thiết bị về năng lực của các đơn vị cung cấp, chất lượng máy móc, giá thành trên thị trường của các thiết bị cùng ngành.
- Bộ phận Thiết bị chọn lọc và đề xuất trình ban lãnh đạo danh sách các nhà cung cấp và các đơn vị định giá độc lập (bao gồm cả chi phí tư vấn, định giá) phê duyệt.
Danh sách này có thể được điều chỉnh thay đổi, bổ sung theo tình hình thực tế phát sinh.
Hạn chế trong tính chính xác và đầy đủ thông tin thu thập làm cơ sở đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng theo mô hình 6C.
- Nhân viên xuống kiểm tra tại cơ sở bên thuê, quan sát và dựa vào kinh nghiệm để đánh giá các mặt của doanh nghiệp, quy mô, tài sản lưu kho, tình hình hoạt động.
- Bên cạnh đó, nhân viên thông qua các hóa đơn thuế giá trị gia tăng, các hợp đồng kinh tế trong quá khứ, các phiếu xuất nhập kho, giấy tờ nộp thuế để có thể ước chừng doanh thu và chi phí của bên thuê trong kỳ trước và so sánh đối chiếu với các số liệu bên thuê đã cung cấp.
Và thậm chí tìm hiểu xem việc trả tiền lương cho lao động có được tiến hành đầy đủ và đúng thời hạn hay không.
- Tìm kiếm thông tin tại địa phương về thân nhân, uy tín, các mối quan hệ bên ngoài xã hội của người đại diện bên thuê.
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Số Rủi Ro Tín Dụng Tại Sacombank Sbl Từ Năm 2009 Đến 2011(Đvt: Lần)
- Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Cttc Tại Công Ty Cho Thuê Tài Chính Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín
- Mục Tiêu Phát Triển Hoạt Động Cttc Tại Sacombank - Sbl
- Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong Cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - 12
- Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong Cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
- Thu thập thêm thông tin từ các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, lĩnh vực mà họ đang có quan hệ giao dịch với Sacombank - SBL hay Sacombank hoặc là các mối quan hệ riêng của nhân viên.
- Xây dựng mối liên kết với các Hiệp hội DNNVV, các hiệp hội làng nghề, hiệp hội doanh nghiệp trẻ... nắm bắt các thông tin về doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ.
- Các biện pháp trong nâng cao chất và lượng của thông tin về các doanh nghiệp mới và bản thân người đại diện pháp luật của bên thuê, nhân viên hiện có đủ năng lực để thực hiện vì trên cơ sở nguồn tin hiện tại, chỉ cần mở rộng nguồn tìm kiếm ra rộng hơn nữa.
- Việc tiếp xúc với các hiệp hội khá dễ dàng, nhanh chóng. Các website và
phương thức liên lạc cũng nhanh chóng và tiện lợi.
Ngoài ra, Sacombank - SBL đã có sự hỗ trợ của Sacombank (đây là một lợi thế lớn của Sacombank - SBL) từ trước. Và các tổ chức tín dụng khác, cụ thể các ngân hàng, cũng tiến hành tìm kiếm qua các kênh trên nhằm tăng hiệu quả của việc thu thập thông tin.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên:
Yếu tố con người là yếu tố hàng đầu chi phối đến tất cả mọi vấn đề, đến hiệu
quả công việc.
Một công việc dù được vạch ra, tổ chức chặt chẽ đến đâu, nhưng người thực hiện không có năng lực, có trình độ thì đương nhiên hiệu quả đạt được không như mong muốn.
Một đội ngũ nhân viên có trình độ, khả năng phân tích, tổng hợp tốt chính là mong muốn của bất kỳ công ty nào. Bởi chính họ đem lại lợi nhuận cho công ty.
- Thực hiện và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo tập trung và đào tạo nội bộ như biện pháp Nâng cao nội dung, tính phù hợp, số lượng chương trình đào tạo đã trình bày ở trên
- Bên cạnh công tác đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên cũng cần chú trọng đến các chương trình đãi ngộ hợp lý để giữ chân nhân sự như chế độ lương,
thưởng…bởi sự biến động nhân sự, đặc biệt là biến động nhân sự của Phòng Kinh doanh sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng dư nợ CTTC.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần xây dựng, phổ biến và áp dụng chương trình đánh giá năng lực và kết quả làm việc đến từng nhân viên để nâng cao hiệu suất làm việc và là cơ sở áp dụng chế độ lương, thưởng một cách khuyến khích nhất, tránh tình trạng cào bằng làm triệt tiêu động lực phấn đấu của từng cá nhân.
Tồn tại trong chuyển giao một phần rủi ro liên quan đến tài sản CTTC:
- Đối với những trường hợp phát sinh không thể xử lý được như các sự cố rủi ro nằm ngoài phạm vi bảo hiểm của Công ty bảo hiểm, và của Nhà cung cấp: Sacombank - SBL quy định rò và chặt chẽ trong các hợp đồng liên quan (Hợp đồng CTTC, hợp đồng mua bán) về việc nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị cung cấp mua bán máy móc và bên thuê trong việc phát sinh các sự cố.
- Đối với rủi ro phát sinh trong quá trình chuyển giao tài sản giữa nhà cung cấp – đơn vị vận chuyển – khách hàng. Sacombank - SBL tư vấn và đề nghị khách hàng chọn lựa các đơn vị vận chuyển có năng lực, uy tín, yêu cầu các đơn vị vận chuyển mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển để hạn chế sự tổn thất từ các rủi ro trong quá trình vận chuyển, ảnh hưởng đến sự vận hành của tài sản CTTC.
3.4 Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước
Bên cạnh các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong CTTC của Sacombank - SBL thì Ngân hàng Nhà Nước/Chính phủ và Hiệp hội CTTC Việt Nam cần phải phối hợp với các cơ quan ban ngành thực hiện một số giải pháp sau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cũng như hạn chế rủi ro tín dụng trong CTTC của các công ty Cho thuê tài chính:
3.4.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước/Chính phủ
Hoàn thiện hệ thống pháp luật:
- Thu hồi tài sản thuê
Trong thời gian vừa qua và sau khi các sai phạm tại Công ty CTTC Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II được nhìn nhận đánh giá từ Hiệp hội CTTC, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan ban ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động CTTC, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn vẫn có nhiều vướng mắc bất cập như việc cưỡng chế thu hồi tài sản thuê:
Căn cứ trên các văn bản pháp luật được ban hành, bên cho thuê được quyền thu hồi ngay tài sản nếu bên thuê vi phạm hợp đồng như nợ tiền thuê, sử dụng tài sản sai mục đích, tháo dỡ/tác động làm giảm giá trị của tài sản thuê…
Tuy nhiên, trên thực tế thì khi có những vi phạm của bên thuê xảy ra, bên cho thuê không thể thực hiện quyền thu hồi tài sản như luật định vì một vài lý do sau:
Bên thuê di dời tài sản về địa điểm khác, vì vậy việc tiếp cận thu hồi tại địa điểm khác ngoài quy định trong Hợp đồng CTTC được xem là xâm phạm bất hợp pháp, hoặc Bên thuê không chịu chuyển giao tài sản theo quy định.
Như vậy, công ty CTTC phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền để tiếp cận tài sản của chính mình, trong khi đây được xem là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Và để có sự đồng ý bằng văn bản và hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền, công ty CTTC phải trải qua quá trình làm việc mất khá nhiều thời gian và thủ tục để trình bày, chứng minh và chờ đợi các cơ quan ban ngành xem xét các bằng chứng hợp lý – hợp pháp để khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của công ty CTTC.
Tài sản thuê bị phong tỏa theo quyết định của các cơ quan pháp luật cùng với các tài sản khác/hàng hóa của các tổ chức tín dụng khác, vì vậy cơ quan điều tra/tố tụng không thể tách rời tài sản thuê của công ty CTTC để xử lý riêng biệt, dẫn đến thời gian thu hồi kéo dài do phải tiến hành cùng với các tài sản/nghĩa vụ khác của bên thuê đối với các tổ chức tín dụng, các chủ nợ và Nhà nước.
Như vậy, trong các trường hợp trên, công ty CTTC mất rất nhiều thời gian để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành chứ không được thực hiện quyền thu hồi ngay tài sản thuê của chính mình.
Và trong thời gian đó, Công ty CTTC luôn phải có biện pháp kiêm soát được địa điểm và tài sản, tránh truờng hợp bên thuê thực hiện việc di dời. Bên cạnh đó, thời gian xử lý lâu sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của tài sản, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, giá trị nợ thu hồi của công ty CTTC.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các chính sách phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ Công An, Ủy ban Nhân dân để thực hiện các biện pháp hổ trợ thực sự cho các công ty CTTC trong quá trình thu hồi tài sản thuê vì theo Thông tư 08/2007/TTLT – NHNN – BTP – BCA ngày 10/12/2007 qui định “trước khi thu hồi tài sản cho thuê, Công ty CTTC phải gởi văn bản thu hồi tài sản cho Bên thuê và Ủy ban nhân dân, Công An cấp xã nơi có tài sản.
Khi thu hồi, nếu bên thuê vắng mặt thì phải có ít nhất một người đại diện của cơ quan có thẩm quyền”, tuy nhiên thực tế trong quá trình thu hồi tài sản, thông thường Bên thuê sẽ tránh mặt, vì vậy các Công ty CTTC thường gửi công văn đến Ủy ban nhân dân và cơ quan công an nơi có tài sản để nhờ hổ trợ nhưng không có cơ quan nào hổ trợ các Công ty CTTC và do đó trên biên bản thu hồi tài sản không thể có được chữ ký của người đại diện của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, xét về thủ tục thực hiện, các công ty CTTC thực hiện không đúng thủ
tục. Điều này không công bằng đối với các công ty CTTC.
Các tài sản thuê hiện nay mới chỉ là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trong khi các tài sản có thể vay vốn ngân hàng là tất cả các loại hàng hóa. Vì vậy, để đảm bảo tính công bằng, đề nghị mở rộng các tài sản thuê đối với các bất động sản như nhà xưởng sản xuất, văn phòng…
Qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc xem xét cho thuê tài sản cho toàn bộ dự án bao gồm nhà xưởng và máy móc thiết bị trong tình huống khi dự án không phát huy hiệu quả buộc phải xử lý tài sản cho thuê thì công ty CTTC sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Ngoài ra Thông tư 08/2007/TTLT – NHNN – BTP – BCA còn qui định “ sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo, Bên thuê vẫn không bàn giao tài sản thì Công ty CTTC mới tiến hành thu hồi”.
Với qui định như trên thì muốn thu hồi tài sản thì Công ty CTTC phải gửi thông báo trước 30 ngày cho bên thuê. Như vậy, với thời gian 30 ngày là quá dài, đủ để Bên thuê tẩu tán tài sản và như vậy các Công ty CTTC bị thiệt.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét và phối hợp với các cơ quan chức năng điều chỉnh qui định trên theo hướng cho phép các Công ty CTTC được quyền thu hồi tài sản ngay nếu khách hàng vi phạm hợp đồng CTTC mà không cần thông báo và trong vòng 30 ngày kể từ ngày biên bản thu hồi tài sản được lập, nếu bên thuê không thanh toán đầy đủ nợ tiền thuê tài chính thì Công ty CTTC mới được quyền xử lý tài sản.
- Về hoạt động Cho thuê vận hành,
Ngân hàng Nhà Nước ban hành Quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN ngày 15/06/2004 quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty CTTC. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ cho thuê vận hành.
Chính vì vậy, kiến nghị NHNN ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để các công ty CTTC có hành lang pháp lý thực hiện nghiệp vụ cho thuê vận hành.
Hình thành và phát triển các tổ chức giám định kỹ thuật chuyên sâu
Hầu hết hiện tại, các máy móc được đề nghị thuê là các máy móc thiết bị đã qua sử dụng, giá thành và công nghệ phù hợp với nhu cầu của các DN trong nước.
Tuy nhiên thường với các loại tài sản này, công ty CTTC không đánh giá cao vì giá trị còn lại thấp, chi phí bảo trì cao, rất khó đánh giá giá trị thực còn lại của tài sản.
Vì vậy, để hỗ trợ công ty CTTC và cả DN đối với nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị đã qua sử dụng, kiểm soát được chất lượng tài sản, tăng khả năng thu hồi, đưa ra chính sách tài trợ phù hợp với tài sản, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ tài sàn thuê, cần thiết cần hình thành và phát triễn các tổ chức giám định kỹ thuật chuyên sâu
Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước cũng như tư nhân
Hiện nay, một trong những kênh cung cấp thông tin của bên thuê quan trọng để các tổ chức tín dụng (gồm công ty CTTC) quyết định cho vay/tài trợ/cho thuê là Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng CIC.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, thông tin được cung cấp từ trung tâm chưa thực sự đầy đủ và sát thực tế phát sinh.
Vì vậy để tăng hiệu quả của kênh thông tin trên, cần thiết phải đa dạng hóa thành phần sở hữu, đối tác công nghệ, nguồn nhân lực, khuyến khích các tổ chức tín dụng và công ty CTTC chia sẻ thông tin một cách chính xác – đẩy đủ.
3.4.2 Đối với Hiệp hội CTTC Việt Nam
- Hiệp hội CTTC cần thiết phải tăng vai trò của mình trong việc là cầu nối giữa
cơ quan quản lý nhà nước và các công ty CTTC.
Từ đó Hiệp hội cần nghiên cứu, theo sát tình hình, cùng với các công ty
CTTC tìm ra phương án, các cảnh báo và hướng xử lý trước những biến động
thị trường chung và riêng của ngành để có thể hỗ trợ công ty CTTC thành viên có những hồi chuông cảnh báo cũng như cùng xây dựng các phương án hạn chế rủi ro trong hoạt động CTTC (gồm rủi ro tín dụng).
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phối hợp với các trung tâm đào tạo của các công ty CTTC thành viên nhằm nâng cao chất lượng nhân sự toàn ngành, cập nhật tình hình mới nhất cũng như cập nhật các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong CTTC, kinh nghiệm hạn chế của các công ty CTTC trong nước và nước ngoài.
Từ đó xây dựng nền tảng nghiệp vụ vững chắc, kinh nghiệm để khắc phục, xây dựng các biện pháp hạn chế rủi ro (gồm rủi ro tín dụng) trong hoạt động CTTC một cách đầy đủ và hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chương 3 đã đưa ra những đánh giá về tiềm năng phát triển của hoạt động CTTC tại Việt Nam trong thời gian tới. Sacombank - SBL trong quá trình phát triển vẫn luôn đặt công tác quản lý – hạn chế rủi ro (đặc biệt rủi ro tín dụng) là một trong ba công tác – mục tiêu trọng tâm. Từ các hạn chế của các giải pháp hiện tại đang áp dụng tại Sacombank - SBL, luận văn đưa ra các giải pháp khắc phục, bổ sung hoàn thiện các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại SBL để đảm bảo việc phát triển của Sacombank - SBL luôn bền vững.