Hiệu Quả Hoạt Động (Roa, Roe, %) Của Nhóm Nhtm G14



khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, tất yếu không thu hồi được vốn để thanh toán trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu.

Khác với rủi ro tín dụng thường diễn ra theo một tiến trình, từ những dấu hiệu khó khăn ban đầu như tỷ lệ nợ xấu tăng dần đến quá trình tái cơ cấu nợ. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản thường mang tính chất bất ngờ, không nhất thiết phải là những khó khăn trong bảng tổng kết tài sản, và đặc biệt nguy hiểm bởi khả năng lây lan có tính hệ thống trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Có một số công cụ hay phương thức mà các ngân hàng có thể sử dụng nhằm giảm rủi ro thanh khoản như vay liên ngân hàng, vay tái cấp vốn của NHNN, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs) hoặc bán các tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, hoạt động vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hiện đang bị tắc nghẽn. Công cụ vay tái cấp vốn của NHNN cũng ít khi phát huy hiệu lực do những trở ngại hành chính từ quyết định cấp hạn mức tái cấp vốn và bản thân các ngân hàng cũng không có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn để tái chiết khấu. Các tài sản ngắn hạn nhằm dự trữ thanh khoản như tín phiếu kho bạc cũng chỉ có quy mô nhỏ, lại được phân bổ không đều và không hợp lý giữa các ngân hàng. Thị trường mở không phải là sân chơi cho tất cả các ngân hàng, đặc biệt đối với những ngân hàng đang gặp nhiều áp lực thanh khoản nhất hiện nay.

Hơn nữa, bản thân các ngân hàng, do áp lực cạnh tranh trong việc huy động vốn bởi rào cản trần lãi suất, cũng đã tự làm khó mình khi sáng tạo ra các tài khoản tiền gửi hết sức đa dạng mà bản chất cũng là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Chẳng hạn như các tài khoản có kỳ hạn vẫn dễ dàng rút trước hạn một cách linh hoạt mà không kèm ràng buộc nào hoặc tiền gửi kỳ hạn cực ngắn sẽ càng làm gia tăng tính chất bấp bênh của dòng vốn ngân hàng. Cuối cùng, thị trường thứ cấp cho các giao dịch chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs) vẫn chưa hình thành, trong khi thị trường sơ cấp vẫn ở mức độ sơ khai.

Ngoài ra, một tỷ trọng không nhỏ các khoản nợ đang bị găm giữ vào thị trường bất động sản và chứng khoán đã khiến cho dòng vốn không thể xoay vòng được cũng góp phần vào rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, chính sách trần lãi suất huy động của NHNN mới là tác nhân trực tiếp làm gia tăng những căng thẳng của rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện nay.

2.2.4.5. Rủi ro chính sách

Bên cạnh rủi ro tín dụng và thanh khoản thì có một rủi ro khác ít được đề cập hơn mà các ngân hàng vẫn thường xuyên đối mặt đó chính là rủi ro chính sách. Tiếp



nối dư địa chính sách của những năm trước, trong năm 2011, môi trường chính sách liên tục có nhiều thay đổi ở cả hai cấp độ vĩ mô và ngành (ngân hàng). Nếu như Nghị quyết 11 được ban hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô là cần thiết thì chính việc thực thi nghị quyết này ở cấp độ ngành lại tạo ra những xáo trộn không nhỏ trong hoạt động của các ngân hàng. ự điều hành chính sách kiểu hành chính lại có thiên hướng bị lạm dụng quá mức, thậm chí NHNN có những can thiệp sâu vào tổ chức và hoạt động của ngân hàng.

Khi môi trường chính sách thay đổi và không thể dự đoán thì các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cũng bị phá vỡ. Do không thể biết được, với một độ tin cậy nhất định, điều gì sẽ xảy ra nên tính chất bất ổn của môi trường pháp lý hiện nay thể hiện là sự bất trắc (uncertainty) chứ không còn là rủi ro (risk). Trong môi trường bất trắc không suy giảm, các ngân hàng không thể chủ động lập được chiến lược kinh doanh phù hợp, thay vào đó là các sách lược phòng thủ và đối phó. Khi các ngân hàng phải lo đối phó với các thách thức chính sách ngắn hạn như vậy thì sẽ không còn đủ nguồn lực để giải quyết những rủi ro và các thách thức có tính chất dài hạn khác.

2.2.4.6. Rủi ro tác nghiệp

Một trong những rủi ro dễ gặp và dễ nhận biết nhất tại các ngân hàng thương mại là rủi ro tác nghiệp. Ví dụ: Thông tin sai sự thật về khách hàng, về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, tính thanh khoản, quản trị điều hành của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp; cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng lập hồ sơ khống để vay vốn; cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay mục đích nhận “thù lao”; cán bộ ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp thu nợ gốc và lãi vay ngân hàng nhưng chỉ nộp lãi vào ngân hàng, nợ gốc giữ lại chi tiêu cá nhân. Gần đây tại các NHTM đã diễn ra tình trạng cán bộ tín dụng dụng uy tín ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách, vụ cán bộ ngân hàng thông đồng khách hàng để cố tình làm sai hồ sơ cấp tín dụng. Những rủi ro này đôi khi được xếp vào rủi ro đạo đức, rủi ro phi tài chính. Tuy nhiên quản lý nó trên góc độ con người, chính sách là việc có thể làm được.

2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh các NHTM Việt Nam

Hoạt động ngân hàng trong năm 2011 bắt đầu có sự tách tốp do ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng vào cuối năm. (Xem chi tiết bảng 2.10 và bảng 2.11)

49


Bảng 2.10: Hiệu quả hoạt động (ROA, ROE, %) của nhóm NHTM G14


STT

Ngân hàng

ROE

ROA

2008

2009

2010

2011

2008

2009

2010

2011

1

BIDV

14,81%

15,97%

15,52%

13,16%

0,81%

0,95%

1,03%

0,79%

2

Agribank

12,08%

9,50%

4,67%

4,67%

0,53%

0,38%

0,24%

0,23%

3

VietinBank

14,63%

9,25%

18,58%

21,92%

0,93%

0,47%

0,93%

1,36%

4

Vietcombank

10,80%

23,61%

20,75%

14,73%

0,68%

1,54%

1,40%

1,15%

5

Eximbank

5,54%

8,48%

13,43%

18,72%

1,47%

1,73%

1,38%

1,66%

6

Sacombank

13,95%

16,06%

13,63%

13,98%

1,40%

1,61%

1,25%

1,44%

7

CB (CP ài Gòn)

12,02%

7,02%

9,49%

13,80%

1,20%

0,58%

0,74%

0,82%

8

ACB

28,46%

21,78%

20,52%

26,82%

2,10%

1,31%

1,14%

1,14%

9

Techcombank

21,03%

23,21%

36,37%

42,25%

2,00%

1,84%

2,27%

2,93%

10

MB (Quân đội)

15,74%

17,04%

17,92%

18,65%

1,57%

1,70%

1,59%

1,54%

11

Maritime Bank

16,90%

21,75%

18,29%

8,39%

0,97%

1,21%

1,00%

0,70%

12

Liên Việt Post

12,88%

14,11%

16,61%

14,82%

5,96%

3,11%

1,95%

1,74%

13

SeAbank

4,29%

8,39%

10,96%

14,56%

0,78%

1,50%

1,14%

0,84%

14

VP Bank

6,06%

11,52%

9,67%

17,68%

0,77%

1,07%

0,84%

1,28%

Trung bình

13,51%

14,84%

16,17%

17,29%

1,51%

1,36%

1,21%

1,25%

Tỷ lệ % so với năm trước


9,78%

9,01%

6,95%


-10,24%

-10,97%

3,14%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Giải pháp ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo thường niên của nhóm NHTM G14



Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tuy khác nhau khá lớn nhưng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của những ngân hàng đều tương đối tốt so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế cao nhất được công bố đến thời điểm 31/12/2011 là của CTG với 6.243 tỷ đồng. Tiếp đến lần lượt là lợi nhuận của VCB (4.217,tỷ), BIDV (3.209 tỷ), ACB (3.207,0 tỷ), EIB (3.051,3 tỷ), MB (2.129 tỷ),

Sacombank (2.033,1 tỷ). Các chỉ số ROE đa phần ở mức trên 10% và ROA trên 1%

(Xem chi tiết bảng 2.10 và 2.11)

Mặc dù các ngân hàng tiếp tục lãi lớn nhưng một số chỉ số về chất lượng hoạt động của ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu xấu. Yếu tố đầu tiên chính là thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Lần đầu tiên, các ngân hàng thương mại (NHTM) lớn khi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhỏ khó khăn về thanh khoản vay đều yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.

Một số khoản cho vay liên ngân hàng đã quá hạn khiến NHTM cho vay phải trích dự phòng. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó khăn về thanh khoản của hệ thống NHTM tiếp tục kéo dài thì con số trích dự phòng sẽ ngày càng gia tăng thêm. Nguyên nhân là do quy mô các khoản cho vay liên ngân hàng thường lớn, nhiều ngân hàng có các khoản cho vay liên ngân hàng chiếm từ 10 – 20% tổng tài sản. Tính đến hết quý 4/2011, dự phòng cho các TCTD vay của CTG là 2 ,1 tỷ (năm 2010 là 13,7 tỷ), VCB là 18,9 tỷ (năm 2010 là 9,8 tỷ).

Bảng 2.11: Diễn biến lợi nhuận giai đoạn 2008 - 2011 của nhóm NHTM G14

Đơn vị tính: tỷ đồng


STT

Năm Ngân hàng

2008

2009

2010

2011

SS 09/08

SS 10/09

SS 11/10

1

BIDV

1.997

2.817

3.758

3.209

41,07%

33,37%

-14,60%

2

Agribank

2.129

1.830

1.300

1.300

-14,04%

-28,94%

-0,02%

3

VietinBank

1.804

1.145

3.414

6.243

-36,54%

198,17%

82,87%

4

Vietcombank

1.506

3.944

4.303

4.217

161,92%

9,08%

-1,99%

5

Eximbank

711

1.132

1.815

3051

59,27%

60,24%

68,13%

6

Sacombank

955

1.671

1.910

2.033

74,97%

14,35%

6,42%

7

CB (CP ài

Gòn)

464

315

447

650

-32,15%

42,02%

45,41%

8

ACB

2.210

2.201

2.334

3.207

-0,43%

6,07%

37,39%


STT

Năm Ngân hàng

2008

2009

2010

2011

SS 09/08

SS 10/09

SS 11/10

9

Techcombank

1.183

1.700

3.414

5.288

43,71%

100,83%

54,88%

10

MB (Quân đội)

696

1.173

1.745

2.129

68,59%

48,69%

22,04%

11

Maritime Bank

317

773

1.157

797

144,08%

49,71%

-31,09%

12

Liên Việt Post

444

540

682

977

21,62%

26,30%

43,26%

13

SeAbank

173

460

629

836

165,84%

36,84%

32,87%

14

VP Bank

143

294

503

1.060

105,89%

71,45%

110,60%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên nhóm NHTM G14 giai đoạn 2008 - 2011

2.2.6. Hoạt động thanh tra và giám sát các NHTM Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đánh giá toàn diện mô hình tổ chức, hoạt động, khung pháp lý, hạ tầng hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng, đồng thời đánh giá mức độ tuân thủ của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam theo các nguyên tắc của Uỷ ban giám sát ngân hàng quốc tế (BA EL). Trên cơ sở đó, xác định những vấn đề còn hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tạo cơ sở cho việc xây dựng đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng phù hợp với định hướng chiến lược phát triển thanh tra ngân hàng đến năm 2020; đến nay, việc xây dựng Đề án này đã bước đầu được hoàn thành. Các nội dung quan trọng khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước khẩn trương chỉ đạo xây dựng để triển khai trong thời gian tới.

Bên cạnh việc thanh tra tính tuân thủ pháp luật, hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã tập trung vào việc đánh giá những tồn tại yếu kém về tổ chức, cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ tại các TCTD. Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác theo dòi và đề ra những biện pháp chấn chỉnh xử lý cụ thể nhằm nâng cao tính ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động của các TCTD. Tăng cường giám sát các tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại, khuyến khích các ngân hàng thương mại sử dụng vốn khả dụng trong phạm vi tỷ lệ an toàn và đầu tư trái phiếu Chính phủ, giấy tờ có giá khác để cung ứng vốn cho nền kinh tế và tăng tính thanh khoản.

(Hệ thống văn bản về thanh tra giám sát từ 2000 đến nay, xem phụ lục 8)



2.3. Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel của các NHTM Việt Nam‌

2.3.1. Các văn bản pháp luật có liên quan

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (sau đây gọi tắt là Thông tư 13) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD được NHNN ban hành ngày 20/5/2010, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Thông tư 13 gồm 22 điều, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mức độ an toàn của các TCTD, trong đó có 3 điểm mấu chốt gồm:

(1) Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) từ 8% lên 9%;

(2) Hạn chế việc tham gia của các NHTM vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh bất động sản;

(3) Tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD.

au khi cân nhắc các ý kiến liên quan đến qui định tại Thông tư 13, ngày 27/9/2010 NHNN đã ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13. Liên quan đến các Thông tư này, ngày 30/8/2011 Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 22/2011/TT-NHNN. Theo đó, NHNN chính thức hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại Thông tư 13, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 19. Bên cạnh đó, Thông tư số 22 cũng điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản có bằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Về cơ bản, Thông tư 13 và các thông tư sửa đổi có liên quan được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một bước chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển hệ thống tài chính Việt Nam.

2.3.1.1. Những thay đổi đáng chú ý so với Quyết định số 457/2005/QÐ- NHNN

Thứ nhất, quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng Thông tư, các đối tượng không chịu sự điều chỉnh của Thông tư, ngoài quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (như Quyết định 457), còn có Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thứ hai, thông tư đã bổ sung tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tại Ðiều 18, mục 5 ở mức 80% (đối với ngân hàng) và 85% (đối với TCTD phi ngân hàng) và quy định về nguồn vốn huy động tại điểm này đã có sự thu hẹp lại khá lớn so với nguồn vốn huy động của các TCTD. au đó, NHNN đã hủy bỏ quy định trên bởi Thông tư 22/2011/TT-NHNN.



Thứ ba, quy định về việc tăng cường sự quản lý của NHNN đối với các quyết định sửa đổi bổ sung quy định nội bộ về tiêu chí xác định một khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan, các giới hạn tín dụng áp dụng với một khách hàng hoặc nhóm khách hàng có liên quan, cũng như yêu cầu các TCTD phải có kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng của mình.

Thứ tư, Thông tư đã bổ sung tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất tại Ðiều 6 bên cạnh tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ, đồng thời tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ mức 8% lên 9%. Ngoài ra, cách tính vốn tự có cấp 1 và 2 cũng như cách tính tổng tài sản có rủi ro đã được thay đổi, nhất là hệ số rủi ro của các tài sản.

Thứ năm, Thông tư đã thể hiện rò quan điểm của NHNN về việc tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản, hoạt động đầu tư vào các công ty trực thuộc của các TCTD tại các Ðiều 5, 6, 7 và 8.

Thứ sáu, Thông tư đã đưa ra một số quy định mới về phương thức quản lý thanh khoản và tỷ lệ khả năng chi trả của các TCTD tại mục 3, trong đó có việc xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản của các TCTD.

2.3.1.2. Một vài bất cập trong thông tư 13/2010/TT-NHNN

Thứ nhất, việc đáp ứng được tỷ lệ an toàn theo cách tính của Thông tư 13, vốn vẫn dựa theo nội dung của Basel I, chưa chắc đã cải thiện được mức độ an toàn trong cơ cấu tổ chức hay quản trị của TCTD. Cách tính CAR theo Basel II đã cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp vào mẫu số của công thức.

Trong khi đó theo qui định tại Thông tư 13 mẫu số mới chỉ bao gồm Tài sản 1

Trong khi đó, theo qui định tại Thông tư 13, mẫu số mới chỉ bao gồm Tài sản Có rủi ro, nghĩa là chỉ tính đến duy nhất rủi ro tín dụng, chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong khi cả thế giới đang bắt đầu thực hiện theo lộ trình những tiêu chuẩn mới của Basel 3 thì Việt Nam vẫn đang còn cách rất xa việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II, đây là một điều rất đáng lo. Bên cạnh đó, trên thực tế hiện nay ở các nước, hệ số CAR của các ngân hàng thường ở vào mức 12%, nên việc quy định hệ số CAR ở nước ta trên 9% cũng chưa hẳn mang lại một mức an toàn cho các NHTM

Thứ hai, một hệ thống tài chính an toàn yêu cầu các ngân hàng có hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR- capital adequacy ratio) đạt mức yêu cầu. Hệ số này phụ thuộc vào hai yếu tố, vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro. Việc NHNN yêu cầu các



ngân hàng tăng vốn điều lệ lên tối thiểu lên 3.000 tỉ đồng và tăng CAR lên 9% có thể coi là một vế của kế hoạch tăng hệ số an toàn vốn cho toàn hệ thống, nhưng chỉ yêu cầu tăng vốn điều lệ và CAR tối thiểu là không đủ, thậm chí có thể còn làm phát sinh thêm những rủi ro. Nếu ngân hàng tăng vốn điều lệ, đồng thời tổng tài sản có rủi ro tăng lên theo thì hệ số an toàn vốn có thể không tăng. Ðây là khả năng rất dễ xảy ra vì một ngân hàng khi thuyết phục các cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ và thực sự bỏ tiền để tăng vốn, họ không thể nói tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng này sẽ giảm, vì như thế, việc phát hành cổ phiếu của ngân hàng rất có thể bị thất bại. Ðể ROE không giảm trong khi hệ số an toàn vốn tăng, ngân hàng buộc phải tăng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản- một điều không dễ trong hoàn cảnh hoạt động ngân hàng ở Việt Nam còn rất khó khăn như hiện nay. Ðể thu hút nhà đầu tư, các ngân hàng sẽ phải tăng hệ số đòn bẩy tài chính bằng cách mở rộng đầu tư, tín dụng, qua đó làm giảm bớt hệ số an toàn vốn. Ðiều này có nghĩa là tăng vốn điều lệ chỉ có tác dụng làm tăng hệ số CAR trong ngắn hạn, còn trong dài hạn, hệ số này sẽ không thể duy trì ở mức cao.

Khi các ngân hàng không đáp ứng đủ điều kiện về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, họ buộc phải tiếp tục tăng thêm vốn hoặc sáp nhập với một ngân hàng khác. Việc tăng vốn trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy giảm trong một thời gian dài và đang phục hồi từ đầu năm 2012 không hẳn là điều dễ dàng. Còn nếu sáp nhập, về mặt số học, đây là giải pháp sai lầm vì hai ngân hàng có hệ số an toàn vốn thấp sau khi sáp nhập, hệ số này không thể tăng dù vốn điều lệ tăng. Ngoài ra, việc tăng vốn nhằm nâng cao CAR, nếu thành công, khiến cho tổng tài sản phải tăng lên để đáp ứng mức sinh lời kì vọng, sẽ dẫn tới các ngân hàng không đủ khả năng quản lý, dẫn tới những rủi ro hoạt động sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của họ.

Về việc tính vốn tự có, tại Ðiều 5 Thông tư 13 qui định, vốn cấp 1 bao gồm lợi nhuận không chia, được quy định tại Ðiều 2; nhưng không nhắc đến phần lợi nhuận không chia trên báo cáo tài chính các thời điểm trong năm để tính CAR, trong khi tài sản có rủi ro để tính CAR là dựa trên số liệu căn cứ báo cáo tài chính tại các thời điểm trong năm.

Thứ ba, Thông tư chưa đề cập đến các nguyên tắc như Trụ cột số 2 và số 3 của Basel II (Quy trình kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chủ quản và Các nguyên tắc thị trường). Hơn nữa, trong Trụ cột thứ nhất (yêu cầu về vốn), Basel II đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau cho các ngân hàng có quy mô, đặc điểm khác nhau và các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022