Thực Trạng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Vĩnh Long


STT

TÊN CÔNG TRÌNH

TÊN TÁC GIẢ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

5

Các yếu tố quyết định dành riêng cho rủi ro tín dụngngân hàng thương mại Ethiopia

Tehulu và các cộng sự (2014)

Kết quả cho thấy tăng trưởng tín dụng và quy mô ngân hàng có tác động tiêu cực và ý nghĩa thống kê về RRTD. Ngoài ra, kết quả cho thấy rằng lợi nhuận, tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán ngân hàng có mối quan hệ tiêu cực nhưng không đáng kể so với RRTD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long - 9


3.5 Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê sử dụng phổ biến trong chương 4. Các chỉ số thống kê về kết quả kinh doanh, hoạt động tín dụng, huy động, chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long qua các năm đã được thống kê nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong trong các nội dung về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Các kỹ thuật phân tích như sau:

Biễu diễn bằng đồ thị giúp tác giả so sánh được các dữ liệu

Biễu diễn các dữ liệu thành bảng tóm tắt các dữ liệu.


3.5.2 Phương pháp tổng hợp

3.5.2.1 Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp cũng được sử dụng có chọn lọc nhằm giúp đề tài có thể phân tích và đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất. Phương pháp dựa trên những thông tin về quản trị rủi ro tín dụng trong chuẩn mực Basel II. Thu thập các so sánh đánh giá từ các chỉ số tài chính có liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vĩnh Long từ phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long. Ngoài ra, nguồn dữ liệu cũng được thu thập từ các báo cáo ngành, báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước, Vietinbank Hội sở, Vietinbank chi nhánh Vĩnh Long, từ các tạp chí, website chuyên ngành có uy tín, tham khảo các nghiên cứu tiến sĩ từ đó làm nguồn dữ liệu tham khảo cho bài nghiên cứu của mình.

3.5.2.2 Khảo sát ý kiến chuyên gia

Dựa trên những thông tin chọn lọc từ Hiệp ước Basel, tác giả sẽ tham khảo ý kiến 13 chuyên gia là lãnh đạo NH, trưởng/phó phòng các phòng ban liên quan, trưởng/phó phòng các phòng giao dịch của Vietinbank Vĩnh Long, để ghi nhận đánh giá về những khó khăn mà các NHTM Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng có thể gặp phải trong quá trình ứng dụng các chuẩn mực Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Hình thức phỏng vấn là dựa trên bảng câu hỏi có chuẩn bị sẵn bao gồm các câu hỏi lựa chọn mức độ, các câu hỏi trắc nghiệm gợi mở (Đính kèm ở phụ lục 2). Với bảng câu hỏi phỏng vấn như vậy sẽ giúp tác giả tránh khỏi những ý kiến chủ quan trong việc nêu lên những nhận xét hoặc đánh giá về những vấn đề liên quan đến đề tài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này tác giả trình bày các khái niệm, làm rõ nội dung các chuẩn mực Basel II và tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến công tác QTRRTD. Từ đó kế thừa giá trị của các nghiên cứu này cũng như tìm


ra những khoảng trống trong nghiên cứu qua đó tìm hướng phát triển cho luận văn nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời giới thiệu phương pháp nghiên cứu như: thống kê mô tả, khảo sát ý kiến trực tiếp chuyên gia, tổng hợp dữ liệu nghiên cứu, so sánh phân tích dữ liệu … để đề ra các giải pháp cho ngân hàng.


CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG

4.1 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long

Vietinbank Vĩnh Long luôn duy trì danh mục tín dụng có chất lượng và duy trì nợ xấu ở mức an toàn. Ngân hàng luôn thực hiện hoạt động tín dụng theo nguyên tắc: Tăng trưởng ổn định, đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro.

Tại Vietinbank Vĩnh Long bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng thì tổng dư nợ quá hạn gồm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, nợ xầu gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 cũng có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Thậm chí tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn, nợ xấu còn tăng nhanh hơn tăng trưởng tín dụng.

Khi rủi ro tín dụng tăng lên nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng thì ngân hàng phải bỏ thêm chi phí để khắc phục những hậu quả. Do đó, rủi ro tín dụng sẽ làm tăng chi phí, cản trở sự tăng trưởng và làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để đánh giá rủi ro tín dụng thì các ngân hàng sẽ so sánh cá chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD.

Bảng 4.1 Diễn biến tình hình quản trị rủi ro tính dụng của Vietinbank Vĩnh Long giai đoạn 2015 – 2019.

Chỉ tiêu/Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng dư nợ cho vay

21.159

27.694

38.507

48.183

56.316

Dư nợ đủ tiêu chuẩn

19.694

26.137

36.937

46.732

54.162

Dư nợ quá hạn

933.0

914.9

894.3

586.0

865.1

Nợ xấu

531.1

641.7

675.7

865.0

1.288.1

Dự phòng RRTD

304.4

241.5

331.7

404.1

565.3

Tỷ lệ trích lập DP RRTD

1,44%

0,87%

0,86%

0,84%

1,00%

Tỷ lệ nợ xấu

3%

1,94%

1,54%

1,48%

1,87%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank Vĩnh Long các năm từ 2015 – 2019)


Tổng dư nợ cho vay của Vietinbank Vĩnh Long tăng qua các năm 2015 – 2019, song song bên cạnh đó thì nợ xấu cũng tăng theo. Năm 2019, nợ xấu của Vietinbank Vĩnh Long là 1.288 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ nợ xấu là 1,87% (tính trên tổng tài sản có rủi ro tín dụng). Nhìn chung tình hình nợ xấu của Vietinbank Vĩnh Long đang được kiểm soát chặt chẽ với mức tăng nợ xấu không cao và thuận theo việc tăng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, Vietinbank Vĩnh Long cần đẩy mạnh quá trình xử lý, thu hồi và đặc biệt là quan tâm đến việc quản trị rủi ro tín dụng để hạn chế phát sinh thêm các khoảng nợ xấu. Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu là dưới 3%, Vietinbank đã đáp ứng được quy định này.

4.1.1 Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.

Theo điều 9 Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu được xác định theo công thức:

CAR = x 100% 9%

Vietinbank Vĩnh Long đã chủ động áp dụng và triển khai Basel II theo phương

pháp tiêu chuẩn, nổ lực hướng tới thành công trong việc hoàn tất triển khai.

Năm 2019, Vietinbank Vĩnh Long có kết quả kinh doanh hiệu quả với nhiều chỉ số đạt ở mức tốt. Điều đó phản ánh được hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ cũng như tốc độ phát triển bền vững của Ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn đạt 12%, duy trì trong giới hạn cho phép 9% của Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 4.2 Tỷ lệ an toàn vốn Vietinbank Vĩnh Long giai đoạn 2015 – 2019



Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tỷ lệ an toàn vốn

17.1

12.9

11.13

9.82

12

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietinbank Vĩnh Long )


Với nguồn vốn ổn định và cơ cấu tài sản an toàn hiệu quả, Vietinbank Vĩnh Long luôn đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước cũng như tuân thủ chuẩn mực Basel II. Hệ số CAR năm 2019 là 12% cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tối thiểu là 9% và theo chuẩn mực của Basel II là 8%.

4.1.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.

Cùng với xu hướng ngân hàng các năm gần đây đang tiếp cận chuẩn mực Basel II thì Vietinbank Vĩnh Long thời gian qua cũng có định hướng xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng các nguyên tắc cơ bản của Basel II. Sau đây, luận văn sẽ đi sâu phân tích mô hình nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.

4.1.2.1Mô hình quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.

Vietinbank Vĩnh Long đang áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng cụ thể như sau:

- Giám đốc chi nhánh điều hành và chỉ đạo chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Các phó Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành và quản lý theo lĩnh vực chuyên môn được Giám đốc phân công.

- Hai phòng khách hàng Doanh nghiệp và Phòng khách hàng Bán lẻ trực tiế thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý, thẩm định và kiểm soát RRTD, thực hiện phân loại nợ, xử lý rủi ro và thu hồi nợ tại chi nhánh.

- Phòng Quản lý nợ: quản lý hồ sơ tín dụng, phối hợp với cán bộ quản lý rủi ro để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời kết hợp với cán bộ quan hệ khach hàng trong việc theo dõi các khoản nợ vay, cung cấp thông tin chính xác để góp phần giảm thiểu rủi ro.

- Bộ phận kiểm tra nội bộ: thực hiện công tác kiểm tra nhằm phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động kinh của chi nhánh.


- Bộ phận quản lý rủi ro: định kỳ soạn thảo các chính sách rủi ro tín dụng, thường xuyên theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện chính sách để kịp thời điều chỉnh chính sách rủi ro cho phù hợp, trực tiếp tham gia vào quy trình tín dụng của ngân hàng.

4.1.2.2Tóm tắt quy trình quản trị rủi ro tại Vietinbank Vĩnh Long

Vietinbank Vĩnh Long xây dựng chiến lược quản trị rủi ro chung cho tất cả các loại rủi ro, trong đó xác định các loại rủi ro trọng yếu và kế hoạch triển khai để hoàn thành chiến lược.

Vietinbank Vĩnh Long xây dựng các hạn mức quản lý rủi ro tín dụng theo yêu cầu của NHNN như: hạn mức nợ quá hạn, nợ xấu, hạn mức tăng trưởng tín dụng, hạn mức giới hạn cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu, hạn mức cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp,...

Quy trình quản lý rủi ro tại Vietinbank Vĩnh Long được thực hiện thông qua 4 bước chính cụ thể như sau:

Hình 4.1 : Quy trình quản trị rủi ro tại Vietinbank Vĩnh Long


(Nguồn: Vietinbank Vĩnh Long)

Nhận diện rủi ro: được thực hiện thường xuyên và liên tục ở cấp độ từng giao dịch và cấp độ danh mục nhằm phản ánh đầy đủ các rủi ro, tính liên kết và tính


tương tác giữa các rủi ro. Bên cạnh các công cụ và phương pháp hỗ trợ cho việc nhận diện rủi ro được phòng QLRR đưa ra thì Vietinbank Vĩnh Long yêu cầu tất cả các cán bộ nhân viên đều có trách nhiệm nhận diện rủi ro trong quá trình tác nghiệp hàng ngày.

Đo lường rủi ro: với mỗi rủi ro được nhận diện, Vietinbank Vĩnh Long sẽ đo lường để đánh giá tác động của nó lên Vốn và lợi nhuận của Ngân hàng trong ngăn hạn và dài hạn. Việc đo lường được thực hiện theo phương pháp định lượng và định tính để đánh giá xác suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng tác động đến từng giao dịch và trên toàn danh mục mà rủi ro đó tạo ra. Việc đo lường rủi ro cũng có thể thực hiện thông qua nhiều cách khác nhau để từ đó làm cơ sở cho các kế hoạch dự phòng.

Kiểm soát rủi ro: từ kết quả của đo lường rủi ro Ngân hàng sẽ phân loại rủi ro theo cấp độ từ nghiêm trọng, trung bình hay thấp để đưa ra giải pháp kiểm soát rủi ro cho phù hợp. Ngân hàng sẽ chặt chẽ nhằm đảm bảo rủi ro còn lại sau khi thực hiện các biện pháp kiểm soát nằm trong ngưỡng chấp nhận của Ngân hàng.

Theo dõi rủi ro: các rủi ro được nhận diện đều phải được ghi nhận đầy đủ và theo dõi sự thay đổi của nó trong quá trình thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro và tiến độ khắc phục. Sẽ báo cáo lên cấp quản lý phù hợp tùy vào mức độ rủi ro theo định kỳ hoặc ngay khi phát sinh.

Quy trình thẩm định phê duyệt:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/03/2024