Quy Hoạch Và Thực Hiện Kế Hoạch Đầu Tư Khai Thác Du Lịch Văn Hóa Khmer Tại Trà Vinh Theo Từng Giai Đoạn Cụ Thể Với Sự Tham Gia Của Xã Hội Và Chính


Hiện tại, các nhà khoa học chỉ mới đưa ra những khái niệm và định nghĩa nói về “du lịch văn hóa” và “du lịch xanh”, điều này cho thấy, hai loại hình du lịch này hiện đang được khai thác và đưa vào kinh doanh riêng lẻ. Tuy nhiên với đề xuất về thương hiệu “Du lịch Trà Vinh – du lịch văn hóa xanh” thì tác giả tạm đưa ra khái niệm về loại hình du lịch văn hóa xanh như sau: Du lịch văn hóa xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có ý nghĩa giáo dục, kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, du lịch văn hóa xanh giúp giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên và văn hóa khi các thành tố tài nguyên được đưa vào phục vụ khách du lịch.

3.2.3. Quy hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư khai thác du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh theo từng giai đoạn cụ thể với sự tham gia của xã hội và chính quyền địa phương

Nhà quy hoạch và các nhà làm du lịch cần tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc phát triển du lịch bền vững để sản phẩm du lịch văn hóa Khmer luôn là một điểm sáng trong ngành du lịch Việt Nam. Vì đây là loại hình du lịch văn hóa với khá nhiều những vấn đề nhạy cảm và khó làm du lịch, vì vậy sử dụng sao cho tốt, cho đạt hiệu quả và bền vững là một vấn đề cho đội ngũ làm du lịch tỉnh Trà Vinh và cả Sóc Trăng.

Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch văn hóa Khmer bền vững, Trà Vinh và Sóc Trăng cần hợp tác trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tìm ra điểm riêng và khác biệt của cộng đồng người dân Khmer của hai địa phương. Nhằm cùng xây dựng thương hiệu “du lịch văn hóa Khmer” riêng biệt của địa phương mình, hỗ trợ, hợp tác và cùng phát triển; đoàn kết luôn là sức mạnh để chúng ta từ thế cạnh tranh sẽ là thế cả hai cùng phát triển (tức chiến lược kinh doanh “win – win”).

Trong suốt quá trình khai thác du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch cần tôn trọng nền văn hóa bản địa, đặc trưng truyền thống của tộc người Khmer nhằm thực hiện tốt hoạt động khai thác đi đôi với bảo vệ và tôn tạo tài nguyên văn hóa Khmer. Vì trên nguyên tắc, du lịch văn hóa là cầu nối giữa du khách và cộng đồng địa phương, nâng tầm văn hóa tộc người bản địa, tạo sức hấp dẫn giữ chân du khách. Tránh việc “pha trộn văn hóa” hoặc “thưởng mại hóa văn hóa Khmer”, làm mai một và mất đi sự trong sáng của một nền văn hóa dân tộc.


Tăng cường tạo chính sách thông thoáng và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư khai thác tạo đà cho sự đầu tư khai thác của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua phỏng vấn, trao đổi và tìm hiểu của tác giả, đa phần các doanh nghiệp ngại đầu tư vào du lịch Trà Vinh nói chung và du lịch văn hóa Khmer nói riêng vì Trà Vinh chưa định hướng đầu tư kinh doanh du lịch rõ ràng, hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp còn yếu. Mặt khác, quy hoạch và kế hoạch khai thác du lịch của tỉnh chỉ còn đang trên văn bản, chưa đi vào thực tế kinh doanh và địa phương đang mời gọi đầu tư theo hướng đại trà. Trung tâm xúc tiến và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xác định đơn vị nào có khả năng, phù hợp yêu cầu của dự án; chắt lọc và tiếp cận từ đó rút ngắn thời gian chờ kêu gọi đầu tư. Dần đưa việc quy hoạch tốt hệ thống dịch vụ và sản phẩm du lịch văn hóa Khmer vào thực tế du lịch của địa phương.

Đảm bảo công bằng và minh bạch trong tài chính và phân chia lợi ích của các đơn vị đầu tư kinh doanh du lịch, đặc biệt là lợi ích của các chủ thể văn hóa, qua đó tạo niềm tin cho các đơn vị tham gia hoạt động du lịch. Kích thích cá nhân và tổ chức tham gia vào chuỗi hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch.

Tác giả đề xuất các bước kế hoạch cụ thể:

Bảng 3.2. Kế hoạch khai thác (thí điểm) điểm tham quan du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh

Bước

Công việc cụ thể

1

Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác du lịch của từng tài nguyên văn

hóa Khmer tại Trà Vinh theo từng địa phương.

2

Lập kế hoạch khai thác du lịch cho từng tài nguyên văn hóa Khmer.


3

Thực hiện kế hoạch:

- Ưu tiên khai thác cho các tài nguyên: đang được du khách quan tâm; các điểm tham quan cần nâng cấp để phục vụ khách tự do; các tài nguyên có sự thuận lợi về các yếu tố du lịch cơ bản; vị trí địa lý; tính “nguyên bản”; hiện trạng tài nguyên; khả năng thu hút vốn đầu tư,…

- Có thể dùng các yếu tố sau để xác định điểm tài nguyên nào nên khai thác tiềm năng du lịch trước: 1. Mức độ biểu trưng văn hóa; 2. Mức độ hấp dẫn khách; 3. Tính cấp thiết của tài nguyên; 4. Khả năng khai thác ở

hiện tại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh - 11



- Kế hoạch có thể hiện công việc cụ thể cho từng đối tượng, từng giai

đoạn và dự kiến kinh phí đầu tư. Giúp nhà đầu tư thấy rõ lợi ích kinh doanh, hoạt động mời thầu và chọn thầu được thuận tiện và hiệu quả hơn.


4

Chọn đơn vị thực hiện kế hoạch đầu tư và khai thác điểm du lịch văn hóa

Khmer: đảm bảo tính công bằng và cam kết tuân thủ nguyên tắc khai thác du lịch văn hóa Khmer theo hướng bền vững.


5

Theo dõi, giám sát hoạt động xây dựng và kinh doanh du lịch của chủ đầu tư. Báo cáo định kỳ tiến độ công việc và tình hình hoạt động đón tiếp,

kinh doanh du lịch, ý kiến khách hàng.

6

Đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác quảng bá sản phẩm và thương hiệu du

lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh


7

Đánh giá định kỳ chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa dưới góc nhìn của nhà chuyên gia về du lịch, quản lý môi trường – văn hóa – xã hội và du

khách.


8

Lấy ý kiến cộng đồng về hoạt động kinh doanh du lịch, nhằm thực hiện tốt cơ chế giám sát qua lại giữa các đơn vị hợp tác: cộng đồng địa phương

– chủ đầu tư – chính quyền địa phương – du khách.


9

68auk hi kết thúc thời gian thí điểm, các đơn vị hợp tác cần họp rút kinh nghiệm, nhìn nhận hạn chế để giải quyết các yếu kém trong quá trình kinh

doanh thí điểm điểm du lịch văn hóa Khmer.


10

Triển khai mô hình thí điểm sau khi đánh giá SWOT, cân nhắc khả năng áp dụng của từng điểm du lịch. Mặc khác, các điểm du lịch cần tạo điểm ấn tượng riêng biệt của mình, tránh trường hợp áp dụng rập khuôn, thiếu

sáng tạo và linh hoạt; đây là điều tối kỵ trong ngành dịch vụ du lịch.

11

Thành lập lực lượng thanh tra du lịch, thường xuyên kiểm tra, giám sát,

bảo vệ quyền lợi của du khách và cộng đồng địa phương.

12

Thường xuyên thực hiện quảng bá và nguồn nhân lực đủ điều kiện về

trình độ và kỹ năng phục vụ công tác du lịch.

(Nguồn: Tác giả)


3.2.4. Phân công nhiệm vụ và công việc rõ ràng, cụ thể cho từng nhóm đối tượng

Để đảm bảo quyền và lợi ích của từng nhóm đối tượng cũng như nhằm tạo niềm tin cho các đối tác tham gia hoạt động du lịch. Từ đó, hạn chế đến mức thấp nhất sự chồng chéo và thiếu tính liên kết giữa các nhóm đối tượng, tác giả đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm đối tượng như sau:

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch

Ban hành các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động du lịch văn hóa dân tộc thiểu số của Việt Nam. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp cùng cơ quan quản lý du lịch của các nước có nền du lịch phát triển, nhằm trao đổi, giao lưu, hợp tác, tập huấn cho các đối tượng làm du lịch của nước ta.

Thực hiện cơ chế ổn định trong hệ thống chính sách du lịch giúp cho đơn vị đầu tư, các cá nhân/tổ chức hoạt động du lịch được an tâm hoạt động và cống hiến vì ngành du lịch Việt Nam.

Thành lập cơ quan bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân/tổ chức hoạt động du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa dân tộc, du lịch cộng đồng.

Quan trọng nhất vẫn là, xem ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung đầu tư vào hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dịch vụ du lịch.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương

Đặt mục tiêu chính, ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung đầu tư vào hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dịch vụ du lịch.

Nghiên cứu và áp dụng tốt các quy phạm pháp luật du lịch vào hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương, tạo cơ chế linh hoạt cho việc thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tổ chức họp mặt, tuyên dương, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh giữa các doanh nghiệp du lịch, hộ dân và cộng đồng địa phương. Tạo sự gắn kết, trao đổi và hợp tác tạo sản phẩm mới cho ngành du lịch Trà Vinh. Mặt khác, chính quyền địa


phương cần lắng nghe người dân Khmer, văn hóa Khmer lên tiếng để tạo sự đồng thuận giữa đối tượng được khai thác và chủ thể khai thác.

Địa phương cần có kế hoạch và hành động cụ thể đối với việc nâng cao dân trí, nhận thức về du lịch cho người dân Khmer nói riêng và người dân toàn tỉnh Trà Vinh nói chung. Giao đơn vị báo đài đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, quảng bá du lịch văn hóa Khmer và du lịch Trà Vinh.

Tăng cường mối quan hệ, liên kết với các chính quyền địa phương khác: Sóc Trăng, Bến Tre, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh để thu hút khách tạo nên một chuỗi sản phẩm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long mới và hoàn chỉnh hơn.

Đối với cộng đồng tại địa phương: các hộ dân, đơn vị làm nghề, đơn vị tổ chức văn nghệ, người dân tại Trà Vinh

Thường xuyên cập nhật thông tin du lịch Trà Vinh, kiến thức kinh doanh của các đơn vị bạn, chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ, kiến thức và kỹ năng tiếp đón khách, nắm bắt tâm lý khách hàng,…

Thể hiện sự thân thiện và thành thật trong quá trình đón tiếp và phục vụ khách tham quan, đặc biệt là các hộ dân nhận khách lưu trú hình thức homestay. Có kế hoạch hoặc các hành động tích cực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng văn hóa của khách đến cộng đồng địa phương.

Đối với cơ sở giáo dục và nhà nghiên cứu

Phụ trách công việc đánh giá, quy hoạch, theo dõi và đóng góp ý kiến về hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa Khmer tại các địa phương. Quyết định khả năng tiếp nhận khách trong từng giai đoạn và tình trạng du nhập văn hóa trong cộng đồng người dân địa phương thông qua các hình thái xã hội.

Tìm và hỗ trợ các nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà dân làm kinh tế du lịch theo hướng văn hóa về thủ tục, cách thức quản lý, hình thức đầu tư khai thác theo từng giai đoạn và tình hình thực tế của địa phương, doanh nghiệp một cách chuẩn xác và phù hợp nhất.

Phụ trách đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng lao động trong ngành du lịch (nhất là người Khmer) nhằm tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của ngành nghề. Việc đào tạo phải tuân thủ theo nguyên


tắc nhu cầu thực tế của công việc, của doanh nghiệp và định hướng phát triển kinh tế của nước ta. Nhân lực được đào tạo cần đảm bảo 3 yếu tố “Tài – Tâm – Tầm”.

Đối với các đơn vị doanh nghiệp dịch vụ du lịch (doanh nghiệp lữ hành, Nhà hàng – Khách sạn, Khu du lịch)

Nghiên cứu và đánh giá rõ nhu cầu du khách, khả năng đơn vị và định hướng phát triển của địa phương để có sự lựa chọn đầu tư đúng đắn. Nhất là đầu tư du lịch theo hướng văn hóa Khmer cần có sự hiểu biết hoặc am hiểu về nền văn hóa của dân tộc, nguyên tắc khai thác tài nguyên du lịch văn hóa,… khả năng thu hút khách và thời gian thu hồi vốn đầu tư.

Doanh nghiệp đã đầu tư cần sự khôn khéo, linh hoạt và nắm vững thời cơ để đẩy mạnh quảng bá, đầu tư, xây dựng mối quan hệ và liên kết cùng kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần kiên nhẫn với sự lựa chọn của mình, vì loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa Khmer tuy có sức hấp dẫn riêng nhưng cũng khá kén khách tham quan.

Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng tour chuyên đề và các gói dịch vụ nhỏ lẻ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến với Trà Vinh, kích thích nhu cầu du lịch văn hóa Khmer của từng du khách.

Đẩy mạnh mối quan hệ, liên kết với các doanh nghiệp du lịch ngoài tỉnh: Sóc Trăng, Bến Tre, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh để nhận khách và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh.

3.3. Kết luận và Định hướng nghiên cứu tiếp theo

Với sự cố gắng trong nghiên cứu đề tài theo định hướng ứng dụng, tác giả đã đưa ra những đánh giá của cá nhân về tiềm năng du lịch của các tài nguyên văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh dựa trên bộ tiêu chí được tổng hợp từ ý kiến của các chuyên gia. Từ đó, cho thấy du lịch Trà Vinh hoàn toàn có thể khai thác theo định hướng văn hóa Khmer mà tỉnh đã xác định. Tuy nhiên, để Trà Vinh đạt được mục tiêu đưa du lịch văn hóa Khmer làm thế mạnh của mình, địa phương cũng cần phải nhìn nhận những thế mạnh, điểm hạn chế, cơ hội và thách thức của định hướng này.

Du lịch văn hóa Khmer đã và đang được thổi bùng từ ngọn lửa nghề, tình yêu quê hương của những người con Trà Vinh qua những việc làm, những định hướng, quy hoạch hay những hành động nhỏ nhằm chia sẻ, quảng bá hình ảnh du


lịch Trà Vinh cho bạn bè biết đến. Từ những đề xuất và giải pháp của cá nhân tác giả, hy vọng đây cũng là một cách để đề tài nghiên cứu, hoạt động du lịch văn hóa Khmer được đưa vào ứng dụng thực tế tại Trà Vinh.

Đề tài nghiên cứu tuy được tác giả thực hiện theo hướng nghiên cứu tiềm năng mang tính ứng dụng, nhưng vẫn chưa được thực hiện thí điểm. Nên vẫn còn thiếu sót trong đánh giá sự hài lòng của khách về chất lượng tour văn hóa Khmer tại Trà Vinh, điều này khiến cho đề tài chưa thật sự hoàn thiện như ý muốn ban đầu của tác giả. Chính vì thế, sự thiếu sót này sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả trong tương lai cùng với những đề tài đi sâu hơn vào việc đưa từng tài nguyên, điểm du lịch văn hóa Khmer vào thực tế du lịch tại Trà Vinh.


KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đề tài “Nghiên cứu tiềm năng văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh” là một đề tài mới và mang tính ứng dụng hơn so với các đề tài nghiên cứu trước đây. Đề tài đi sâu vào đánh giá tiềm năng và hành động thiết thực đưa văn hóa Khmer Nam bộ vào hoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh, trong khi các đề tài khác tập trung nghiên cứu tổng quan hoặc một thành tố văn hóa Khmer và vấn đề bảo tồn văn hóa Khmer tại địa phương cư trú của các tác giả.

Đề tài được thực hiện bằng ba phương pháp chính: điều tra khảo sát thực tế tại các điểm có tài nguyên văn hóa Khmer tại Trà Vinh; tham khảo tổng hợp tài liệu về tiêu chí đánh giá, yếu tố quyết định đưa du lịch văn hóa Khmer vào khai thác du lịch tại Trà Vinh. Đặc biệt và quan trọng nhất là phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia về yếu tố và hành động cụ thể để đưa du lịch văn hóa Khmer trở thành thương hiệu của du lịch Trà Vinh theo định hướng “xã hội hóa”.

Kết quả nghiên cứu của tác giả đạt trên 80% so với định hướng ban đầu, vì vẫn chưa mời các chuyên gia đến và trải nghiệm tour du lịch văn hóa Khmer Trà Vinh. Do điều kiện về tài chính, tính chất tôn giáo – dân tộc của loại hình du lịch văn hóa Khmer và vấn đề kêu gọi đầu tư của cá nhân tác giả. Vì vậy, thực hiện thí điểm, đánh giá sự hài lòng của du khách về tour du lịch trải nghiệm “Trà Vinh – du lịch văn hóa xanh” và thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch tỉnh Trà Vinh sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả trong thời gian tới.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 10/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí