Nội Dung Và Phương Pháp Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình Hiện Nay

văn hóa cho mỗi con người từ nhỏ. Nó diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người và góp phần tạo nên phẩm chất hiếu học quý báu. Giáo dục gia đình là phương thức giáo dục tổng hợp với nhiều nội dung, phương pháp, nhiều chủ thể, nhiều khung cảnh và cách tiếp cận khác nhau, nhưng chỉ hướng tới mục đích duy nhất là giáo dục làm người. Nó đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách gốc của mỗi người. Nó tạo lập cho mỗi con người những cơ sở căn bản của đạo đức, tình thương, trách nhiệm, nghị lực, kỹ năng sống và ý chí vươn lên.

Giá trị tâm lý, tình cảm của gia đình. Gia đình là tổ ấm, ở đó con người nhận được sự quan tâm chăm sóc, chở che, nâng đỡ, từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi đời, nơi con người hoàn toàn yên tâm nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe và tinh thần. Gia đình vốn là một cộng đồng xã hội, vì vậy, tình cảm, ý thức cộng đồng được hình thành một cách tự nhiên đối với mỗi người. Từ tình cảm, ý thức với cộng đồng gia đình, con người hòa nhập vào cộng đồng làng, nước. Tình cảm cộng đồng là sự quan tâm đùm bọc, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau. Ý thức cộng đồng là thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đối với mọi người, đối với cộng đồng. Chính tình cảm, ý thức cộng đồng gia đình là cơ sở quan trọng để mỗi người tham gia giao lưu và hòa nhập một cách thành công.

Gia đình Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Bên cạnh tác động tích cực, nhiều tác động tiêu cực đang chi phối, “xâm lấn” các mối quan hệ gia đình. Để phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Từng bước biến Chiến lược thành hiện thực đời sống.

Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phòng, chống

tham nhũng, lành mạnh hóa đời sống xã hội, tạo môi trường văn hóa tốt đẹp, trong sạch để gia đình tồn tại, phát triển.

Có chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; phát triển hệ thống dịch vụ xã hội hướng vào hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa gia đình và lao động nội trợ.

Đầu tư khảo sát, nghiên cứu từng bước chỉ ra những giá trị truyền thống tốt đẹp cần kế thừa, phát huy, những giá trị tiên tiến cần tiếp thu; đồng thời, chỉ ra những hạn chế, lạc hậu trong truyền thống cần loại bỏ, những tiêu cực, lệch lạc cần ngăn chặn.

Đề cao giáo dục gia đình, có biện pháp phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức và nhân cách con người. Xây dựng và hình thành nền tảng đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ;

Chủ động tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các bộ luật gắn với gia đình, như: Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Từ những đặc trưng của gia đình Việt Nam ta có thể rút ra đặc trưng của đạo đức gia đình Việt Nam như sau:

Một là, đạo đức gia đình Việt Nam đang có những biến động to lớn do những biến động dữ dội của xã hội. Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình Việt Nam, làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách, sóng gió. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nề nếp gia phong, đạo đức của

Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 3

gia đình truyền thống Việt Nam. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng hôn nhân với người nước ngoài ngày càng nhiều và sau hôn nhân nhiều phụ nữ di cư theo chồng sinh sống ở nước ngoài cũng đặt ra mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động.

Hai là, đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới, cái truyền thống và cái hiện đại. Xung đột giữa truyền thống và hiện đại biểu hiện ở sự “xung đột thế hệ”: giữa thế hệ đi trước với thế hệ sau, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ. “Thế hệ già” thường gắn bó nhiều hơn với truyền thống, với những gì đã trở nên ổn định, thường không tin tưởng và không mong muốn vào những biến động nào đó của xã hội và hay có những phản ứng “đề phòng” đối với những điều mới mẻ của xã hội hiện đại. Còn “thế hệ trẻ”, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, với những biến động nhanh chóng về xã hội, chính trị và dưới ảnh hưởng của các xu hướng giao lưu, hội nhập quốc tế, rất dễ bị tác động từ nhiều phía, dễ bị mất phương hướng trong thái độ đối với truyền thống và tìm cách thích nghi với hoàn cảnh. Từ đó, đang diễn ra sự khác biệt giữa các thế hệ - cả về định hướng giá trị, cả về phong cách sống, thị hiếu, thời trang… Những khác biệt, mâu thuẫn trên cũng là hiện tượng khách quan, và chỉ có thông qua quá trình giải quyết chúng thì đạo đức mới có được bước phát triển từ “chất” cũ sang “chất” mới. Chính các yếu tố khác biệt như vậy tạo xung lực cho sự phát triển của đời sống đạo đức con người. Chính vì

thế, công tác giáo dục đạo đức phải khắc phục đồng thời cả hai khuynh hướng cực đoan: hoặc là theo chủ nghĩa truyền thống, chỉ ca ngợi, đề cao và phục hồi truyền thống theo kiểu một chiều trong một môi trường đóng cửa, khép kín; hoặc là đón nhận, tiếp thu những yếu tố mới, hiện đại không có chọn lọc, không cân nhắc, chạy theo “hiện đại hóa” bằng bất cứ giá nào. Chúng ta coi trọng và giáo dục truyền thống chứ không theo chủ nghĩa bảo thủ; tiếp nhận các giá trị hiện đại phù hợp chứ không theo “chủ nghĩa hiện đại” lai căng. Nhiệm vụ của những người làm công tác giáo dục là kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc; đồng thời tiếp thu và kết hợp với những giá trị tiến bộ của thời đại (cả của trong nước và từ nước ngoài). Điều đó vừa giúp chúng ta bảo tồn và phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc, vừa làm chúng phong phú hơn nhờ sức mạnh ngoại sinh; đào tạo nên một lớp người mới có đủ khả năng và bản lĩnh thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ những năm đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Trong di sản văn hóa truyền thống có những giá trị cơ bản, đặc sắc, độc đáo. Nhưng nó là nền văn hóa xây dựng trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp nên cũng có nhiều điểm hạn chế, thiếu hụt. Do đó, phải “nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật”, phải xây dựng “đời sống mới”, “nền văn hóa mới” và “con người mới”. Người viết tác phẩm Đời sống mới để hướng dẫn, giáo dục lối sống mới cho mọi tầng lớp nhân dân.

Trong quan điểm về kế thừa và đổi mới, Người luôn tự khẳng định tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn có ý thức “gạn đục khơi trong”, “đãi cát tìm vàng”, tìm “hạt nhân hợp lý” để phát triển, đổi mới chúng cho phù hợp với thực tiễn dân tộc Việt Nam và xu thế thời đại. Người chỉ rõ: “Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” [49, tr94 – 95].

1.1.2. Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam

- Khái niệm giáo dục

Có rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu về giáo dục, do đó cũng sẽ có rất nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục. Tuy nhiên, để nắm được cốt lõi cái nghĩa của giáo dục, chúng ta nên tìm hiểu và để ý đến gốc rễ của từ “giáo dục”. Từ “giáo dục” theo nghĩa gốc trong tiếng La Tinh là “educere” có nghĩa là “lôi ra”, “đưa ra khỏi”. Vào thời đại La Mã còn đời sống thôn dã và tiếng La Tinh là ngôn ngữ của dân chăn cừu thì “educere” chỉ có nghĩa rất đơn sơ là bước đi trước đàn cừu của mình và dẫn chúng ra ngoài. Như vậy, giáo dục có thể được hiểu là quá trình làm sống dậy, khơi ra những đức tính cao cả, những năng lực còn đang “nằm ngủ”, những khả năng còn đang tiềm ẩn trong một chủ thể.

Giáo dục - hiểu theo nghĩa rộng là quá trình trao đổi và chuyển giao tri thức, là sự đạt được những giá trị và các mô hình hành vi theo một mục đích, yêu cầu định sẵn. Hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình hình thành nhân cách con người dưới ảnh hưởng của hoạt động có mục đích của nhà giáo dục trong hệ thống các cơ quan giáo dục và dạy học.

Khái niệm về “giáo dục”: Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập, theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.

Giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt, đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục; mặt khác, thông qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục.

- Khái niệm giáo dục đạo đức trong gia đình

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến đối tượng của giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng, hành vi đạo đức, đó là những phẩm chất đạo đức cần thiết theo yêu cầu của xã hội, trong từng giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

Giáo dục đạo đức trong gia đình là sự tác động có hệ thống, có mục đích của những người lớn trong gia đình và toàn bộ nếp sống của gia đình tới con cái [73, tr. 233]. Giáo dục gia đình bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó nội dung giáo dục đạo đức được coi là nội dung cơ bản của giáo dục gia đình. Giáo dục đạo đức trong gia đình là sự tác động có hệ thống, có mục đích của những người lớn trong gia đình nhằm chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mức đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho con cái, hình thành ở chúng thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác, tự nguyện thực hiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật. Như vậy, giáo dục đạo đức trong gia đình là hoạt động giáo dục diễn ra trong phạm vi gia đình nhưng khác với các thiết chế giáo dục khác, nó dựa trên quan hệ thuyết thống, tình cảm thiêng liêng và có chú ý đến tính cá biệt của từng đối tượng giáo dục. Giáo dục đạo đức trong gia đình góp phần hiện thực hóa mục tiêu giáo dục chung của toàn xã hội đó là giáo dục trẻ em trở thành con ngoan – trò giỏi, giáo dục các thành viên trong gia đình trở thành những người công dân tốt cho xã hội.

Như vậy có thể hiểu một cách khái quát về giáo dục đạo đức trong gia đình là hoạt động có mục đích bằng những biện pháp phù hợp của các thành viên trong gia đình nhằm chuyển hóa những nguyên tắc, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức trong xã hội thành những phẩm chất đạo đức của các thành viên trong gia đình để họ tự giác thực hiện nhằm xây dựng gia đình thực sự trở thành tế bào của xã hội.

Như vậy, giáo dục đạo đức trong gia đình là quá trình giáo dục của các thành viên trong gia đình tới những thành viên khác để chuyển hóa những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức của xã hội thành các phẩm chất của các thành viên trong gia đình. Khi nói tới giáo dục đạo đức trong gia đình, người ta thường nghĩ đó là sự dạy dỗ những đạo lý trong cuộc đời, những trách nhiệm và nghĩa vụ đạo đức trong gia đình của các bậc cha mẹ cho con cái. Tuy nhiên để giáo dục đạo đức cho con cái, các bậc cha mẹ phải không ngừng rèn luyện, tự hoàn thiện mình và không ngừng học hỏi vươn lên. Có như vậy, cha mẹ mới có kiến thức, mới trở thành tấm gương sáng để con cái noi theo. Điều đó cũng hợp với tư duy của C.Mác “Nhà giáo dục cũng phải được giáo dục”

Có thể nói giáo dục đạo đức trong gia đình thường được hiểu là giáo dục của cha mẹ với con cái. Song trong thực tế cuộc sống không bao giờ giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng xảy ra một chiều mà giáo dục đạo đức bao giờ cũng mang tính chất hai chiều. Trong khi giáo dục con cái về đạo lý làm người trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội các bậc cha mẹ đã phải tự suy xét về quan niệm và hành vi đạo đức của mình. Một người làm ăn gian dối không thể giáo dục cho con cái tính trung thực, hoặc có thể nói ra thì bản thân phải suy nghĩ dằn vặt với chính mình. Hơn thế nữa, hiện nay con cái có thể tiếp cận những thông tin mới, những kiến thức mới mà cha mẹ chưa biết được hoặc chưa có điều kiện tiếp cận, vì vậy cha mẹ học tập lại con cái cũng là những điều kiện bình thường trong xã hội.

Như vậy, chủ thể chính là các bậc cha mẹ, ngoài ra còn có ông bà, anh chị em, nhà trường, xã hội…và đối tượng giáo dục ở đây là con cái. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, đời sống của các gia đình ngày càng được nâng cao, bản thân cha mẹ có điều kiện hơn để nâng cao trình độ, hiểu biết xã hội, tiếp thu tư tưởng đổi mới về chăm sóc và giáo dục con cái. Khi đề cập tới chủ thể giáo dục đạo đức không chỉ bao gồm các thành viên trong gia đình, mà tham gia vào công việc này còn có đảng cầm quyền, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

Đảng ta đưa ra quan điểm, đường lối xây dựng giáo dục gia đình. Trên cơ sở đó định hướng sự phát triển gia đình trong một giai đoạn nhất định. Nhà nước thực hiện vai trò quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình. Thực hiện vai trò này, nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý đời sống đạo đức trong gia đình: như luật hôn nhân, luật bảo vệ bà mẹ và trẻ em, luật phòng chống bạo lực gia đình…

Các tổ chức chính trị - xã hội là những nơi tập hợp quần chúng nhân dân, vừa là nơi bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vừa là nơi tuyên truyền phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân, vừa là nơi truyền đạt kinh nghiệm, phổ biến những kiến thức cần thiết đến mọi người, đồng thời là nơi thu thập ý kiến của quần chúng nhân dân tới Đảng và Nhà nước. Các tổ chức quần chúng là nơi thuận lợi nhất cho việc phổ biến những kiến thức, những kinh nghiệm giáo dục con cái của các cha mẹ, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại. Trước đây, trong gia đình truyền thống, giáo dục gia đình mang nặng tính độc quyền, gia trưởng. Ngày nay, giáo dục đạo đức trong gia đình tiếp thu tinh thần bình đẳng, dân chủ, bao dung, vị tha… Nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình không chỉ bao gồm những

chuẩn mực đạo đức gia đình, xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn xuất hiện những chuẩn mực mang tính quốc tế. Như vậy, phương pháp giáo dục trong gia đình cũng cần có nhiều đổi mới, dân chủ và bình đẳng hơn.

1.1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay

1.1.3.1. Nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Giáo dục đạo đức cho con cái là giáo dục các giá trị đạo đức, các chuẩn mực ứng xử cần thiết. Nội dung giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình truyền thống chủ yếu tập trung vào giá trị đạo đức như: lòng hiếu thảo, tình yêu thương, lễ phép, kính trọng đối với người trên, tôn sư trọng đạo, trung

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí