Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tmcp Nam Á - Chi Nhánh Quảng Ninh


NHTM vay vốn phát triển tín dụng ưu đãi vốn ODA của các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp…Đặc biệt, Nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi để bảo vệ cho hoạt động tín dụng của NHTM đối với khu vực được khuyến khích phát triển. Do vậy, khả năng sinh lợi của NHTM có thể cao hơn khi hướng đầu tư vốn tín dụng vào khu vực này hoặc cũng có thể gặp rủi ro khi các định hướng tính khả thi thấp,chẳng hạnđịnh hướng cho chương trình cho vay “đánh bắt xa bờ” trong những năm trước đây.Về chủ quan, hoạt động tín dụng của NHTM phải tuân thủ mục tiêu chung của quản trị tín dụng quốc gia, vì vậy, buộc NHTM phải điều chỉnh quản trị tín dụng của mình cho phù hợp với chính sách chung của Nhà nước. Để đạt được mục tiêu của mình Nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các TCTD đặc biệt là các TCTD của Nhà nước phải ưu tiên tập trung vốn đầu tư hoặc rút vốn khỏi đối tượng cần điều chỉnh. Khi nhấn mạnh về quản trị tín dụng của NHTM phải phụcvụ quản trị tín dụng chung của Nhà nước, W.Reed và K.Gill viết: “Lý do chủ yếu để NHTM được cấp giấy phép là nhằm phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Nếu điều này không được thực hiện sẽ ít có lời biện hộ nào cho sự tồn tại của chung”

Nước ta từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, vì vậy, mệnh lệnh hành chính trong quản lý kinh tế vẫn được Nhà nước sử dụng khá nhiều trong thời gian qua. Khi nền kinh tế chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế được luật hóa rõ ràng thì tính mệnh lệnh hành chính của Nhà nước sẽ giảm dần. Chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến quản trị tín dụng của NHTM theo cơ chế tương tự. Hiện nay Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Việc các NHTM phải mua tín phiếu ngân hàng với khối lượng lớn, phải dự trữ bắt buộc lớn… đã buộc họ phải thu hẹp quy mô tín dụng và tăng lãi suất cho vay.

- Tình hình chính trị - xã hội

Yếu tố chính trị - xã hội có ảnh hưởng đến quản trị tín dụng của NHTM. Điều này là hiển nhiên vì hoạt động kinh tế luôn gắn liền với hoạt động chính trị - xã hội. Kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau. Muốn kinh tế phát triển ổn


định phải có một thể chế chính trị mạnh và ổn định. Đất nước nào khu vực nào có chính trị ổn định trật tự xã hội duy trì tốt kinh tế sẽ phát triển. Kinh tế phát triển tốt sẽ góp phần ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngược lại khi chính trị - xã hội bất ổn sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế; khi nền kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị và trật tự xã hội sẽ có diễn biến phức tạp.

Trong xu thế toàn cầu hóa về nền kinh tế sự mất cân bằng về phát triển kinh tế của nước này, khu vực này sẽ kéo theo sự ảnh hưởng về phát triển kinh tế của nước khác khu vực khác. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước Thái Lan Inđônêxia Malaixia Hàn Quốc những đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước láng giềng như: Nhật Bản Philipines Singapore Đài Loan Việt Nam... Gần đây nền kinh tế Mỹ - cường quốc số 1 thế giới về kinh tế - có dấu hiệu bất ổn thị trường chứng khoán phố Wall suy giảm kéo theo sự tụt dốc của thị trường chứng khoán toàn cầu. Mặt khác sự mất ổn định về chính trị của một nước một khu vực sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế của toàn cầu. Tất cả những hệ quả này, rõ ràng ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng đối với các khoản tiền đã cho vay và khả năng tiếp nhận vốn vay của những dự án đã có trong kế hoạch giải ngân mà quản trị tín dụng của ngân hàng phải tính đến.

c. Tình hình kinh tế vĩ mô

Về môi trường kinh tế, có rất nhiều nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng mà khi hoạch định chính sách cần phải đặc biệt chú ý:

- Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế

Điều hiển nhiên là muốn tín dụng tăng trưởng an toàn - bền vững - hiệu quả thìphải có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh hiệu quả và ổn định. Khi nền kinh tế có đà tăng trưởng nhanh các doanh nghiệp cá nhân vay vốn để mở rộng SX-KD đây là giai đoạn các ngân hàng áp dụng chính sách tăng trưởng qui mô dư nợ. Mặt khác, khi các doanh nghiệp phát triển tốt GDP tăng trưởng nhanh thu nhập của người lao động cũng sẽ tăng theo. Phần thu nhập tăng thêm họ sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng để kiếm lời và tích lũy dần mua sắm thêm tài sản. Có thêm thu nhập nhu cầu tiêu dùng cá nhân tăng lên, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp sản


xuất ra sẽ lớn hơn sẽ tác động trở lại đến việc mở rộng sản xuất tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng khi nền kinh tế bước vào chu kỳ suy thoái ngân hàng cần áp dụng chính sách thu hẹp quy mô tín dụng để giảm thiểu rủi ro.

- Hai là, thị trường chi phối quản trị tín dụng

Khi nhu cầu thị trường tăng các doanh nghiệp và người sản xuất vay vốn mở rộng sản xuất để tìm kiếm lợi nhuận. Ngược lại khi nhu cầu thị trường giảm sản xuất bị thu hẹp nhu cầu tiêu dùng của người lao động giảm vốn TDNH sẽ giảm nhanh cả về khối lượng và khả năng thu hồi. Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế khi xây dựng quản trị tín dụng của mình các NHTM cần chú ý không chỉ đơn thuần đánh giá thị trường nơi đóng trụ sở hoạt động mà phải có sự đánh giá, dự báo chính xác cả về nhu cầu thị trường trong nước trong các khu vực và thị trường thế giới.

- Ba là, lạm phát tác động tiêu cực đến quản trị tín dụng NHTM


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại với các nội dung: cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại; rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân; quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại và kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân ở một số ngân hàng thương mại và bài học đối với Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh từ đó làm tiền đề cho các phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh trong chương 2.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á - CHI NHÁNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành năm 1990.

Từ những ngày đầu hoạt động, Nam A Bank chỉ có 3 Chi nhánh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Nam A Bank không ngừng lớn mạnh với mạng lưới gồm 103 điểm giao dịch trên cả nước. So với năm 1992, vốn điều lệ hiện nay tăng hơn 600 lần, số lượng cán bộ nhân viên tăng hơn 30 lần, phần lớn là cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao.

Do hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, ngày 07/06/2007 chính thác thành lập Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh có trụ sở công ty đặt tại Số 476 - 478 Nguyễn Văn Cừ, Phường Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

Mã số thuế 0200253985-012 được cấp vào ngày 07/06/2007, cơ quan Thuế đang quản lý: Cục Thuế Tỉnh Quảng Ninh.

Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Nam Á Bank, Chi nhánh Quảng Ninh là một đại diện được ủy quyền củaNam Á Bank, có quyền tự chủ kinh doanh và phải chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với Nam Á Bank. Về pháp lí chi nhánh có con dấu riêng, có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế dân sự, chủ động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo phân cấp ủy quyền của Nam Á Bank.


2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng Giao dịch - Kinh doanh

Phòng Kế hoạch - Tài chính

Trưởng phòng

Trưởng phòng

Phó phòng

Phó phòng

12 cán bộ

12 cán bộ


(Nguồn: Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh, 2019)

* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.

Bộ máy tổ chức ở Ngân hàng TMCP Nam Á - chi nhánh Quảng Ninh có 02 phòng ban. Mỗi phòng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các phòng ban cùng nghiệp vụ tại các chi nhánh trực thuộc và được phân định rõ ràng như sau:

Ban lãnh đạo: Gồm 01 đồng chí Giám đốc và 02 đồng chí phó Giám đốc trực tiếp làm công tác chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh được phân công rõ ràng từng phần hành công việc cho từng đồng chí lãnh đạo.Phó giám đốc chịu trách nhiệm tham mưu, giúp giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.

Phòng Giao dịch - Kinh doanh:

- Là bộ phận giới thiệu đưa ra những sản phẩm phù hợp để thực hiện mục tiêu kinh doanh của đơn vị, và là bộ phận quảng bá hình ảnh của Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh đối với khách hàng.


- Đầu mối tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

Phòng Kế hoạch - Tài chính:

- Làm nhiệm vụ hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh, thu chi điều hoà tiền mặt cho hệ Ngân hàng TMCP Nam Á toàn tỉnh và với khách hàng.

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Nam Á.

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng TMCP Nam Á cấp trên phê duyệt.

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.

- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh

2.1.3.1. Về hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận. Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên Nam A Bank - Chi nhánh Quảng Ninh đã rất nỗ lực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế trong dân cư.


Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng, thời gian của Nam A Bank – Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2019


Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số tiền (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Tổng vốn huy động

1208

100%

1336

100%

1696

100%

Phân loại nguồn vốn theo đối tượng

1. HĐV từ dân cư

933.784

77.3%

1022.04

76.50%

1275.392

75.2

2. HĐV từ các TCKT

274.216

22.7%

313.96

23.5%

420.608

24.8%

Phân loại nguồn vốn theo thời gian

1. HĐV KKH

178.784

14.8%

132.264

9.9%

137.376

8.1%

2. HĐV Ngắn hạn

890.296

73.7%

1047.424

78.4%

1417.856

83.6%

3. HĐV trung- dài hạn

138.92

11.5%

156.312

11.7%

140.768

8.3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á - Chi nhánh Quảng Ninh - 7

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Nam A Bank – Chi nhánh Quảng Ninh, 2017 - 2019)

Năm 2018 tổng huy động vốn của chi nhánh là 1336 tỷ đồng tăng 10.6% so với năm 2017. Sang năm 2019 Nam A Bank - Chi nhánh Quảng Ninh đã có những bước tiến vượt bậc với sự tăng lên nhanh chóng của tổng vốn huy động đạt 1696 tỷ đồng tăng 26.9% so với năm 2018. Để có được thành công đó trong điều kiện canh tranh gay gắt của ngành Ngân hàng, Nam A Bank - Chi nhánh Quảng Ninh đã bám sát biến động lãi suất thị trường, kết hợp chặt chẽ với ban Nguồn vốn tại Hội sở chính, phát huy mối quan hệ đẩy mạnh tiếp thị khách hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn để đảm bảo quy mô và tăng trưởng nguồn vốn có hiệu quả. Trong sự tăng trưởng về nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là nguồn huy động từ dân cư và huy động ngắn hạn. Các nguồn vốn huy động từ dân cư là các nguồn vốn có tính ổn định cao đem lại sự phát triển vững chắc cho chi nhánh, với quy mô đều đặn hàng năm là 933.784 tỷ đồng vào năm 2017; 1022.04 tỷ đồng vào năm 2018 và tăng mạnh đạt 1275.392 tỷ đồng vào năm 2019. Sự biến động thất thường và những khó khăn của thị trường tài chính những năm qua tác động làm cho cơ cấu nguồn vốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022