hiện cùng tồn tại nhiều giá trị khác nhau, cả những giá trị văn hóa gia đình truyền thống và cả những giá trị văn hóa gia đình hiện đại. Đạo đức là cốt lõi của đời sống gia đình truyền thống, nó thấm nhuần mọi mối quan hệ trong gia đình, tạo nên nề nếp, tôn ti trật tự, sự êm ấm của gia đình. Đó là tình nghĩa vợ chồng sâu nặng, lòng thủy chung son sắt; tình thương yêu của cha mẹ với con cái, sự hy sinh vô bờ bến của các bậc sinh thành; sự hiếu thảo, tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, đó là tình thương yêu đùm bọc, gắn bó keo sơn, giúp đỡ nhau vô tư giữa anh chị em ruột thịt; tương thân tương ái trong anh em họ hàng. Giáo dục gia đình là nhân tố căn bản tạo dựng giá trị

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí