Số Dự Án Csht Du Lịch Được Triển Khai Thực Hiện Trên Địa Bàn Tỉnh Thanh Hoá Giai Đoạn 2014 - 2020


tuyến đường giao thông nối các khu, điểm du lịch trọng điểm, có tính chất quyết định đến PTDL của tỉnh Thanh Hoá như: Đường giao thông đến Khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá; Đường trục chính trung tâm huyện Vĩnh Lộc nối QL 217 với QL45 (thuộc khu du lịch Thành Nhà Hồ); Đường Trần Nhân Tông đoạn từ điểm cuối giai đoạn 1 đại lộ Nam Sông Mã đến đường Nguyễn Du, thị xã Sầm Sơn… đã thúc đẩy thu hút khách du lịch ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, chính sách chi NSNN cho hệ thống nước thải, rác thải, điện nước, CSHT làng nghề, nhà vệ sinh công cộng… cũng đã được quan tâm phần nào. Như vậy, chính sách chi NSNN đối với CSHT đã đạt hiệu quả đó là số lượng dự án CSHT có nguồn vốn từ NSNN ngày càng tăng, từ đó thu hút được số lượng khách du lịch ngày càng tăng (Theo kết quả phiếu điều tra khảo sát thì có 89,2% ý kiến đánh giá cho rằng chi NSNN có tác động đến CSHT du lịch: Trong đó có 41,13% đánh giá cao và 15,3% đánh giá rất cao [phụ lục 2]). Như vậy, chi NSNN có tác động rất lớn đến việc hình thành CSHT du lịch của địa phương.

Chính sách thuế cho đầu tư xây dựng CSHT du lịch đã được ban hành theo hướng ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển CSHT du lịch với mức thuế suất thấp, miễn giảm số thuế phải nộp trong thời gian đầu mới đầu tư. Điều này ngày càng tạo cơ hội cho nhà đầu tư tham gia đầu tư vào xây dựng CSHT du lịch tỉnh Thanh Hóa với nhiều dự án lớn, từ đó góp phần giảm bớt gánh nặng nguồn vốn từ chi NSNN cho lĩnh vực này. Trong giai đoạn 2014 - 2020, trên địa bàn tỉnh đã triển khai được 43 dự án CSHT bằng nguồn vốn NSNN đạt 3.502.985 tỷ đồng và thu hút được 48 dự án CSHT từ nguồn vốn ngoài NSNN, tốc độ tăng trưởng CSHT ngày càng tăng.

Bảng 2.1. Số dự án CSHT du lịch được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020

Đơn vị: Dự án, %


Chỉ tiêu

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng số dự án CSHT du lịch

2

3

5

10

16

26

29

Số dự án CSHT từ nguồn vốn NSNN

1

1

2

5

8

13

13

Số dự án CSHT du lịch từ nguồn vốn

ngoài NSNN

1

2

3

5

8

13

16

Tốc độ tăng trưởng CSHT (%)

50,00

100,00

50,00

66,67

60,00

62,50

23,08

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 16

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá


Như vậy, hiệu quả chi NSNN, thuế cho CSHT du lịch đã thu được những kết quả nhất định trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, tạo ra hệ thống CSHT hoàn thiện, đặc biệt là CSHT gắn với SPDL biển đảo, góp phần thu hút khách du lịch, thúc đẩy các CSKDDL gia tăng lợi nhuận. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thu hút các dự án CSHT du lịch, đặc biệt là các dự án CSHT du lịch quy mô lớn đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá, từ đó thay đổi diện mạo du lịch, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch và thúc đẩy du lịch PTBV.

Thứ hai, giải pháp tài chính thúc đẩy NNL du lịch đã qua đào tạo ngày càng tăng lên: NNL có vai trò quan trọng đối với PTDL bền vững của địa phương nên trong thời gian qua tỉnh Thanh Hoá đã ban hành chính sách chi NSNN hỗ trợ phát triển NNL du lịch theo Quyết định 1287/QĐ - UBND tỉnh Thanh Hóa. Chính sách này khi thực hiện đạt được mục tiêu đó là chất lượng NNL du lịch qua đào tạo đã được nâng lên, năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch đã được cải thiện. Khi thực hiện chính sách, đã đạt được một số hiệu quả nhất định như chất lượng NNL của các CSKDDL tăng lên, từ đó nâng cao thu nhập của người dân đại phương. Trong thời gian qua số lượng số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao từ 67,31% năm 2014 tăng lên 79,8% năm 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 19,01%/năm. Số lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm từ 32,68% năm 2014 xuống còn 20,2% năm 2020 với tốc độ tăng bình quân là 7,49%/năm (Theo kết quả khảo sát thì có 83,65% ý kiến đánh giá cho rằng chi NSNN có tác động đến việc nâng cao chất lượng NNL du lịch: trong đó 40,4% đánh giá cao và 16,83 đánh giá rất cao [phụ lục 2]). Như vậy, có thể thấy chi NSNN đã có tác động đáng kể đến việc nâng cao chất lượng NNL du lịch.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng NNL du lịch đã qua đào tạo tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020

Đơn vị: Người, %



Chỉ tiêu

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

NNL du lịch qua đào tạo

11.080

13.500

15.200

18.050

21.940

26.400

32.400

Tốc độ tăng trưởng NNL du lịch

đã qua đào tạo (%)


18,5


21,84


12,59


18,75


21,55


20,33


22,73

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá


Tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã thực hiện tương đối đồng bộ các giải pháp tài chính đối với đào tạo NNL du lịch như: chính sách chi NSNN, hỗ trợ tối đa về mặt thủ tục khi áp dụng các ưu đãi về thuế TNDN, thuế GTGT và thuế xuất nhập khẩu, từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng NNL du lịch thông qua số lượng NNL qua đào tạo ngày càng tăng lên. Số liệu bảng 2.2. cho thấy sử dụng vốn NSNN đã ngày càng hiệu quả hơn trong việc tạo ra NNL du lịch qua đào tạo. Bên cạnh đó, giải pháp tài chính đã khuyến khích nâng cao chất lượng NNL du lịch theo hướng tăng năng lực người học, tăng giờ thực hành cùng với hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại, giúp NNL du lịch có nhiều kỹ năng và kiến thức thực tế hơn. Hơn nữa các giải pháp tài chính còn khuyến khích các doanh nghiệp du lịch được hỗ trợ về mặt tài chính để chủ động trong việc nâng cao chất lượng NNL của mình.

Thứ ba, giải pháp tài chính đã nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước, hướng đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài vào phát triển du lịch bền vững.

Chính sách chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đã đạt được được mục tiêu đề ra đó là có nhiều hoạt động này trong nước có trọng tâm, trọng điểm đã được diễn ra với sự đổi mới cả hình thức và nội dung hoạt động, gắn với nhiều sự kiện lớn, có sự lan toả sâu, rộng (Theo kết quả khảo sát có 80,33% ý kiến đánh giá cho rằng chi NSNN có tác động đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch: trong đó có 38,74% đánh giá cao và 12,67% đánh giá rất cao [phụ lục 2]). Hiệu quả của chính sách đó là đã có nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm ở địa phương cụ thể ở bảng 2.3. Mặt khác, các giải pháp tài chính này được triển khai đã quảng bá được hình ảnh, thương hiệu SPDL đến khách du lịch trong và ngoài nước, số vốn đầu tư từ bên ngoài vào du lịch Thanh Hoá tăng lên. Như vậy, chi NSNN đã có tác động phần nào đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các ưu đãi về thuế TNDN, cụ thể là dỡ bỏ trần đối với chi phí hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch đã khuyến khích các CSKDDL tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị SPDL của mình, nhằm thu hút khách du lịch. Theo ý kiến khảo sát đối với các cơ sở kinh doanh du lịch cho thấy, sau khi có chính sách ưu đãi dỡ bỏ trần đối với chi phí quảng cáo thì có 98,34% các CSKDDL đều tăng chi phí quảng cáo so với trước đó [phụ lục 2].


Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được thể hiện thông qua các chỉ tiêu từ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng, %



CHỈ TIÊU

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1. Số lượng khách du lịch (1.000 khách)

4.536

5.530

6.277

7.000

8.251

9.655

7.341

Tăng trưởng khách du lịch (%)

17,82

21,91

13,51

11,52

17,87

17,02

-23,97

2. Tổng số vốn đầu tư từ bên ngoài vào du lịch

740

3.800

4.960

6.963

9.459

12.031

6.800

Tăng trưởng vốn đầu tư từ bên ngoài (%)

23,71

413,51

30,53

40,38

35,85

27,19

-43,48

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá

Thứ tư, giải pháp tài chính đã góp phần nâng cao chất lượng SPDL theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, mang đậm bản sắc văn hoá xứ Thanh

Chính sách chi NSNN cho phát triển SPDL đã đạt được mục tiêu là đa dạng hoá các SPDL của địa phương, một số SPDL đã hình thành tương đối rõ nét, khẳng định thương hiệu SPDL tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như: SPDL biển đảo đã khẳng định được thương hiệu, vị thế; SPDL văn hoá, sinh thái cộng đồng, làng nghề bước đầu hình thành, có chiều hướng phát triển tích cực; sản phẩm làng nghề du lịch đã khẳng định được thương hiệu và hỗ trợ được SPDL truyền thống… Có thể nói chính sách chi NSNN cho đã đạt hiệu quả là hệ thống các SPDL mũi nhọn, đặc thù của địa phương đã hình thành, doanh thu từ các SPDL này liên tục tăng, cụ thể ở bảng 2.4. Từ đó định hướng cho việc đầu tư phát triển kinh doanh của các CSKDDL gắn với SPDL mũi nhọn, đặc thù của địa phương. Mặt khác, trên cơ sở định hướng phát triển các SPDL mũi nhọn của địa phương, đã giúp các doanh nghiệp kết hợp, đa dạng để hình thành các SPDL của riêng mình, từ đó thu hút khách ngày càng nhiều du lịch đến địa phương. (Theo kết quả điều tra khảo sát có 90,05% ý kiến đánh giá cho rằng chi NSNN có tác động đến việc phát triển SPDL của địa phương: trong đó 35,6% đánh giá cao và 30,5% đánh giá rất cao [phụ lục 2]). Như vậy, chi NSNN đã có tác động rất lớn đến việc phát triển SPDL đặc thù của địa phương.


Bảng 2.4. Doanh thu và mức tăng doanh thu từ các SPDL mũi nhọn của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng, %


STT

Chỉ tiêu

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020


Tổng doanh thu SPDL (tỷ đồng)

3.690

5.180

6.298

8.000

10.605

14.526

10.394

1

Doanh thu SPDL biển đảo (tỷ đồng)

2955

3890

4.921

6.643

8.803

11.980

8.530

Tốc độ tăng doanh thu (%)


31,64

26,50

35,00

32,51

36,09

-28,80

2

Doanh thu SPDL văn hóa, lịch sử (tỷ đồng)

386

510

618

761

947

1.120

870

Tốc độ tăng doanh thu (%)


32,12

21,10

23,20

24,50

18,20

-22,30


3

Doanh thu SPDL sinh thái, cộng đồng, làng nghề (tỷ

đồng)


220


260


318


388


485


577


362

Tốc độ tăng doanh thu (%)


18,18

22,30

22,00

25,00

19,00

-37,27

4

Doanh thu SPDL khác (tỷ đồng)

129

520

442

208

370

849

632

Tốc độ tăng doanh thu (%)


303,10

-15,08

-52,89

77,75

129,66

-25,58

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá

Mặt khác, việc hỗ trợ về mặt thủ tục đối với các ưu đãi về thuế đã đạt mục tiêu là số lượng các cơ sở làng nghề du lịch ngày càng tăng lên. Và hiệu quả của chính sách là thúc đẩy các cơ sở làng nghề tăng năng lực tài chính của mình, có thêm điều kiện để đầu tư mở rộng quy mô cũng như chất lượng của sản phẩm làng nghề du lịch, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho SPDL truyền thống của địa phương.

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế của việc sử dụng các giải pháp tài chính cho phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa

Thứ nhất, giải pháp tài chính đối với xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch

Một là, cơ chế, chính sách chi NSNN cho đầu tư xây dựng CSHT du lịch còn mất cân đối, chủ yếu đầu tư CSHT du lịch trong khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển, chưa đáp ứng được những nội dung, mục tiêu phát triển đa dạng các SPDL của địa phương.

Các chính sách chi NSNN của Trung ương chủ yếu tập trung hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch trong khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển trong tỉnh mà chưa chú trọng nhiều vào hạ tầng các khu du lịch bên ngoài. Bằng chứng là theo Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg mới chỉ hỗ trợ đầu tư xây


dựng hệ thống giao thông nối các khu, điểm du lịch trong khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển còn các công trình hệ thống nước thải, chất thải bên ngoài đang còn rất ít, chưa được sự hỗ trợ nguồn vốn của trung ương. Mặt khác, trong khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển đang còn thiếu các hệ thống nước thải, chất thải để xử lý rác thải trong khu công nghiệp, đặc biệt là khu Kinh tế Nghi Sơn, nơi có nhiều chuyên gia nước ngoài về làm việc kết hợp đi tham quan du lịch tại địa phương luôn.

Các chính sách chi NSNN của địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT du lịch còn mất cân đối trong cơ cấu. Trong giai đoạn 2014 - 2020, chính sách chi NSNN cho CSHT du lịch chủ yếu tập trung vào xây mới, cải tạo, nâng cấp đường giao thông nối các khu, điểm du lịch trong khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển mà chưa chú trọng nhiều đến chi NSNN cho CSHT đường sông, hệ thống nước thải, rác thải, điện nước… dẫn đến việc xử lý chất thải rắn và chất thải sinh hoạt ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. PTDL bền vững đặt ra yêu cầu phải đảm bảo cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Vấn đề đặt ra là khi số lượng khách du lịch tăng lên, sẽ kéo theo khối lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng lên đòi hỏi cần phải có hệ thống xử lý rác thải đủ lớn để xử lý số rác thải sinh hoạt trong những ngày cao điểm, không ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Hơn nữa, trong chính sách chi NSNN cho CSHT khu vực ven biển chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lưu trú, nghỉ dưỡng mà thiếu những dự án tổ hợp nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí, hình thành điểm đến để thu hút khách. Hơn nữa, trong chính sách hỗ trợ chưa có cơ chế phân bổ chi NSNN cho khâu giải phóng mặt bằng nhằm khuyến khích, thu hút các dự án CSHT du lịch từ bên ngoài vào. Theo ý kiến khảo sát cho thấy có 95,74% ý kiến cho rằng khả năng tiếp cận mặt bằng ưu đãi của Nhà nước là khó khăn [phụ lục 2].

Chính sách chi NSNN của địa phương hỗ trợ nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu so với số lượng lớn các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương. Cụ thể đó là cơ chế phân bổ chi NSNN theo Quyết định số 4802/QĐ-UBND ngày 3/12/2018 đã đáp ứng được yêu cầu của chính sách là hầu hết các khu du lịch trọng điểm của tỉnh đều có nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn. Tuy nhiên, đối với các khu du lịch trọng điểm lớn, số lượng khách du lịch ngày càng tăng, số lượng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn vẫn còn ít so với yêu cầu của thực tiễn. Mặt khác, có những khu điểm du lịch vẫn chưa có nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn theo qui định. Hơn nữa, cơ chế phân bổ vốn NSNN cho việc khuyến khích thu hút


nguồn vốn từ bên ngoài vào xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn chưa thực sự hấp dẫn, dẫn đến trong số lượng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn có nguồn vốn từ bên ngoài thấp. Cụ thể là trong 81 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn được xây dựng thì có 64 nhà vệ sinh được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh, 7 nhà vệ sinh được đầu tư từ nguồn ngân sách cấp huyện, 10 nhà vệ sinh công cộng được xây dựng từ nguồn xã hội hoá.

Như vậy, cơ chế, chính sách chi NSNN của cả Trung ương và địa phương đang còn mất cân đối ở các khu vực, tập trung ở các khu công nghiệp và khu vực ven biển. Với hệ thống CSHT như vậy sẽ là những rào cản cho việc phát triển đa dạng các SPDL của địa phương, nơi có nhiều SPDL được phân bố rải rác ở tất cả các khu vực trong tỉnh, đặc biệt là ở các huyện miền núi, nơi có CSHT kém phát triển, người dân địa phương còn nhiều khó khăn và cần thiết được đầu tư nhiều hơn nữa.

Hai là, mức độ triển khai giải pháp chi NSNN hỗ trợ phát triển CSHT du lịch trên địa bàn tỉnh ở cấp địa phương còn chậm so với kế hoạch đăng ký ban đầu

Trong quá trình tổ chức thực hiện, hầu hết các dự án CSHT du lịch triển khai đều chậm tiến độ so với đăng ký của chủ đầu tư, cá biệt có những dự án quy mô lớn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư từ nhiều năm về trước như: Khu du lịch biển Golden Coast resort (Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh), Khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân (Công ty cổ phần Tập đoàn T&T), Khu đô thị sinh thái biển Đông Á Sầm Sơn (Tổng Công ty Bất động sản Đông Á)… vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện hồ sơ, thủ tục khởi công xây dựng dự án, gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và môi trường đầu tư của tỉnh. Nhiều tuyến đường giao thông xây mới chất lượng chưa cao, qui mô đang còn hẹp, thời gian xây dựng chưa lâu đã xuống cấp… Một số dự án CSHT cần được ưu tiên triển khai đầu tư dứt điểm nhưng chậm hoàn thành do chưa bố trí đủ vốn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận, khai thác điểm đến du lịch như Dự án đường giao thông vào khu du lịch Hải Hoà do UBND huyện Tĩnh Gia chủ trì thực hiện… Một số dự án đường sông chậm tiến độ do mới chỉ có vốn NSNN cho một số hạng mục cơ bản, chưa có vốn đối ứng cho các hạng mục khác, dẫn đến dự án chậm hoàn thành. Một số dự án CSHT có quy mô nhỏ có tác động tích cực, trực tiếp đến việc hình thành và khai thác phát triển các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đang còn triển khai chậm: Đường vào thác Ma Hao - bản Năng Cát (huyện Lang Chánh); đường


giao thông tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước)… dẫn đến việc phát triển các SPDL này chậm.

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng thiết yếu của hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, CSHT làng nghề triển khai đang còn chậm. Một số nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng còn một số bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định… Trong quá trình tổ chức thực hiện đầu tư vẫn còn tồn tại một số nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn xây dựng chậm tiến độ, chất lượng không đạt yêu cầu do giá vật liệu xây dựng tăng dẫn đến chi phí tăng lên.

Có một số dự án hệ thống xử lý rác thải, nước thải chưa đạt yêu cầu về chất lượng. Trong số các khu du lịch đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung như khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá và Khu du lịch FLC Sầm Sơn (thành phố Sầm Sơn) thì thành phố Sầm Sơn đã có công trình xử lý nước thải tập trung nhưng đã xuống cấp, một số tuyến chưa được thu gom triệt để, công suất xử lý thấp so với thực tế phát sinh nước thải hàng ngày, đặc biệt vào các tháng cao điểm mùa du lịch, hệ thống xử lý luôn trong tình trạng quá tải.

Chi NSNN cho đầu tư xây dựng CSHT du lịch đang còn thấp so với yêu cầu phát triển: chi NSNN cho đầu tư xây dựng CSHT du lịch giai đoạn 2014 - 2020 chiếm 84,84% trong tổng nguồn chi NSNN cho PTDL, nhưng chỉ chiếm 1,74% trong tổng chi NSNN phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá. Với mục tiêu PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng tăng vào NSNN thì tỷ trọng chi NSNN cho CSHT du lịch như vậy vẫn còn thấp, dẫn đến các dự án đầu tư CSHT du lịch chất lượng chưa cao, các dự án đường giao thông quy mô còn hẹp, mới xây dựng một thời gian đã xuống cấp, hư hỏng… Bên cạnh đó do tình hình dịch bệnh covid - 19 diễn biến phức tạp, kéo dài dẫn đến một số địa phương, khu vực trong tỉnh phải thực hiện giãn cách, giá vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hướng đến tiến độ thực hiện dự án và phương án tài chính của nhà thầu thi công.

Ba là, qui mô chi NSNN cho CSHT du lịch có tăng nhưng còn hạn chế là chưa gắn kết chặt chẽ được với mục tiêu phát triển đa dạng các SPDL của tỉnh. Cụ thể là theo định hướng PTDL bền vững của địa phương là tập trung vào 4 dòng sản phẩm mũi nhọn, đặc thù: SPDL biển, đảo; SPDL văn hoá, lịch sử; SPDL sinh thái, cộng đồng; SPDL làng nghề. Tuy nhiên chi NSNN cho CSHT, đặc biệt là đường giao

Xem tất cả 274 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí