Mục Tiêu Phát Triển Hoạt Động Cttc Tại Sacombank - Sbl


tổng vốn đầu tư của nền kinh tế thì tỷ trọng thực hiện qua CTTC của nước ta chỉ chiếm 1/100, nếu tính tỷ trọng đầu tư qua hình thức CTTC với kênh tín dụng ngân hàng thì doanh số CTTC đạt được chỉ vào khoảng 1,38%.

Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển, so với tín dụng thì CTTC tài trợ đến 15

– 20%, tức là chiếm khoảng 1/5 thị phần tài trợ.

Theo dự báo thì trong khoảng 10 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp với quy mô GDP lên đến 250 tỷ USD, gấp khoảng 1,5 lần so với hiện nay, trong khi đó dự báo nguồn vốn ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế cũng phải đạt hơn 300 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với hiện nay (khoảng 63 tỷ USD cuối năm 2008).

Tốc độ tăng trưởng của thị trường CTTC Việt Nam dự báo ở khoảng 20 - 25%/năm. Như vậy, đến cuối năm 2020, tổng dư nợ của ngành CTTC sẽ vào khoảng 109,000 tỷ đồng (tương đương 6 tỷ USD), chiếm khoảng 2% so với tín dụng ngân hàng thương mại.

3.2 . Mục tiêu phát triển hoạt động CTTC tại Sacombank - SBL


Trên cơ sở phân tích về triển vọng phát triển của ngành CTTC tại Việt Nam, có thể thấy tiềm năng phát triển của thị trường CTTC nói chung và của riêng Sacombank SBL là còn rất lớn.

Tuy nhiên để có thể đạt được những thành tựu như mong muốn thì Sacombank - SBL phải có xác lập ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tình hình thực tại của công ty, định hướng phát triển của nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Trên cơ sở các mục tiêu phát triển đó, Ban Giám đốc đưa ra những giải pháp để

phát triển hoạt động CTTC tại Sacombank – SBL.

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong Cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - 10


Vì vậy, định hướng phát triển hoạt động CTTC của Sacombank - SBL theo

hướng “An toàn - Hiệu quả - Bền vững” với các mục tiêu cụ thể như sau:


Mục tiêu 1: Gia tăng giá trị cổ đông – chủ sở hữu

Hoạt động của Sacombank - SBL là không ngừng gia tăng giá trị của cổ đông trên cơ sở thực hiện mục tiêu:

- Một là đảm bảo khả năng sinh lời với các chỉ tiêu cụ thể như sau:


Phấn đấu phát triển tổng tài sản của Công ty để đạt tốc độ tăng tổng tài sản bình quân là 25%/năm,

Phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bình quân là 30%/năm, chiếm 5% dư

nợ toàn ngành,

Đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân 16%/năm,

Duy trì mức tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản đạt tỷ lệ bình quân là

3%/năm.

- Hai là đảm bảo chính sách cổ tức đáp ứng được yêu cầu quản trị và yêu cầu của cổ đông.

Mục tiêu 2: Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và chất lượng:

Khách hàng là người mang đến lợi nhuận cho công ty nên việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng là yêu cầu tiên quyết trong quá trình hoạt động và phát triển của công ty.

Để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, Sacombank - SBL cần thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

- Một là: khách hàng là trung tâm của sản phẩm và mọi hoạt động: các sản phẩm và mọi hoạt động của Sacombank - SBL luôn hướng tới mục tiêu khách hàng là trọng tâm, các sản phẩm và hoạt động của Sacombank - SBL là nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng,

- Hai là nâng cao độ hài lòng của khách hàng: mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty đạt mức tối thiểu 90%,



- Ba là phục vụ tận tâm, trung thực và hợp tác: xây dựng và áp dụng cung cấp phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, trung thực với khách hàng,

- Bốn là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng: các yêu cầu, thắc mắc của khách hàng phải ưu tiên giải quyết hàng đầu.

Mục tiêu 3: Tăng cường công tác quản lý – hạn chế rủi ro (đặc biệt là rủi ro tín dụng)

Đây là một trong những mục tiêu trọng tâm và quan trọng trong định hướng phát triển của Sacombank - SBL, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nhiều khó khăn trong 06 tháng cuối năm 2012 với các nội dung cơ bản như sau:

- Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tín dụng từ các bước tiếp cận

đánh giá khách hàng ban đầu.


- Cố gắng hạn chế, duy trì tỷ lệ nợ xấu – nợ quá hạn ở mức an toàn, dưới 1.5%.

- Nhanh chóng xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng các biện pháp kiên quyết và trong trường hợp cần thiết, tiến hành các biện pháp khởi kiện ở các cơ quan chức năng.

Có thể nói, với tất cả các mục tiêu kinh doanh, phát triển trên, Sacombank – SBL kỳ vọng vào tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn, bền vững, tăng trưởng.

Trong đó, tại mục tiêu thứ 3, ban lãnh đạo Sacombank – SBL đã thể hiện rò sự quan tâm sâu sắc đến việc quản lý, hạn chế rủi ro mà rủi ro tín dụng là đặc biệt lưu ý.

Từ đó cho thấy được Ban lãnh đạo Sacombank – SBL đánh giá cao và yêu cầu tất cả nhân viên, bộ phận phải tuân thủ kiểm soát rủi ro tín dụng.


Mục tiêu về tăng cường công tác quản lý – hạn chế rủi ro được đánh giá là mục tiêu trọng tâm và quan trọng trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài còn nhiều biến động tiêu cực và dấu hiệu tăng trưởng/phục hồi vẫn chưa có những chuyển biến rò rệt.

Không chỉ được xem là trọng tâm, mà Ban lãnh đạo còn xếp mục tiêu này song song bên cạnh mục tiêu kinh doanh, phát triển, bán hàng với mục đích thể hiện rò quyềt tâm tăng trưởng, ỗn định, bền vững và an toàn, hướng đến sự phát triên lâu dài, học tập các bài học kinh nghiệm từ các công ty CTTC cũng như các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước.

3.3 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động CTTC tại Sacombank

– SBL


Nhanh chóng xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ


- Xây dựng dữ liệu và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo đề xuất của Earns & Young hoặc dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank.

- Từ đó, việc đánh giá rủi ro nội tại của khách hàng, xếp hạng khách hàng ở Sacombank SBL mang tính độc lập và là một cơ sở khá vững chắc trong việc thiết kế sản phẩm phù hợp với mức lãi suất theo mức độ rủi ro nội tại – xếp hạng của khách hàng.

- Các cơ sở xây dựng mô hình khả thi và khá hiệu quả.


- Earns & Young là đơn vị cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn uy tín , hàng đầu trên thế giới, là tư vấn tài chính cho nhiều tổ chức tín dụng trong nước.

- Còn Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP tư nhân có quy mô và uy tín trong hệ thống ngân hàng trong nước với tổ chức hoạt động, kinh doanh, mô hình quản lý rủi ro khá hiệu quả.



- Vì vậy, mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo tư vấn của Earns & Young hay của Sacombank đang áp dụng đều là những mô hình tư vấn có chất lượng, đã được áp dụng trong thực tế trong thời gian khá dài.

- Phòng Thẩm định và phòng quản lý rủi ro phối hợp xây dựng mô hình và các tiêu chí xếp loại phù hợp với thực tế khách hàng và hoạt động CTTC.

Nâng cao nội dung, tính phù hợp, số lượng chương trình đào tạo:


- Tận dụng hơn nữa sự hỗ trợ tích cực từ Sacombank để thiết kế, xây dựng các chương trình đào tạo chuyên biệt, phù hợp với yêu cầu đào tạo, đặc thù cần thiết, nhu cầu thông tin – kiến thức của Công ty CTTC.

- Chương trình đào tạo, buổi hội thảo – tập huấn nên được tổ chức định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, thường xuyên.

- Thiết kế chương trình dẫn nhập ban đầu xây dựng cho nhân viên mới các kỹ năng – kiến thức – nghiệp vụ - quy trình một cách bài bản, quy củ.

- Sacombank là một trong những Ngân hàng có trung tâm đào tạo nội bộ với chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên biệt, đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều tổ chức tài chính quốc tế như ADB, IMF…

Vì vậy việc hỗ trợ và tổ chức các buổi học theo nhu cầu của Sacombank - SBL nằm trong khả năng của Trung tâm đào tạo của Sacombank.

- Riêng tại Sacombank - SBL, các trưởng/phó phòng ban đều có kinh nghiệm từ 5 đến 8 năm trong ngành CTTC, và ngành tài chính nên có thể đề xuất nội dung đào tạo nội bộ phù hợp với năng lực của CV QHKH và đủ khả năng chủ trì và tiến hành các buổi đào tạo nội bộ định kỳ.



- Phòng Hành chính Nhân sự, Phòng Kinh doanh, Phòng Thẩm định và Phòng Quản lý rủi ro phối hợp thiết kế nội dung và chương trình, các chuyên đề đào tạo hàng tháng, hàng quý.

Tuân thủ kiểm tra – kiểm soát sau cho thuê


- Với những địa bàn xa trụ sở/chi nhánh của Công ty, tiến hành phối hợp làm việc với các chi nhánh/phòng giao dịch của Sacombank để tận dụng mạng lưới rộng khắp của Sacombank trong việc hỗ trợ kiểm tra – kiểm soát sau cho thuê.

- Cách thức phối hợp với chi nhánh/Phòng giao dịch Sacombank sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo được việc tuân thủ quy định về kiểm tra – kiểm soát sau cho thuê.

- Bên cạnh đó, việc hỗ trợ này không chỉ dừng lại ở mức kiểm tra – kiểm soát sau cho thuê mà còn hỗ trợ thông tin, cảnh báo nhanh nhất, hiệu quả nhất về những thông tin bất lợi về tình hình kinh doanh của khách hàng tại địa phương.

- Hiện tại công tác bán chéo trong Tập đoàn Sacombank luôn được ban lãnh đạo cả Sacombank - SBL và Sacombank rất quan tâm, nên việc đề xuất phối hợp giữa Sacombank - SBL và Sacombank (Sở giao dịch/Chi nhánh/Phòng giao dịch) trong việc hỗ trợ kiểm tra – kiểm soát sau cho thuê sẽ được sự ủng hộ về chủ trương của ban lãnh đạo Ngân hàng Sacombank.

- Việc bán chéo giữa Sacombank - SBL và Sacombank không chỉ hỗ trợ cho SBL mà còn giúp các đơn vị kinh doanh của Sacombank có thêm một kênh khách hàng tiềm năng.

- Phòng Kinh doanh tiến hành đề xuất các khách hàng, và địa bàn cần sự hỗ trợ từ Sacombank trình Ban Tổng giám đốc Sacombank - SBL phê duyệt và


chuyển trình trong các buổi họp giao ban giữa Sacombank - SBL và Sacombank.

Chất lượng cảnh báo của các báo cáo định kỳ


- Tăng chất lượng các báo cáo của phòng quản lý rủi ro theo hướng là một báo cáo có những đánh giá về các ngành triển vọng trong thời gian sắp tới mà Sacombank - SBL cần xây dựng chính sách thâm nhập, đánh giá rủi ro về các ngành nghề mà Sacombank - SBL đang tài trợ, bao gồm cả các thông tin sau:

Thông tin vĩ mô, định hướng: gồm các thông tin liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô, tổng thể nền kinh tế và tất cả các ngành nghề, các chính sách - định hướng - kế hoạch phát triển của Chính phủ, Nhà nước, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động CTTC.

Thông tin phục vụ cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động CTTC: gồm các thông tin từ khách hàng thuê; các báo cáo như về thực trạng hoạt động CTTC tổng quan và tại chính công ty CTTC, dự báo xu hướng phát triển, rủi ro trong CTTC…

- Bên cạnh đó, báo cáo cần phải đưa ra những cảnh báo rủi ro, các biện pháp kiểm soát rủi ro ngành, chưa có các khuyến cáo tài trợ cho Ban Tổng giám đốc như khuyến cáo các ngành nghề cần hạn chế đầu tư/đẩy mạnh tài trợ…

- Theo đó, báo cáo sẽ phục vụ và làm cơ sở cảnh báo rủi ro, đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro, tư vấn và đưa ra khuyến cáo thận trọng hay đẩy mạnh tài trợ đối với Ban Tổng giám đốc cũng như là tăng hiệu quả hỗ trợ kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Sacombank - SBL là thành viên của tập đoàn Sacombank - một tập đoàn tài

chính có hệ thống cảnh báo, dự báo khá chuyên nghiệp và toàn diện, vì vậy


bên cạnh các thông tin ngành CTTC từ Hiệp hội CTTC Việt Nam, Sacombank - SBL có thể nhờ sự hỗ trợ từ Sacombank về các báo cáo ngành nghề, báo cáo rủi ro toàn ngành, từ đó nâng cao chất lượng và số lượng thông tin trong các báo cáo nội bộ.

- Trong nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, trên cơ sở hỗ trợ từ Sacombank, Phòng Quản lý rủi ro sẽ nâng cao dần chất lượng đánh giá, cảnh báo rủi ro trong các báo cáo nội bộ định kỳ.

- Phòng Quản lý rủi ro Sacombank - SBL đề xuất Phòng Quản trị rủi ro Sacombank hỗ trợ các kênh thông tin cảnh báo tổng hợp và các báo cáo rủi ro.

Hạn chế trong việc đánh giá chất lượng, giá trị - giá thành tài sản thuê tài chính:

- Thường xuyên cử các chuyên viên thiết bị tham gia các khóa học nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghề nghiệp.

- Hợp tác với các nhà cung cấp máy móc, thiết bị lớn, có uy tín để có những kênh thông tin đánh giá chất lượng và chi phí thấp.

- Trong các trường hợp chuyên viên thiết bị không đủ cơ sở để đánh giá tài sản CTTC, Sacombank - SBL chọn lọc và thuê các đơn vị độc lập đánh giá (chi phí do bên thuê thanh toán)

- Các nhà cung cấp máy móc thiết bị luôn mong muốn hợp tác với các tổ chức tín dụng để có sự hỗ trợ tài chính cho bản thân công ty và cho chính các khách hàng của họ, từ đó hỗ trợ nhà cung cấp bán hàng được nhanh chóng và có nguồn tiền chắc chắn.

Vì vậy, trong quá trình giao dịch với Sacombank - SBL, nhà cung cấp luôn sẵn sàng hợp tác với Sacombank - SBL, chia sẻ với các chuyên viên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022