Tổng Hợp Kết Quả Phân Tích Và Rút Ra Kết Luận


Biến

N

Range

Minimum

Maximum

Sum

Mean

Std.

Deviation

Variance

B16

100

2

1

3

263

2,63

0,661

0,437

B17

100

2

2

4

302

3,02

0,402

0,161

B18

100

2

3

5

391

3,91

0,473

0,224

B19

100

1

3

4

369

3,69

0,465

0,216

B20

100

1

4

5

427

4,27

0,446

0,199

B21

100

1

4

5

475

4,75

0,435

0,189

B22

100

2

3

5

406

4,06

0,422

0,178

B23

100

2

3

5

409

4,09

0,452

0,204

KN

100

3

2

5

390

3,90

0,644

0,414

Valid N (listwise) 100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Nguồn: Tính toán của tác giả bằng SPSS 20

Bảng 2.15 cho thấy 24 biến quan sát và nghiên cứu đều hợp lệ và cho các kết quả thống kê về các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, tổng cộng, trung bình, độ lệch, phương sai chi tiết cho từng biến;

c. Kết quả nghiên cứu về các biến

Hình 2.6 và Bảng PL11.1 (xem phụ lục 11) cho biết kết quả nghiên cứu chi tiết các biến như sau:

- Biến KN quy luận phân phối tuần suất của biến KN có trung bình 3,9 độ lệch 0, 44 và chúng ta có thể kết luận “Khả năng ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống các NHTM Việt Nam từ nay đến năm 2020” là trung bình khá.

Nguồn Kết quả nghiên cứu của tác giả Hình 2 6 Quy luật phân bổ của biến 1

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Hình 2.6: Quy luật phân bổ của biến phụ thuộc “KN



d. Phân tích mối liên hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc

Bảng PL11.2: Kết quả kiểm định thang đo các biến gộp (xem chi tiết phụ lục 11). Cho ta thấy các biến giải thích trong khảo sát của tác giả đều không có ý nghĩa về mặt thang đo, do vậy không thể tiếp tục sử dụng trong các phân tích chuyên sâu về các mối quan hệ giữa các biến, kiểm định các giả thiết và phân tích các nhân tố khám phá.

Bảng PL11.3: Kiểm định mối tương quan giữa KN và các Bi (i = 1÷ 23) (Xem chi tiết phụ lục 11). Theo kết quả ta thấy, tất cả giá trị các ig. đều lớn hơn mức ý nghĩa 0.05 (hay độ tin cậy 95%), nên ta chấp nhận giả thuyết Ho là: biến KN và các biến Bi không tương quan với nhau.

2.3.2.3. Tổng hợp kết quả phân tích và rút ra kết luận


Một là, Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng Basel II vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam đó chính là chi phí vận hành theo toàn bộ chuẩn mực của Basel II quá lớn. Theo ước tính, các ngân hàng thương mại cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu Đô la Mỹ, tương đương với 1 0 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 5% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong khi đó, nếu là ngân hàng cỡ lớn thì chi phí vận hành hệ thống Basel này có thể lên đến 200 triệu Đôla Mỹ, tương đương với 3,200 tỷ đồng Việt Nam.

Hai là, Các thông tin trên thị trường chứng khoán và thị trường vốn là hết sức quan trọng nếu một hệ thống ngân hàng muốn áp dụng theo các chuẩn mực của Basel II. Trong khi đó, thực chất thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời cho đến nay chỉ vừa hơn 11 năm, số lượng hàng hóa trên thị trường dù đã tăng lên đáng kể so với thời kỳ đầu các vấn đề minh bạch trong công bố thông tin của các công ty niêm yết, lỏng lẻo trong quản lý của cơ quan chức năng, và các diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây đã gây khó khăn cho các NHTM trong việc nhận được sự hỗ trợ thông tin xử lý từ thị trường chứng khoán để áp dụng vào công tác quản trị rủi ro của mình

Các thông tin kinh tế vĩ mô và vi mô khác vẫn là một vấn đề khó đối với không chỉ riêng đối với hệ thống ngân hàng. Vấn đề công bố thông tin đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian gần đây thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, internet, trên một số website chính thức của các bộ ban ngành như bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cổng giao dịch điện tử của Chính



phủ, chính quyền thành phố và các tỉnh. Tuy nhiên, thông thường những báo cáo này thường được lập dưới dạng báo cáo năm, và có độ trễ tương đối lớn với thời gian xảy ra các sự kiện, như vậy rất khó hỗ trợ cho các ngân hàng trong việc dự báo, đánh giá và phòng ngừa rủi ro. Những thông tin thống kê chuyên biệt để tạo cơ sở dữ liệu cho các ngân hàng hiện nay rất ít, ngoài trung tâm thông tin tín dụng CIC ra, hầu như không còn tổ chức nào có khả năng đứng ra thu thập và cung cấp thông tin.

Ba là, Không giống như cách đo lường theo kiểu “một cho tất cả”của chuẩn mực vốn trong hiệp ước Basel I, hiệp ước Basel II dựa vào rất nhiều yếu tố để có thể xác định được hệ số rủi ro cho từng khoản mục tài sản liên quan đến từng nhóm đối tượng khác nhau, mà một trong những yếu tố này chính là kết quả xếp hạng tín nhiệm đáng tin cậy của một tổ chức độc lập. Như đã phân tích trong chương 2, hầu hết hệ số rủi ro của các nhóm tài sản từ tiền gửi cho đến các khoản đầu tư hay cho vay đều chịu ảnh hưởng của việc xếp hạng tín nhiệm, chẳng hạn như khoản phải đòi tại một ngân hàng thương mại được xếp loại AAA+ thì có hệ số rủi ro chỉ là 20% trong khi cũng là khoản phải đòi tại ngân hàng thương mại nhưng nếu ngân hàng đó bị xếp hạng là B- thì hệ số rủi ro có thể lên đến 100% hoặc 150%, kể cả các khoản đầu tư vào trái phiếu của những quốc gia được xếp hạng cao hơn thì cũng sẽ có hệ số rủi ro thấp hơn so với khoản đầu tư vào trái phiếu của những quốc gia hạn trung bình hoặc kém.

Hiện nay thực tế là mỗi ngân hàng thương mại Việt Nam đều đang từng bước xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Tuy nhiên việc xếp hạng này chủ yếu nhằm phục vụ quá trình thẩm định, ra quyết định cho vay của ngân hàng, rất ít được chia sẻ thông tin hay phổ biến rộng rãi bên ngoài, từ đó dẫn đến mạnh ngân hàng nào thì ngân hàng đó tự lo và kết quả là đôi khi sự đánh giá còn mang nặng về yếu tố chủ quan, cảm giác hơn là khách quan. Ngoài ra, nó còn dẫn đến những kết luận thiếu chính xác chỉ vì lý do là thông tin không đầy đủ.

Bốn là, Phương pháp chuẩn hóa được đưa ra trong Hiệp ước lại quá nhấn mạnh vai trò của cơ quan xếp hạng trong việc phân loại rủi ro tài sản. Trong khi đó, kinh nghiệm cho thấy, các công ty lớn trong ngành xếp hạng độ tín nhiệm có tương đối lớn số vụ xếp hạng không chính xác.

Năm là, Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp không được xếp hạng. Điều này dẫn tới bất lợi cho các ngân hàng Việt Nam vì tất cả các khoản vay khách hàng không được xếp hạng sẽ bị áp dụng



mức độ rủi ro là 100%. Thêm vào đó, việc Basel II cho rằng những công ty không xếp hạng ít rủi ro hơn những công ty được xếp hạng là không hoàn toàn chính xác.

Một vấn đề nữa là việc hầu hết các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển chưa được xếp hạng có thể dẫn tới tình trạng các công ty xếp hạng sẽ tiến hành chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp mà không xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp. Khi đó, điểm xếp hạng sẽ do những công ty này cung cấp sẽ không chính xác do thông tin về doanh nghiệp chưa đầy đủ và như vậy sẽ bất lợi cho doanh nghiệp. Mặt khác, trong phương pháp đánh giá rủi ro hoạt động cũng còn nhiều vấn đề như phương pháp ngân hàng tự đánh giá quá phức tạp, phương pháp chuẩn hóa với các chỉ tiêu cơ bản không gắn chặt với rủi ro, đem cộng gộp rủi ro tín dụng với rủi ro hoạt động.

Sáu là, Hiệp ước Basel II giao cho cơ quan quản lý ngân hàng, được quyền xem xét khả năng ứng dụng từng loại hệ thống đánh giá rủi ro, để phân loại rủi ro tài sản của tổ chức tín dụng. Trong thực tế, nếu như ngân hàng trung ương – cơ quan quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng không đủ trình độ để kiểm chứng hệ thống đánh giá rủi ro của các tổ chức tín dụng có phù hợp hay không thì sẽ rất nguy hiểm cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Chẳng hạn như khi được sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ, nhiều tổ chức tín dụng có thể quá lạc quan về triển vọng khách hàng của mình và không có các biện pháp đối phó cũng như phòng ngừa thích hợp, dẫn đến khả năng vỡ nợ của khách hàng có thể kéo theo sự vỡ nợ của ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Trong điều kiện hiện nay, dù có muốn hay không thì ngân hàng Nhà nước cũng chưa thể để cho các ngân hàng thương mại tự do lựa chọn những phương pháp đánh giá rủi ro theo sở thích của mình mà phải theo sự quản lý chặt chẽ trong từng quy định của ngân hàng nhà nước, thể hiện rò trong một loạt các qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Một khi ngân hàng Nhà nước thành công trong việc nâng cao trình độ giám sát của mình cũng như thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, trang bị cho ngân hàng những kiến thức, kỹ năng nhất định trong lĩnh vực quản trị rủi ro thì lúc này mới có thể tiến đến những khả năng áp dụng các phương pháp hiện đại hơn.

Bảy là, Một trong những khó khăn khi xem xét việc ứng dụng hiệp ước Basel II vào công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đó chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề chung đối với tất cả các ngân hàng thương mại và kể cả đối với cơ quan giám sát ngân hàng thương mại như



Ngân hàng Nhà nước. Thông qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel II trong chương I, có thể thấy rằng để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và nhân viên phụ trách phải có một tầm hiểu biết nhất định, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức toán học và kiến thức quản trị. Ngoài ra các kỹ năng phân tích, dự báo cũng là những kỹ năng không thể thiếu. Đây thực sự là những yêu cầu cao đối với các chuyên gia ngân hàng Việt Nam tại thời điểm này. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang cạnh tranh nhau rất lớn để có thể giữ chân những chuyên gia giỏi, am hiểu trong lĩnh vực ngân hàng thông qua việc ưu đãi về mức lương, thưởng và các hình thức khác như thưởng cổ phiếu, trang bị nhà ở và phương tiện đi lại… Nhưng với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay của hệ thống ngân hàng thì số lượng chuyên gia giỏi vẫn chưa đủ và cần một sự đào tạo và bổ sung rất lớn. Ngoài ra, cũng có nhiều chuyên gia giỏi đang đảm nhiệm những vị trí cấp cao trong các ngân hàng thương mại, nhưng do không có điều kiện hoặc không đủ thời gian để được đào tạo và tiếp cận những kiến thức mới này nên cũng chưa có khả năng vận dụng vào công việc thực tế. Chi phí cho những khóa học với các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thông thường là rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của những người được đi học.

Tám là, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang bối rối trong việc thực hiện theo các chuẩn mực kế toán của Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế. Khi thực hiện báo cáo theo hai chuẩn mực này hoặc thuê các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập trong nước và ngoài nước đánh giá thì kết quả là rất khác biệt.

Chín là, Thông thường, khi các ngân hàng phân tích hoạt động trong một thời gian, sẽ sử dụng các dữ liệu trên bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác. Tuy nhiên, có một vấn đề cần quan tâm ở đây là giá trị các khoản mục trên bảng cân đối nên thể hiện như thế nào để có thể tính đến những yếu tố biến động trên thị trường tác động đến giá trị sổ sách của những khoản mục này bao gồm biến động về lãi suất, tỷ giá, biến động giá các loại chứng khoán và các sản phẩm phái sinh theo thời gian đáo hạn còn lại… Đó chính là việc tính đến rủi ro thị trường trong giá trị sổ sách của các NHTM. Theo bảng cân đối kế toán được công bố của một số các NHTM kể cả NHTM cổ phần và NHTM nhà nước, có thể thấy rằng hầu hết các ngân hàng chưa tính đến yếu tố rủi ro thị trường vào giá trị các khoản đầu tư trên sổ sách của các ngân hàng thương mại.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trên cơ sở hệ thống lý luận ở chương 1, tác giả đã bắt tay vao nghiên cứu về thực trạng ứng dụng Basel II ở Việt Nam, thực trạng quản trị rủi ro và nhận thức về Basel II, cụ thể như sau:

Tác giả đã mô tả và phân tích về về đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và phân tích các ảnh hưởng của đặc điểm đó đến hệ thống ngân hàng thương mại và công tác quản trị rủi ro.

Tiếp theo đó, tác giả đã tiến hành mô tả, phân tích về toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua nghiên cứu 14 ngân hàng thương mại lớn nhất (G14) trên các mặt về vốn điều lệ, hoạt động huy động, hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư, diễn biến nợ xấu. Đồng thời tác giả cũng đã phân tích và chỉ ra các loại rủi ro đang diễn biến trong hệ thống NHTM hiện tại.

Cuối cùng tác giả tiến hành phân tích thực trạng áp dụng Basel II trong hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm: hệ thống văn bản pháp luật, việc đáp ứng hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR), hệ thống xếp hạng tín nhiệm, hệ thống thông tin. Để làm rò hơn các vấn đề, tác giả đã triển khai khảo sát nhận thức của các cán bộ ngân hàng về Basel II và khả năng ứng dụng Basel II ra sao. Những kết luận chi tiết đã được trình bày ở mục 2.3.2.3.

Tóm lại, những kết quả nghiên cứu này là điều kiện đủ cho việc đưa ra các giải pháp ứng dụng Basel II vào hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ nay tới năm 2020.


CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II VÀO HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC‌

NHTM VIỆT NAM


3.1. Định hướng phát triển hệ thống các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020‌

au khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện lộ trình cam kết mở cửa thị trường tài chính, hoạt động ngân hàng đã có những biến chuyển sâu sắc cả về lượng và chất: số lượng chi nhánh, quy mô vốn, các giao dịch liên kết chứng khoán - ngân hàng, bảo hiểm - ngân hàng, các giao dịch quốc tế ngày càng tăng. Những thay đổi này vừa đem đến những tác động tích cực vừa chứa đựng nhiều rủi ro và đòi hỏi bản thân các ngân hàng phải quản trị rủi ro hiệu quả.

Tác giả đề ra một số định hướng nhằm xác định hướng phát triển tổng thể của hệ thống tài chính – ngân hàng, trong đó tập trung vào những nội dung chủ yếu:

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Thứ nhất, tổ chức lại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với cơ cấu và tính chất hoạt động như một Ngân hàng Trung ương hiện đại, ngày càng hoạt động theo cơ chế thị trường đầy đủ, được trao quyền độc lập, tự chủ hơn trong việc đưa ra các quyết định chính sách, quyền chủ động về ngân sách; đồng thời, được quyền kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhất là về vấn đề chống lạm phát, hạn chế việc tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ.

Thứ hai, tăng cường tái cấu trúc các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng theo yêu cầu hiện đại và bền vững theo hướng: đa dạng hóa sở hữu, loại hình, sản phẩm; hợp lý về quy mô, giảm nhanh số lượng các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khả năng quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cao; khuyến khích những ngân hàng có điều kiện phát triển, hợp nhất, mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế; thiết lập trật tự kỷ cương trong việc quản lý và sử dụng ngoại hối; từng bước giảm tỉ lệ



cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại, tăng tỉ trọng huy động vốn từ thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế giám sát, ổn định tài chính – ngân hàng. Tăng cường giám sát chuyên ngành và giám sát tổng hợp, giám sát chéo theo yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia; quy định rò ràng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan, đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở pháp lý và hiệu lực thực tế của các Luật Ngân sách, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Giám sát an toàn, Luật Kinh doanh chứng khoán, bám sát vào định hướng chung nói trên. Đặc biệt, cần tăng cường năng lực và hiệu lực của hệ thống các định chế, các quy tắc và các hoạt động giám sát an toàn tài chính các cấp.

Thứ tư, điều chỉnh trần lãi suất huy động. Thực tế cũng cho thấy, trong quá trình tái cấu trúc và đổi mới hoạt động quản lý hệ thống – ngân hàng, cần sớm thực hiện mềm hóa trần lãi suất huy động, khống chế trần lãi suất cho vay nhằm hạn chế tình trạng buôn bán vốn lòng vòng và giảm thiểu cho vay rủi ro vào lĩnh vực đầu cơ, từ đó giúp cải thiện nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, cũng như giảm thiểu nguy cơ bất ổn hệ thống ngân hàng; cần sử dụng nhiều hơn các công cụ kinh tế, cùng với các công cụ hành chính để hướng ngân hàng vào các hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.

3.1.2. Định hướng ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro

Hệ thống cơ quan quản lý giám sát của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điểm hạn chế, tác động mạnh tới an toàn của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống NHTM nói riêng. Hoạt động giám sát chưa chú trọng đến việc cảnh báo sớm và hiện tại mới chỉ tập trung nhiều vào giám sát tuân thủ theo kiểu các định chế riêng lẻ là chủ yếu. Do vậy, tái cơ cấu các NHTM theo hướng lành mạnh hóa về tài chính, cơ cấu lại hoạt động, cơ cấu lại hệ thống quản trị và cơ cấu lại pháp nhân và sở hữu phải được tiến hành cùng với việc vươn tới hiệu quả giám sát theo tiêu chuẩn Basel II càng nhanh càng tốt.

Hiệp ước Basel mới đặt ra những trụ cột cơ bản về yêu cầu vốn tối thiểu, quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và tính kỷ luật của thị trường. Quá trình hội nhập hệ thống tài chính – ngân hàng quốc tế đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao tính minh bạch thông tin nhằm kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Để có thể kiểm soát rủi ro và gia tăng tính minh bạch của hệ thống ngân hàng VN dựa trên tinh thần của Hiệp ước Basel mới, có một số định hướng sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022