Khảo Sát Mức Độ Ứng Dụng Hệ Thống Quản Trị Rủi Ro Theo Hiệp Ước Basel Trong Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam



ngân hàng có thể tự lựa chọn cách tiếp cận riêng cho mình; trong khi quy tắc xác định mức độ đủ vốn của Việt Nam áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng.

Thứ tư, là những bất cập trong quy định về hệ số rủi ro của các tài sản có trong công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Ðiều 5.

(i) Tại khoản 5.1 về các tài sản có rủi ro bằng 0, đối với các khoản cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư theo các hợp đồng, trong đó TCTD chỉ hưởng phí ủy thác mà không chịu rủi ro, NHNN nên xem xét bổ sung khoản mục này vào các tài sản có hệ số rủi ro bằng 0.

Về các tài sản có hệ số rủi ro là 250% được quy định tại khoản 5.6, bao gồm các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay các công ty chứng khoán và các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản. Mặc dù, hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản là những hoạt động đầu tư rủi ro cao, nhưng việc quy định một hệ số rủi ro duy nhất ở mức cao cho tất cả các khoản vay thuộc các lĩnh vực này là chưa thật hợp lý. Chẳng hạn, khoản cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán có mức độ rủi ro khác với cho vay cầm cố chứng khoán; mức độ rủi ro của cho vay kinh doanh bất động sản cũng phân biệt giữa bất động sản đã hình thành và bất động sản hình thành trong tương lai.

Việc áp dụng này sẽ làm tăng tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng lên rất nhiều, đặc biệt là ở các khoản cho vay bất động sản do các khoản cho vay bất động sản chiếm khoảng 12, 4% dư nợ của hệ thống TCTD, cho vay kinh doanh chứng khoán chiếm 0,7% dư nợ của hệ thống TCTD. Như vậy, thay vì việc yêu cầu các NHTM nâng cao chất lượng hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản thì dường như Thông tư 13 có phần tập trung vào việc hạn chế hai hoạt động này, kể cả với các hình thức có mức độ rủi ro thấp. Với một thị trường tài chính đang trên đà phát triển như ở Việt Nam hiện nay, biện pháp này là chưa phù hợp và chỉ có tác dụng hạn chế rủi ro trong thời gian ngắn mà không đảm bảo phát triển bền vững trong thời gian dài.

(ii) Thông tư 13 phân loại tài sản chưa chi tiết và không tính đến sự khác biệt giữa các mức độ rủi ro riêng biệt. Ðối với các khoản phải đòi, hệ số rủi ro được xác định dựa trên loại hình tài sản bảo đảm (giấy tờ có giá, bất động sản) và đối tượng (chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương, công ty trực thuộc, các TCTD khác) mà chưa chi tiết cho rủi ro theo mức độ tín nhiệm của đối tác hoặc theo đặc điểm của khoản tín dụng, nên không phản ánh chính xác mức độ rủi ro của các khoản tín dụng. Những khoản tín dụng đang được xếp nhóm 1 cũng có thể cùng



một hệ số rủi ro với những khoản tín dụng đang được xếp nhóm 2, 3, 4, 5, trong khi nhóm nợ của khoản tín dụng phản ánh rất sát mức độ rủi ro của khoản nợ đó. Ðiều này chỉ ra rằng, các ngân hàng có cùng tỷ lệ an toàn vốn nhưng có thể đang đối mặt với các loại rủi ro khác nhau, với mức độ khác nhau. Ðiều này có thể tạo động lực cho các ngân hàng trong nỗ lực làm tăng hệ số CAR sẽ cấp tín dụng dựa trên yêu cầu về tài sản đảm bảo (chỉ là nguồn trả nợ thứ hai) mà chấp nhận cả những khách hàng có chất lượng tín dụng không cao, do đó, làm tăng rủi ro ngân hàng phải gánh chịu chứ không chắc chắn đảm bảo việc tăng mức độ an toàn.

(iii) Về vấn đề bảo lãnh, trong thực tế, tỷ lệ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng là tương đối thấp trong tổng nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó, việc để hệ số chuyển đổi là 100% như trong Ðiều 5 là chưa phù hợp, hạn chế sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Các cam kết ngoại bảng khác như tất cả các hợp đồng giao dịch ngoại tệ có hệ số rủi ro là 100%, trong khi đó một số cam kết có mức độ rủi ro rất thấp, chẳng hạn như các giao dịch ngoại tệ với NHNN. Ðiều này sẽ làm hạn chế sự phát triển thị trường các sản phẩm dịch vụ mới.

(iv) Trong khoản 1.1, Ðiều 12 quy định, danh mục các tài sản “có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày (điểm d, e, g, h, l) nhưng chưa quy định về trái phiếu do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành. Vậy trái phiếu này sẽ được tính vào danh mục tài sản nào?

Thứ năm, Thông tư chưa theo sát được các hướng dẫn về an toàn hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel. Trên thực tế, việc quy định tỷ lệ tín dụng/vốn huy động tại Thông tư 13 đã được bãi bỏ tại Thông tư 22/2011/TTNHNN. Tuy nhiên, tại Quyết định số 254/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015” đã nhấn mạnh “kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015”. Ðây là một quan điểm đúng đắn và cần thiết nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, nếu Thông tư quy định giới hạn tối thiểu tỷ lệ Vốn tự có trên Tổng tài sản thì sẽ hợp lý hơn và phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban Basel hơn. Trên thực tế, khi tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (gồm tài sản nội bảng và tài sản ngoại bảng) giảm mạnh đồng nghĩa với dấu hiệu rủi ro của ngân hàng gia tăng. Tại Việt Nam, điều này thể hiện khá rò khi nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có rủi ro và vốn tự có với tổng tài sản ngân hàng. Cụ thể, nếu xét trên toàn hệ thống, hệ số CAR (vốn tự có/tài sản có rủi ro) đạt ở mức trên 9% (đáp ứng qui định của Thông



tư 13). Tuy nhiên, nếu căn cứ theo khuyến nghị của Basel III thì sự an toàn của hệ thống NHTM về vốn cần có những đánh giá lại. Rò ràng, tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản có dấu hiệu giảm nếu xét từ năm 2008 trở lại đây, cho dù tỷ lệ vốn tự có/tài sản có rủi ro có những dấu hiệu được cải thiện. Ðiều này thể hiện qua việc tổng tài sản ngân hàng đã gia tăng nhanh chóng so với tốc độ tăng của vốn tự có.

2.3.2. Khảo sát mức độ ứng dụng hệ thống quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.2.1. Phân tích khảo sát dựa vào sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm

a. Mức độ tín nhiệm được đánh giá bởi các tổ chức khác

Báo cáo xếp hạng ngân hàng Việt Nam 2009 lần đầu tiên được một công ty tư nhân - Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Credit), công bố ngày 9-12 tại Hà Nội. Báo cáo đưa ra Chỉ số tín nhiệm Việt Nam (VCI - Vietnam Credit Index) dựa trên việc phân tích, đánh giá những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam.

Theo Vietnam Credit, bảng xếp hạng dựa trên sự tổng hợp 18 chỉ tiêu trọng yếu như tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh khoản, hiệu quả kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm quản lý, thương hiệu, chất lượng và sự đa dạng hoá tài sản và dịch vụ v.v.. của các ngân hàng. Nguồn dữ liệu chủ yếu được lấy từ các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các ngân hàng năm 2008 trở về trước.

Bảng xếp hạng các ngân hàng Việt Nam (xem phụ lục 7)

b. Xếp hạng tín nhiệm của Moody’s cho ACB

Nguyên tắc đánh giá của Moody’s, Moody’s là một tổ chức thực hiện việc đánh giá định mức tín nhiệm theo hệ thống đánh giá riêng của họ. Họ đánh giá một quốc gia hay tổ chức dựa trên những thông tin có được thông qua các nguồn thông tin đại chúng và tiếp xúc trực tiếp với các tổ chức được đánh giá nếu đáp ứng được các điều kiện và chuẩn mực nhất định. Như vậy bản thân việc một tổ chức được Moody’s đánh giá đã chứng tỏ tổ chức ấy đã đáp ứng được một số chuẩn mực trong hoạt động. Định mức tín nhiệm này có tăng và có giảm khi điều kiện bên trong cũng như bên ngoài thay đổi. Đặc biệt Moody’s có một chính sách cơ bản khi định mức tín nhiệm một doanh nghiệp: đó là mức tín nhiệm của một doanh nghiệp hoạt động tại thị trường nội địa không cao hơn mức tín nhiệm quốc gia. Chỉ rất hạn hữu và với



những doanh nghiệp đặc biệt thì mới có thể xếp hạng tín nhiệm cao hơn mức tín nhiệm quốc gia.

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) là ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam, theo bảng xếp hạng của một tổ chức nội địa là Vietnam Credit dựa trên nhiều chỉ tiêu trọng yếu thì chỉ duy nhất ACB được xếp hạng A. Trên trường quốc tế, một ngân hàng Việt Nam được tổ chức xếp hạng tín nhiệm nước ngoài có uy tín như Moody’s đánh giá thì ngân hàng đó cũng đã đạt được một số tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc tế trong đó có các chuẩn mực về Basel. Để hiểu rò hơn mức độ áp dụng theo các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam, ta xem xét việc đánh giá của Moody’s đối với ACB (tiêu biểu cho các NHTM Việt Nam) như sau:

Các điều chỉnh của Moody’s đối với ACB trong đợt đánh giá lần này (17/5/2012)

- Mức tín nhiệm huy động tiết kiệm và trái phiếu dài hạn bằng nội tệ VND (LT DC) trước đây của ACB là Ba3 và mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đối với nội tệ VND là B1. Hiện nay mức LT DC của ACB hạ xuống mức B1 bằng mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.

- Trước đây mức tín nhiệm huy động tiết kiệm và trái phiếu dài hạn bằng nội tệ VND (LT DC) của ACB là Ba3 cao hơn mức tín nhiệm của quốc gia Việt Nam là B1. Đây là trường hợp khá đặc biệt và thể hiện phần nào sự đánh giá cao của Moody’s dành cho ACB. Nay Moody’s điều chỉnh LT DC của ACB xuống mức B1 bằng mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam là để phù hợp với chính sách chung của Moody’s như nêu ở 1.

- Một trong các lý do quan trọng để Moody’s điều chỉnh LT DC của ACB do lượng trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc do ACB nắm giữ tăng lên làm cho ACB trở nên gắn chặt hơn với chất lượng nợ của Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi cho rằng mỗi doanh nghiệp, nhất là các NHTM, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam chịu sự quản lý của Chính phủ Việt Nam và gắn chặt với chất lượng nền kinh tế Việt Nam, cùng hưởng lợi cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng như phải cùng với Chính phủ khắc phục và vượt qua những khó khăn phát sinh của nền kinh tế. Việc Moody’s đặt mức tín nhiệm của ACB bằng mức trần là mức tín nhiệm của quốc gia đối với chúng tôi đó là sự ghi nhận tốt về chất lượng hoạt động của ACB. Điều này đã được Moody’s ghi nhận là ACB có thương hiệu vững bền và sức mạnh nội tại trong môi trường hoạt động.



Moody’s đã xem xét điều chỉnh xếp hạng sức mạnh tài chính riêng biệt (BFSR) của ACB từ D- xuống E+.

Trước đây BF R của ACB là D-. Khi đó chỉ có ACB là ngân hàng Việt Nam duy nhất được xếp BF R là D-, cao nhất trong các NHTM Việt Nam được Moody’s xếp hạng. Nay Moody’s điều chỉnh xuống mức E+ là để phù hợp với mức LT DC được điều chỉnh từ Ba3 xuống B1 (vì các lý do như đã nói ở trên). Với mức BF R là E+ ACB vẫn nằm trong nhóm các ngân hàng có mức BF R cao nhất Việt Nam.

Nhận định của Moody’s đối với ACB, Trong lần đánh giá này Moody’s tiếp tục ghi nhận những thế và lực mạnh của ACB với vị trí của một ngân hàng lớn có vị thế dẫn đầu: Ngân hàng lớn thứ 5 trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam và là ngân hàng tư nhân lớn nhất; Khả năng sinh lời mạnh, hiệu quả hoạt động tốt, khả năng thanh khoản mạnh; Hệ thống phê duyệt và kiểm soát rủi ro tín dụng tốt; Hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ không ngừng được cải tiến; Nhận được hỗ trợ các kỹ năng chuyển giao từ cổ đông chiến lược tandard Chartered Bank (nắm giữ 15% vốn điều lệ).

c. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ

Hiện nay, theo thống kê sơ bộ của tác giả, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Về phía ngân hàng thương mại nhà nước, có 3/5 ngân hàng thương mại nhà nước (chiếm tỷ lệ 0%) đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ bao gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam và ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng này tương đối giống nhau về nhiều tiêu chí phân loại và chấm điểm. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi khi muốn xây dựng các chuẩn mực chung cho việc chấm điểm của toàn hệ thống.

Riêng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, hiện nay mới chỉ có một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn mới chú trọng vào việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ, trong đó có ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP ài Gòn Thương tín, tỷ lệ số lượng ngân hàng có xây dựng hệ thống này chỉ chiếm khoảng 30 – 40% trong tổng số 3 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam.

Một điều dễ nhận thấy trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng chính là các tiêu chí chấm điểm còn mang đặc điểm định tính nhiều hơn định lượng và kết quả của việc chấm điểm này nhằm phục vụ nhiều cho việc thẩm định



ra quyết định cho vay hơn là phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng trong khi đó nếu so sánh với hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam như ngân hàng Việt Thái (Vinasiam) thì họ sẽ gắn liền trực tiếp giữa kết quả đánh giá với dự phòng rủi ro và tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu.

d. Hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng hiện nay

Hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay được diễn biến theo ba giai đoạn như sau: (Xem thêm bảng Chỉ tiêu an toàn vốn (%) của nhóm NHTM giai đoạn 2008 – 2011 dưới đây)

- Giai đoạn thứ nhất: Áp dụng Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM. Thời kỳ này, khối NHTM Nhà nước không đảm bảo được mức an toàn vốn tối thiểu

- Giai đoạn hai: Giai đoạn thực hiện Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%. Trong giai đoạn này, vốn tự có của các NHTM đã gia tăng nhanh chóng nhờ sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cũng như sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thời kỳ 200 -2008.

- Giai đoạn 3: Thực hiện đảm bảo an toàn vốn tối thiểu 9% theo tinh thần của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN. Trong giai đoạn này, bức tranh về đảm bảo an toàn vốn là khá phức tạp. Nếu nhìn vào mức tính toán cho toàn hệ thống, hệ thống NHTM Việt Nam đã đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối thiểu 9%.

Bảng 2.12 : Chỉ tiêu an toàn vốn CAR (%) của nhóm NHTM G14 giai đoạn

2008 – 2011


STT

NĂM NGÂN HÀNG

2008

2009

2010

2011

1

BIDV

7,55%

6,62%

9,30%

9,32%

2

Agribank

7,50%

8,05%

6,10%

8,00%

3

VietinBank

10,57%

8,02%

8,06%

12,02%

4

Vietcombank

8,90%

8,11%

9,00%

11,14%

5

Eximbank

45,89%

26,87%

17,79%

12,94%

6

Sacombank

12,16%

11,41%

9,97%

11,66%

7

CB (CP ài Gòn)

9,91%

11,54%

10,32%

10,40%

8

ACB

12,44%

9,73%

10,60%

10,60%

9

Techcombank

13,99%

9,60%

13,11%

11,34%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Giải pháp ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9


STT

NĂM NGÂN HÀNG

2008

2009

2010

2011

10

MB (Quân đội)

12,35%

12,00%

11,60%

11,60%

11

Maritime Bank

9,00%

9,83%

9,18%

9,18%

12

SeAbank

10,75%

10,75%

10,84%

10,84%

13

VP Bank

19,54%

15,00%

15,05%

13,46%

Trung bình

13,89%

11,35%

10,84%

10,96%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên các ngân hàng và của NHNN Ghi chú: Do Liên Việt Post Bank mới thành lập từ năm 2008 nên chưa có số liệu

đầy đủ công bố về tỷ lệ CAR giai đoạn này tác giả chưa cập nhật được.

2.3.2.2. Khảo sát dựa trên điều tra thống kê qua bảng câu hỏi

a. Đo lường các biến số - bảng câu hỏi

“Yêu cầu trong việc hội nhập nền tài chính quốc tế” (4 biến)

Trong đề tài này tác giả tập trung vào đo lường và nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến số (Cụ thể thành phần của các biến giải thích được mô tả và định nghĩa chi tiết trong phụ lục 9 của đề tài )

Khả năng nhận thức về Basel II

(4 biến)

“Quan điểm định hướng của NHNN về Basel II” (5 biến)


Khả năng ứng dụng Basel II vào hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020

“Chi phí triển khai về Basel II”

(3 biến)

“NLHT của NHTM về KN ứng dụng Basel II” (7 biến)


Hình 2.5: Sơ đồ mô hình nghiên cứu


- Biến nghiên cứu (biến phụ thuộc): “Khả năng ứng dụng Basel II vào hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020” và được ký hiệu là KN

- Biến giải thích (biến độc lập): “Khả năng nhận thức về Basel II”

- Biến giải thích (biến độc lập): “Quan điểm định hướng của NHNN về Basel

II”


- Biến giải thích (biến độc lập): “Chi phí triển khai về Basel II”

- Biến giải thích (biến độc lập): “Năng lực hiện tại của NHTM về khả năng

ứng dụng Basel II”

- Biến giải thích (biến độc lập): “Yêu cầu, sức ép trong việc hội nhập nền tài chính quốc tế từ nay đến 2020”

b. Mô tả chung về mẫu nghiên cứu

Mục 2.3.2.2 b này tác giả đi vào mô tả về mẫu khảo sát được và các chỉ tiêu thống kê cơ bản của mẫu. (Phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lý số liệu được trình bày chi tiết trong phụ lục 10 của đề tài)

Bảng 2.13: Mô tả các chỉ tiêu thống kê chung của mẫu nghiên cứu


Biến

N

Range

Minimum

Maximum

Sum

Mean

Std.

Deviation

Variance

B1

100

3

2

5

387

3,87

0,580

0,336

B2

100

4

1

5

302

3,02

0,666

0,444

B3

100

4

1

5

407

4,07

0,590

0,349

B4

100

2

3

5

390

3,90

0,560

0,313

B5

100

2

2

4

276

2,76

0,452

0,204

B6

100

2

2

4

303

3,03

0,437

0,191

B7

100

2

2

4

299

2,99

0,389

0,151

B8

100

2

3

5

404

4,04

0,315

0,099

B9

100

4

1

5

300

3,00

0,471

0,222

B10

100

2

3

5

428

4,28

0,473

0,224

B11

100

2

3

5

414

4,14

0,450

0,202

B12

100

3

2

5

385

3,85

0,687

00,472

B13

100

2

3

5

413

4,13

0,442

0,195

B14

100

1

4

5

479

4,79

0,409

0,168

B15

100

4

1

5

289

2,89

0,840

0,705

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022