Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 15


giễu nhại, bỡn cợt .Trong Mùa trâu ăn sương, nhà văn đã khắc hoạ chân dung biếm hoạ của một người đàn bà đồ tể lại kiêm một nhà thơ. Sương Nguyệt Minh đã xây dựng nhân vật với tính cách khá đầy đặn mà ở trong đó những mặt đối lập cùng tồn tại tạo nên những nghịch lý đáng cười. Bà chủ Mộng hoa là nơi bộc lộ sự thống nhất trong những mặt đối lập. Nghề của Mộng Hoa là giết trâu: “Tay trái kéo mũi con trâu ngang tầm thắt lưng. Tay phải cầm cái búa hình quả nhót” và chỉ cần một nhát búa trúng huyệt là con trâu dái đã ngã quỵ, miệng kêu ồ …ồ rồi lịm hẳn, mắt trợn ngược trắng dã”. Sự lành nghề của bà chủ lò mổ khiến cho cả lũ đồ tể to vâm phải khâm phục. Ấy vậy mà cũng chính bà chủ ấy, lại có những sở thích thật “tao nhã”. Bà chủ Mộng Hoa yêu thích văn chương, bà có chân trong câu lạc bộ thơ Hoa sữa, bà đã sáng tác những vần thơ vừa có chất trữ tình lại vừa có màu sắc lò mổ phàm tục. Người đàn bà cầm dao giết trâu lạnh lùng, không ghê tay ấy đồng thời lại là người yếu đuối về tinh thần. Bà khao khát được chia sẻ, được đồng cảm, được dựa dẫm vào ai đó: “Người đàn bà và tôi cùng ngồi ghế đằng sau. Nước hoa Madam phun quá tay thơm ngát mũi. Lúc này, tôi thực sự cận kề bà chủ Mộng Hoa, phồn thực quá. Thân hình phốp pháp, ngực vú vồng to ninh níc dưới làn áo thun màu mỡ gà. Váy

đỏ ngắn nửa đùi. Giầy cao gót màu trắng. Cổ tay đeo đồng hồ vàng Omega lấp lánh. Bàn tay dầy, ngón to và ngắn như quả chuối mắn. Đúng là trời chẳng cho ai không cái gì. Bàn tay chị thô ráp dường như nó được sinh ra chỉ để cầm búa đập huyệt gáy trâu và lách dao bầu lột da xẻ thịt. Và lấp lánh chiếc nhẫn mặt đá hồng ngọc ở ngón áp út. Một vẻ xấu - đẹp lẫn lộn, cái cao sang đi cùng cái kệch cỡm”. Bà đi nhảy đầm, bà giao du với những đám tao nhân mặc khách, bà xuất bản tập thơ đầu tay kiểu bút tre như: Vũng sương chân trâu đọng vành trăng cuối tháng / Tôi vục mặt uống như húp vũng mồ hôi / Mồ hôi trâu lẫn mồ hôi người trộn mồ hôi đất / Giọt mồ hôi nào hơn giọt mồ hôi nao….Sự lệch lạc trong tính cách bà chủ lò mổ thực chất là thói đua đòi kệch cỡm, “trưởng giả học làm sang” của một lớp


người trong xã hội. Dạng người này tạo nên một kiểu văn hoá ô tạp, đi ngược lại với giá trị văn hoá truyền thống. Các nhân vật còn được đặt với cái tên ngộ nghĩnh, bà chủ lò mổ với tay nghề điêu luyện giết trâu như giết con ruồi thì lại có tên là Mộng Hoa, hai chị em trong Giếng cạn khi ở nhà gọi tên là Bống, nhưng sau khi lấy chồng ngoại quốc lại đổi tên là Ngọc Bích cho sang trọng; cô vợ trong Cái nón mê thủng chóp thường vẫn gọi là Tèo, dù hàng ngày đã biết sực nước hoa Chenel và đi nhảy đầm với bồ.

Cái độc đáo trong văn của Sương Nguyệt Minh là môtip đặt những thân phận đôi đũa lệch những cặp tình cọc cạch cạnh nhau, các câu chuyện tưởng như rất đời thường lại đầy ắp hơi thở của thời đại, không chỉ gây xúc động cho người đọc mà còn tạo nên một dấu ấn mới mẻ về nghệ thuật. Cũng nói về sự kệch cỡm trong suy nghĩ và lối sống trong Chiếc nón mê thủng chóp miêu tả về một người đàn bà xuất thân nghèo khổ, lam lũ: “ suốt ngày cắm mặt xuống ruộng cấy những rảnh mạ. Chân đất. Quần xắn đến bẹn” bỗng trong nháy mắt ông chồng may mắn trúng chứng khoán đã có căn nhà mặt phố cho thuê. Người đàn bà ấy bắt đầu tìm cách ăn chơi cho xứng danh bà chủ. Bắt đầu bằng việc sắm một giá sách để đánh bóng một gia đình tri thức ra oai với đời. Nhưng mọi sự xắp xếp đều lệch lạc “ văn chương xếp lẫn với kỹ thuật làm bèo hoa dâu, triết học Hêghen đứng chung với kỹ thuật trang điểm cô dâu”…Tiếp sau đó là một sự thay đæi bứt phá trong lối sống, cách ăn mặc. Nàng đã biết sơn dũa móng chân và “ mặc những quần áo thể thao màu đỏ chót, liền mảnh hở đùi, hở nách, hở vai, chạy bịch bịch trên đường băng tải cao su, rồi lắc mông, thụi eo, véo mặt…” để giảm cân, sau đó là mặc váy ngủ màu hồng, sức nước hoa hiệu Chanel, nằm trên đi văng nghe nhạc, biết lang thang trên mạng internet, biết nhảy đầm, biết đi cặp bồ với thằng thuê nhà tầng dưới…Nàng biết xây dựng lối sống thượng lưu nhưng trớ trêu thay những dấu vết của một thời lam lũ, nghèo khổ với thói quen hà tiện vấn không mất đi: những vết nứt nẻ ở chân, thói quen lấy quần áo cũ để lau bàn ghế hoặc bắc nồi. Tính cách


đua đòi đã khiến nàng quên đi những thuần phong mĩ tục của gia đình, quay lưng lại với một thời lam lũ, khó nhọc. Kỷ vật với chiếc nón mê thủng chóp mà người cha muốn giữ lại như muốn nhắc nhở con dù giàu sang đừng có quên một thời dĩ vãng nghèo túng mà ấm áp tình người thì nàng lại quyết tâm cho vào sọt rác, xây dựng lối sống thượng lưu, đua đòi kệch cỡm bằng người!

Mớ bòng bong với những leo thang về giá cả, những trò game bạo lực, những loại mĩ phẩm đắt tiền…con người tự đánh mất mình lúc nào không hay biết. Họ sống với nhau, đánh lừa nhau bằng cảnh hạnh phúc nhưng thực chất trong đó là những nút buộc đã bị bở ra, đứt hẳn. Họ cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình (Đêm thánh vô cùng) .Trong Đêm mùa hạ tuyết rơi, nhà văn miêu tả sự cuồng nhiệt với tình yêu mê đắm, lãng mạn của đôi tình nhân mà không hay biết gian dối đang ở ngay bên cạnh mình. Cái giá trị chân chính đặt không đúng nơi đã trở thành bi hài kịch. Giọng điệu hài ước lộ rõ khi độc giả đắm say cùng mối tình trong mơ, đẹp như thơ của đôi trai gái với sự lệch pha trong cảm xúc giữa hai người với nhau. Trong lúc chàng trai mơ về Đêm mùa hạ tuyết rơi chìm trong những cảm xúc yêu đương nồng nàn thì nàng lại đang mơ về một thằng cha trời đánh nào đó trên vịnh Bái Tử Long và gọi chàng bằng một cái tên lạ hoắc “ chàng hiệp sĩ trên thảo nguyên”. Khi bỗng dưng có điện thoại và nàng thì thầm da diết với người tình khác trong khi nàng vẫn nằm bên cạnh người yêu. Cảm hứng của chàng tụt xuống không độ. Thực tế thì tình yêu nàng hiến dâng cho bao nhiêu người đàn ông thì không ai hiểu nổi. Đau đớn vì người yêu đang “ngoại tình trong tư tưởng”, người đàn ông tưởng tượng ra cảnh thật hài hước “Tôi muốn ôm nàng từ sân thượng toà nhà cao 170 tầng nhảy xuống đất. Xuống đất, váy nàng sẽ tốc lên. Hai chân dài dạng ra thẳng thớm, đẹp như chân người mẫu. Không! Chân nàng ngắn tũn, khuỳnh ra hình chữ bát. Cái xi líp màu đỏ lộ rõ. Cặp đùi phơi trần. Vai ngực hở tận chân vú. Nàng sẽ hoá đá và biến thành tượng đài,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

tượng đài của lòng phản trắc”.Tính giễu nhại, bỡn cợt được đẩy lên đến đỉnh điểm trong trí tưởng tượng của nhân vật cũng như nhà văn: “ có rất nhiều người, hầu hết là đàn ông đến tượng đài tưởng niệm. Họ xót xa cho cái đày ải bị phơi nắng mưa và bụi bặm hơn là lòng thương cảm. Họ kính cẩn đặt bộ đồ underwear đỏ thay vì mang hương trầm hoặc hoa tươi. Tượng đá nàng vẫn trơ trơ vô cảm, mặc gió mưa, rêu mốc và mặt trăng, mặt trời lướt qua mỗi ngày”. Nhưng rồi nghĩ đến những dòng thư nàng viết với những lời có cánh: “Những gì mà anh có là những gì mà em đang tìm kiếm. Và những thứ trong tình yêu này giống như em đã hình dung về một tình yêu đích thực, thậm chí vượt quá cả những gì mà em hình dung”. Nàng quá đáng yêu khiến chàng mê lịm đi trong tình ái. Nàng tính toán về số tiền nhuận bút so sánh với những bộ đồ lót màu lửa. Chỉ khi nàng ra về, chàng tìm mãi không có cuốn sách có dấu son môi mà nàng vừa tặng rồi mấy ngày sau lại thấy nó ở trong tiệm sách cũ được dốc ra từ trong bao tải của một người đàn ông mặc chiếc áo thổ dân da đỏ có hình con dao quăng, thì chàng mới đau đớn nhận ra thứ “ tình yêu đích thực” mà nàng đã trao tặng trong suốt thời gian qua. Kiểu tình ái giả dối , thực dụng trong thời hiện đại rất nhiều nó được nhìn nhận qua giọng điệu mỉa mai, giễu nhại , tất cả trở nên méo mó, đáng cười trong nỗi xót xa. Đặt sự mơ mộng của anh chàng đạo diễn những bức thư tình nồng nàn mà nàng viết bên cạnh sự giả dối của chính cô nàng, Sương Nguyệt minh đã hé lộ bản chất thực của một kiểu người coi thường đời sống tình cảm, đùa cợt với tình yêu. Đúng như lời nhận xét “Tính thực dụng thiển cận đem tư duy kinh tế thị trường áp dụng vào mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực tình cảm, tinh thần đã biến không ít kẻ thành mù loà, méo mó nhân tính trong khi chúng không tự biết” [41;24] .

Sự tương phản còn diễn ra trong từng con người, từng sự việc. Trong Một trò đời, hình ảnh người đàn ông lý tưởng mãi đẹp trong tâm trí của người con gái năm xưa xuất hiện trên sân khấu giống như một ngôi sao lạ

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 15


với tài năng điêu luyện bậc thầy nhưng lố bịch thay lại là một kẻ bần tiện, bòn mót từng xu của người dân tỉnh lẻ bằng cách cho con khỉ đi xin tiền. Trong hình ảnh một nhà thơ già “ tóc dài muối tiêu, búi tó củ hành, điều hành hội thảo. Chân đi guốc mộc. Hai túi áo thổ cẩm lèn chặt các tập thơ nặng trĩu vạt. Đúng dáng vẻ và tâm thế của một người yêu thơ đầy lãng mạn nhưng lại ẩn hiện bóng dáng của một tên “dê cụ”. “Thi nhân đi dọc theo khoảng trống giữa hội trường đảo mắt như rang lạc liếc gái, chẳng nể gì các cụ ông, cụ bà. Cứ người đẹp nào cổ hở, ngực to, mông nẩy là ông dán mắt vào. Cứ như đi tìm cảm hứng nghề nghiệp. Cứ như không có gái thì thơ bay biến mất, buổi hội thảo bất thành” (Mùa trâu ăn sương). Sự đối lập giữa hành động của kẻ không chính nhân quân tử lại được nhà văn dùng cái danh “ thi nhân” khiến cho sự tương phản càng cao.

Đặc biệt hơn, nhà văn cũng kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ rất phù hợp với giọng điệu hài hước. Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công trong giọng điệu hài hước, mỉa mai của tác giả. Giọng hài hước có khi thể hiện thông qua việc chép lại nguyên văn những lời thơ sặc mùi trâu bò của bà chủ lò mổ Mộng Hoa.

“Mùa trâu ăn sương

Hai mươi ba tháng chạp se lạnh Trai thanh gái tú bỏ phố về quê Lệ làng mổ trâu làm cỗ chia phần Cái ách vai tôi dạt đến nhà nào? Tế thánh thần,

đầu trâu đầm đìa máu Sừng cánh lá

chống trời, ngang ngạnh Thao láo mở mắt trâu

Gương cầu đựng cặp vú nạ dòng, con gái Soi mặt đàn ông, con trai


Và in hình non sông đất nước”

Có khi nhà văn dùng vài câu thơ dí dỏm kiểu Bút Tre khiến giọng điệu hài hước càng tăng thêm và giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt càng tô đậm hơn:

“Con trâu có một hàm răng

Ăn cỏ đất bằng, uống nước bờ ao Hồi sống mày đã thương tao

Bây giờ mày chết, cầm dao xẻo mày Thịt mày tao nấu linh đình

Da mày bịt trống tùng dinh sân đình Sừng mày tao tiện con cờ

Cán dao, cán mác, lược dày, lược thưa”

Giọng điệu hài hước, mỉa mai của tác giả không hề nặng nề, gay gắt. Đọc những tác phẩm đó, người đọc chỉ thấy toát lên một sự hóm hỉnh, nhẹ nhàng, những câu văn khiến người đọc bật cười. Sự hài hước, mỉa mai, giễu nhại của Sương Nguyệt Minh chỉ dừng lại ở việc để người đọc nhận thấy được những trái khoáy đến lố lăng đang diễn ra trong cuộc sống. Qua đó ý đồ nghệ thuật của nhà văn được thực hiện rất hiệu quả, sâu sắc.


KẾT LUẬN

Cùng với sự vận động đi lên của xã hội, văn học Việt Nam sau năm 1975 có nhiều khởi sắc trong đó truyện ngắn được đánh giá là thành công hơn cả. Đã có nhiều tác giả truyện ngắn thành công trên nhiều lĩnh vực như lối viết, cách viết mới mẻ, đa dạng khẳng định ý thức tìm tòi, đổi mới trên cả lĩnh vực nội dung và nghệ thuật. Trong sự thành công của thể loại truyện ngắn này có sự đóng góp của nhiều nhà văn mà Sương Nguyệt Minh được đánh giá là một trong số những nhà văn tiêu biểu nhất. Tìm hiểu §ặc điểm nghệ thuật sáng tác Sương Nguyệt Minh giúp chúng ta không chỉ có cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật mà ta còn có cái nhìn khái quát hơn về những cách tân nghệ thuật văn xuôi thời kỳ đổi mới.

Sức sống của tác phẩm trong lòng độc giả và sức bền bỉ, nỗ lực cách tân của ngòi bút là một thử thách khá nghiệt ngã với người nghệ sĩ. Và khi đã vượt qua được những thử thách đó tức là người nghệ sĩ đã khẳng định được vị thế, chỗ đứng riêng của mình. Nhà văn Sương Nguyệt Minh là một trường hợp như vậy. Mặc dù thời gian sáng tác chưa thật dài nhưng anh đã gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn. Ý thức được sự nghiệt ngã của lao động nghệ thuật, anh luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi, sáng tạo để vượt lên chính mình.

Với khả năng quan sát và nắm bắt tinh nhạy sự vận động, phát triển của xã hội, Sương Nguyệt Minh đã tạo ra trong thế giới nghệ thật của mình một quan niệm mới về hiện thực xã hội và con người. Bên cạnh đó anh đã có những nỗ lực tìm tòi, thể nghiệm những phương thức truyện ngắn mới. Điều này được thể hiện rõ trong đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn ở các phương diện chủ yếu như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, tình huống và kết cấu, yếu tố kỳ ảo, ngôn ngữ và giọng điệu.

Là một nhà văn quân đội luôn nghiêm túc trong nghề nghiệp, Sương Nguyệt Minh còn có cái nhìn tinh nhạy với cuộc sống hiện đại, luôn lắng nghe và thấu hiểu những biến tấu tinh vi nhất của con người, của đời sống.


Với quan niệm sáng tác đó, anh đã đạt được nhiều thành công trong công cuộc tìm tòi và phản ánh số phận con người. Là người có những quan điểm sáng tác đề cao giá trị chân, thiện, mĩ trong văn chương, khi nói quan niệm về nghề văn, anh từng tâm sự: “Xét đến cùng, văn chương là thân phận con người” và luôn luôn tâm niệm rằng: “Nhà văn phải khác biệt”. Bằng giọng văn nhiều biến hoá nhưng giản dị, Sương Nguyệt Minh không ngừng tìm tòi đổi mới tạo nên một sự “bứt phá” trong sáng tạo nghệ thuật nên những tác phẩm truyện ngắn của anh ra đời luôn được giới nghiên cứu cũng như độc giả hết sức quan tâm. Nhà văn trẻ này càng ngày càng có nhiều tìm tòi, sáng tạo tình huống và kết cấu theo hướng hiện đại. Thông qua những tình huống truyện mà làm bật nổi được tính cách nhân vật: tình huống hành động, tình huống giàu kịch tính, tình huống tự nhận thức. Kết cấu truyện cũng hết sức linh hoạt. Đó là kết cấu tâm lý, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đảo lộn trật tự thời gian sự kiện, kết cấu mở. Những kiến tạo tác phẩm mới mẻ, nhiều tầng bậc đã đem lại cho truyện ngắn nhiều khả năng biểu đạt hiện thực cuộc sống, con người đa diện và sâu sắc hơn.

Xuất phát từ cách tiếp cận đời sống riêng với khả năng đi nhiều quan sát nhiều nên thế giới nhân vật trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh vô cùng phong phú: từ hình tượng người lính trở về, hình tượng con người cô đơn đến hình tượng người phụ nữ. Dù khai thác nhân vật ở những khía cạnh khác nhau, ë hoàn cảnh nào thì nhân vật trong truyện ngắn của anh đều hiện lên hết sức sinh động, giàu giá trị hiện thực. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sác tác của Sương Nguyệt Minh hết sức phong phú, linh hoạt, khẳng định tư duy nghệ thuật mới trong việc khắc hoạ nhân vật, thông qua việc lý giải những hành động tâm lý bên trong con người cá nhân, cá thể. Nhân vật trong những tác phẩm của anh hiện lên đa dạng nhiều dáng vẻ, không phải là những công thức khô cứng mà được soi chiếu bằng những ánh sáng được quan sát dưới nhiều góc độ khác nhau. Do vậy, thế giới nhân vật trở lên đa dạng, sinh động hơn, trong đó con người tự ý

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí