Hội Nhập Quốc Tế Và Tác Động Của Nó Đến Đạo Đức Việt Nam

cho người bị phạt thấy rõ sai lầm của mình và chấp nhận hình thức mức độ trách phạt và có quyết tâm sửa chữa sai lầm đó để không tái phạm trong những sai lầm tiếp theo; trách phạt phải đảm bảo tôn trọng nhân cách của người bị trách phạt.

Thứ tư, phương pháp rèn luyện thói quen: đây là phương pháp mà cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình tổ chức cho con trẻ thể hiện ý thức, tình cảm, niềm tin của mình về các chuẩn mực đạo đức xã hội trong các tình huống đa dạng của cuộc sống gia đình và ngoài xã hội. Qua đó hình thành và củng cố được những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội và phong tục tập quán của địa phương và gia đình. Phương pháp rèn luyện giúp cho con trẻ thu lượm được kinh nghiệm thực tế và các quan hệ tập thể, các quan hệ xã hội. Thông qua rèn luyện giúp con cái có động cơ, thái độ đúng đắn đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống. Qua rèn luyện giúp con cái củng cố hành vi thói quen phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Để phương pháp rèn luyện có hiệu quả cần tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao lưu cùng con cái trong gia đình và ngoài xã hội. Thông qua môi trường sống, môi trường hoạt động cha mẹ giúp con cái rèn luyện động cơ, ý chí đề giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn giữa cái ham muốn và cái phải làm…

Cha mẹ phải căn cứ vào trình độ đã được giáo dục của con cái để tổ chức và rèn luyện cho con cái: phải kết hợp rèn luyện với kiểm tra và tự kiểm tra; rèn luyện phải được tiến hành một cách thường xuyên và có hệ thống.

Các mô hình tổ chức rèn luyện đạo đức trong gia đình:

- Giáo dục rèn luyện thông qua học tập: Cha mẹ giúp trẻ lĩnh hội được hệ thống tri thức, kĩ năng kĩ xảo, hình thành và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ phát triển trí thông minh sáng tạo và phát triển thể lực, đồng thời giúp con cái hình thành nên nhân cách có ý thức tổ chức tự giác học tập.

- Giáo dục, rèn luyện đạo đức thông qua vui chơi với bạn bè và người thân: hướng dẫn con cái tự hình thành tổ chức hoạt động vui chơi, để tự phát triển năng lực nhận thức, trí thông minh, sự sáng tạo và các phẩm chất đạo đức.

- Giáo dục đạo đức bằng cách rèn luyện thông qua lao động: Cho con cái tham gia vào quá trình lao động của gia đình, thông qua đó giáo dục ý thức, tinh thần và thái độ lao động, kĩ năng lao động cho con cái. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Lao động là vinh quang”. Cho nên việc giáo dục con cái thông qua lao động là việc làm hết sức cần thiết để con người có thể nhận thấy giá trị của cuộc sống.

1.2. Hội nhập quốc tế và tác động của nó đến đạo đức Việt Nam

1.2.1. Hội nhập quốc tế ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

- Khái niệm hội nhập quốc tế

Thuật ngữ “Hội nhập quốc tế” là khái niệm chủ yếu dùng trong chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế. Hiện nay có nhiều cách hiểu về hội nhập quốc tế.

Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 5

Cách tiếp cận thứ nhất: Thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang, cho rằng hội nhập quốc tế là sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình. Sản phẩm đó hình thành nhà nước liên bang như : Hoa Kỳ, Thụy Sĩ…

Cách tiếp cận thứ hai: xem hội nhập quốc tế, trước hết là liên kết các quốc gia thông qua phát triển các nguồn giao lưu như thương mại, đầu tư, thư tín từ đó hình thành dần các cộng đồng an ninh.

Cách tiếp cận thứ ba: xem hội nhập dưới góc độ là một hiện tượng hành vi các quốc gia hợp tác với nhau ngày càng mở rộng, làm sâu sắc thêm quan hệ phân công lao động quốc tế, dựa vào lợi thế và mục tiêu theo đuổi của mình.

Cách tiếp cận thứ 1 có nhiều hạn chế vì nó không đặt hiện tượng hội nhập trong quá trình phát triển mà chỉ nhìn hiện tượng này trong trạng thái tĩnh, cuối cùng gắn với mô hình nhà nước. Cách tiếp cận này khó giải thích quá trình hội

nhập diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau hiện nay. Không phải bất cứ hội nhập nào cũng dẫn tới nhà nước liên bang. Cách tiếp cận thứ 2 có điểm mạnh là nhìn nhận hội nhập trong một quá trình tiến triển vừa trong trạng thái tĩnh cuối cùng, đồng thời đưa ra được những nội dung khá cụ thể và sát với thực tiễn quá trình hội nhập. Cách tiếp cận thứ 3 tập trung vào hành vi và hiện tượng, không quan tâm thể chế cũng như kết quả cuối cùng.

Ở Việt Nam thuật ngữ “hội nhập quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 90 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập Asean và các thể chế kinh tế quốc tế. Thời gian gần đây thuật ngữ này dùng ngày càng phổ biến. Cho đến nay không có một khái niệm nào về “hội nhập quốc tế” giành được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và cả giới làm chính sách ở Việt Nam. Từ những định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểu chính:

Thứ nhất, cách hiểu hẹp “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế.

Cả 2 cách hiểu trên đều chưa thật đầy đủ và thiếu chính xác. Tiếp cận phù hợp nhất, theo đó hội nhập quốc tế được hiểu như một quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết các quốc gia với nhau, dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao hơn của các chủ thể tham gia.

Chủ thể chính hội nhập quốc tế là các quốc gia, vì các quốc gia mới có đủ năng lực và thẩm quyền đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Ngoài ra tham gia hội nhập quốc tế còn các đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội.

- Nội dung hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.),

nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi (gồm địa lý, lĩnh vực/ ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ.

Hội nhập về chính trị là quá trình các nước tham gia vào các cơ chế quyền lực tập thể (giữa hai hay nhiều nước) nhằm theo đuổi những mục tiêu nhất định và hành xử phù hợp với các luật chơi chung. Hội nhập chính trị thể hiện mức độ liên kết đặc biệt giữa các nước, trong đó họ chia sẻ với nhau về các giá trị cơ bản (tư tưởng chính trị, ý thức hệ), mục tiêu, lợi ích, nguồn lực và đặc biệt là quyền lực.

Hội nhập về an ninh - quốc phòng là sự tham gia của quốc gia vào quá trình gắn kết họ với các nước khác trong mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh. Điều này đòi hỏi các nước hội nhập phải tham gia vào các thỏa thuận song phương hay đa phương về an ninh - quốc phòng trên cơ sở các nguyên tắc chia sẻ và liên kết: mục tiêu chung, đối tượng kẻ thù chung, tiến hành các hoạt động chung về đảm bảo an ninh - quốc phòng...

Hội nhập về văn hóa - xã hội là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với các nước khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới; tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc; tham gia vào các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa - giáo dục và xã hội khu vực và hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên hướng tới xây dựng một cộng đồng văn hóa - xã hội rộng lớn hơn trên phạm vi khu vực và toàn cầu (ví dụ, tham gia Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, UNESCO…); ký kết và thực hiện các hiệp định song phương về hợp tác - phát triển văn hóa - giáo dục - xã hội với các nước.

- Hội nhập quốc tế là một yêu cầu khách quan

Con người muốn tồn tại và phát triển phải quan hệ với nhau thành cộng đồng nhỏ là gia đình - làng xóm… Nhiều cộng đồng liên kết với nhau thành xã hội và quốc gia dân tộc lại liên kết với nhau thành hệ thống thế giới. Sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi mở rộng thị trường quốc gia, thị trường khu và quốc tế. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước trên thế giới đã thúc đẩy hội nhập kinh tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung.

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, đặc biệt sau khi chấm dứt chiến tranh lạnh,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới nhờ hàng loạt những tiến bộ về khoa học công nghệ, xu thế hòa bình hợp tác đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Tự do hóa thương mại đã thúc đẩy quá trình hội nhập trên nhiều phương diện. Quá trình này diễn ra trên nhiều cấp độ song phương, đa phương và toàn cầu.

Trong bối cảnh hiện nay một quốc gia không tham gia hội nhập quốc tế không thể phát triển được. Các quốc gia phát triển có hội nhập mới phát huy được lợi thế về nguồn vốn, về công nghệ. Các quốc gia kém phát triển có hội nhập mới tranh thủ được nguồn vốn để giải quyết được lao động việc làm, mới tranh thủ được những thành tựu khoa học công nghệ của các nước và kinh nghiệm của các nước khác. Có hội nhập quốc tế, tăng cường sự hợp tác giữa các nước mới có thể giải quyết các vấn đề toàn cầu như bảo vệ hòa bình thế giới, bảo vệ môi trường, khắc phục những hậu quả của thiên tai như nước biển dâng, biến đổi khí hậu.

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay. Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Như vậy vấn đề đặt ra đối với Việt Nam không còn là “hội nhập” hay “không hội nhập” mà phải là hội nhập như

thế nào để tận dụng tốt cơ hội, giảm thách thức trong quá trình phát triển của mình trong điều kiện thế giới có nhiều biến động khó có thể dự đoán trước.

1.2.2. Những tác động của hội nhập quốc tế đến đạo đức trong gia đình Việt Nam

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan trong điều kiện phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường và kinh tế tri thức. Đây là một quá trình mở, chứa đựng nhiều mâu thuẫn đang tác động mạnh mẽ toàn diện đến nhiều mặt của đời sống gia đình và xã hội Việt Nam. Dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc, nhất là sự biến đổi về vai trò và chức năng của gia đình trong việc giáo dục con cái. Bên cạnh những mặt tích cực là thúc đẩy gia đình phát triển theo hướng tiến bộ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục gia đình, đặc biệt là giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay.

- Những tác động tích cực

Dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giá trị đạo đức Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. Sự biến đổi ấy là một quá trình thống nhất, biện chứng, vừa bảo tồn, truyền thụ và phát huy những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị đạo đức của gia đình hiện đại. Về cơ bản, giáo dục gia đình Việt Nam vẫn bảo tồn và phát huy được giá trị đạo đức của gia đình truyền thống như: giáo dục sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tinh thần trách nhiệm trong công việc, học tập và giáo dục về lối sống.

Xét về phương diện nhân cách đạo đức, sự tác động tích cực của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã từng bước hình thành nhân cách tự chủ, tự lập, rèn luyện ý thức, kỉ luật lao động và sáng tạo. Qua đó còn hình thành những phẩm chất đạo đức về nghĩa vụ công dân, ý chí, lòng dũng cảm, tính nguyên

tắc, tính khiêm tốn, chất trí tuệ trong quan niệm về hành vi đạo đức, biết giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, tập thể và Tổ quốc.

Xét về phương diện đạo đức gia đình, nhìn chung những giá trị và những chuẩn mực đạo đức gia đình truyền thống vẫn được kế thừa và phát triển trong điều kiện mới nhất. Các mối quan hệ trong gia đình trở nên dân chủ và cởi mở hơn. Đáng chú ý là gia đình Việt Nam đang tiếp thu và xây dựng những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em. Trách nhiệm của nam và nữ trong công việc chăm lo đời sống gia đình được chia sẻ và tôn trọng. Người phụ nữ đã và đang từng bước khẳng định được vị trí của mình trong gia đình và xã hội.

Đa số gia đình được ấm no hơn, đầy đủ hơn về vật chất và văn minh về đời sống tinh thần. Có những tiến bộ rõ rệt về tính năng động, chủ động trong cuộc sống, có nhiều tiến bộ về trình độ, về cung cách làm ăn, về công nghệ sản xuất. Nhiều gia đình biết tạo dựng cuộc sống, nhanh chóng làm giàu, có điều kiện hưởng thụ đời sống văn hóa, chú trọng đến nguyện vọng của mỗi cá nhân, có mối quan hệ dân chủ giữa vợ chồng, cùng chia sẻ công việc gia đình, quan tâm lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con cái. Có thể nói, đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay về cơ bản vẫn kế thừa những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống và phát huy những giá trị đó trong điều kiện mới.

Những giá trị cao đẹp của đạo đức truyền thống đã từng tồn tại trong lịch sử như: chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, gia đình êm ấm, hòa thuận, anh em tình nghĩa, các giá trị nhân văn và nhiều giá trị đạo đức khác vẫn được đại đa số các gia đình tôn trọng.

Nền văn minh mới cũng đem lại cho gia đình những cách sống mới. Nó tấn công vào quyền gia trưởng, giải phóng con người cá nhân khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của gia đình và cộng đồng. Tại các đô thị Việt Nam, người phụ nữ đã tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, cùng chồng con đóng góp vào thu nhập của gia đình. Người phụ nữ được kéo ra khỏi công việc nội trợ tham

gia vào lực lượng sản xuất xã hội, quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình đô thị giờ đây là tương đối hài hòa.

Qua đây có thể thấy rằng sự phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động ngày càng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đời sống đạo đức gia đình; đang làm biến đổi những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong gia đình phù hợp với xã hội mới, đang tạo điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện của mỗi cá nhân trên cơ sở kế thừa biện chứng những yếu tố tích cực của đạo đức gia đình truyền thống.

Hiện nay quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đã có nhiều biến đổi tích cực, lợi ích cá nhân được tôn trọng, tính độc lập tự chủ của mỗi thành viên được khuyến khích phát triển. Mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng là nét tiêu biểu của gia đình mới và có ảnh hưởng đến quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ cảm thông, gần gũi con cái, tôn trọng quyền tự do và nhân cách của con, từ đó tạo điều kiện tháo gỡ mâu thuẫn, hiểu lầm xảy ra giữa hai thế hệ.

Trong quan hệ cha mẹ và con cái như trên đã khẳng định, chuẩn mực đạo đức cơ bản của từ hiếu. Mặc dù đất nước có nhiều thay đổi, nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình cũng có nhiều biến đổi, song đạo Hiếu - mà hạt nhân là tình thương, lòng kính trọng và sự phụng dưỡng cha mẹ vẫn được coi là một nội dung quan trọng trong giáo dục đạo đức gia đình.

Trong quan hệ vợ chồng cũng vậy, dưới tác động của hội nhập quốc tế, khi vị trí của người phụ nữ đã có sự thay đổi so với trước đây, thì những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ này như: tình nghĩa, thủy chung và hòa thuận có cơ sở vững chắc hơn. Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Những giá trị đó được biểu hiện trong việc lựa chọn vợ (hoặc chồng) một cách tự do của người trong độ tuổi thành hôn, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình,

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí