nay của Trung Quốc, có khoảng 1000 tỷ là đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các trái phiếu của các tổ chức của Mỹ. Trong đó, Trung Quốc nắm giữ khoảng 300 – 400 tỷ USD trái phiếu của Fannie Mae và Freddie Mac, chiếm gần 20% dự trữ ngoại hối của chính phủ. Các ngân hàng thương mại Trung Quốc nắm giữ 25,3 tỷ USD trái phiếu của Fannie Mae và Freddie Mac. Các ngân hàng thương mại của Trung Quốc cũng nắm giữ khoảng 670 triệu USD trái phiếu của Lehman Brothers. Công ty đầu tư Trung Quốc nắm giữ 9,9% cổ phần của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley. Lehman Brothers còn nợ 275 triệu USD của công ty con tại Hongkong của Tập đoàn City. Chi nhánh New York của Bank of China cũng từng chủ trì cho Lehman Brothers vay 50 triệu USD. Thị trường tài chính Mỹ lung lay, tất nhiên dẫn đến giá cả các tài sản thế chấp rẻ đi, vì vậy Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
1.4. Ảnh hưởng đến bất động sản:
Trong hoàn cảnh thị trường nội địa Trung Quốc thời gian qua trầm lắng, giờ lại thêm các nhà đầu tư Mỹ có xu hướng bán tháo các tài sản ở Trung Quốc, càng khiến thị trường bất động sản Trung Quốc thêm ảm đạm. Cuộc khủng hoảng khiến người mua nhà ở Trung Quốc mất lòng tin, chủ yếu giữ thái độ nghe ngóng. Hơn nữa, khủng hoảng khiến việc huy động vốn đầu tư vào ngành bất động sản càng thêm khó khăn. Ngân hàng thắt chặt việc cho vay. Việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu của các công ty cũng không được thuận lợi.
2. Ảnh hưởng đến một số nước khu vực ASEAN:
Trong năm 2009, ASEAN sẽ chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998 đến nay. Dự kiến sẽ có sự suy giảm mạnh về tăng trưởng từ mức ước tính 4,8% năm 2008 xuống mức trên số
không trong năm 2009, và chỉ đạt mức phục hồi yếu ớt khoảng 3% trong năm 2010(53).
2.1. Ảnh hưởng đến xuất khẩu(54):
Xuất khẩu của các nước Đông Nam Á giảm. Do suy thoái kinh tế Mỹ và sự mất giá của đồng đôla làm giảm mức cầu nhập khẩu các máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm của nước này từ các nước đang phát triển, đặc biệt những nước có xu hướng tăng trưởng hướng về xuất khẩu như các nước Đông Nam Á( ASEAN thuộc nhóm 50 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới). Tuy nhiên, mức tác động ảnh hưởng sẽ không giống nhau đối với mỗi nước. Trong đó, Malaysia, Singapore và Thái Lan (nằm trong danh sách top 10 nước) phụ thuộc nhiều nhất vào xuất khẩu bởi vì tỉ lệ xuất khẩu /GDP của các quốc gia này rất cao (Singapore chiếm 260%, Malaysia chiếm 122%;). Tỷ trọng xuất khẩu của Thái Lan chiếm tới 70%/GDP.
Có thể bạn quan tâm!
- Ngành Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng:
- Ảnh Hưởng Đến Nguồn Vốn Đầu Tư (47) :
- Ảnh Hưởng Của Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Đến Một Số Nước Đang Phát Triển Khác:
- Hỗ Trợ Cho Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Và Xuất Khẩu:
- Tìm Giải Pháp Để Phát Triển Kinh Tế Bền Vững:
- Hoàn Thiện Hệ Thống Chính Sách Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Sản Xuất- Xuất Khẩu:
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
- Tính đến cuối tháng ba, xuất khẩu của Malaysia giảm đến gần 30%.
- Xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 1/2009 có mức sụt giảm lớn nhất trên cơ sở hàng năm kể từ năm 1997. Trong tháng l và 2 năm 2009, xuất khẩu của Thái Lan đã giảm 26,5%.và 11,3%. Bộ Tài chính Thái Lan dự báo, nền kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 2,5% trong năm 2009 do xuất khẩu giảm mạnh.
- Hàng xuất khẩu chủ chốt trong tháng 1/2009 của Xingapo đã giảm hơn 1/3 trên cơ sở hàng năm và chính phủ nước này dự kiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm 2- 5% trong năm nay.
- Uỷ ban Kế hoạch và Phát triển quốc gia In-đô-nê-xi-a dự báo xuất khẩu của năm 2009 sẽ giảm 6% so với năm 2008. Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm phi dầu mỏ và khí đốt sẽ giảm khoảng 20%. Ngân hàng Trung ương
nước này đã phải hạ thấp dự báo mức tăng trưởng kinh tế từ 4,9% xuống cỡn 4%.
- Tháng 3/2009 so với tháng 3 cùng kỳ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Lào trong năm 2009 đã giảm xuống, như giá đồng đỏ giảm 40% làm cho thu nhập từ xuất khẩu đồng giảm 60%, trị giá xuất khẩu điện giảm khoảng 30% và hàng may mặc giảm khoảng 10%, trị giá xuất khẩu cà phê giảm 18%, riêng ngôn do giá cả trượt dốc nên giá trị xuất khẩu ngô giảm rõ rệt (hiện còn khoảng 10.000 tấn tồn kho). Tính trong 3 tháng đầu năm tài khóa 2008-2009, tổng giá trị xuất khẩu của Lào giảm 41,22% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, đối với lĩnh vực nhập khẩu, Lào cũng bị tác động ảnh hưởng, dự kiến trong năm tài khóa 2008-2009, giá trị nhập khẩu điện có thể tăng lên 7%, giá các mặt hàng phục vụ dự án và đầu tư sẽ tăng lên 5%, đây là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mất cân bằng giữa xuất và nhập khẩu tăng, theo đó làm cho giá trị đầu tư ban đầu của Lào sẽ cao hơn so với dự tính.
Giới báo chí Lào đánh giá, ảnh hưởng chung nhất đối với Lào là năm tài khóa 2008-2009, mức tăng trưởng GDP có thể sẽ suy giảm 1%, tức chỉ đạt 6,9% (2007-2008 là 7,9%). Do sự sụt giảm về tỷ lệ tăng trưởng GDP hoặc tăng trưởng không liên tục, Lào sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như không đủ khả năng đạt mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo và thoát khỏi tình trạng kém phát triển, sự suy giảm của thu nhập quốc gia cũng như thu nhập thực tế của hộ gia đình và người lao động. Ngoài ra, Lào còn có một số vấn đề xã hội khác như sức thuê nhân công giảm hoặc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, chưa kể đến việc lao động xuất khẩu bị gửi trả về nước
2.2. Ảnh hưởng đến thị trường lao động(55):
Khủng hoảng tài chính làm tăng tỉ lệ thất nghiệp do sức sản xuất của nhiều nhà máy bị chậm hoặc đóng cửa, do sự xiết chặt môi trường, điều kiện hợp
đồng của các quốc gia nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh bị thất bại bởi ảnh hưởng của giá cả xuống thấp. Nhiều công nhân không có việc làm, người làm việc ở nước ngoài cũng bị sa thải về nước. Tỉ lệ thất nghiệp trong 10 nước Đông Nam Á có thể lên tới 6,2% (2009) so với mức 5,7% (2007).
- Tính đến tháng 11/2008, Thái Lan đã có khoảng 1 triệu người thất nghiệp. Năng suất lao động bình quân của Đông Nam Á cũng bị tụt so với Trung Quốc và không cao hơn nhiều so với Ấn Độ.
- Tại Phi-líp-pin, tiền gửi từ công nhân làm việc ở nước ngoài được xem là một động lực chính của tăng trưởng kinh tế và mức tiêu thụ của quốc gia. Hiện nay, Phi-líp-pin có triệu lao động đang làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn trong số này đang bị thất nghiệp do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự báo tỷ lệ tăng trưởng của Philippines trong năm 2009 rơi xuống còn 2,2%, tức chưa bằng một nửa so với năm 2008. Chủ yếu do ngành xuất khẩu bị suy kém và các khoản tiền lương từ giới lao động ở nước ngoài gửi về giảm đi đáng kể.
Hiện có khoảng 500 000 người Philippines trong dạng xuất khẩu lao động. Trong bối cảnh khó khăn chung toàn cầu hiện nay, có nhiều khả năng là một phần lớn trong số này sẽ phải quay về nước.
Chính quyền Manila lo ngại, visa của những người sang Hoa Kỳ làm việc không được gia hạn. Các thủy thủ cũng như công nhân trong các cơ xưởng sản xuất tại Hàn Quốc, Đài Loan, Macao, hay những người giúp việc cho các gia đình ở Singapore, Hồng Kông, Trung Đông sớm muộn gì cũng bị mất việc.
Tình trạng trong nước của Philippines cũng không sáng sủa hơn : trong ba tháng cuối 2008, khoảng từ 40 đến 60 000 người đã bị sa thải. Đa số là nhân viên trong ngành điện tử, một lĩnh vực chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Philippines.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
I. Giải pháp của một số nước đang phát triển để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu:
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, không chỉ các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các nước phát triển, mà cả những nước đang phát triển cũng tìm mọi biện pháp để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng mà cuộc khủng hoảng gây ra. Đối với các nước đang phát triển, có thể nguồn tài chính không được dồi dào, bị hạn chế tiếp xúc với các khoản vay, do đó ngoài các biện pháp dùng tài chính, chính phủ các nước này cần phải đưa ra nhiều biện pháp hơn, đó có thể là sử dụng các chính sách tài khoá và tiền tệ, các biện pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, tiêu dùng trong nước, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính của các tổ chức tài chính thế giới, thành lập các hiệp hội cùng chung sức đối phó với khủng hoảng. Không chỉ trông chờ vào các biện pháp của Chính phủ, các doanh nghiệp cũng phải tự mình tìm cách để thoát khỏi vòng xoáy của cơn bão khủng hoảng. Để làm rõ những biện pháp này chúng ta tiếp tục đi sâu vào các giải pháp của Trung Quốc và khu vực ASEAN để đưa ra cách ứng phó cho Việt Nam.
1. Giải pháp của Trung Quốc:
1.1. Giải pháp của chính phủ:
1.1.1. Can thiệp đúng mức, đúng lúc vào thị trường:
Phát triển nền kinh tế thị trường phải gắn với vai trò điều tiết của Nhà nước vì học thuyết kinh tế thị trường tự do đã bộc lộ những khuyết tật của nó. Vấn đề đặt ra là Chính phủ cần can thiệp vào những vấn đề gì, lĩnh vực nào và can thiệp đến mức nào để không triệt tiêu vai trò của thị trường.
1.1.2. Đưa ra các gói kích cầu để thúc đẩy nền kinh tế:
Các biện pháp mà không chỉ Trung Quốc sử dụng mà các nước trên thế giới đều sử dụng rất nhiều đó là đưa ra các gói kích cầu. Các gói kích cầu của Trung Quốc đã thật sự phát huy tác dụng, điều này được thể hiện rõ nhất qua các con số doanh thu của các nhà sản xuất, kinh doanh. Ngay cả dự đoán mức tăng trưởng GDP của nước này cũng tăng lên 7,5% so với dự đoán ban đầu 6,5%.
Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn chương trình cả gói của Chính phủ Trung Quốc nhằm đối phó khủng hoảng tài chính quốc tế. Hầu hết số tiền trong kế hoạch kích thích kinh tế sẽ được chi cho các dự án cơ sở hạ tầng, như đường sá và đập nước, vì các dự án đó sẽ nhanh chóng bơm tiền vào nền kinh tế. Ngoài ra, khoản tiền này sẽ kích thích tiêu thụ nội địa, tăng thu nhập cho người dân tại nông thôn, ủng hộ các ngành công nghiệp thép, tự động hóa... Bên cạnh đó, chi tiêu cải thiện mạng lưới an sinh xã hội sẽ tăng 17,6% trong năm nay lên 293 tỷ NDT. Ngân sách cho chăm sóc sức khỏe và y tế tăng 38,2%, lên 118,6 tỷ NDT. Với dự trữ ngoại tệ khổng lồ và một hệ thống ngân hàng vững chắc, Bắc Kinh đang có một nguồn tài chính lớn để dốc tiền đối phó khủng hoảng. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đang sử dụng gói kích cầu trị giá 586 tỷ USD để biến khủng hoảng thành một lợi thế cạnh tranh, bằng cách chú trọng đào tạo các lực lượng lao động và tăng trợ giúp cho nghiên cứu phát triển. Bắc Kinh sẽ chi nhiều hơn cho các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tăng ngân sách dành cho nghiên cứu phát triển, bên cạnh việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Trung Quốc đã tài trợ cho những kế hoạch đào tạo quy mô lớn, nhằm đối phó nạn thất nghiệp gia tăng và cung ứng lao động lành nghề. Riêng tại tỉnh Quảng Ðông, chương trình đào tạo được mở rộng gấp bốn lần trong năm 2009, tập hợp bốn triệu công nhân viên trong các khóa học tập kéo dài từ ba đến sáu tháng.
Không những vậy, để kích cầu Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách khuyến khích nông dân mua ôtô với hy vọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm này ở khu vực nông thôn. Chính phủ Trung Quốc bắt đầu giải ngân gói trợ cấp trị giá 5 tỉ NDT (khoảng 732 triệu USD) để giúp nông dân mua ôtô. Tỷ lệ trợ cấp cho nông dân mua ôtô là 10% và cho nông dân mua xe máy là 13. Nhờ chính sách kể trên nên doanh số bán ra của các hãng sản xuất xe tải đã tăng rất nhanh.
Với gói kích thích cầu đầu tư trong nước trị giá 15% GDP (tương đương 4000 tỷ NDT) trong vòng 2 năm(2009-2010), mục tiêu của Trung Quốc là hạn chế những bất lợi của môi trường kinh tế quốc tế. Số vốn khổng lồ này sẽ huy động 1/3 từ đầu tư chính phủ, phần còn lại là huy động từ địa phương, Doanh nghiệp, và toàn xã hội.
Các gói kích cầu của Trung Quốc được đưa ra cho từng lĩnh vực, ngành nghề(56):
- Đầu tư 42 tỷ Nhân dân tệ để tạo mới việc làm, tập trung ở các ngành dịch vụ, ngành công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực ngoài quốc doanh của nền kinh tế.
- Đẩy mạnh đầu tư vào tài sản cố định ở thành thị: Trong hai tháng đầu năm 2009, tổng mức đầu tư vào tài sản cố định ở thành thị của Trung Quốc đã đạt mức 1.207 nghìn tỷ NDT (tương ứng với 150.35 tỷ USD) với tốc độ tăng trưởng đạt 26,5%, cao hơn so với mức 24,3% cùng kỳ năm 2007, và cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 26,1% trung bình các năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng thực tế đầu tư bất động sản dường như đang tạm lắng với mức đầu tư đạt 239,8 tỷ NDT, chỉ tăng 1%, thấp hơn so với tốc độ 32,9% đã đạt được đầu năm.
- Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp: Chính phủ dự định dành 716,1 tỷ NDT (tương đương với 104,6 tỷ USD) trong năm 2009 đầu tư cho nông
nghiệp, tăng 120,6 tỷ NDT so với ngân sách năm 2008. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tăng giá thu mua lúa mỳ và gạo lên từ 0,22 NDT đến 0,26 NDT và giữ giá các nông sản khác cố định ở mức hợp lý để khuyến khích người nông dân.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn áp dụng các gói chính sách hỗ trợ tập trung vào từng ngành sản xuất, cụ thể:
+ Ngành dệt may và máy móc thiết bị: Đối với ngành máy móc thiết bị, Chính phủ Trung quốc hướng đến giảm sự phụ thuộc vào các bộ phận máy nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Chính sách đầu tiên mà Trung Quốc đưa ra là hạn chế các ưu đãi thuế nhập khẩu đối với các bộ phận máy móc mà trong nước có thể sản xuất được.
Đối với ngành dệt may, Chính phủ dự định sẽ áp dụng giảm chi phí xuất khẩu cho các công ty dệt may khoảng 15% thay vì tỷ lệ 14% đang áp dụng từ tháng 11 năm 2008 đến nay. Thêm vào đó, Chính phủ cũng sẽ thiết lập một quỹ nhằm nâng cấp trang thiết bị và kỹ thuật của ngành này.
+ Ngành đóng tàu: Dự kiến năm 2009, ngành đóng tàu trong nước của Trung Quốc sẽ chỉ nhận được các hợp đồng với khối lượng 20 - 30 triệu dead- weight tấn, giảm gần một nửa so với khối lượng đã đạt được năm 2008 là 58,18 triệu dead-weight tấn. Để kích thích ngành công nghiệp này, Trung Quốc đã quyết định kéo dài thêm các chính sách hỗ trợ tài chính của mình cho đóng tàu đi biển cho đến năm 2012, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các kỹ năng đóng tàu có kỹ thuật cao và xúc tiến các ứng dụng công nghệ vào trong công nghiệp đóng tàu.
+ Ngành ô tô sắt thép: Nhằm kích thích sự phát triển của ngành ô tô và sắt thép, Trung Quốc đã giảm thuế mua ô tô dưới 1,6 lít từ 10% xuống 5% từ ngày 20 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm 2009, cải thiện hệ thống tín dụng đối với các khoản nợ mua xe ô tô.