Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông Trung Văn, quận Nam Từ Liêm – Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 2

Bảng 2.14. Thực trạng biện pháp quản lý thực hiện chương trình dạy học của tổ chuyên môn 48

Bảng 2.15. Thực trạng, BPQL thực hiện nề nếp dạy học trong TCM 50

Bảng 2.16. Thực trạng, BPQL thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 53

Bảng 2.17. Thực trạng BPQL bồi dưỡng giáo viên của tổ chuyên môn 55

Bảng 2.18. Thực trạng biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn 57

DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý 12

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

......................................................................................................................... 96

MỞ ĐẦU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

1. Lý do chọn đề tài


Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông Trung Văn, quận Nam Từ Liêm – Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 2

Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước là trách nhiệm nặng nề của toàn Đảng, toàn dân; trong đó ngành giáo dục góp phần hết sức to lớn. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương đảng (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ - TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Theo đó, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới những vấn đề lớn, cốt l i, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục (nội dung, phương pháp, thi, kiểm tra, đánh giá...), các chính sách, cơ chế và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, ở cả Trung ương và địa phương, ở mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Trong nhiều năm qua, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và cụ thể hóa trong nhiều chủ trương để phát triển giáo dục và đào tạo: Nghị quyết TW 4 (khóa VII), Nghị quyết TW 2 (khóa

VIII) đến các đại hội IX, X, XI của Đảng, các chỉ thị, Nghị quyết của địa phương luôn khẳng định vai trò Quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo.

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) cũng chỉ ra các hạn chế, yếu kém: Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập, thừa thiếu cục bộ, thiếu động lực tự học và đổi mới; chưa bắt kịp yêu cầu của đổi mới giáo dục...

Tổ chuyên môn là một đơn vị bộ phận trong nhà trường được thành lập và hoạt động theo điều 16 Chương 2, Điều lệ trường THPT, THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên [8].

Tuy vậy, việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo phải được thực hiện từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô. Việc đổi mới tại các cơ sở giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó có các trường THPT. Hoạt động đổi mới căn bản và toàn diện tại các trường THPT chủ yếu là các hoạt động diễn ra ở các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, đoàn thể... Chính vì vậy, quản lý tốt hoạt động tổ chuyên môn là việc làm hết sức cần thiết, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các mục tiêu, giải pháp của đề án đã nêu.

. Trong những năm qua, hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội đã đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về “Nân cao dân trí, đào tạo n ân lực, bồi dưỡn n ân tài” góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học cho các nhà trường, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và dân giao phó. Hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến sứ mạng và tầm nhìn chiến lược của nhà trường, là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tuy vậy, xem xét hoạt động tổ chuyên môn dưới góc độ tiếp cận hệ thống thì hoạt động tổ chuyên môn của trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm vẫn đang còn nhiều khó khăn, bất cập: Tổ trưởng chuyên môn là những người có chuyên môn khá tốt song nghiệp vụ quản lý còn mới mẻ, đa số còn lúng túng trong việc lập kế hoạch; công tác chỉ đạo tại các tổ chuyên môn chưa liên tục (chủ yếu là bị động theo kế hoạch của nhà trường), thiếu sự chủ

động, linh hoạt. Sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về sinh hoạt hành chính, sự vụ. Các sinh hoạt mang màu sắc chuyên môn ít; một bộ phận nhỏ giáo viên năng lực chuyên môn yếu lại thiếu động lực phấn đấu.... đã làm cho hoạt động tổ chuyên môn vốn dĩ đã “nghèo” về nội dung và hình thức sinh hoạt lại khó khăn hơn bao giờ hết. Để khắc phục được các hạn chế nói trên thì chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, được chỉ đạo sát, đứng từ tổ trưởng, các phó tổ trưởng, đến các tổ chuyên môn và các bộ phận liên quan với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao của mỗi thành viên trong nhà trường.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Trung h c phổ thông Trung Văn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục” để làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ khoa học Quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3. . K c t ể n iên cứu

Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn.

3.2. Đối tượn n iên cứu

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. . N iên cứu cơ sở lý luận về quản lý oạt độn tổ c uyên môn ở trườn THPT tron bối cản đổi mới i o dục.

4.2. N iên cứu t ực trạn quản lý oạt độn tổ c uyên môn ở trườn THPT Trun Văn.

4.3. tín cần t iết, k ả t i: Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, hoàn cảnh thực tiễn của trường THPT thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn.

6. Phạm vi nghiên cứu

6. . Giới ạn về đối tượn n iên cứu

Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởn chuyên môn trường THPT Trung Văn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

6.2. Giới ạn về k c t ể điều tra

Nhóm 1: Ban giám hiệu trường THPT Trung Văn.

Nhóm 2: Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Nhóm 3: Giáo viên của trường THPT Trung Văn.

6.3. Giới ạn về địa bàn n iên cứu

Trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội


7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. N óm p ươn p p n iên cứu lý luận:

Phương pháp phân tích - tổng hợp, phân loại - hệ thống hóa và cụ thể hóa các vấn đề lý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. N óm p ươn p p n iên cứu t ực tiễn : Xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất. Bao gồm:

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp lấy ý kiến khách thể khảo sát.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

7.3. N óm p ươn p p t ốn kê to n ọc:

Sử dụng các công thức toán thống kê như: số trung bình, tần suất, hệ số tương quan v.v.. để xử lý các kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học về quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn trường THPT.

8. Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu, đánh giá và chỉ ra được thực trạng, đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội góp phần kế hoạch hóa, chi tiết hóa việc chỉ đạo, quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

9. Cấu trúc của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn bao gồm trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Chương 3: Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT Trung Văn Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGTỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT là một nội dung được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn được kế thừa những thành tựu trong nghiên cứu về quản lý nói chúng, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nói riêng.

Trong quyển “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI Chiến lược phát triển” của tác giả Đặng Bá Lãm (2003) đã có những phân tích khá sâu sắc về giải pháp quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt động tổ chuyên môn nói riêng [18]. Trong cuốn “Hệ t ốn i o dục iện đại tron n ữn năm đầu t ế kỷ XXI” của tác giả Trần Khánh Đức, Vũ Ngọc Hải đã trình bày quan điểm, mục tiêu và biện pháp phát triển giáo dục và hệ thống giáo dục . Ngoài ra còn có nhiều tài liệu khác đề cập đến vấn đề này.

Đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động chuyên môn, quản lý (xây dựng và phát triển) đội ngũ tổ trưởng chuyên môn (TTCM) nhằm nâng cao chất lượng dạy học:

- Trần Thanh Hải (2006), N ữn biện p p quản lý oạt độn của tổ c uyên môn để nân cao c ất lượn dạy ọc ở c c trườn Trun ọc p ổ t ôn , uyện Yên T ế, tỉn Bắc Gian , Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Đặng Tiến Dương (2011), Một số biện p p p t triển đội n ũ Tổ trưởn c uyên môn ở c c trườn THPT côn lập uyện Quế Võ, tỉn Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ quản lýgiáo dục, Đại học Vinh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022