thông chủ yếu tập trung cho SPDL biển đảo, chưa chú trọng vào phát triển CSHT gắn với các SPDL khác. Theo số liệu khảo sát thì có 70,21% ý kiến được hỏi cho rằng mức độ đầu tư của Nhà nước cho CSHT còn thấp và 87% ý kiến cho rằng mức vốn đầu tư cho CSHT du lịch trong thời gian tới cần tăng lên [phụ lục 2].
Bốn là, chi NSNN cho CSHT du lịch chưa gắn kết được với các nguồn tài chính khác để thực hiện mục tiêu PTDL bền vững tại địa phương. Để thực hiện mục tiêu PTDL bền vững, tỉnh Thanh Hoá phải huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính khác nhau như: vốn NSNN; nguồn vốn ODA, nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, các kênh huy động vốn ODA, FDI bị hạn chế do chưa có cơ chế, chính sách đột phá để khơi thông nguồn vốn này. Nguồn lực chính đầu tư cho lĩnh vực CSHT du lịch vẫn chủ yếu dựa vào chi NSNN, trong khi đó các chính sách chi NSNN cho CSHT du lịch chưa được lồng ghép vào các chính sách phát triển CSHT của các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp… dẫn đến các nguồn tài chính này chưa thực sự hỗ trợ lẫn nhau triệt để.
Năm là, phạm vi và quy mô tác động của chi NSNN đến CSHT du lịch còn hẹp, mới chỉ dừng lại ở một số dự án CSHT thiết yếu. Nguồn vốn đầu tư cho CSHT du lịch vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn hạn chế từ NSNN, nên CSHT du lịch chỉ được đầu tư đến một mức độ nhất định. Chỉ những dự án CSHT nào thực sự cần thiết có ảnh hưởng lớn đến PTDL bền vững cũng như phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hóa mới được đầu tư phát triển, các dự án ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn chưa được quan tâm nhiều. Mặt khác, các chính sách chi NSNN cho CSHT du lịch chưa thực sự khuyến khích, thu hút được nhiều các dự án du lịch có quy mô vốn lớn từ bên ngoài vào, chưa chú trọng đến chi NSNN cho việc giải phóng mặt bằng sạch để thu hút, kêu gọi nguồn vốn từ khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư PTDL.
Sáu là, chính sách thuế khuyến khích đối với đầu tư CSHT du lịch mới thu hút được một số dự án CSHT chủ yếu trong khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển. Với việc hỗ trợ về mặt thủ tục đối với việc áp dụng chính sách thuế TNDN và thuế xuất, nhập khẩu như hiện nay đã khuyến khích thu hút một số dự án đầu tư CSHT du lịch cơ bản trong khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển như: nhà máy nước Nghi Sơn, nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 với tổng vốn đầu tư là 22.600 tỷ đồng, máy điện Nghi Sơn 2 với tổng vốn đầu tư là 48.000 tỷ đồng, Nhà máy điện mặt trời Thanh Hoá 1 được xây dựng trên 170 ha đất ở xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia - Thanh Hoá với tổng
số vốn trên 4,3 nghìn tỷ đồng tương đương 190 triệu USD... Việc hỗ trợ về mặt thủ tục áp dụng chính sách thuế chưa thực sự hấp dẫn để thu hút các dự án CSHT du lịch với nguồn vốn lớn ở ngoài khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển. (Theo phiếu khảo sát ý kiến về việc tạo điều kiện hỗ trợ về chính sách thuế đối với các dự án CSHT du lịch có 66,82% các doanh nghiệp cho rằng là cơ quan thuế đã tạo điều kiện hỗ trợ các DN) [phụ lục 2].
Bảy là, chính sách tín dụng Nhà nước chưa có sự ưu đãi đối với CSHT du lịch của địa phương. Trong thời gian qua, hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn chưa tiếp cận được TDNN, các khó khăn khi chưa tiếp cận được nguồn vốn này đó là do các cơ sở kinh doanh này chưa đủ các điều kiện về mặt thủ tục, tài sản thế chấp… Việc không tiếp cận được nguồn vốn này sẽ là hạn chế rất lớn đối với các CSKDDL có nhu cầu phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn trong điều kiện dịch bệnh covid - 19 kéo dài hiện nay.
Thứ hai, giải pháp tài chính đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Một là, quy mô chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch đã có sự gia tăng qua các năm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu NNL có trình độ ngoại ngữ, tin học và đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Chi Nsnn Cho Đào Tạo Nnl Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2014-2020
- Chi Nsnn Cho Tuyên Truyền, Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2014 - 2020
- Số Dự Án Csht Du Lịch Được Triển Khai Thực Hiện Trên Địa Bàn Tỉnh Thanh Hoá Giai Đoạn 2014 - 2020
- Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Thanh Hóa Đến Năm 2025, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Thanh Hóa Đến Năm 2025, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Hoàn Thiện Các Giải Pháp Tài Chính Đối Với Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
Các chính sách chi NSNN có sử dụng nguồn chi NSNN còn bộc lộ một số hạn chế chưa đáp ứng được những nội dung, mục tiêu PTDL tỉnh Thanh Hoá cũng như phát triển NNL của tỉnh. Các chính sách chi NSNN nâng cao chất lượng NNL du lịch mới chỉ chú trọng đến bồi dưỡng quản lý nhà nước về du lịch; bồi dưỡng du lịch cộng đồng; bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch mà chưa có chính sách hỗ trợ kinh phí nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học, đào tạo lao động trong các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam. Trong khi đó, mục tiêu phát triển NNL du lịch theo Quyết định 1287/QĐ-UBND là đến năm 2020 số lao động qua đào tạo tăng chiếm 81,7%, 100% lao động có khả năng sử dụng tin học và 60% có khả năng ngoại ngữ, NNL chất lượng cao chiếm 10% bao gồm lao động có trình độ khoa học, chuyên gia đầu ngành… Với mục tiêu trên thì còn thiếu các chính sách hỗ trợ NNL nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học và chuyên gia trong ngành du lịch. Hơn nữa, chính sách chi NSNN mới chỉ chú trọng đến mục tiêu số lao động qua đào tạo tăng lên mà chưa gắn tương ứng với từng loại SPDL.
Hai là, chính sách chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch mới chỉ chú trọng đến NNL ngắn hạn mà chưa có kế hoạch cho NNL dài hạn. Chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch mới chỉ tập trung việc đào tạo nâng cao chất lượng NNL trong ngắn hạn mà chưa có chiến lược phát triển NNL chất lượng cao trong thời gian dài. Mặt khác, chi NSNN cho việc nâng cao chất lượng của các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành du lịch còn thấp, chi NSNN trong giai đoạn 2014 - 2020 cho nội dung này chỉ chiếm 24,83% trong tổng chi NSNN cho NNL du lịch.
Ba là, mức độ triển khai giải pháp chi NSNN cho NNL du lịch đang còn thấp và hiệu quả chưa cao. Các chính sách chi NSNN đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng đề án, các lớp triển khai đang còn ít và hiệu quả chưa cao. Một số chính sách hỗ trợ đã đưa ra nhưng chưa được thực hiện như xây dựng và triển khai đề án đào tạo kỹ năng nghề cho lao động ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá; hỗ trợ các trường tham gia chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo viên theo kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế cho giảng viên các trường có chức năng đào tạo du lịch; hỗ trợ DN xây dựng mô hình trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cung cấp NNL du lịch… Thêm vào đó, việc ban hành nhiều các chính sách ưu đãi đối với NNL du lịch vẫn còn tình trạng chồng chéo, chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng vốn NSNN bị đầu tư dàn trải, hiệu quả quản lý vốn ngân sách không cao, vốn đầu tư lại thiếu bị lãng phí. Chẳng hạn năm 2013 đã ban hành Quyết định 3173/QĐ- UBND về việc đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”, thời gian hỗ trợ của chính sách từ năm 2013 đến năm 2020. Tuy nhiên đến năm 2015 khi ban hành Quyết định số 1287/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020” vẫn có nội dung này. Dẫn đến tình trạng nguồn vốn NSNN bị đầu tư dàn trải, khó khăn trong việc thực hiện cũng như quản lý và đánh giá kết quả thực hiện của chính sách. Trong khi đó, còn nhiều chính sách hỗ trợ NNL khác đang cần nguồn vốn NSNN để đẩy nhanh số lượng NNL đạt tiêu chuẩn chứng chỉ đào tạo viên theo kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế chưa được triển khai thực hiện.
Bốn là, quy mô chi NSNN cho NNL du lịch có tăng nhưng còn hạn chế chưa gắn kết chặt chẽ với mục tiêu PTDL bền vững. Chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch có sự gia tăng qua các năm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về trình độ và kỹ năng ngoại ngữ của lao động du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong xu thế hội nhập và phát triển. Bằng chứng là số lượng NNL qua đào tạo kỹ năng ngoại ngữ có khả năng giao
tiếp với người nước ngoài hạn chế và số lượng NNL có khả năng sử dụng thành thạo máy tính đang còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc (theo số liệu khảo sát có 62,8% ý kiến được hỏi cho rằng trình độ ngoại ngữ của NNL đang ở mức thấp và 58,06% ý kiến cho rằng trình độ tin học của NNL chưa đạt yêu cầu công việc) [phụ lục 2]. Chất lượng NNL du lịch qua đào tạo, đặc biệt là hướng dẫn viên tại các điểm du lịch chưa cao; lực lượng lao động phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế về kỹ năng nghề, kỹ năng ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp, ứng xử. Trong những năm gần đây, tốc độ chi NSNN cho NNL du lịch không ổn định do nguồn thu NSNN bị eo hẹp. Theo số liệu khảo sát có 76,54% ý kiến được hỏi cho rằng mức độ đầu tư của Nhà nước cho hỗ trợ kinh phí cho NNL du lịch đang ở mức thấp và 91% ý kiến cho rằng mức vốn đầu tư cho NNL du lịch trong thời gian tới cần tăng [Phụ lục 2]. Chi NSNN đầu tư cho NNL giảm trong thời gian ngắn sẽ gây ảnh hưởng đến việc duy trì các lớp bồi dưỡng kiến thức cho người lao động, làm chất lượng NNL giảm, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, nhất là đối với ngành du lịch, NNL là đối tượng thường xuyên thay đổi công việc, nên việc đào tạo lại là việc làm cần thiết. Mặt khác, du lịch ngày càng phát triển thì yêu cầu NNL cần được bồi dưỡng kiến thức thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển là yêu cầu cần thiết.
Năm là, hiệu quả chi NSNN cho việc tổ chức các lớp đào tạo NNL du lịch chưa cao, thể hiện qua các khía cạnh số lượng lớp tổ chức với số lượng học viên đăng ký chưa được nhiều, NNL du lịch cộng đồng còn nhiều hạn chế và bất cập về nhận thức du lịch, kỹ năng phục vụ, kết quả chưa gắn với nhu cầu đào tạo để phát triển NNL du lịch. Số lượng lao động trong ngành du lịch đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia, phù hợp với xu thế hội nhập tiêu chuẩn kỹ năng nghề của các nước đang còn thấp (mục tiêu đến năm 2020 đạt 30% trong khi thực tế mới đạt 11,8%). Một số chính sách hỗ trợ như phương án tuyển chọn, bố trí thuyết minh viên tại các khu du lịch trọng điểm, di tích văn hoá và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cung cấp NNL du lịch chưa được tổ chức thực hiện.
Trong thời gian qua mới chỉ tổ chức 09 lớp bồi dưỡng du lịch cộng đồng tại các khu du lịch trọng điểm; 01 lớp tập huấn kỹ năng du lịch sinh thái vùng đệm các Khu bảo tồn thiên nhiên; 03 lớp bồi dưỡng về giao tiếp ứng xử cho học viên thuộc các đơn vị vận tải kinh doanh vận chuyển khách du lịch cho gần 1.300 lượt học viên tham gia. Riêng địa phương trọng điểm về du lịch, như thành phố Sầm Sơn đã chủ động tổ chức gần 100 lớp bồi dưỡng văn hoá ứng xử du lịch và cập nhật những quy định mới
của thành phố về hoạt động kinh doanh du lịch cho gần 2.000 lượt người tham gia/năm. Riêng năm 2016 - 2020 đã tổ chức trên 40 lớp bồi dưỡng về du lịch cho 4.800 lượt lao động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Theo số liệu khảo sát có 45,68% ý kiến được hỏi cho rằng các lớp đào tạo chưa đạt yêu cầu đề ra [phụ lục 2].
Sáu là, chính sách thuế chưa khuyến khích được nhiều các cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức tham gia đào tạo NNL du lịch. Mặc dù đã có các ưu đãi về thuế cho các cơ sở kinh doanh du lịch tham gia đào tạo NNL du lịch. Tuy nhiên, các quy định về thuế áp dụng chung cho tất cả các ngành, các lĩnh vực, chưa có cơ chế riêng biệt đối với cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là NNL của các cơ sở kinh doanh du lịch sinh thái, cộng đồng, làng nghề dẫn đến chưa khuyến khích được nhiều các doanh nghiệp tổ chức tham gia đào tạo NNL du lịch.
Thứ ba, giải pháp tài chính đối với tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
Một là, cơ chế, chính sách chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đang còn chưa hợp lý, chưa có nhiều chính sách chi NSNN đến thị trường khách du lịch quốc tế. Chính sách chi NSNN cho hoạt động này trong thời gian qua chủ yếu hướng đến thị trường trong nước mà chưa chú trọng nhiều đối với thị trường khách quốc tế (chiếm 8,6%). Cụ thể đó là theo chính sách chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch theo Quyết định số 515/QĐ-UBND; Quyết định số 1166/QĐ-UBND; Quyết định số 290-QĐ/TU có cơ chế phân bổ chủ yếu tập trung cho thị trường trong nước, số lượng các chính sách chi NSNN cho hoạt động xúc tiến du lịch ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ với qui mô lớn đang còn rất ít.
Hơn nữa, các chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh du lịch chưa có nhiều. Nhiều chính sách hỗ trợ đã đưa ra nhưng kinh phí thực hiện chưa đạt kế hoạch hoặc chưa được thực hiện do kinh phí từ NSNN hạn hẹp như chính sách chi NSNN cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch liên kết với các tỉnh/thành có điều kiện kết nối mở tuyến du lịch đến Thanh Hoá và các tỉnh/thành đã và dự kiến mở đường bay. Có nhiều chính sách chi NSNN cho xúc tiến du lịch nước ngoài đã được đưa ra nhưng chưa được thực hiện như: hoạt động “Những ngày văn hoá Thanh Hoá”, tham gia các sự kiện, hội chợ quốc tế tại địa phương có quan hệ ngoại giao và thị trường du lịch trọng điểm, tham gia các diễn đàn, hội thảo về du lịch tại các tổ chức TPO, PAPA; Phối hợp với doanh nghiệp (FLC sầm sơn…) xúc tiến thị trường quốc tế (Trung quốc, Châu âu).
Hoặc có những chính sách hỗ trợ nhưng trong quá trình triển khai thực hiện đã vượt quá kinh phí dự trù dẫn đến NSNN phải bù đắp cho những khoản phát sinh như chương trình tổ chức và tham gia các sự kiện du lịch; xúc tiến thị trường, xúc tiến đầu tư, liên kết, famtrip, presstrip, hội thảo, đăng cai du lịch với kinh phí theo QĐ 290/QĐ- TU là 6 tỷ đồng và theo kế hoạch 156/KH-UBND là 10 tỷ đồng, nhưng trong quá trình thực hiện đã phát sinh lên đến 17,688 tỷ đồng hoặc chương trình Xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp với tỉnh Hủa Phăn (Lào), thành phố Seongnam (Hàn Quốc) đẩy mạnh hợp tác PTDL, tiến tới tổ chức văn phòng ĐT - TM - DL - lao động của tỉnh Thanh Hoá tại Lào, Hàn Quốc kinh phí theo Quyết định 290 là 1 tỷ đồng và kế hoạch 156 là 2 tỷ đồng nhưng khi thực hiện kinh phí đã lên đến 3,112 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện, vì có quá nhiều chính sách đề ra, trong khi nguồn vốn NSNN eo hẹp, nên đã dẫn đến nhiều chính sách hỗ trợ cho các chương trình bị cắt giảm dẫn đến chất lượng hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra như: chính sách xây dựng và triển khai kế hoạch liên kết với các tỉnh/thành có điều kiện kết nối mở tuyến du lịch đến Thanh Hoá và các tỉnh/thành đã và dự kiến mở đường bay; các tỉnh thành phố kết nghĩa theo kế hoạch kinh phí là 2,5 tỷ đồng, nhưng chỉ thực hiện phân bổ 2 tỷ đồng, do vậy phải cắt giảm đi một số nội dung.
Hai là, mức độ tác động và hiệu quả của chi NSNN đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đủ mạnh. Quy mô chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch giai đoạn 2014 - 2020 thấp, chỉ chiếm 1,89% trong tổng chi NSNN cho du lịch, dẫn đến nhiều chính sách hỗ trợ chưa được triển khai thực hiện và nhiều chính sách khi triển khai thực hiện đã vượt kinh phí so với kế hoạch đề ra. Với nguồn kinh phí hạn chế việc triển khai thực hiện chính sách sẽ khó khăn, nhất là những chương trình lớn ra nước ngoài, dẫn đến khả năng quảng bá làm nổi bật hình ảnh du lịch của tỉnh đến thị trường khách du lịch quốc tế thấp. Mặt khác, so với các địa phương khác trong nước chi NSNN cho hoạt động này vẫn còn thấp hơn nhiều như Thành phố Đà Nẵng (3,01%), Quảng Ninh (2,71%) và Ninh Bình (2,34%).
Ba là, chính sách chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa thực sự gắn chặt với mục tiêu phát triển khách du lịch của tỉnh. Mục tiêu PTDL của tỉnh là số lượng khách du lịch đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,2%, gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, khách quốc tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 25,8%/năm trong khi đó chưa có nhiều chính sách tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch ra nước ngoài với quy mô lớn.
Bốn là, chính sách chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa phối hợp được giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất. Chưa tận dụng được nguồn lực các ngành khác để lồng ghép hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch vào.
Năm là, chi NSNN chưa khuyến khích, thu hút được nhiều các doanh nghiệp tham gia chia sẻ kinh phí với địa phương. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, dẫn đến số lượng các hoạt động cũng bị hạn chế. Chi NSNN chưa thu hút được các doanh nghiệp chia sẻ kinh phí cùng NSNN kết hợp quảng bá hình ảnh SPDL của mình cùng với hoạt động chung của tỉnh.
Thứ tư, giải pháp tài chính đối với sản phẩm du lịch
Một là, cơ chế, chính sách chi NSNN cho SPDL chưa đáp ứng được nội dung phát triển đa dạng các SPDL, đặc biệt là SPDL chất lượng cao.
Chính sách chi NSNN hỗ trợ phát triển SPDL theo Quyết định số 290 - QĐ/TU ngày 27/5/2016 và Kế hoạch 154/KH-UBND tỉnh Thanh Hoá ngày 17/10/2016 [96],
[119] về cơ bản đã thúc đẩy phát triển đa dạng các SPDL của tỉnh. Tuy nhiên, trong chính sách vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đó là cơ chế, chính sách chi NSNN đang có sự bất cân đối giữa các SPDL, có nhiều chính sách hỗ trợ cho SPDL biển đảo và SPDL sinh thái cộng đồng mà thiếu các chính sách hỗ trợ cho phát triển SPDL văn hoá, lịch sử và SPDL bổ trợ. Đặc biệt là chưa có cơ chế chính sách chi NSNN hỗ trợ cho phát triển SPDL cao cấp, SPDL mới, liên kết phát triển SPDL giữa các vùng, miền dẫn đến các SPDL cao cấp, SPDL mới còn khiêm tốn. Đặc biệt, SPDL cao chấp chưa có nhiều, SPDL biển đảo được xem là thế mạnh cũng chỉ mới đáp ứng được phân khúc thị trường khách có mức chi tiêu trung bình đến khá. Mặt khác, việc ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển SPDL đang còn trồng chéo như Đề án “Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” mới triển khai thực hiện được 1 năm với kinh phí thực hiện là 2 tỷ đồng, sau đó lại dừng lại do bị tích hợp chung vào đề án phát triển SPDL mũi nhọn. Việc ban hành các chính sách chi NSNN hỗ trợ phát triển SPDL đang còn trồng chéo, có nhiều SPDL được thực hiện ở nhiều chính sách dẫn đến nguồn vốn đầu tư dàn trải, khó đánh giá kết quả thực hiện chính sách. Cụ thể như SPDL biển đảo được đưa ra ở nhiều chính sách, trong khi các SPDL khác chưa có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ.
Mặt khác, các SPDL chưa hấp dẫn do các cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa thực sự mạnh để tạo lực đẩy phát triển các SPDL có chất lượng cao. Có rất nhiều chính sách đưa ra trong khi đó nguồn vốn NSNN hạn chế, dẫn đến nguồn vốn đầu tư bị dàn trải, chia nhỏ, chưa đạt kế hoạch kinh phí dẫn đến SPDL chưa đạt yêu cầu đề ra, việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách cũng khó khăn. Cụ thể như SPDL sinh thái, cộng đồng có 9 chính sách hỗ trợ và các chính sách này tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như huyện Lang Chánh, Cẩm Thuỷ, Làng Chài trên đảo Nghi Sơn, Bá Thước, Quan Hoá… tuy nhiên các SPDL này vẫn chưa thực sự phát triển, lượng khách đến tham quan giai đoạn 2016 - 2020 có tăng lên, chiếm 5,8% tổng khách du lịch toàn tỉnh, gấp 1,95 lần giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,3% nhưng chỉ có Khu du lịch Suối Cá Cẩm Lương và Du lịch cộng đồng Bá Thước thu hút được nhiều khách, còn các khu du lịch khác lượng khách đang còn ít.
Chính sách chi NSNN hỗ trợ để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư lớn vào phát triển SPDL chưa thực sự hấp dẫn, chính sách hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở việc bố trí mặt bằng, xây dựng đề án phát triển SPDL và xây dựng các hạ tầng cảnh quan xung quanh còn việc giải phóng mặt bằng cũng như các hỗ trợ khác trong quá trình xây dựng còn hạn chế. Dẫn đến có những SPDL đã có nhà đầu tư lớn đăng ký đầu tư xây dựng nhưng mãi chưa được thực hiện như Khu du lịch sinh thái tổng hợp Tràng An do công tác GPMB gặp nhiều khó khăn do nhân dân không đồng thuận với việc đền bù triển khai đầu tư dự án; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái bốn mùa cao cấp công tác GPMB gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng không đồng thuận với việc triển khai đầu tư dự án; Khu vườn đào hoang và hoài niệm thuộc khu du lịch
văn hoá sinh thái núi Trường lệ mới được giao đất đợt 1 với diện tích 206.829,9 m2,
đang hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục của dự án… Như vậy, các chính sách chi NSNN hỗ trợ cho công tác giải phóng mặt bằng đang còn hạn chế, đền bù cho người dân chưa thực sự thoả đáng, dẫn đến các dự án phát triển SPDL chậm triển khai thực hiện.
Hai là, mức độ triển khai các chính sách chi NSNN cho SPDL chưa đủ mạnh để
phát triển đa dạng các SPDL của địa phương
Các chính sách hỗ trợ phát triển SPDL được ban hành chưa đủ mạnh, nhỏ lẻ dẫn đến tình trạng nguồn vốn NSNN bị đầu tư dàn trải, khó khăn cho việc thực hiện cũng như quản lý, làm cho nhiều dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến kết quả phát triển SPDL chung của cả tỉnh. Có những SPDL có quá nhiều chính sách hỗ trợ, hoặc hỗ trợ vào các SPDL nhỏ không có tác dụng lan toả phát triển SPDL. Một số SPDL được hỗ