Hoạt Động Của Nông Trường Quốc Doanh

Từ năm 1971, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương tập trung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ NTQD theo ngành: ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành thú y, ngành bảo vệ thực vật, ngành quản lý kinh tế... Trong đó, Ủy ban rất chú trọng bồi dưỡng đội ngũ kỹ sư trưởng, kế toán trưởng, cán bộ kỹ thuật và quản lý kinh tế đầu ngành ở cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng trong nước là chính, Ủy ban còn đưa cán bộ đi nghiên cứu sinh và đi thực tập ở nước ngoài. Đến năm 1975, Bình quân 10 công nhân sản xuất có 1 người trình độ trung cấp (tính cả trình độ đại học).

Có thể nói, sau 20 năm (1955-1975), toàn NTQD có được một lực lượng lao động đông đảo và có trình độ hơn h n so với năm 1955-thời điểm bắt đầu xây dựng NTQD. Đó là một trong những lực lượng nòng cốt trên mặt trận phát triển kinh tế nông nghiệp của miền Bắc XHCN. Đây có thể coi là một thành công và nỗ lực lớn của miền Bắc đóng góp cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của cả nước.

Thời gian làm việc và chế độ tiền lương

NTQD vẫn duy trì quy định về thời gian làm việc và chế độ tiền lương giống như giai đoạn 1955-1965. Công nhân nông trường một ngày làm việc 8 giờ, từ thứ Hai đến thứ Bảy, thời gian làm thêm được tính phụ cấp thêm ngoài giờ. Lương của công nhân được trả hàng tháng, ngoài ra còn có phần lương phụ cấp, lương trách nhiệm. Đến thời điểm năm 1970, lương bình quân một tháng là 48,8 đồng/người, tăng hơn so với giai đoạn 1955-1965 (45,65 đồng/tháng). Một công nhân viên chức thu nhập 1.305 đồng/năm, đối với công nhân trực tiếp sản xuất thu nhập là 1.550 đồng/năm [64]. Năm 1974, lương bình quân cho một công nhân trực tiếp sản xuất là 50 đồng/người, trong đó, công nhân ngành nông nghiệp là 50 đồng/người, công nhân ngành công nghiệp là 45 đồng/người, công nhân ngành xây dựng cơ bản là 54 đồng/người [261].

Giai đoạn 1965-1975, hình thức trả lương theo hình thức khoán được áp dụng rộng rãi trong toàn NTQD. Công nhân làm việc theo tiếng kẻng và đều được hưởng chế độ như nhau sau khi hoàn thành được định mức công việc, hoàn thành khối lượng công việc được giao khoán. NTQD áp dụng rộng rãi hình thức trả lương theo khoán công việc hoặc theo dây chuyền công việc (tức là khoán bộ phận công việc) để tính công điểm trả lương hàng tháng, còn những công việc đặc thù thì áp dụng hình thức trả lương theo ngày có định mức. Ví dụ về hình thức khoán theo công việc ở một NTQD được tính như sau: Đào hố trồng cà phê 60 hố/công. Trồng mới

cà phê 12 cây/công. Hái cà phê giữa vụ 80 kg/công. Quy định một công nhân sản xuất ở NTQD phải đạt tối thiểu là 22 công/tháng. Trồng trọt là 2,02 đồng/công. Cuối tháng, công nhân sản xuất chỉ cần đạt đủ 22 công, sẽ có tiền lương tối thiểu là 45 đồng/tháng đối với công nhân bậc 1.

L c lượng lao động nữ

So với giai đoạn 1955-1965, thành phần lao động có nhiều thay đổi. Đáng chú ý nhất là về thành phần lao động nữ ở giai đoạn 1965-1975. Từ sau năm 1964, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn cam go và ác liệt, hàng vạn nam thanh niên nông trường đã theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc lên đường vào Nam chiến đấu. Khi đó lao động nữ trở thành lực lượng lao động sản xuất chính tại các NTQD.

Từ khi Chỉ thị số 99, ngày 8-6-1965, của Trung ương Đảng ra đời khuyến khích sử dụng lao động nữ: “Sử dụng hợp lý mọi khả năng lao động của các tầng lớp phụ nữ trên mặt trận sản xuất, trước hết là việc sử dụng lao động của phụ nữ vào sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề thích hợp với khả năng và sức khỏe của phụ nữ” [152, tr. 199], lao động nữ thực sự trở thành là một nguồn lực lao động to lớn của xã hội. Số lượng lao động nữ tại các NTQD ngày càng tăng. Năm 1960, lao động nữ mới chỉ có 10.831 người, chiếm 18,8% tổng cán bộ công nhân viên. Đến năm 1965, lao động nữ tăng lên 28389 người, chiếm 40%; năm 1967 là 37129

người, chiếm 47,2%. Năm 1970, số lượng lao động nữ chiếm 53,2% [66], [70] (Xem chi tiết ở phần Phụ lục: Mục lục 1.13). Ngay cả các Nông trường quân đội, thời gian đầu thành lập có rất ít lao động nữ, nhưng đến năm 1969, tỷ lệ lao động nữ chiếm rất cao: Lao động nữ tại Nông trường Việt Lâm là 63,5%; Nông trường Tháng 10 là 66,1%; Nông trường Nghĩa Lộ là 72,7%; Nông trường Xuân Mai là 63,2%; Nông trường Ba Vì là 61,4%; Nông trường Vân Lĩnh là 61,2%; Nông trường An là 60% [66]. Điều đó kh ng định lao động nữ chiếm số lượng rất đông đảo và dần trở thành lao động chính của NTQD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Lực lượng lao động nữ tại NTQD chủ yếu xuất thân từ gia đình quân nhân, gia đình nông dân, số ít là tiểu thương, học sinh, sinh viên. Họ là thân nhân của bộ đội chuyển ngành, của cán bộ miền Nam tập kết. Sau năm 1965, số lao động nữ được tuyển vào chủ yếu từ các tỉnh ở miền Bắc. Phần lớn khi mới tuyển vào họ đều là lao động phổ thông.

Sau khi được tuyển vào, Bộ Nông trường rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân nữ. Các trường bổ túc văn hóa, nghiệp vụ của Bộ hạ bớt tiêu chuẩn để ưu tiên tuyển nữ. Công nhân viên nữ có trình độ chuyên môn chiếm số lượng khá đông. Năm 1971, số nữ công nhân kỹ thuật là 5.205 người/14.325 người46, số nữ công nhân có kỹ thuật trình độ sơ cấp là 866 người/2.469 người, số nữ công nhân có kỹ thuật và nghiệp vụ trung cấp là 327 người/3.053 người, số nữ công nhân có kỹ thuật và nghiệp vụ đại học là 103 người

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 14

/992 người [66], [70]. Ngoài ra, Bộ Nông trường còn thường xuyên cử nữ cán bộ, công nhân viên đi bồi dưỡng chính trị ở các trường Đảng.

Việc bố trí công việc cho lao động nữ trong thời gian đầu mới tuyển vào NTQD chưa có sự phân biệt cụ thể, rò ràng đối với các công việc nặng nhọc, phức tạp, độc hại. Nữ giới tham gia hầu hết các hoạt động sản xuất như nam giới, bao gồm: cày bừa, vận chuyển, bốc vác, tham gia các đội công trình xây dựng cơ bản, làm thuỷ lợi... Lao động nữ trực tiếp tham gia sản xuất chiếm 70-80% tổng số lao động nữ toàn ngành. Thời gian sau, Bộ Nông trường có sự điều chỉnh trong việc sử dụng và phân công công việc phù hợp với đặc điểm giới tính nữ. Các NTQD tiến hành sắp xếp, đưa phụ nữ ra khỏi những ngành nghề độc hại, nặng nhọc như lái máy kéo, máy húc, máy nổ, quai búa ở các lò rèn, nổ mìn phá đá ở các công trường, đào gốc khai hoang rừng già, công tác thủy lợi, pha chế thuốc trừ sâu có nồng độ cao… Đồng thời, NTQD tăng cường lao động nữ trong ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và điều chỉnh lao động nữ tham gia lao động gián tiếp. Kết quả là, đến năm 1971, trong nông nghiệp, lao động nữ chiếm 60,3% tổng số lao động toàn ngành, trong đó, trồng trọt là 75,7%; chăn nuôi là 49,3% và làm phân là 37%. Trong công nghiệp, lao động nữ là 30% tổng số lao động toàn ngành, trong đó, công nghiệp chế biến là 60%; công nghiệp cơ khí là 4,8% [70]. Bên cạnh đó, NTQD điều chỉnh lực lượng nữ vào khâu lao động gián tiếp như: kế toán, thống kê, quản lý, thay dần cho lực lượng nam giới. Tỷ lệ nữ tham gia lao động gián tiếp tăng từ 12,7% (năm 1960) lên 25% (năm 1970) [70].


46 Trong đó, ngành nông nghiệp là 4.319/9.841 người, chiếm 43,8%; ngành điện là 13/195 người, chiếm 6,6%; ngành cơ khí là 193/1.612 người, chiếm 12,7%; ngành xây dựng là 50/289 người, chieems17,3%; ngành thực phẩm là 100/168 người, chiếm 65,4%; ngành phục vụ công cộng là 467/593 người, chiếm 78,7%. [66]

Nhằm giảm nhẹ cường độ lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân viên, các NTQD đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa, trang bị nông cụ cải tiến như: máy cày bừa, máy gieo th ng, máy đập lúa, máy gặt, máy chẻ cói, ô tô vận chuyển... Nhiều công đoạn sản xuất được cơ giới hóa giúp cho nữ công nhân viên hạn chế phải trực tiếp làm đất, cấy lúa, gieo trồng, thu hoạch. Trong khâu cấy lúa, thay vì trực tiếp cấy lúa, các NTQD thực hiện gieo th ng và chăm sóc bằng cơ giới hóa và công cụ cải tiến, giải phóng được sức lao động cho nữ công nhân. Trong công tác vận tải, phong trào đóng xe bò, xe kéo, xe bánh trượt đã giúp giảm đáng kể tình trạng gồng gánh nặng nhọc cho nữ công nhân viên. Các NTQD ở ven biển như Nông trường Rạng Đông (Nam Định), Nông trường Bình Minh (Ninh Bình) củng cố lại hệ thống thủy lợi, tưới tiêu chủ động để đến mùa thu hoạch cói nữ công nhân được làm việc trong điều kiện khô ráo, hạn chế phải ngâm mình dưới nước; đồng thời cải tạo các loại thuyền trượt, thuyền nan… Điều kiện làm việc của lao động nữ tại các NTQD cải thiện rò rệt, giảm đi sự vất vả và nặng nhọc cho nữ công nhân.

Song song với việc bồi dưỡng, đào tạo và bố trí công việc cho lao động nữ, Bộ Nông trường đã rất chú trọng đến việc đề bạt cán bộ nữ vào vị trí quản lý, lãnh đạo như: cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, cán bộ Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Số lượng cán bộ nữ tham gia quản lý và lãnh đạo ngày càng đông. Đến năm 1969, toàn NTQD có 6 nữ giữ chức vụ Trưởng Phó phòng; 22 nữ là Đội trưởng sản xuất; 273 nữ Đội phó sản xuất; 32 nữ là Bí thư chi bộ chuyên trách, 88 nữ là Cán sự; Tổ trưởng là nữ chiếm từ 80% đến 90% tổng số tổ trưởng. Riêng đối với vị trí Phó Giám đốc nông trường có 9 người, trong đó, có 2 nữ Phó Giám đốc là người miền Nam và 7 nữ Phó Giám đốc là người người miền Bắc, 1 nữ Phó Giám đốc là người người dân tộc thiểu số [66], [70] (Xem chi tiết ở phần Phụ lục: Mục lục 1.15). Đa số cán bộ nữ khi được giao nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo đều tích cực, tận tụy và có tinh thần chịu khó, khiêm tốn học tập nên không thua kém gì nam giới. Năng lực và đóng góp của lực lượng lao động nữ ngày càng được kh ng định và ghi nhận.

Có thể nói, tăng cường lực lượng lao động nữ vào các NTQD có ý nghĩa rất lớn. Một mặt, NTQD bổ sung được nguồn lực lao động đang thiếu cho nông trường, mặt khác, phát huy được vai trò, đóng góp của phụ nữ trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Rò ràng khi nhắc đến lực lượng lao động trong các NTQD,

không thể không nhắc đến lực lượng lao động nữ. Họ không chỉ tham gia ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất mà còn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật47, trong công việc quản lý, thậm chí cả cương vị lãnh đạo. Đó là một nguồn lao động to lớn cho NTQD và cho xã hội.

3.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất

Giai đoạn 1965-1975, các NTQD chủ yếu xây dựng các công trình quy mô vừa và nhỏ cho phù hợp với tình hình thời chiến. Khi chiến tranh phá hoại kết thúc, năm 1972, các NTQD vừa khôi phục, sửa chữa những cơ sở bị chiến tranh phá hoại, vừa đẩy mạnh xây mới các cơ sở sản xuất, trong đó tập trung xây dựng các xưởng chế biến để mở rộng quy mô sản xuất.

Vốn đầu tư

Theo báo cáo của Bộ Nông trường, trong 10 năm (1960-1969), tổng số vốn đầu tư cho NTQD là 473 triệu đồng, trong đó đầu tư cho nông nghiệp là 364 triệu đồng, đầu tư cho công nghiệp là 47 triệu đồng, đầu tư cho xây dựng cơ bản là 5 triệu đồng (chỉ tính máy móc thi công), đầu tư cho các ngành khác không có tính chất sản xuất là 57 triệu đồng [64].

Từ năm 1971, Bộ Nông trường giải thể, NTQD trực thuộc Ủy ban Nông nghiệp Trung ương quản lý. Theo kế hoạch, trong 5 năm (1971-1975), tổng số vốn đầu tư cho NTQD là 340,5 triệu đồng, trong đó, tiền vốn dành cho khôi phục là

50.000.000 đồng [72, tr. 14-15] (Xem chi tiết ở phần Phụ lục: Mục lục 1.15). Tuy chỉ là con số dự kiến nhưng đã phần nào phản ánh mức độ đầu tư của Nhà nước dành riêng cho NTQD . Nếu trong những năm 1965-1970, tiền vốn tập trung khôi phục và xây dựng cơ sở vật chất để duy trì hoạt động sản xuất, thì đến những năm 1971-1975, bên cạnh việc khôi phục, NTQD tập trung đầu tư xây mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất.

Số vốn đầu tư giai đoạn 1965-1976 giảm hơn so với giai đoạn 1955-1965. Nguyên nhân là do miền Bắc phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại nên Nhà nước có sự điều chỉnh phân bổ nguồn vốn. Tuy nhiên đặt số vốn đầu tư của Nhà nước cho NTQD trong tổng số vốn Nhà nước đầu tư cho ngành nông nghiệp miền Bắc: cho thấy số vốn đầu tư dành cho NTQD là không nhỏ: năm 1965 là 158,8 triệu đồng; năm


47 Năm 1970, số cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật nữ chiếm 20,8%, trong đó, tỷ lệ nữ công nhân kỹ thuật là 36%, trung học là 10,7%, đại học là 10,4% [70].

1968 là 133,2 triệu đồng; năm 1972 là 239,7 triệu đồng; năm 1973 là 267 triệu đồng;

năm 1974 là 281,8 triệu đồng và năm 1975 là 271 triệu đồng [242, tr. 268].

Phương tiện sản xuất

NTQD tiếp tục được trang bị máy móc, nông cụ cải tiến. Số lượng máy móc, nông cụ cải tiến ngày càng tăng. Năm 1969, toàn NTQD được trang bị tổng số

1.358 chiếc máy kéo, công suất đạt 60.426 mã lực [64]. Năm 1974, số lượng máy kéo tăng lên 1.365 cái và 5.380 ô tô các loại [162, tr. 81]. So sánh tốc độ đầu tư đến năm 1975, số máy kéo trang bị cho NTQD liên tục tăng hàng năm: Nếu lấy năm 1960 = 1, thì năm 1965 = 3,85 và năm 1975 = 4,85. Bình quân một NTQD có hơn

1.500 máy móc và nông cụ cải tiến các loại, 500 ô tô vận tải [204, tr. 281]. Trong khi đó, toàn miền Bắc có tổng số 3.942 máy kéo, 3.557 máy cày, 3.335 máy bừa và 118 máy gieo xới (năm 1974) [242, tr. 275]. Điều này cho thấy, mặc dù có nhiều khó khăn, song số lượng máy móc, nông cụ cải tiến đầu tư cho NTQD là rất lớn.

Những công tr nh phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên

Trong điều kiện đối phó với chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, NTQD đã thực hiện chuyển hướng sản xuất từ thời bình sang thời chiến. Các công trình phục vụ sản xuất và đời sống của cán bộ, công nhân NTQD cũng chuyển hướng xây dựng phù hợp với thời chiến. Song song với khôi phục các công trình bị bắn phá, NTQD tập trung xây mới kho tàng, nhà xưởng nhằm mở rộng quy mô sản xuất.

Đối với những công trình phục vụ sản xuất, các công trình chuyển hướng xây dựng theo hướng cắt nhỏ, chia lẻ, phù hợp với sản xuất trong điều kiện thời chiến. Các xưởng cơ khí, xưởng chế biến được chia cắt từng công đoạn sản xuất; xây dựng đồng ruộng, làm ruộng bậc thang, ruộng nước, làm thuỷ lợi vừa và nhỏ. Một số công trình được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu tập trung vào công tác thủy lợi, cải tạo đồng ruộng và các cơ sở chế biến. Nhờ sự chuyển hướng kịp thời và linh hoạt đã giúp cho các hoạt động sản xuất của NTQD vẫn diễn ra thường xuyên. Năng suất lao động trong xây dựng cơ bản có nhiều lĩnh vực được nâng lên, thậm chí có những định mức hoà bình chưa thực hiện được thì trong chiến tranh lại thực hiện được.

Từ năm 1971, NTQD trực thuộc sự quản lý của Ủy ban Nông nghiệp Trung ương. Song song với việc khôi phục những xưởng chế biến cũ, Ủy ban Nông nghiệp

Trung ương đẩy mạnh xây dựng mới các xưởng chế biến, các cơ sở sản xuất. Năm 1971, Ủy ban Nông nghiệp bắt đầu thi công xây mới 4 xưởng chế biến cao su, 4 xưởng chế biến chè, 1 xưởng chế biến thức ăn gia súc, 2 xưởng chế biến hoa quả hộp. Các xưởng chế biến cà phê thì được khôi phục và mở rộng [72]. Hàng năm, các công trình như: nhà kho, chuồng trại, sân phơi, cầu cống… đều được khôi phục và xây mới. Năm 1974, toàn ngành xây mới được 25.800 m2 chuồng trại; 14.700 m2 sân phơi; 7.354 m2 nhà kho; 14.99m2 nhà xưởng; 74 cầu cống các loại; đập nước là 19 cái; 30 km đường rải đá; 38 km đường đất và đường cấp phối là 18 km [261]. Đến năm 1975, toàn NTQD có 5 trường trung cấp, 3 trường công nhân, 4 xưởng cơ khí đại tu ô tô, máy kéo và 3 công ty, 4 trạm nghiên cứu cho trồng trọt, chăn nuôi [70], 44 xưởng chế biến nông sản và mỗi NTQD đều có 1 xưởng cơ khí sửa chữa nhỏ [162, tr. 81].

Đối với những công trình phục vụ sinh hoạt của cán bộ và công nhân viên, mọi sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến. Các công trình phục vụ sinh hoạt như: nhà ở, trường học, bệnh xá, bếp ăn, khu mậu dịch… đều được sơ tán, phải bỏ trống và chuyển vào trong rừng núi, hoặc dưới tán cây rừng. Mỗi NTQD huy động lực lượng lớn công nhân viên tham gia xây dựng nhà cửa, hầm, hào... đảm bảo an toàn cho công nhân viên và tài sản của nông trường. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm, nhiều NTQD lúng túng trong việc sơ tán, tổ chức cuộc sống cho công nhân viên, nên đã phá bỏ những khu nhà ở tập thể, trường học, bệnh xá... Sau khi được Bộ Nông trường chấn chỉnh, các công trình được giữ nguyên.

Nhằm duy trì bếp ăn tập thể, NTQD đã tổ chức mang cơm ra đồng, ăn nghỉ trưa tại chỗ cho công nhân viên. Đối với những hộ gia đình, Bộ Nông trường cho phép các hộ xây dựng gian nhà riêng. Nhiều gia đình lên rừng chặt cây về làm nhà ở gần núi, ven suối. Một số công trình phụ vụ sinh hoạt được chú ý xây dựng hơn như: nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước. Năm 1968, trung bình 36 người/1 giếng nước, 40 người/1 nhà tắm, 38 người/1 nhà vệ sinh. Năm 1969, các NTQD có chú ý xây dựng giếng nước, nhà vệ sinh và nhà tắm: bình quân còn 18 người/1 giếng nước; 31 người/1 nhà tắm, 22 người/1 nhà vệ sinh [66].

Sau khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom đánh phá miền Bắc, các NTQD huy động lực lượng khôi phục, sửa sang, xây dựng lại nhà cửa, đưa cuộc sống của công

nhân trở lại bình thường, tạo điều kiện trở về nhà tập thể, duy trì các bếp ăn tập thể... Cuộc sống của cán bộ, công nhân viên nhanh chóng ổn định lại. Song song với xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, nhiều công trình phục vụ sinh hoạt thường xuyên được xây dựng hàng năm. Năm 1974, toàn NTQD xây dựng được

52.200 m2 nhà sinh hoạt, đảm bảo nơi ăn chốn ở cho toàn thể công nhân viên [261].

Như vậy, đến năm 1975, NTQD đã có cơ sở vật chất tương đối tiên tiến và đồng bộ từ các công trình phục vụ sản xuất như: kho tàng, sân kho, chuồng trại, lò sấy, xưởng chế biến, các công trình thủy lợi, đường sá… đến các công trình phục vụ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên như: nhà ở, trường học, bệnh xá, khu mậu dịch, hội trường, nhà văn hóa, căng-tin.v.v. Bình quân một NTQD có quy mô trung bình vào khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp, 800 lao động, hơn 1.500 máy kéo và 500 ô tô vận tải [204, tr. 281]. Hệ thống cơ sở vật chất này hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất lớn của nền nông nghiệp XHCN.

3.3. Hoạt động của nông trường quốc doanh

3.3.1. Khai hoang

Bước sang giai đoạn 1965-1975, hoạt động sản xuất của NTQD gặp rất nhiều khó khăn do NTQD trở thành là một trong những mục tiêu và trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ. Cuộc chiến tranh phá hoại đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất của NTQD.

Trong những năm 1965-1975, nhiệm vụ khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, xây dựng vùng kinh tế mới vẫn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. NTQD vừa khai hoang những vùng đất mới48, vừa phục hoang diện tích đất bị bom đạn tàn phá. Do tác động của cuộc chiến tranh phá hoại, những năm 1965-1973, NTQD chủ yếu tập trung tiến hành phục hoang diện tích đất bị bom đạn tàn phá. Trong hai năm 1974-1975, công tác khai hoang được đẩy mạnh. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 22 (tháng 12-1973) về nhiệm vụ, phương châm và mục tiêu khôi phục và phát triển

kinh tế hai năm 1974-1975 đã chỉ rò nhiệm vụ khai hoang: “Trong hai năm tới, Nhà


48 Theo số liệu điều tra của Bộ Nông trường, năm 1968, toàn miền Bắc có diện tích tự nhiên là 15.818.150 ha, trong đó, đất nông nghiệp đã sử dụng là 2.522.163 ha chiếm 15,9%; rừng và đồi núi là 10.469.966 ha chiếm 66,1%; diện tích có khả năng khai hoang sản xuất nông nghiệp là 3.250.000 ha chiếm 20%. Tại 21 tỉnh và khu Vĩnh Linh còn diện tích đất có khả năng khai hoang là 2.984.000 ha và các tỉnh khác của vùng đồng bằng là 250.000 ha. Cụ thể như sau: Khu Tây Bắc còn khả năng khai hoang là 530.000 ha; ven sông Hồng còn khả năng khai hoang là 170.000 ha; khu Việt Bắc còn khả năng khai hoang là 470.000 ha; khu Đông Bắc còn khả năng khai hoang là 160.000 ha; khu Hòa Bình còn khả năng khai hoang là 75.000 ha; 3 tỉnh đồng bằng có đất trung du còn khả năng khai hoang là 25.000 ha; khu IV cũ còn khả năng khai hoang là 570.000 ha; ven biển từ Hải Phòng đến Thanh Hóa còn khả năng khai hoang là 10.000 ha [213].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022